Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Dạy hát: Chú voi con ở Bản Đôn

I. Mục tiêu – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “Chú voi con ở bản đôn” – Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Trẻ hiểu được nội dung bài hát, thuộc lời bài hát “Chú voi con ở bản đôn”, có những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh, giai điệu bài hát.

2. Kỹ năng:

- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ của bài hát “Chú voi con ở bản đôn”.

- Phát triển khả năng vận động, quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển khả năng nghe và cảm nhận âm nhạc qua giai điệu bài hát “Chú voi con ở bản đôn” – Phạm Tuyên và bài hát được nghe cô hát (Cò lả).

- Rèn luyện tai nghe nhạc và tư duy qua trò chơi.

- Củng cố khả năng nhận biết, phân biệt âm thanh gắn liền nhạc cụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Dạy hát: Chú voi con ở Bản Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu – Yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “Chú voi con ở bản đôn” – Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát, thuộc lời bài hát “Chú voi con ở bản đôn”, có những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh, giai điệu bài hát.
Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ của bài hát “Chú voi con ở bản đôn”.
- Phát triển khả năng vận động, quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng nghe và cảm nhận âm nhạc qua giai điệu bài hát “Chú voi con ở bản đôn” – Phạm Tuyên và bài hát được nghe cô hát (Cò lả).
- Rèn luyện tai nghe nhạc và tư duy qua trò chơi.
- Củng cố khả năng nhận biết, phân biệt âm thanh gắn liền nhạc cụ.
Giáo dục:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ tham gia trò chơi tích cực, thích được nghe cô hát bài “Cò lả”.
- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ các động vật rừng.
Chuẩn bị:
Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Nhạc không lời bài hát “Chú voi con ở bản đôn” và “Cò lả”.
- Trang phục biểu diễn (áo tứ thân..), dụng cụ biểu diễn (đàn tranh, đàn bầu).
- Các nốt nhạc vàng để tặng cho trẻ trong khi chơi.
Đối với trẻ:
- Tâm thế vào hoạt động.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi trò chơi “con muỗi”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn:
 1. Nội dụng trọng tâm:
 Dạy trẻ hát bài “Chú voi con ở bản đôn”.
- Cô giới thiệu: Có một bài hát nói về chú voi con rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, chú rất ham ăn ham chơi. Các con có biết đó là bài hát gì mà hôm trước cô đã cho các con nghe không nào?
- Đó là bài “Chú voi con ở bản đôn” nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Và hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát bài hát này. Để hát đúng cao độ, đúng lời ca của bài hát các con hãy cùng lắng nghe cô hát nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe.
- Để nghe rõ hơn lời ca của bài hát thì bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe thêm một lần nữa nhé!
- Cô hát lần 2: có nhạc đệm kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
 + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
 + Của ai sáng tác?
 + Bài hát có nhắc đến con gì?
 + Chú voi con như thế nào?
 + Chú voi con còn như thế nào nữa?
 + Để có sức kéo gỗ cho bản làng thì voi con phải như thế nào?
* Bài hát “Chú voi con ở bản đôn”nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát viết về chú voi con ở bản đôn chưa có ngà nên vẫn là trẻ con nên rất ham ăn và ham chơi, chú đến từ rừng già và ở với con người, giúp buôn làng kéo gỗ.
- Dạy trẻ hát.
- Cô cho cả lớp hát 2 lần.
- Cô mời 3 tổ hát.
- Cô mời nhóm nam.
- Cô mời nhóm nữ.
- Cô mời 1 trẻ hát.
Trong quá trình hát cô chú ý sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ, từ ngữ trong từng câu nhạc.
- Cô cho cả lớp hát đuổi.
- Các con vừa hát bài hát gì?
 2. Nội dung kết hợp: Nghe hát “Cò lả”
- Vừa rồi cô thấy lớp mình ai cũng hát thật đúng và hay bài hát “Chú voi con ở bản đôn” nên bây giờ cô có một món quà để tặng cho lớp mình, đó là một bài hát.
- Cô giới thiệu: Bài hát cô tặng các con là một trong những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm của miền quê Bắc Bộ nơi có những cánh đồng bát ngát, những cánh cò bay lả bay la. Chúng ta hãy cùng nhau đến với làn điệu dân ca ấy qua bài hát “Cò lả” nhé!
- Lần 1: Cô hát trẻ nghe có nhạc đệm kèm cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2: Cô muốn tiết mục này thật hấp dẫn hơn nữa, cô mời một vài bạn lên múa phụ họa cùng cô nào!
Cô mời 2 trẻ lên đánh đàn và 2 trẻ múa phụ họa cùng cô.
- Lớp mình hát thật hay và biểu diễn văn nghệ thật là giỏi. Chúng ta cùng vỗ tay hoan hô lớp mình nào!
 3. Trò chơi: “Ai đoán giỏi”
- Bây giờ, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi có tên là “Ai đoán giỏi”
- Cô phổ biến cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, cô mời 1 trẻ xung phong lên đội mũ chóp. Sau đó cô cho một bạn hát. Trẻ đội mũ chóp sẽ phải đoán xem bạn nào hát và hát bài gì. Nếu đoán đúng cô sẽ thưởng một ngôi sao.Nếu đoán sai bạn đó sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô cho cả lớp tham gia chơi 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho cả lớp hát bài hát “Chú voi con ở bản đôn” và chuyển sang hoạt động.
- Trẻ thực hiện.
- Chú voi con ở bản đôn.
- Chú Phạm Tuyên.
- Con voi con
- Chưa có ngà nên còn trẻ con.
- Ham ăn, ham chơi
- Nhanh lớn lên.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Chú voi con ở bản đôn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Tr ẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ thực hiện.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG:

File đính kèm:

  • docvan_dong_chu_voi_con_o_ban_don.doc
Giáo Án Liên Quan