Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ điểm: Những con vật nuôi trong gia đình

1.Yêu cầu :

 a. Kiến thức :

 - Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

 b. Kỹ năng :

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

 - Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

 c. Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

 2. Chuẩn bị :

 - Cô :

 Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

 Nhạc bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con”

 - Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ điểm: Những con vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ điểm: Những con vật nuôi trong gia đình
Nội dung: Thơ “ Mèo đi câu cá”
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 –30 phút
Ngày soạn: 11/ 12/ 2016
Ngày dạy: 13/12/2016
Giáo viên thực hiện: Cà Thị Hỏi
1.Yêu cầu : 
 a. Kiến thức :
 - Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
 b. Kỹ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.
 - Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
 c. Giáo dục: 
 - Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .
 2. Chuẩn bị : 
 - Cô :
 Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình
 Nhạc bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con”
 - Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.
 3. Tiến hành :
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ
a. Hoạt động 1 : 
 - Xúm xit! Xúm xít!
 - Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!
- Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát “ gà trống, mèo con và cún con” nào!
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?
- Trong bài hát nói về những con vật nào?
- Nhà các con có những con vật này không?
- Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?
- Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?
- Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!
 Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!
2. Hoạt động : Thơ “ Mèo đi câu cá”
- Bài thơ “ Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh nói về 2 chú mèo đi câu cá. Muốn biết hai chú mèo có câu được nhiều cá và ai câu được nhiều cá hơn các con hãy chú ý lắng nghe cô giáo đọc bài thơ nhé!
- Cô đọc diễn cảm lần 1:
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?
- Bài thơ “ Mèo đi câu cá” của tác giả nào?
Để đọc thuộc bài thơ và biết được bài thơ nói về điều gì chúng mình cùng chú ý lên đây và lắng nghe cô giáo đọc lại một lần nữa nhé!
- Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “ Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi
- Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?
* Đàm thoại trích dẫn theo trình chiếu
- Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?
=> Bài thơ nói về hai an hem mèo trắng rủ nhau đi câu, mèo anh ngồi câu ở bờ sông, mèo em thì ra sông cái, được tác giả thể hiện qua đoạn thơ:
Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Anh ngồi bờ ao
Em ra sông cái 
- Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?
=> Mèo anh lười biếng, muốn ngủ, không muốn câu cá đã ỷ lại cho mèo em, được tác giả thể hiện qua các câu thơ:
Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Long riêng thầm nhắc
Đã có em rôi!
- Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?
=> À mèo em không câu được cá vì mèo em muốn được vui chơi cùng bầy thỏ bạn, không muốn câu cá nên đã ỷ lại cho mèo anh qua các câu thơ:
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi
 - Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?
=> Vì hai an hem mèo trắng đều lười biếng, ham chơi, không muốn câu cá. Nên cuối cùng cả hai không câu được con cá nào để ăn thể hiện qua các câu thơ:
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ em giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo!
* Giải nghĩa từ khó:
- Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:
+ Từ: “ Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!
- Cho cả lớp đọc từ “ Hớn hở”
+ Ngoài ra còn từ “ hối hả” Các con ạ! “ hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.
- Cho cả lớp đọc từ “ hối hả”
=> Qua bài thơ chú Thái Hoàng Linh muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: Phải biết chăm chỉ, không được lười biếng ham chơi, không được ỷ lại vào người khác như hai anh em mèo trắng các con nhớ chưa!
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp đọc 2 -3 lần
- Cho tổ đọc
- Cho cá nhân đọc
- Nhóm đọc
- Cả lớp đọc lại lần nữa
- Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ
 4: Hoạt động 4: Tiếng con vật gì
- Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên “ Tiếng con vật gì”
* Cách chơi:
- Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!
* Luật chơi:
Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật
- Cho cả lớp cùng chơi 2 lần
* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi
- Quanh cô quanh cô !
- Trẻ vỗ tay
- Cả lớp hát
- Gà trống, mèo con và cún con
- Trẻ kể
- Bắt chuột
- 2-3 trẻ kể
- Trẻ quan sát hình ảnh
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Mèo đi câu cá
- Thái Hoàng Linh
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Hai anh em mèo trắng và con thỏ
- Đi câu cá
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Mèo không câu cá, vì buồn ngủ
- Trẻ lắng nghe
- Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo
- Không
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo
- Lớp đọc
- Tổ đọc
- Cá nhân đọc
- Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi 2 lần
- Cả lớp ra chơi

File đính kèm:

  • docMèo đi câu cá.doc
Giáo Án Liên Quan