Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thể chất - Vận động cơ bản: Đi theo hiệu lệnh đi đều - Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô

I. Mục đích yêu cầu:

- Giúp trẻ phát triển thể chất, Trẻ biết đi buớc cao chân đi đều 1 – 2 lưng thẳng không cúi đầu theo đúng hiệu lệnh của cô. Chơi trò chơi sôi nổi.

- Rèn kĩ năng đi đều và đi theo hiệu lệnh

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh

II. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: 1 cái vòng, lớp học sạch sẽ gọn gàng

- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng, đồ chơi ®ñ cho trẻ trong khi vận động.

III. Cách tiến hành:

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4830 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thể chất - Vận động cơ bản: Đi theo hiệu lệnh đi đều - Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: 
Đồ dùng cá nhân của bé
(Từ ngày 26 - 30 /9 / 2016 ). 
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2016
Lĩnh vực phát triển thể chất:
BTPTC: Chim sÎ
VĐCB : Đi theo hiệu lệnh đi đều
TCVĐ : Chim sẻ và ô tô
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể chất, Trẻ biết đi buớc cao chân đi đều 1 – 2 lưng thẳng không cúi đầu theo đúng hiệu lệnh của cô. Chơi trò chơi sôi nổi.
- Rèn kĩ năng đi đều và đi theo hiệu lệnh
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 cái vòng, lớp học sạch sẽ gọn gàng
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng, đồ chơi ®ñ cho trẻ trong khi vận động.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1: Khởi động
 - Cho trẻ làm đoàn tàu, vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” sau đó đi từ chậm đến nhanh, chạy chậm dần, đi bình thường và đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2: Trọng động
 - BTPTC: Chim sÎ
+ Đéng t¸c 1: Hô hấp: thổi lông chim
Hít hơi vào sau đó thở ra từ từ
+ Động tác 2 : Chim vÉy c¸nh tËp 3-4 lần
Hai tay vỗ thật mạnh vào hai bên hông
+ Động tác 3 : Chim mæ thãc, tËp 2 -3 lần
Ngồi xổm đầu ngón tay chụm và mổ xuống đất
+ Động tác 4: Chim bay
Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh lớp học 
 -VĐCB: Đi theo hiệu lệnh đi đều
* Cô làm mẫu lần 1: Tập chọn vẹn, không phân tích
Cô làm mẫu lần 2: KÕt hîp phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị tay phải đặt ngang ngực tay trái vung ra sau đồng thời chân trái giơ cao vuông góc với chân phải chú ý lưng thẳng. Khi có hiệu lệnh 1 – 2 nhấc cao chân và bước thẳng theo hiệu lệnh, đi hết cô về cuối hàng.
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho một trẻ khá lên tập mẫu cho các trẻ quan sát
- Sau đó cô chính đứng đầu sẽ dẫn đường cho các trẻ khác đi theo cô phụ sẽ có nhiệm vụ quan sát và nhắc nhở các trẻ
- Cô chia lớp ra làm 2 đội và thi đua với nhau. Cô sửa sai giúp trẻ, dộng viên khuyến khích trẻ
- Sau đó cho 2 - 3 trÎ kh¸ lªn tËp l¹i 1 lÇn.
- Giáo dục trẻ thưêng xuyªn tËp luyÖn để có sức khoÎ lín.
TCV§: " Chim sẻ và ô tô"
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi và luật chơi
 - Một cô sẽ cầm cái vòng và làm người lái ô tô, một cô và các trẻ sẽ làm chim sẻ. Khi có hiệu lệnh chim sẻ đi kiếm mồi các trẻ sẽ bay ra đường để kiếm ăn, khi ô tô đến và kêu píp píp chim sẻ sẽ bay thật nhanh sang hai bên đường. Nếu như bạn chim sẻ nào bay chậm mà bị ô tô đâm vào thì sẽ bị phạt nhảy lò cò 
- Tæ chøc cho trÎ ch¬i 2 – 3 lần
Nhận xét tuyên dương trẻ.
 Ho¹t ®éng 3: Håi tÜnh
Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh lớp học
- Trẻ hứng thú khởi động
- Trẻ tập tốt cùng cô các 
động tác
- Trẻ quan sát cô đi mẫu
Các trẻ thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ chú ý nghe cô dặn dò
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ biÕt chơi trß ch¬i.
- Trẻ đi nhẹ nhàng
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Nhận biết: Cái quần, cái áo
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển tư duy, trí nhớ. TrÎ kể được tên một số loại đồ dùng cá nhân của mình, biết gọi tên từng loại, chất liệu để làm lên chúng và tác dụng của từng loại
- RÌn kĩ n¨ng ghi nhí cã chñ đích.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ gọn gàng
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: Cái quần, cái áo, cái mũ, đôi dép
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo ngọn ngàng sạch sẽ
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1: 
- Sáng dậy chúng mình làm gì?
- Chúng mình có đánh răng không? có rửa mặt không?
- Có thay quần áo để đi học không?
- Cô hoie trẻ xem hôm nay trẻ mặc quần gì? Áo màu gì?.....
 Ho¹t ®éng 2: Quan s¸t 
* Cái quần
- Cô đưa cái quần ra và hỏi trẻ: 
- Cái gì đây?( Cái quần) Cô cho trẻ pát âm”Cái quần” Cái quần màu gì?
- Dùng để làm gì?
- Chất liệu của nó?
 ( sau mỗi câu hỏi cô cho trẻ phát âm 2-3 lần)
* Đây là cái quần dùng để mặc đấy cái quần này có màu đỏ và có rất nhiều tác dụng nhé. Nó bảo vệ cho cơ thể của chúng mình trước rất nhiều tác hại từ bên ngoài đấy. Như giúp mình chống nắng, khi bị ngã nhờ có quần mà chúng ta đỡ bị chầy xước da, quần còn làm đẹp cho chúng mình nữa 
 * Cái áo
- Cô đưa cái áo ra và hỏi trẻ
- Cô có cái gì đây? Cái áo có màu gì?
- Cái áo dùng để làm gì?
- Chất liệu của cái áo là gì?Cái áo có tác dụng gì?
- Cho cả lớp phát âm 2 – 3 lần
* Cái áo dùng để mặc. Vào mùa nóng thì áo bảo vệ chúng ta trước cái nắng của mùa hè, Còn vào mùa đông thì cái áo bảo vệ chúng ta không bị lạnh, Cái áo cũng có một tác dụng nữa là làm đẹp cho chúng mình đúng không nào?
Hoạt động 3: Trò chơi “ cái gì biến mất
 - Trên bàn cô để các vật dụng trẻ vừa nhận biết, phát âm cho trẻ, cho trẻ chơi trò chơi chốn cô, mỗi lần trẻ nhắm mắt cô cất đi một đồ dùng, khi trẻ mở mắt cô hỏi trẻ đồ dùng nào biến mất và phát âm từ đó
 - Cô cho trẻ chơi
Giáo dục trẻ: Giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ gọn gàng
 - Cô giới thiệu thêm về một số đồ dùng cá nhân khác ( như cái mũ, đôi dép)
Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài “Đôi dép xinh” và đi vòng quanh lớp
- Trẻ hứng thú trò chuyện cùng cô
- L¾ng nghe c« nãi.
- Trẻ quan sát và trả lời theo sự hiểu biết của trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe và trò chuyện cùng cô
-Trẻ lắng nghe và hứng thú trong khi chơi
- Trẻ lắng nghe cô dặn dò
- Trẻ hát cùng cô
 Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tô cái mũ màu xanh cho bé
 1. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển thẩm mỹ cho trẻ, trẻ biết lấy màu xanh để tô cho cái mũ, biết tay phải cầm bút, tay trái giữ vở
- Rèn kĩ năng cầm bút và tô màu cho trẻ
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể
 2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Một tranh đã tô màu, một tranh chưa tô, bút sáp màu, giá treo tranh, kẹp
- Đồ dùng của trẻ: Bàn, ghế, bút sáp màu, vở tạo hình đủ cho các trẻ
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm đang học
 - Hỏi trẻ về thời tiết trong ngày
 - Khi đi ngoài trời nắng phải làm gì?
 - Giới thiệu: Tô cái mũ màu xanh cho bé
Hoạt động 2: Trẻ quan sát thực hiện
 - Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu mà cô đã tô trước đó và hỏi trẻ
 - Cô đưa tranh mẫu ra: Cô có gì đây?
 - Trong tranh vẽ gì?
 - Cái mũ có màu gì?
 - Cái mũ dùng để làm gì? Các con thấy chiếc mũ có đẹp không?
 - Các con có muốn tô được một chiếc mũ đẹp như chiếc mũ này không?
Cô làm mẫu:
 - Cô hướng dẫn cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ
 - Cô lấy màu xanh cầm bút bằng tay phải ( tay cầm thìa) cầm bằng 3 đầu ngón tay, tay trái ( tay cầm bát) giữ vở lưng thẳng đầu hơi cúi, rồi tô thật nhẹ nhàng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới không tô ra ngoài bức tranh
Trẻ thực hiện: Cho trẻ chọn màu xanh để tô cho chiếc mũ sau đó cho trẻ tô, cô nhắc nhở và sửa cho trẻ cầm bút bằng tay phải.
 - Khi trẻ tô cô đến từng trẻ sửa lại tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ sau đó hỏi xem trẻ đang làm gì? Tô chiếc mũ màu gì?
 - Cô quan sát các trẻ yếu hướng dẫn gợi ý để trẻ có thể hoàn thành sản phẩm
Hoạt động 3: Nhận xét trưng bày sản phẩm
 - Trẻ tô xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên để nhận xét cô gọi một số trẻ lên nhận xét cùng cô
Giáo dục: Cô nói về tác dụng của cái mũ, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng phải nhớ đội mũ để bảo vệ cơ thể
Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng và làm thỏ nhảy ra ngoài chơi
 -Trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ quan sát và nhận xét mẫu của cô
- Trẻ quan s¸t và lắng nghe cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện tô cái mũ màu xanh tặng bạn
- Trẻ cùng nhận xét với cô
- Trẻ lắng nghe cô giáo dặn dò
- Trẻ thực hiện
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: 
Thơ: Đi dép
1. Mục đích yêu cầu:
 - Giúp trẻ ph¸t triÓn ng«n ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Đọc theo cô 2-3 từ sau của mỗi câu thơ trong bài.
 - Rèn kỹ năng nói và phát âm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ trẻ biết giữ gìn vệ sinh biết thường xuyên đi dép để chân luôn sạch sẽ 
2. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: Tranh thơ giờ chơi
3. Cách tiến hành 
 Hoạt động cô 
Hoạt động trẻ 
Hoạt động 1: Giới thiệu ổn định tổ chức 
- Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng cá nhân của trẻ
- Gợi ý trẻ trò chuyện về đôi dép?
- Ở nhà con có nhiều dép không? Có những đôi dép màu gì?
- Chúng mình có thường xuyên đi dép không nhỉ?
- Giáo dục trẻ: Chúng mình phải thường xuyên đi dép để bảo vệ đôi chân luôn sạch sẽ và có sức khỏe tốt nhé
- Cô giới thiệu bài thơ “ Đi dép” của tác giả Phạm Hổ
Hoạt động 2 : Đọc thơ “ Đi dép” 
- Cô đọc mẫu lần 1: Đọc chậm, rõ ràng, tình cảm
- Cô đọc mẫu lần 2: Kết hợp tranh minh họa
- Cho trẻ đọc thơ 2 – 3 lần
- Đàm thoại qua tranh minh họa
- Tªn bµi th¬?
- Tên tác giả ?
- Bài thơ nói tới cái gì? 
- Dép thì được dùng làm gì?
- Đi dép có tác dụng gì?
- Vậy hàng ngày khi đi ra khỏi nhà, ra khỏi lớp chúng mình phải làm gì?
- Giáo dục trẻ: Khi đi ra khỏi nhà, khỏi lớp phải thường xuyên đi dép để giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và còn không bị đau chân
Hoạt động 3 : Dạy trẻ
- Cho cả lớp đọc bài thơ ( 2 - 3 lần )
- Cô mời tổ nhóm cá nhân đọc thơ. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ ) 
* Củng cố 
 - Các con vừa được đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Cô gọi một trẻ khá đứng lên đọc cho cả lớp cùng nghe
* Kết thúc: Cô thấy lớp mình hôm nay học rất giỏi đấy cô sẽ tặng cho cả lớp mình một bài hát lớp mình có thích không? Các con hát cùng với cô bài hát “đôi dép xinh” nhé
 - Trẻ hứng thú trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc tập thể
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình
Trẻ chú ý nghe 
- Trẻ đọc tập thể
- Trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân 
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ hát và thực hiện cùng cô
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
Phát triển kĩ năng tình cảm xã hội
Dạy hát: Đôi dép ( TT)
Nghe hát: Chiếc khăn tay
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thẩm mỹ cho trẻ, trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài, hát theo cô lời và giai điệu của bài hát
- Rèn kĩ năng hát đúng từ, hát đúng theo nhịp điệu của bài hát
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình 
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Xắc xô. Tranh vẽ nội dung bài hát. Ba lô.
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 bộ xắc xô hoặc phách tre. 
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1 Giới thiệu – ổn định tổ chức
- Cô hỏi trẻ về một số loại đồ dùng cá nhân? 
- Đây là ba lô của ai?
- Trẻ kể dưới sự gợi ý của cô
- Có rất nhiều loại đồ dùng cá nhân phải không nào?
- Mỗi loại đồ dùng cá nhân đều có tác dụng và lợi ích khác nhau đấy hiểu được điều này nhạc sĩ Hoàng Kim Định đã sáng tác lên bài hát “ Đôi dép” để tặng cho các bạn thiếu nhi đấy
Hoạt động 2: Dạy hát “Đôi dép” ( TT)
- Cô hát lần 1: 
- Hỏi trẻ tên bài hát? tên tác giả?
- Cô hát lần 2: 
- Cô giảng nội dung bài hát qua tranh: Bài hát nói về đôi dép xinh, đôi dép giúp chúng mình giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ đấy.
- Cho trẻ hát theo cô 2 – 3 lần
- Bài hát nói tới đồ dùng cá nhân nào?
- Đôi dép có tác dụng gì?
- Vậy hàng ngày mỗi khi ra ngoài các con có đi dép không?
Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ cơ thể giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát cùng cô 	
 ( Cô chú ý sửa sai câu từ cho trẻ)
- Gợi ý giới thiệu bài hát “ Chiếc khăn tay”
 Hoạt động 3 : Nghe hát “ Chiếc khăn tay”
- Giới thiệu bài hát: “Chiếc khăn tay” của nhạc sĩ Văn Tấn”
- Cô hát 2 lần, hát đúng nhạc, rõ lời.
- Hỏi trẻ tên bài hát?
- Bài hát nói về cái gì? Bài hat nói về chiếc khăn tay mẹ may cho bé để bé lau tay sạch sẽ đấy.
- Mở nhạc cho trẻ nghe khuyến khích trẻ hát theo lắc lư và vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát
Kết thúc: Cho trẻ vừa hát vận động và đi quanh lớp học
- Trẻ lắng nghe và trả lời dưới sự gợi ý của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và trả lời
- Trẻ hát theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu và hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ hứng thú vận động và hát theo nhạc
- Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_2436_thang.doc
Giáo Án Liên Quan