Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề “Thế giới động vật” - Chủ đề nhánh 3: Chim và côn trùng

 1. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN:

a. Mục đích:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, thức ăn, sinh sản, cách vận động của một số loài chim và côn trùng

b. Chuẩn bị:

- Phòng nhóm sạch sẽ

-Tranh ảnh về các loại chim và côn trùng

c. Tiến hành:

* Cô niềm nở với phụ huynh và ân cần đón trẻ vào lớp

- Cô nhắc trẻ chào cô , chào các bạn và bố mẹ để vào lớp

- Hướng dẫn và giúp trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tập cho trẻ biết thay dép trước khi vào lớp.

- Cho trẻ quan sát tranh và đặt hệ thống câu hỏi dự kiến đàm thoại cùng trẻ

- Trò chuyện với trẻ:

+ Cô có tranh gì đây?

+ Đây là những loài chim gì?

+Ai có nhận xét gì về những con chim này?

+ Còn đây là những con vật gì?

+ Con biết gì về loài côn trùng này?

+ Ong, bướm, là những con côn trùng giúp thụ phấn cho hoa đấy.

+ Con thích loại côn trùng nào?

Con nào ích, những con nào có hại?

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề “Thế giới động vật” - Chủ đề nhánh 3: Chim và côn trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT”( 4 TUẦN)
Chủ đề nhánh 3 : Chim và côn trùng
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ 11/01 đến 15/01/20156	
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN:
a. Mục đích:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, thức ăn, sinh sản, cách vận động của một số loài chim và côn trùng
b. Chuẩn bị:	
- Phòng nhóm sạch sẽ 
-Tranh ảnh về các loại chim và côn trùng 
c. Tiến hành:	
* Cô niềm nở với phụ huynh và ân cần đón trẻ vào lớp
- Cô nhắc trẻ chào cô , chào các bạn và bố mẹ để vào lớp
- Hướng dẫn và giúp trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tập cho trẻ biết thay dép trước khi vào lớp.
- Cho trẻ quan sát tranh và đặt hệ thống câu hỏi dự kiến đàm thoại cùng trẻ
- Trò chuyện với trẻ:
+ Cô có tranh gì đây?
+ Đây là những loài chim gì?
+Ai có nhận xét gì về những con chim này?
+ Còn đây là những con vật gì?
+ Con biết gì về loài côn trùng này?
+ Ong, bướm, là những con côn trùng giúp thụ phấn cho hoa đấy.
+ Con thích loại côn trùng nào?
Con nào ích, những con nào có hại?
-Cô cho trẻ chơi tự do cùng với đồ chơi sẵn trong lớp và bao quát trẻ.
2. THỂ DỤC SÁNG: Tập các động tác kết hợp với bài hát “Con cào cào”
a. Mục đích:
- Trẻ tập hít sâu, thở ra từ từ. Phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô
- Rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu và hiệu lệnh của cô , tập đúng động tác theo cô
- Trẻ biết tập thể dục sáng làm cho cơ thể khỏe mạnh , trẻ hứng thú tập luyện thể dục sáng tạo sự gần gũi thân thiện giữa cô và các bạn.
b. Chuẩn bị
- Sân tập sach sẽ, thoáng mát
- Xắc xô
- Bài tập thể dục
- Kiểm tra sức khỏe và trang phục của trẻ
c. Tiến hành: 
* Hướng dẫn trẻ tập đúng kĩ thuật các động tác TDS
Tập các động tác kết hợp với bài hát “Con cào cào”
*.Khởi động: Cho trẻ đi thường - đi kiễng gót – hạ gót – chạy nhanh - chạy chậm - đi thường và tạo thành vòng tròn. 
b. Trọng động:
-Đội hình: Cho trẻ đứng thành 2 hàng sau đó điểm danh số 1-2 rồi cho trẻ tách thành 4 hàng ngang để tập thể dục
- Cho trẻ tập với bài “Con cào cào”
-Hô hấp1: Làm tiếng chim hót : ( Thực hiện 4x8 nhịp)
-ĐT tay 1 : Đưa tay phía trước gập ngực( Thực hiện 4x8 nhịp)
- ĐT chân1 : Ngồi xổm đứng lên liên tục( Thực hiện 4x8 nhịp)
- ĐT bụng 2: Đứng quay người sang hai bên ( Thực hiện 4x8 nhịp)
- ĐT bật 4 : bật luân phiên chân trước chân sau(Thực hiện 2lx8n)
c.Hồi tĩnh: 
Thả lỏng điều hòa cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
- Giáo dục: các bạn phải thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra các bạn còn phải biết BVMT xung quanh lớp học
 3 .HOẠT ĐỘNG GÓC :
1. Nội dung.
- Góc chơi đóng vai: - Cửa hàng bán các con vật.Bác sĩ thú y, nấu ăn
 - Góc xây dựng/Ghép hình: - Lắp ráp ghép hình các con côn trùng . Xây nhà cho kiến 
- Góc nghệ thuật: 	- Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu các loại côn trùng .Hát múa, các bài hát về côn trùng 
- Góc học tập/Sách: - xem tranh ảnh ,Kể chuyện về một số con côn trùng và chim tranh ảnh 
-Góc khám phá khoa học/thiên nhiên: - Chăm sóc cây cảnh
 a. Kiến thức.
- Thỏa mãn nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết nhận xét ý tưởng của các góc chơi của nhóm mình
 - Góc phân vai Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Bán bàng, gia đình tổ chức đi mua sắm, cha mẹ biết cách chăm sóc con....
- Góc xây dựng: -Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Lắp ráp ghép hình các con côn trùng .Xây nhà cho kiến 
- Góc nghệ thuật: - Biết sử dụng các kỹ năng đã học để , Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu các loại côn trùng .Làm đồ chơi các con vật tổ ong từ củ, lá, sỏi, hột hạt, rơm, len, .
 -Trẻ biết đọc thơ, hát , nghe hát , biết chơi các loại nhạc cụ và biểu diễn các bài hát đã học trong chủ điểm..
- Góc học tập/sách - Biết Kể chuyện theo tranh về một số loại côn trùng xem sách tranh, làm sách về côn trùng 
- Góckhoa học/ thiên nhiên: Trẻ biết Phân biệt các khối vuông, trụ, chữ nhật, cầu.Chăm sóc cây cảnh
b. Kỹ năng.
Thông qua các vai chơi và nội dung chơi rèn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển kỹ năng giao tiếp ứng sử văn minh lịch sự (biết cảm ơn, xin lỗi)cho trẻ khi chơi. Phát triển óc quan sát, tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ, biết đưa ra các sáng kiến, ý tưởng trong khi chơi.
-Góc phân vai: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Góc xây dựng/lắp ghép: phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng cho trẻ
Góc nghệ thuật: - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay ,phát triển các cơ ngón tay, bàn tay, 
Góc học tập/sách: Phát triển khả năng sáng tạo khi chơi và học cho trẻ .Rèn cho trẻ biết giở sách, tranh đúng cách, biết làm ra cuốn sách về động vật
 - Góc thiên nhiên: Phát triển khẻ năng tìm tòi khám phá của trẻ.
c. Thái độ: Biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đung nơi qui định.
3. Chuẩn bị.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc
-Góc phân vai: -Búp bê, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi gia đình, các loại côn trùng, đồ dùng bán hàng.
-Góc xây dựng: Hàng rào, cây xanh, cây hoa,các khối nhựa, gạch, bộ lắp ghép nhà.
Hột hạt, sỏi,Bộ xếp hình
-Góc học tập, sách: Tranh ảnh, truyện về chủ đề , kéo, keo, lô tô các con vật, 
- Góc nghệ thuật: Giấy vẽ, sáp màu, kéo, keo, đất nặn, nhạc cụ đồ dùng, đồ chơi âm nhạc ( phách xắc xô, mũ múa, trang phục múa), vỏ hộp thải, kéo, hồ, băng dính....
-Góc khoa học/thiên nhiên : -Cây xanh ở lớp, các khối vuông, chữ nhật, cầu, trụ..
4.CÁCH TIẾN HÀNH
Nội dung HĐ
	Hoạt động của cô	
DK hoạt động của trẻ
*.Hoạt động 1: Gây hứng thú:
*.Hoạt động 2:Thỏa thuận trước khi chơi:
*.Hoạt động3: Quá trình chơi:
*.Hoạt động 4 : Nhận xét sau khi chơi
*. Gây hứng thú:
Xúm xít, xúm xít
-Chúng mình cùng hát bài“Ong và bướm”nhé.
-ong bướm được gọi là nhóm gì?
-Ngoài con ong bướm ra các con cònbiết con côn trùng nào có ích. côn trùng nào có hại?
-Tuần này chúng mình sẽ tìm hiểu về chủ đề gì?
-Hôm nay cô con mình sẽ tìm hiểu về chủ đề chơi:"Một số loại côn trùng" nhé
*. Thỏa thuận trước khi chơi: 
-Đã đến giờ chơi rồi cô đã chuẩn bị rất là nhiều đồ chơi ở các góc chơi như: góc phân vai, góc xây dựng...chúng mình thử suy nghĩ xem hôm nay chúng ta sẽ chơi ở góc nào?
(Cô gợi hỏi một số trẻ nói ý định của mình)
- Ai chơi ở góc xây dựng? Các bác thợ xây dựng gì? Ai sẽ là chỉ huy của công trình?
- Ơ góc phân vai chúng ta sẽ chơi gì? Còn ai làm Bác cấp dưỡng nấu ăn cho các bạn học sinh? Còn bạn nào đóng vai mẹ con, bác sĩ
- Trong lớp còn các góc chơi khác nữa( góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên). Các con thích chơi ở góc chơi nào thì rủ bạn về góc chơi đó cùng chơi nhé.
- Để buổi chơi vui vẻ khi chơi với nhau các con phải chơi như thế nào?
 *. Quá trình chơi:
Trẻ về góc chơi, cô quan sát bao quát trẻ, điều hòa số trẻ chơi ở mỗi góc nếu thấy không hợp lý.
Quan sát trẻ thỏa thuận nội dung chơi, phân vai chơi giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Trong quá trình chơi cô đi đến từng góc quan sát trẻ chơi xử lý các tình huống xảy ra. Nếu thấy trẻ chơi nhàm chán cô mở rộng nội dung chơi cho trẻ hoặc gợi ý cho trẻ sang nhóm chơi khác.Cô bao quát trẻ chơi, nếu thấy trẻ chưa biết cách chơi hoặc nôi dung chơi nghèo nàn cô nhập vai chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi.
 *. Nhận xét sau khi chơi:
Gần hết giờ cô đi đến từng góc nhận xét trẻ chơi. Nhận xét về nội dung chơi, thái độ của trẻ khi chơi, hành động của vai chơi như thế nào? Sản phẩm của trẻ như thế nào?Trẻ chơi có đoàn kết không? Hướng cho trẻ để buổi chơi sau chơi tốt hơn Nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ hát: 
- Côn trùng
-Trẻ kể
-Trẻ nhận xét
-Trẻ kể
-Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Chơi vui vẻ đoàn kết, không tranh dành đồ chơi.
Trẻ về góc chơi thỏa thuận nhóm, phân vai chơi.
- Trẻ chơi theo vai chơi và góc chơi mình đẵ nhận.
- Trẻ tự nhận xét.
- Trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2016
I). ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG-TRÒ CHUYỆN
II). HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH 
LQTPVH
Th¬ : Ong vµ b­ím
1.Mục đích:
-Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
b.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người 
 - Trả lời rõ dàng mạch lạc các câu hỏi của cô ,mở rộng vốn từ.
 - Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, minh họa phù hợp dưới nhiều hình thức cho trẻ.
c.Thái độ:
 - Trẻ biết giúp đỡ, nghe lời ông bà, bố mẹ, chăm chỉ làm việc. 
 - Không bỏ đi chơi khi việc chưa xong. 
2.Chuẩn bị :
- Tranh minh họa bài thơ
- Hình ảnh ong và bướm
- Mô hình vườn hoa, ong và bướm. 
3.Tổ chức hoạt động:
Nội dung HĐ
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ 
*. Gây hứng thú:
*. Hoạt động 1: Đọc diễn cảm bài thơ
*. Hoạt động 2: Đàmthoại, trích dẫn :
*.Hoạt động 3: Cô cùng trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
*. Kết thúc:
*. Gây hứng thú:
- Cô gọi trẻ lại đố trẻ về con bướm:
 “ Con gì cánh sặc sỡ
 Hay bay lượn rập rờn
 Trên vường hoa đua nở
 Làm đẹp thêm muôn phần”
 Đố các con đó là con gì? 
- Các con đã nhìn thấy con bướm bao giờ chưa? 
- Các con thường nhìn thấy bướm ở đâu? 
- Hôm nay thời tiết rất đẹp chúng mình hãy hóa thân thành những chú bướm xinh đẹp để bay đến những vườn hoa mùa xuân, tô điểm cho vườn hoa thêm rực rỡ nhé. 
- Ong, Bướm thuộc nhóm gì?
- Con Ong, con Bướm bé thích con nào? vì sao?
- Cả hai con, Ong và Bướm đều có lợi, vì Ong hút nhụy hoa cho ta mật, bướm đậu trên hoa giúp hoa kết thành trái –> Có 1 bài thơ chỉ khen con Ong mà không khen con Bướm.
- Những chú ong và bướm lớp mình thật là ngoan. Cũng có một bài thơ kể về con ong và con bướm. Các con có biết bài thơ đó tên gì không?
- Để xem đó có phải là bài thơ “ Ong và Bướm”không cô mời các con cùng chú ý lắng nghe nhé
 *. Cô đọc thơ diễn cảm:
- Cô đọc diễn cảm 2 lần, 
+ Lần 1 : Cô đọc diễn cảm trọn vẹn bài thơ, kết hợp cử chỉ - điệu bộ.
“Con bướm trắng “Tôi còn bận” 
 Đậu vườn hồng “Mẹ tôi dặn 
 Gặp con Ong 	 Việc chưa xong 
 Đang bay vội Đi chơi rong 
 Bướm liền gọi Mẹ không thích”. 
 Rủ đi chơi 
 Ong trả lời: 
-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? do ai sáng tác?
-Bài thơ nói về con gì? 
+ Lần 2 : kèm tranh minh họa.
-Các con thấy bài thơ này thế nào?
*. Đàmthoại, trích dẫn :
- Cô vừa đọc song bài thơ gì ? Do ai sáng tác ?
- Bài thơ nói về con gì ?
*Trích: “Con bướm trắng
Đậu vườn hồng
Gặp con ong đang bay vội
Bướm liền gọi
Rủ đi chơi
 Ong trả lời
Tôi còn bận”
-Đố các con đây là con gì?
-Con bướm trắng đang làm gì?
- Bướm trắng lượn ở vườn hồng bướm trắng đã gặp ai ?
- Ong đang làm gì?
- Bướm liền gọi thế nào?
 + Theo con ong có đi chơi với bướm không?
 + Thế ong trả lời bướm như thế nào?
Cô cũng thấy bài thơ rất hay đấy. Vì trong bài thơ nói về chú ong và chú bướm. Chú bướm thì ham chơi còn chú Ong thì chăm chỉ làm việc, biết vâng lời mẹ. Ong không đi chơi rông khi làm việc mẹ giao chưa xong
*Trích: “ Mẹ tôi dặn 
Việc chưa xong
Đi chơi rong
Mẹ không thích”
+ Các bạn ong đi chơi cùng tôi không?
- Biết vâng lời cha mẹ, làm việc gì cũng phải đến nơi, đến chốn, không bỏ giữa chừng.
- Ong và bướm thuộc nhóm gì?
- Bé nào biết tên một số côn trùng khác?
- Giữa bạn ong và bạn bướm con thích bạn nào?Vì sao?
-Giáo dục trẻ biết luôn ngoan ngoãn và vâng lời mẹ dặn.
-Cô đặt một số câu hỏi tình huống:
- Nếu con đang chuẩn bị đi ngủ, bạn đến rủ con đi chơi, con có đi không?
*.Cô cùng trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
Cô thấy lớp mình vừa rồi trả lời thật suất sắc , bây giờ. Các con sẽ đọc thơ thật hay để tặng các cô chú công nhân nhé
- Cô cho cả lớp đọc theo cô 1-2 lần.
- Cô cho trẻ đọc thi đua theo theo tổ
- Cô co trẻ đọc theo nhóm
- Cô cho trẻ đọc các hình thức nâng cao “Nối tiếp, đối đáp” theo tổ, theo nhóm “ Nam , nữ”
-Cô cho trẻ đọc cá nhân.
- Cho cả lớp đọc thơ theo tranh chữ to 1-2 lần
-Trong lúc trẻ đọc cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ và khuyến khích trẻ đọc thể hiện âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
*. Kết thúc:
-Cho trẻ hát bài"Chị ong nâu và em bé".
- Rồi ạ 
- Ở vườn hoa ạ.
-Ngóm côn trùng
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ đoán
- Bài “Ong và bướm”
- Nhà thơ nhược Thủy
-Con ong và con bướm
-Hay ạ
- Bài “Ong và bướm”
- Nhà thơ nhược Thủy
-Con ong và con bướm
- Con bướm trắng.
-Lượn vườn hồng
 - Gặp con ong
 - Đang bay vội
- Bướm liền gọi
- Rủ đi chơi
- Thưa cô không
-Ong trả lời tôi còn bận
Trẻ trả lời theo ý của trẻ
-Nhóm côn trùng
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Thực hiện theo yêu cầu của cô.
-Trẻ đọc cả lớp
-Trẻ đọc theo tổ
-Trẻ đọc theo nhóm
-Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
-Trẻ đọc theo cô
-Trẻ hát và vận động.
 III). HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Quan sát có mục đích: Quan sát và trò chuyện về tranh một số côn trùng
- Chơi vận động: Chim bói cá rình mồi
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi trên sân trường
1. Mục đích :
- Trẻ biết và một số con côn trùng (ong, bướm, sâu...)	
 - Trẻ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng.
 - Trẻ được vui chơi thỏa mãn nhu cầu vận động.
2. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh, mô hình một số con côn trùng và chim 
- Một số đồ chơi như (vòng, bóng
3. Cách tiến hành :
a, Quan sát có mục đích: Quan sát và trò chuyện về tranh một số côn trùng
- Trước khi cho trẻ ra ngoài trời cô kiểm trang phục và sỉ số trẻ sau đó cho trẻ xếp hàng dài và nói với trẻ về mục đích buổi dạo chơi.
Cô cho trẻ xếp hàng đi ra ngoài sân trường, cho đi nhẹ nhàng quanh sân vừ đi vừa hát bài “Ong và bướm “sau đó dừng lại dưới bóng cây mát đứng quanh cô 
*Trò chuyện với trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát về con gì?
+ Con biết những con côn trùng nào?
+ Đây là tranh con gì?
+ Nó có những bộ phận gì
+ Nó có gì đặc biệt?
+ Thức ăn của con vật nàylà gì?
+ Nó là con vật có ích hay có hại.
+ Đây là con gì?
+ Trông nó như thế nào?
+ Loài ong này có gì đặc biệt?
+ Các con thích những con vật nào? Vì sao?
b, Chơi vận động: Chim bói cá rình mồi
- Cô thấy các con trả lời cô rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi có tên gọi là“ “Chim bói cá rình mồi”
+ Cách chơi:10 trẻ tham ra chơi. Trong đó có 4 trẻ đóng làm chim bói cá, đứng ở 4 góc lớp.
Các trẻ khác làm cá bơi ở trong vòng tròn và bơi dần đến chỗ chim bói cá Chim bói cá đứng im rình mồi. Khi cá bơi đến gần chim bói cá nhanh chóng bắt mồi. Các con cá phải bơi thật nhanh vào ao của mình.. Con cá nào bị bói cá bắt phải đứng làm chim bói cá. Trò chơi tiếp tục.
c ) Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời :
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi, gợi ý trẻ chơi các trò chơi, đồ chơi mà trẻ thích. Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
*Kết thúc:
- Cô tập trung trẻ lại, điểm danh và cho trẻ vào lớp, vệ sinh cá nhân trẻ để chuyển hoạt động mới.
IV. LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
* Nội dung : Dạy từ - Con bướm
 - Con Kiến
 - Con ong
1 Mục đích :
- Trẻ biết nghĩa của các từ : Con bướm, con kiến, con ong
- Trẻ nghe hiểu và nói được câu “Đây là con gì“, “Con ong biết làm gì ”, “Những con nào có lợi”
- Dạy trẻ phát âm chính xác các câu, từ Con bướm, con kiến, con ong
2. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về Con bướm, con kiến, con ong 
- Một số lô tô cho trẻ chơi
3.Ttiến hành
Cô cho đọc bài thơ “Ong và bướm”
đàm thoại và trò chuyện với trẻ
Các con vừa dọc bài thơ gì ?
Bài thơ nói về con gì ?
Bướm và Ong là loài gì ?
Nó là con côn trùng có lợi hay có hại ?
* Dạy từ “Con bướm”
Cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi trẻ 
Bứa tranh vẽ con gì ?
- Đây là con gì?
- Con bướm có những đặc điểm gì
- Cánh của nó màu gì ?
- Bướm là côn trùng có lợi hay có hại ?
- Cô chỉ vào tranh và nói “Đây là con bướm” 3 lần
- Cô gọi một số trẻ lên nhắc lại
- Cả lớp nói từ “Bướm” 3 lần
- Tập cho trẻ trả lời và đặt câu hỏi “Đây là con gì?
* Dạy từ : Con ong, con kiến
( Cô tiến hành tương tự )
Nếu trẻ trả lời tốt bằng tiếng việt cô có thể sử dụng các từ đã học trước đó để nói được nhiều câu hơn
Con kiến là con côn trùng có lợi hay có hại ?
Khi trẻ nói thạo cô cùng trẻ trò chuyện về thức ăn, sinh sản của các con côn trùng
V) HOẠT ĐỘNG GÓC :
- Góc chơi đóng vai: - Cửa hàng bán các con vật.Bác sĩ thú y, nấu ăn
 - Góc xây dựng/Ghép hình: - Lắp ráp ghép hình các con côn trùng . Xây nhà cho kiến 
- Góc nghệ thuật: 	- Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu các loại côn trùng .Hát múa, các bài hát về côn trùng 
- Góc học tập/Sách: - xem tranh ảnh ,Kể chuyện về một số con côn trùng và chim tranh ảnh 
VI) VỆ SINH- ĂN - NGỦ
* Rèn cho trẻ biết tự lấy ghế ngồi vào đúng tổ của mình nhẹ nhàng
VII ) HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- MLQB : Vẽ con bọ rùa
- Chơi trò chơi học tập : Xếp hình
- Chơi tự do
VIII) VỆ SINH- TRẢ TRẺ
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ 
- Nhận xét cuối ngày, bình cờ bé ngoan .
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
* ĐÁNH GÍA CUỐI NGÀY :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2016
I. ĐÓN TRẺ -TRÒ CHUYỆN -- THỂ DỤC SÁNG- ĐIỂM DANH	
II. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH 
Tạo hình
Vẽ con bọ rùa
1).Mục đích :
a. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng cơ bản để vẽ con bọ rùa 
- Trẻ biết các tô màu hợp lí và cách bố cục tranh
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tô không chờm ra ngoài, tô đều màu cho trẻ
- Rèn kĩ năng vẽ các nét cơ bản cho trẻ 
c. Thái độ:
- Trẻ hứng thú khi tô
- Trẻ yêu quý vẻ đẹp của các con côn trùng
2). Chuẩn bị: 
- Tranh mẫu của cô
- Vở tạo hình cho trẻ
- Bút màu
3). Tổ chức hoạt động :
ND hoạt động
	Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú
1. Hoạt đông1:
2. Hoạt động 2: 
3 Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
* Kết thúc:
Cho trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm”
- Các con vừa hát bài gì?
- Ong và bướm là những con vật thuộc nhóm gì?
- Con còn biết những con côn trùng nào nữa?
- Các con thấy những con côn trùng như ong và bướm, con cánh cam bọ dừa có màu sắc như thế nào?
Hôm nay cô và các con sẽ là những hoạ sỹ vẽ con bọ rùa nhé
a)Quan sát tranh mẫu :
- Đây là con gì?
- Ai có nhận xét gì về con bọ rùa này?
- Con bọ rùa có những bộ phận gì?
- Cô vẽ các bộ phận đó bằng các nét gì?
- Trên cách bọ rùa có gì đặc biệt?
- Cô tô màu như thế nào?
b. Cô thực hiện mẫu:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình vẽ con bọ rùa, các con chú ý xem cô vẽ mẫu nhé
- Đầu tiên cô vẽ thân rùa bằng nét tròn, cô vẽ 1 nét thẳng chia đôi hình tròn để làm 2 cánh của con bọ rùa. Trên cánh bọ rùa có gì?, cô sẽ vẽ các nét chấm tròn cho cánh bọ rùa thật đẹp. Bọ rùa còn thiếu gì nữa?, cô vẽ đầu bọ rùa bằng nét cong nhỏ , râu bằng 2 nét cong , chân bằng các nét thẳng ngắn ở xung quanh thân bọ rùa, con bọ rùa có rất nhiều chân 
- Sau khi cô vẽ song cô dùng bút màu để tô cánh, chấm tròn của bọ rùa
- Cô vẽ được con bọ rùa rồi
- Lớp mình có muốn vẽ con bọ rùa không?
Nào chúng mình cùng vẽ thật đẹp con bọ rùa này nhé.
c) Trẻ thực hiện
 - Các con sẽ vẽ con bọ rùa như thế nào?
- Tô màu ra sao?
- Cầm bút tay gì?, các cầm bút như thế nào ?
- Hỏi 2-3 trẻ	
- Cô bao quát, quan sát, hướng dẫn trẻ tô màu
- Động viên khen ngợi những trẻ làm tốt
- Khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo
d. Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên bàn
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn, của mình
- Ai có nhận xét về bài vẽ của bạn?
- Con thích sản phẩm của ai nhất?
- Tại sao con thích?
Cô nhận xét chung cả lớp
* Trò chơi
- Cô cho trẻ chơi '' con vật gì biết bay''
- Cô nói tên con vật , trẻ làm động tác bay hoặc đứng yên . Trẻ nào làm 

File đính kèm:

  • docchu_de_chim_va_con_trung_3t.doc
Giáo Án Liên Quan