Kế hoạch tuần 1: Lợi ích của nước
I. YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung của bài thơ( Mưa rơi), bài hát( Trời nắng trời mưa) trong tuần.
-Trẻ thực hiện được vận động : Ném trúng đích nằm ngang.
- Trẻ có một số hiểu biết về nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Biết một số lợi ích của nước với môi trường sống của con người, cây cối, động vật và sự cần thiết của nước.
- Biết phân biệt nước sạch, nước bẩn và sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch.
- Bước đầu nhận biết một số dấu hiệu ngày và đêm.
- Phát triển tính tò mò , ham hiểu biết, khả năng quan sát phán đoán, nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh.
2.Kĩ năng
- Có kỹ năng quan sát, so sánh , phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng của nước.
-Có kĩ năng thực hiện vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang.
-Có kĩ năng nghe truyện, hát.
- Rèn kỹ năng khéo léo và tỉ mỉ, qua các sản phẩm tạo hình.
3.Thái độ
-Hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực, các hoạt động kể chuyện, đọc thơ, hát, múa, tạo hình.
- Yêu quý bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ nguồn nước sạch.
KẾ HOẠCH TUẦN 1 : LỢI ÍCH CỦA NƯỚC. Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ:15/4 Đến 20/4/2019 ) I. YÊU CẦU 1.Kiến thức -Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung của bài thơ( Mưa rơi), bài hát( Trời nắng trời mưa) trong tuần. -Trẻ thực hiện được vận động : Ném trúng đích nằm ngang. - Trẻ có một số hiểu biết về nước và các hiện tượng tự nhiên. - Biết một số lợi ích của nước với môi trường sống của con người, cây cối, động vật và sự cần thiết của nước. - Biết phân biệt nước sạch, nước bẩn và sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch. - Bước đầu nhận biết một số dấu hiệu ngày và đêm. - Phát triển tính tò mò , ham hiểu biết, khả năng quan sát phán đoán, nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh.. 2.Kĩ năng - Có kỹ năng quan sát, so sánh , phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng của nước. -Có kĩ năng thực hiện vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang. -Có kĩ năng nghe truyện, hát. - Rèn kỹ năng khéo léo và tỉ mỉ, qua các sản phẩm tạo hình.. 3.Thái độ -Hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực, các hoạt động kể chuyện, đọc thơ, hát, múa, tạo hình. - Yêu quý bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ nguồn nước sạch. II. CHUẨN BỊ -Tranh, ảnh, sách, truyện về chủ đề.. -Các bài giảng điện tử phục vụ tiết dạy. -Đồ dùng, đồ chơi các góc. -Giấy A4, giấy màu, kéo, bút chì, sáp màu, đất nặn. -Máy tính, loa, đầu, đĩa các bài hát. KẾ HOẠCH TUẦN Các hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 - Đón trẻ - Thể dục buổi sáng - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe , khả năng nhận thức của trẻ. Rèn nề nếp thói quen học tâp, nhắc trẻ chào cô, chào phụ huynh - Trò chuyện về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi, chơi theo nhóm, đoàn kết khi chơi, rèn thói quen vệ sinh văn minh- Chào hỏi lễ phép - Tập thể dục theo bài thể dục theo chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên., Hoạt động có chủ đích Âm nhạc VĐTN: Bài hát “ Trời nắng trời mưa” TC : Nốt nhạc vui KPKH Trò chuyện về nước và lợi ích của nước với cuộc sống. TC: Trời nắng, trời mưa. -Pha nước chanh. Tạo hình Vẽ mây, hạt mưa Văn học. Thơ mưa rơi . Thể dục VĐ : Ném trúng đích nằm ngang. TCVĐ: Mưa to mưa nhỏ. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết - TC: Chai có đựng gì không. - Chơi tự do. - Quan sát thời tiết. - TCVĐ: Kéo co . Vẽ phấn trên sân trường. TC: Lộn cầu vồng. - Khám phá vật nổi, chìm. - TCVĐ: Chơi tự do. TCDG: Ném vòng cổ chai. Hoạt động góc - PV: Nấu ăn , bán hàng nước giải khát. - XD:. Xây dựng công viên nước. - NT- TH : Vẽ, tô màu mây, mưa, mặt trời, mặt trăng. - TV: Xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên. PV: Nấu ăn , bán hàng nước giải khát. - XD:. Xây dựng công viên nước. - NT- TH : Vẽ, tô màu mây, mưa, mặt trời, mặt trăng. - TV: Xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên PV: Nấu ăn , bán hàng nước giải khát. - XD:. Xây dựng công viên nước. - NT- TH : Vẽ, tô màu mây, mưa, mặt trời, mặt trăng. - TV: Xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên PV: Nấu ăn , bán hàng nước giải khát. - XD:. Xây dựng công viên nước. - NT- TH : Vẽ, tô màu mây, mưa, mặt trời, mặt trăng. - TV: Xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên . PV: Nấu ăn , bán hàng nước giải khát. - XD:. Xây dựng công viên nước. - NT- TH : Vẽ, tô màu mây, mưa, mặt trời, mặt trăng. - TV: Xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên Hoạt động chiều -Vui văn nghệ -Chơi theo góc. -Luyện tập vở KPKH theo chủ đề. Chơi theo góc. - Luyện tập vở KPKH theo chủ đề. - Chơi theo góc - Lau dọn tủ kệ -Chơi theo ý thích - Dạy thẻ Glendoman. - Bình bầu phiếu bé ngoan Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp + hình thức tổ chức Lưu ý Thứ 2 : ngày 15/ 4/ 2019 1. Hoạt động học VĐ : Vận động theo bài hát “ trời nắng trời mưa” TCVĐ: nốt nhạc vui. 2. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết. - TC: Chai có đựng gì không. 3. Hoạt động góc - Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng. - Góc XD: Xây mô hình công viên nước. - Góc nghệ thuật:Tô màu một số con sông, suối ,biển hồ. - Góc thư viện: Xem tranh về chủ điểm nước. 4. Hoạt động chiều - Vui văn nghệ - Chơi theo ý thích 1.Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài hát “trời nắng trời mưa”,tên tác giả. -Trẻ hát tốt bài hát và nhớ nội dung bài hát “các chú thỏ đi tắm nắng gặp trời mưa mau chạy về nhà”. -Trẻ biết kết hợp các điệu múa minh họa theo lời bài hát thật đều và đẹp. -Trẻ biết cách chơi,luật chơi trò chơi “Nốt nhạc vui”. -Hoạt động tích hợp:Khám phá,bài thơ “Mưa”. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng múa minh họa theo lời bài hát,kỹ năng biểu diễn mạnh dạn tự tin cho trẻ. -Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. 95-97% trẻ thực hiện được yêu cầu của bài . 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động của bài. -Giao dục trẻ:Không đi chơi dưới trời mưa,không nghịch nước mưa và nếu đang đi dưới trời nắng trời mưa thì phải đội nón mũ. - Trẻ QS và nói đặc điểm thời tiết ngày hôm đó như thế nào. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển giác quan cho trẻ - GD trẻ biết yêu thiên nhiên -Trẻ hào hứng chơi - Trẻ có kỹ năng chơi tại các góc phù hợp với chủ đề. Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi cuả mình. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng mô hình công viên nước - Trẻ biết sử dụng màu để tô tranh phù hợp với chủ đề. - Rèn cho trẻ biết cách xem tranh, biết giở sách từng trang. - Trẻ tập các tiết mục văn nghệ. - Trẻ chọn đồ chơi và chia sẻ với bạn. 1.Đồ dùng của cô:giáo án đầy đủ,dàn máy vi tính.nhạc đệm bài hát “Trời nắng trời mưa”, “cho tôi đi làm mưa với”;mũ thỏ của cô,xắc xô,3 ngôi nhà . 2.Đồ dùng của trẻ:mũ thỏ đủ cho trẻ (mũ thỏ nâu,mũ thỏ trắng,mũ thỏ hồng,dây nơ tay đủ cho trẻ,tâm thế trẻ thoải mái,trang phục phù hợp với thời tiết. Sân chơi rộng rãi. - Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng -Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh,. _Tranh bút màu, giấy ... _Tranh ảnh về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. - Tiết mục văn nghệ. 1.Hoạt động 1:Gây hứng thú(2-3 phút). -Chào các bạn!đố các bạn biết tôi là ai nhỉ?. -Đúng rồi,tôi là một chú thỏ thật đáng yêu phải không các bạn!Không chỉ có tôi đáng yêu mà tôi thấy các bạn nhỏ lớp C3 cũng rất đáng yêu và dễ thương nữa đấy.Vì chúng tôi rất đáng yêu nên chúng tôi đã dược tham gia vào tác phẩm âm nhạc rất nổi tiếng đấy,các bạn hãy nghe và đoán xem đó là tác phẩm âm nhạc nào qua 1 bản nhạc nhé! -Cô mở 1 đoạn nhạc của bài hát”trời năng trời mưa”. +Đó là bài hát gì nói về tôi vậy?. +Do nhạc sĩ nào sáng tác?. -Trong bài hát chúng tôi rủ nhau đi đâu? -Đúng rồi,chúng tôi đã đi chơi và gặp trời mưa nên chúng tôi đã phải chạy mau về nhà,và các bạn trong lớp mình cũng vậy nếu đi đâu mà gặp trời mưa thì phải đội nón mũ và phải đi nhanh chân để về nhà nhé.Hôm nay,tôi thấy bầu trời rất đẹp nên tôi mời các bạn cùng đi chơi với chúng tôi qua bài hát”Trời năng trời mưa” nhé! -Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm(2 lần). +Các bạn thấy giai điệu bài hát này như thế nào? 2.Hoạt động 2:Cô và trẻ cùng làm vũ công-múa minh họa theo lời bài hát(12-15 phút). -Các bạn ạ!bài hát này còn được các nhà biên đạo múa múa với các động tác rất đẹp nữa đấy-các bạn hãy cùng thưởng thức nhé! -Cô biểu diễn lần 1: cô hát và múa minh họa. +các bạn thấy điệu múa có đẹp không? -Cô biểu diễn lần 2:cô hát và múa kết hợp với nhạc đệm. +các bạn đã biết múa diệu múa này chưa? (nếu trẻ biết múa rồi thì cô và trẻ cùng biểu diễn,nếu trẻ chưa biết múa thì trẻ múa theo các động tác sau: *câu 1: “trời nắngtắm nắng” 2 tay đưa lên cao và vẫy kết hợp người đung đưa. *câu 2: “vươn vai,vươn vai” 2 tay nắm chặt để ngang ngực kết hợp với nhún sau đó dưa lên cao và xòe bàn tay ra. *câu 3: “thỏ rung đôi tai” 2 tay để 2 bên cạnh tai và vẫy. *câu 4: “nhảy tớinắng mới” 2 tay chống hông và nhảy bật tại chỗ. *câu 5: “bên nhaucùng chơi”vỗ tay theo nhịp 2/4 và một chân kia ký lên phía trước. *câu 6: “mưa to rồi” 2 tay đưa lên cao và rung tay. *câu 7: “mau..nhà thôi” 2 tay làm động tác che ô trên đầu kết hợp chân ký tại chỗ. -Cô và trẻ cùng múa biểu diễn: +Lần 1 không có nhạc đệm. +Lần 2 kết hợp với nhạc đệm. -Cô cho trẻ múa thi đua giữa tổ,nhóm,cá nhân. -Cô chú ý quan sát,động viên,sửa sai cho trẻ(như động tác tay làm tai thỏ chưa dứt khoát.) 3.Hoạt động 3:Qùa tặng âm nhạc. Nếu gặp trời mưa thì chúng mình phải dội nón mũ và về nhà hoặc trú mưa,không được nghịch nước mưa.Các bạn ạ,những hạt mưa sẽ giúp cho cây cối tươi tốt và đã được thể hiện trong bài hát”Cho tôi đi làm mưa với” nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Hà ,cô mời các bạn cùng thưởng thức nhé! -Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc đệm. +các bạn thấy giai điệu bài hát như thế nào? -Cô biểu diễn lần 2 động viên trẻ hưởng ứng cùng cô. 4.Hoạt động 4:Trò chơi âm nhạc* nốt nhạc vui* -Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:các chú thỏ vừa đi chơi vừa hát những bài hát trong chủ điểm,khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì các chú thỏ phải chạy nhanh chân về nhà trú mưa nhé không thì bị ốm đấy.Nếu chú thỏ nào không nhanh chân chạy về nhà khi trời mưa mà vẫn ở ngoài chơi thì phải nhảy lò cò nhé! -cô cho trẻ chơi 2-3 lần.Cô động viên trẻ 5.Kết thúc:cho trẻ đọc bài thơ “Mưa” ra chơi. HĐ1:QSCMĐ - Cô cho trẻ ra vị trí quan sát, dùng câu hỏi đơn giản gợi ý để trẻ trả lời về thời tiết ngày hôm đó (Trời nắng hay mưa, bầu trời có nhiều mây hay ít mây?, thời tiết nóng hay mát, có ảnh hưởng gì đối với đời sống con người) => Cô chính xác lại kiến thức : Thời tiết hôm nay đẹp, se se lạnh . Giáo dục :Trẻ khi đi ra ngoài phải biết mặc quần áo khoác, đội mũ , mang giầy, dép . TC: Trong chai có đựng gì không - Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi. HĐ1:Thoả thuận chơi: Cô giới thiệu các góc chơi , nội dung chơi trong từng góc và cho trẻ về các góc chơi HĐ2:quá trình chơi - Cô hướng dẫn trẻ phân vai và thể hiện vai chơi - Hướng dẫn trẻ cách bán hàng , sử dụng bồ đồ chơi bán hàng nước - Cô hướng dẫn trẻ cách xây mô hình công viên nước _ Cô hướng dẫn trẻ tô màu . _ Hướng dẫn trẻ Sử dụng tranh ảnh về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. => cô hướng dẫn trẻ xếp => trẻ thực hiện - Cô gợi ý cách xếp, hướng dẫn trẻ - Cô gợi ý các TCDG, và tổ chức cho trẻ chơi HĐ3:Kết thúc - Cô nhận xét các góc chơi, buổi chơi - Động viên khuyến khích trẻ chơi lần sau tốt hơn. -Cô hướng dẫn trẻ tập văn nghệ . -Trẻ chơi cô bao quát trẻ Nhận xét cuối ngày: ..... Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp + hình thức tổ chức Lưu ý Thứ 3 : ngày 16 / 4 / 2019 1. Hoạt động học Khám phá khoa học Bé tìm hiểu về nước. 2. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết. - TCVĐ: Kéo co 3. Hoạt động góc - Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng. - Góc XD: Xây mô hình công viên nước. - Góc nghệ thuật:vẽ, tô màu, dán mây, mưa, mặt trời ,mặt trăng. - Góc thư viện: Xem tranh ,đọc thơ chỉ chữ, kể chuyện theo tranh. 4. Hoạt động chiều. - Luyện tập vở KPKH theo chủ đề. - Chơi theo góc. 1. Kiến thức - Trẻ biết được tính chất của nước: trong suốt, không màu, không vị. Nước là chất lỏng, phải đựng vào các vật có độ sâu, kín. - Trẻ biết được ích lợi của nước. 2. Kỹ năng - Trẻ hiểu và trả lời to,rõ ràng các câu hỏi của cô. 3. Thái độ - Trẻ có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước. - Trẻ QS và nói đặc điểm thời tiết ngày hôm đó như thế nào. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển giác quan cho trẻ - GD trẻ biết yêu thiên nhiên - Trẻ biết chơi trò chơi - Rèn cho trẻ sự đoàn kết. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng bạn - Trẻ có kỹ năng chơi tại các góc phù hợp với chủ đề. Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi cuả mình. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng mô hình công viên nước. - Trẻ biết sử dụng màu để tô tranh phù hợp với chủ đề. - Rèn cho trẻ biết cách xem tranh, biết giở sách từng trang. - Trẻ làm bài tập 1. Đồ dùng a. Đồ dùng của cô: + 1 chậu cá cảnh, 1 chậu nước, 1 cốc nước lọc + 1 cái rổ, 1 cái chai, 1 cái cốc, 1 cái bát, 1 cái đĩa. + Tranh về cánh đồng khô hạn do thiếu nước, hồ nước ô nhiễm cá chết, cây cối khô héo do thiếu nước. + Tranh vẽ hành vi đúng bảo vệ nguồn nước, dùng nước tiết kiệm và hành vi sai không tiết kiệm nước, làm ô nhiễm nguồn nước. + Đĩa nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” để trẻ chơi trò chơi. b. Đồ dùng của trẻ: + Các dấu X màu đỏ để trẻ gắn vào các hành vi sai. 2. Địa điểm - Trẻ ngồi theo hình chữ U 3. Trang phục - Cô và trẻ trang phục gọn gàng, phù hợp với thời tiết Sân chơi thoáng mát. . - Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng nước. -Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh.. -Tranh bút màu, giấy ... -Tranh ảnh về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. - Sách KPKH . Hoạt động 1: Vào bài - Các con ơi? Trước khi học, hôm nay cô sẽ tặng cho lớp chúng mình một món quà. Đó là một câu chuyện rất thú vị có tên: “ Ai nói đúng”. “Vào một ngày đẹp trời 2 bạn Thỏ Nâu và Thỏ Trắng rủ nhau vào rừng hái nấm. Đường vào rừng rất xa, Thỏ Trắng và Thỏ Nâu rất mệt. Bỗng Thỏ Nâu nói: Thỏ Trắng ơi! cậu nhìn kìa nước có màu xanh đấy. Thỏ Trắng đáp: Mẹ tớ bảo nước trong suốt, không có màu mà. Hai bạn đều khăng khăng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng 2 bạn đã đưa ra quyết định cùng nhau đến hỏi các bạn nhỏ lớp G1: “ Các bạn lớp G1 ơi! Hãy giúp chúng tôi tìm ra câu trả lời xem ai là người nói đúng nhé.” Để biết ý kiến của bạn Thỏ nào đúng cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé. Hoạt động 2: Khám phá về nước * Nước trong suốt, không màu, không vị - Trước tiên cô và các con cùng nhau chơi một trò chơi nhé. Trò chơi có tên gọi : “Ai tinh mắt”. - Khi cô nói trời tối thì các con sẽ nhắm mắt lại, khi cô nói trời sáng các con hãy mở mắt ra và xem trên bàn cô có gì nhé.( Cô cho trẻ xem bể cá). - Các con nhìn thấy gì trong bể nước này nhỉ? - Vì sao các con lại nhìn thấy cá và rong rêu trong bể nước này? - Các con ạ! Vì nước trong suốt, không màu nên các con có thể nhìn thấy cá và rong rêu trong bể đấy. - Qua trò chơi vừa rồi chúng mình thấy ý kiến của bạn nào đúng nhỉ, Thỏ Nâu hay Thỏ Trắng? - Bạn Thỏ Trắng đã nói điều gì nhỉ? Chúng mình cùng nhắc lại nào. - Hàng ngày ăn cơm trưa xong chúng mình thường làm gì nhỉ? - Sau khi ăn các con thường xúc miệng nước muối,các con thấy nước muối có vị gì? - Có bạn nào uống nước lọc không? Các con cảm thấy như thế nào? - Bây giờ cô mời một bạn lấy giúp cô một cốc nước để nếm xem nước có vị gì nhé. (Cô cho vài trẻ thử). - Vậy nước trắng chúng ta uống hằng ngày không có vị. Nước chỉ có vị mặn khi hòa tan một ít muối hay canh các con ăn hàng ngày cũng có vị mặn đúng không nào. Nước có vị ngọt khi cho đường vào và khuấy tan, có vị chua khi vắt thêm chanh. * Nước là chất lỏng - Còn rất nhiều điều thú vị về nước, cô con mình cùng khám phá nhé. - Bây giờ cô mời 2 bạn chơi trò chơi. Trước khi chơi các con hãy kéo cao tay áo lên nhé. Trên bàn cô có một chậu nước, khi cô hô 1,2,3 các con hãy cùng đập bàn tay xuống nước. - Các con thấy thế nào? + Nước có mát không? Nước nóng hay lạnh nhỉ? Nước chỉ nóng khi được đun sôi. - Khi cho tay vào nước thì tay chúng mình bị làm sao nhỉ? Các con hãy cùng chụm các ngón tay vào và nhấc lên xem nào. Cái gì đang chảy xuống chậu nước nhỉ? - Vì nước là chất lỏng nên khi nhúng tay vào sẽ bị ướt và nước có thể chảy từ trên cao xuống. * Nước phải đựng vào đồ vật kín có độ sâu - Các con ơi hôm nay cô cũng mang tặng lớp chúng mình rất nhiều thứ, chúng mình xem đó là những đồ dùng gì nhé.( Rổ. cốc, đĩa, bát, chai). Không biết trong những đồ dùng mà cô mang đến cái nào có thể đựng được nước nhỉ? - Cô đổ nước vào lần lượt từng thứ + Cô sẽ thử đổ nước vào bát này nhé, chúng mình thấy nước có bị chảy xuống không nhỉ? + Cô tiếp tục lấy nước từ cái bát này cô sẽ đổ vào cái cốc. À, nước trong cốc cũng không bị chảy ra ngoài đấy. + Chúng mình thử đoán xem cái đĩa này có đựng được nước không nhé?( Cô đổ nước ra đĩa cho nước tràn ra ngoài) Các con ạ! đĩa cũng đựng được nước nhưng chỉ đựng được ít vì đĩa rất nông. - Còn cái rổ này có đựng được nước không? Cô sẽ thử đổ vào xem sao nhé! - Vì sao rổ lại không đựng được nước nhỉ? - À vì rổ có lỗ thủng nên nước chảy xuống. Vậy nước chỉ đựng được ở những đồ dùng nào? - Nước chỉ đựng được ở những đồ vật kín và có độ sâu như cốc, bát, chai - Chính vì thế mà ở lớp khi uống nước, uống sữa các con dùng cái gì để đựng nhỉ? Và phải nhớ uống nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc như ở lớp các con uống nhé. Có bạn nào được uống nước lã không nhỉ? - Chúng mình vừa được khám phá rất nhiều điều về nước. Vậy nước dùng để làm gì? * Giáo dục: - Nước rất quan trọng đối với con người, con vật và cây cối xung quanh. Vậy chúng mình phải làm gì để tiết kiệm nước? - Ngoài tiết kiệm nước các con phải biết bảo vệ nước. Khi đi ra hồ chơi, ăn kem các con phải vứt rác vào đâu? Có ai được vứt xuống hồ không? - Vậy nếu không tiết kiệm nước, không bảo vệ nguồn nước thì điều gì sẽ xảy ra, chúng mình hãy cùng xem 1 số hình ảnh sau đây ( Cho trẻ xem tranh ảnh về hậu quả của việc không tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước) Cô và trẻ cùng trò chuyện về những hình ảnh trên những bức tranh đó Hoạt động 3: Trò chơi trời nắng trời mưa. - Hướng dẫn luật chơi, cách chơi cho trẻ. - Kết thúc giờ học. HĐ1:QSCMĐ - Cô cho trẻ ra vị trí quan sát, dùng câu hỏi đơn giản gợi ý để trẻ trả lời về thời tiết ngày hôm đó (Trời nắng hay mưa, bầu trời có nhiều mây hay ít mây?, thời tiết nóng hay mát, có ảnh hưởng gì đối với đời sống con người) => Cô chính xác lại kiến thức : Thời tiết hôm nay đẹp, se se lạnh . Giáo dục :Trẻ khi đi ra ngoài phải biết mặc quần áo khoác, đội mũ , mang giầy, dép HĐ2:TCVĐ: Kéo co - Cách chơi: Cô nói rõ tên trò chơi Kéo co, Cách chơi: chia trẻ làm 2 đội và thi xem đội nào kéo thắng. HĐ1:Thoả thuận chơi: Cô giới thiệu các góc chơi , nội dung chơi trong từng góc và cho trẻ về các góc chơi. HĐ2:quá trình chơi - Cô hướng dẫn trẻ phân vai và thể hiện vai chơi . - Hướng dẫn trẻ cách bán hàng , sử dụng bồ đồ chơi bán hàng nước. - Cô hướng dẫn trẻ cách xây mô hình công viên nước. _ Cô hướng dẫn trẻ tô màu . _ Hướng dẫn trẻ Sử dụng tranh ảnh về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. => Cô hướng dẫn trẻ xếp. => Trẻ thực hiện. - Cô gợi ý cách xếp, hướng dẫn trẻ. - Cô gợi ý các TCDG, và tổ chức cho trẻ chơi. HĐ3:Kết thúc - Cô nhận xét các góc chơi, buổi chơi. - Động viên khuyến khích trẻ chơi lần sau tốt hơn. Cô hướng dẫn trẻ làm. - Trẻ chơi theo ý thích tại các góc. Nhận xét cuối ngày: ..... Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp + hình thức tổ chức Lưu ý Thứ 4 : ngày 17/4 / 2019 1.Tạo hình Vẽ mây, mưa bằng màu nước. 2. Hoạt động ngoài trời - Vẽ phấn trên sân trường về chủ điểm nước. - TC: Lộn cầu vồng. \ 3. Hoạt động góc - Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng. - Góc XD: Xây mô hình công viên nước. - Góc nghệ thuật:vẽ, tô màu, dán mây, mưa, mặt trời ,mặt trăng. - Góc thư viện: Xem tranh ,đọc thơ chỉ chữ, kể chuyện theo tranh 4. Hoạt động chiều - Luyện tập vở KPKH theo chủ đề. - Chơi theo góc 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được thế nào là trời mưa to, mưa nhỏ. - Trẻ hiểu được lợi ích của mưa đối với đời sống con người, cây cối và con vật. 2. Kỹ năng - Trẻ biết cầm bút đúng cách, ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu. - Trẻ biết vẽ nét xiên ngắn, nét xiên dài làm mưa. 3. Thái độ - GD: Trẻ biết đội nón, mũ, che ô, mặc áo mưa khi đ
File đính kèm:
- lop 3 tuoi chu diem nuoc_12585568.doc