Kế hoạch tuần 2 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé với hiện tượng tự nhiên
-TCVĐ: Nhảy Qua Suối Nhỏ.Ném vòng vào cổ chai .
- TCHT: cần bao nhiêu viên sỏi để làm tràn cốc nước, Nước Đá Biến đi đâu.
-Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá.
*Góc xây dựng: Xây hồ bơi.
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu các nguồn nước sạch. Bầu trời, ông mặt trời.
* Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai.
* Góc thiên nhiên: Các tia nước chảy khác nhau.
Góc phân vai: của hàng bán nước giải khát cho khách đến hồ bơi.
KẾ HOẠCH TUẦN 2 CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Từ ngày: 27/2-/03/3/2017 HOẠT ĐỘNG Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm thứ năm Thứ sáu Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của nước, cất đồ dùng của trẻ. Cho trẻ xem hình ảnh trên máy liên đến chủ đề, chơi tự do theo ý trẻ. Ăn sáng Thể dục sáng: Hướng dẫn tập đồng diễn. Điểm danh. Hoạt động học KPKH Trái đất mặt trời và mặt trăng. *PTTC: Đập bắt bóng bằng 2 tay. PTNN: *làm quen chữ cái Q PTNN* thơ “Mưa rơi”. PTTM: VĐ: mây và gió Nghe: ru con mùa đông TCAN: Ai đoán giỏi HOẠT ĐỘNG NGOÀI -TCVĐ: Nhảy Qua Suối Nhỏ.Ném vòng vào cổ chai ... - TCHT: cần bao nhiêu viên sỏi để làm tràn cốc nước, Nước Đá Biến đi đâu. -Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá. TRỜI HOẠT ĐỘNG GÓC *Góc xây dựng: Xây hồ bơi. *Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu các nguồn nước sạch. Bầu trời, ông mặt trời. * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: Các tia nước chảy khác nhau. Góc phân vai: của hàng bán nước giải khát cho khách đến hồ bơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Ôn sáng *Dạy cháu phòng tránh sấm sét, giông *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. PTNT:*Toán So sánh phát hiện qui tắc sắp xếp. *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. *Ôn sáng *Dạy cháu phòng tránh bão *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. PTTM Xé dán ông mặt trời. *Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ. *Ôn sáng *dạy cháu kĩ năng kêu cứu khi gặp nạn *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. KẾ HOẠCH NGÀY THỨ HAI NGÀY 27/02/2017 I. Đón trẻ: - Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với cháu về chủ đề nhánh mới. cho cháu xem các video về các lễ hội tổ chức vào mùa hè. - Cho trẻ vào lớp cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. II. Thể dục sáng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thực hiện một số động tác của bài tập thể dục sáng. - Phát triển các bộ phận trong cơ thể, rèn luyện và phát triển các cơ, phối hợp nhịp nhàng tay chân. - Biết được ích lợi và thường xuyên tập thể dục. 2. Chuẩn bị. - Địa điểm: ngoài sân. - Thời gian: 7h 30.-7h45 - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn. 3. Tiến Trình. *Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ nghe nhạc và di chuyển theo đội hình vòng tròn thực hiên các kiểu đi, chạy, nhảy. Sau đó chuyển thành đội hình 3 hàng ngang tập thể dục. *Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung, tập kết hợp với bài hát "thể dục sáng". * Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần 8 nhịp). * Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần 8 nhịp). - TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi. -N1: Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau. - N2: Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau. - N3: Đưa hai tay lên cao ngang vai. - N 4: Hạ hai tay xuống. - Nhịp 5,6,7,8 tương tự đổi sang trái. * Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần 8 nhịp). - TTCB: Đứng thẳn tay chống hông. - N1:Quay người sang trái. - N2: Đứng thẳng. - N3:Quay người sang trái. - N4:Đứng thẳng. - N5.6.7.8 như nhịp 1,2,3, 4. * Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần 8 nhịp). -TTCB: Đứng tự nhiên - N1:Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối. - N2: Hạ chân trái xuống đứng thẳng. - N3: Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối. - N4:Hạ chân phải xuống, đứng thẳng. - N5.6.7.8 như nhịp 1,2,3, 4. * Động tác bật: Bật tiến về phía trước, lùi về phía sau. - TTCB: Tay chống hông. - N1: Bật tiến về phía trước. - N2:Bật lùi về phía sau. - N3, 4.5.6.7.8 như nhịp 1,2 * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ tự do vung tay, hít thỡ nhẹ nhàng, sau đó tập trung trẻ lại nghe cô nhận xét (nhắc nhỡ những trẻ chưa thực hiện). - Nhận xét tuyên dương, khám tay, điểm danh vào lớp. Điểm danh vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC. CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Lĩnh vực: khám phá khoa học Hoạt động: Trái đất mặt trời và mặt trăng. I.Mục tiêu. -Trẻ biết trái đất, mặt trời và mặt trăng. - Phân biệt được mặt trời, mặt trăng, trái đất qua hình dạng và thời điểm xuất hiện của mặt trời, mặt trăng. - giáo dục trẻ biết bảo vệ thiên nhiên bằng các công việc vừa sức. II. Chuẩn bị. Tranh ảnh về mặt trời, mặt trăng, trái đất, giáo án điện tử, bảng đa năng, tranh lô tô về thời gian trong ngày. Đèn pin. Địa điểm: trong lớp Thời gian: 30 – 35 phút. III.Tiến hành. STT CẤU TẠO HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ. 1 Hoạt động 1: nào mình cùng hát Cho trẻ hát 1 lời bài trái đất này là của chúng mình chuyển đội hình vào 3 hàng ngang. Các bạn vừa hát bài hát gì nào? Vậy bạn nào biết trái đất có dạng hình gì nào? Để xem các hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 2 Hoạt động 2: Cùng nhau tìm hiểu. Các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây? + Trái đất có phải dạng hình cầu không? Trái đất của chúng ta rất lớn, hình cầu và rất đẹp. Con có nhận xét gì về trái đất? Trái đất có màu gì? Vì sao có màu xanh lá cây và màu xanh nước biển? Những vệt màu xanh lá cây trên mặt trái đất là gì? Rừng cây. Màu xanh biển là gì? Nước. Còn những đốm màu vàng là gì? Đất. Các bạn xem trái đất chúng ta có đẹp không? Con người con vật, và cây cối đều sống được nhờ có trái đất, vậy theo con nghĩ mặt trời và mặt trăng có ở trên trái đất không?. Trái đất quay theo vòng quay kim đồng hồ. Trái đất xoay quanh hệ mặt trời và mặt trăng. Như chúng ta biết trái đất là nhà của các sinh vật sống, chúng ta được sống trên trái đất Các hoạt động của con người như đi bộ, chạy bộ, xe chạy, xây cất chỉ là rất bé trên bộ da của trái đất.để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng xem trái đất quay quanh mặt trời nhé. Cô cho trẻ xem video. Các bạn nhận xét gì về đoạn video này? + Mặt trời. Vậy mặt trời có dạng hình gì? Mặt trời là 1 khối cầu lửa. Vậy ánh sáng mặt trời có màu gì? Ánh sáng của mặt trời chủ yếu là màu vàng. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời, và mặt trời cho chúng ta ánh sáng. Tại sao trái đất lại có ánh sáng của mặt trời? do chiếu xạ do bầu khí quyển của trái đất. Tại sao bầu trời lại có màu xanh vào ban ngày chúng ta nhìn thấy nào? Mặt trời vào buổi trư chúng ta có thể nhìn thẳng vào mặt trời được không? Vì sao? Buổi sáng mặt trời như thế nào? Buổi chiều mặt trời ra sao? Như chúng ta biết mặt trời có 7 màu sắc chỉ có màu vàng và màu đỏ mạnh xuyên qua bầu khí quyển nên chúng ta chỉ nhìn thấy tia nắng mặt trời là màu vàng, còn bầu trời màu xanh do tia màu lam của mặt trời và kết hợp với bụi và hơi nước biển chính vì vậy chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh đó các bạn. Nhưng màu sắc của bầu trời cũng thay đổi rất nhiều trong 1 ngày đó các bạn. Vào buổi trưa, Mặt trời chiếu thẳng vào vị trí của chúng ta đang đứng, vì vậy ánh sáng vào buổi trưa là nhiều nhất. Buổi sáng, hay buổi chiều ta thấy có ánh sáng mặt trời màu vàng đậm hay màu tím và dịu hơn là mặt trời chiếu vào 1 góc không thẳng với vị trí của ta nên mắt ta nhìn được mặt trời. Theo các bạn nếu như không có mặt trời điều gì sẽ xảy ra? Còn nếu như có mặt trời nắng quá thì điều gì sẽ xảy ra? Cho trẻ dự đoán những hiện tượng đó. Cho trẻ xem 1 đoạn video trời nắng kéo dài, trời không có nắng. *Cô tóm lại: Các bạn thấy mặt rất có ích cho chúng ta nhưng khi mặt trời nắng nhiều quá sẽ gây hạn hán cho con người, sẽ làm cho con người và con vật, cây cối nắng nóng, khô héo. Nhưng nếu không có mặt trời thì sẽ tối tăm, cây cối sẽ không phát triển, không ra hoa kết quả, con người sẽ bị tối tăm không có ánh sáng để đi học đi làm. Vì vậy các bạn sẽ làm gì để cho thiên nhiên chúng ta luôn có ích cho cuộc sống con người con vật và cây cối nào? + Mặt trăng. Vào buổi tối con thấy gì trên bầu trời? Ban đêm chúng ta có thể nhìn thấy mặt trăng, trăng tròn và sáng nhất vào đêm trung thu. Vậy mặt trăng có dạng hình gì? Màu gì? Khi nào chúng ta thấy trăng hình tròn? Mặt trăng to nhất? Và khi nào ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm. Trăng xuất hiện theo 1 chu kỳ của hàng tháng đó các bạn. Nhưng khi vào trời mưa các bạn có thấy trăng và mặt trời không? Vì sao? Vì vậy chúng ta phải giữ gìn trái đất xanh sạch đẹp bằng các hoạt động vừa sức của mình nhé. 3 Hoạt động 3. Chung sức Cho trẻ hát bài mặt trời tí hon chuyển đội hình vào 2 hàng dọc. Cô thấy các bạn rất giỏi để xem các bạn cùng nhau tìm hiểu như thế nào qua trò chơi chung sức. Để chơi được trò chơi này các bạn nghe cô nói luật chơi và cách chơi nhé. Luật chơi: mỗi bạn chạy lên lấy 1hinh2 ảnh theo yêu cầu. Bật không chạm vào vòng. Cách chơi: khi nghe thấy hiệu lệnh của cô chạy lên lấy tranh vào buổi sáng, chạy về bạn thứ 2 lấy tranh buổi trưa, và cứ thế các bạn lấy tranh và sắp xếp theo qui trình 1 ngày, đội nào lấy đúng và sắp xếp được qui trình nhiều ngày sẽ được thưởng. Cô cho trẻ chơi và giúp đỡ trẻ kịp thời. Nhận xét sau mỗi lượt chơi. 4 Hoạt động 4. Tạo bóng ngộ nghĩnh Cô cho trẻ đọc bài thơ chuyển đội hình về 3 hàng ngang chơi trò chơi tạo bóng ngộ nghĩnh. Trước khi chơi cô tắt tất cả đèn và kéo dèm cửa cho trong phòng tối, sau đó cô dùng 1 đèn pin tạo bóng bằng bàn tay thành các hình ngộ nghĩnh cho trẻ xem, sau đó cho trẻ chơi tạo các hình mà trẻ biết. Nhận xét mỗi lượt chơi. Cô hướng dẫn và cho trẻ thực hiện vở cho bé khám phá khoa học. Các bạn hãy tô màu trái đất, tô màu người và vật sóng trên trái đất, tô màu bức tranh và đếm xem có bao nhiêu con vật, ghi kết quả vào ô vuông theo cách bé thích, hãy nói tranh và tô màu tranh cho đẹp, tô màu các bạn có hành động tốt để giữ cho môi trường xanh sạch đẹp. Nhận xét nêu gương lớp cá nhân. Cho trẻ hát bài trái đất này ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * TCVĐ: Nhảy Qua Suối Nhỏ. * TCHT: cần bao nhiêu viên sỏi để làm tràn cốc nước. * Chơi Tự Do. I. Mục tiêu. - Trẻ biết có 1 thứ tan trong nước và 1 số không tn trong nướcCháu biết chơi trò chơi “ nhảy qua suối nhỏ”, giải được câu đố mà cô đưa ra - Khơi gợi niềm yêu thích khám phá ở trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua trò chơi, Rèn sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh. -Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Giáo dục cháu đoàn kết khi chơi và biết bảo vệ, yêu quý các loại cây cỏ xung quanh trường. II. CHUẨN BỊ: - vẽ 1 con suối nhỏ, chục viên sỏi,2 cốc nuốc, bàn. - Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời như chong chóng, máy bay, bóng, trò chơi dân gian.. - Thời gian: 30-35 phút. - Địa điểm: sân trường. III. Tiến trình. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu Các bạn ơi nhìn xem trên sân có gì? Những vũng nước, vì sao trên sân có những vũng nước vậy? Vậy bây giờ cô sẽ cho các bạn chơi nhảy qua vũng nước nhé. Hoạt động 2: TCVĐ nhảy qua suối nhỏ Để chơi đượct rò chơi này các bạn nghe cô nói cách chơi và luật chơi nha. + Cách chơi: cô có xẽ 1 con suối. Phía bên kia suối có rất nhiều bông hoa đẹp, cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong nhóm nhảy qua suối hái hoa rừng. Khi nghe hiệu lệnh “ nước lũ tràn về” các bạn sẽ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. + Luật chơi: ai hái được nhiều hoa thì thắng cuộc, ai thua cuộc phải hát hoặc đọc 1 bài thơ trong nhóm yêu cầu. Tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét sau mỗi lần chơi. Nhận xét trò chơi. Hoạt động 3: TCHT “ cần bao nhiêu viên sỏi để làm tràn cốc nước” Các bạn ơi cô có 1 cốc nước có đầy không? Vậy các bạn xem viên sỏi này để vào nước chìm hay nổi? Cô rót đầy nước vào cốc thủy tinh và mời trẻ đoán xem nếu cho thêm vài viên sỏi vào thì điều gì sẽ xảy ra? Cô cho trẻ lên thả nhẹ nhàng 1 viên sỏi vào cốc nước, trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng, cô hỏi trẻ nếu cho tiếp 1 viên sỏi nữa vào cốc nước điều gì sẽ xảy ra? Cho trẻ trả lời. Cho trẻ lên làm tiếp với cốc nước khác. Nhận xét sau mỗi lượt chơi. Hoạt động 4: Chơi tự do. - Cô tập trung trẻ lại giới thiệu các loại đồ chơi ngoài trời - Cô giới thiệu cho trẻ một số trò chơi tự do như chong chóng, máy bay..chi chi chành chành. Lộn cầu vòng, - Cho trẻ chọn đồ chơi trẻ thích và tiến hành chơi. - Cô giới hạn khu vực chơi cho trẻ - Quan sát trẻ chơi và chơi cùng trẻ. - Gd trẻ : Khi chơi không được xô đẩy bạn,thấy lá rụng thì phải nhặc bỏ vào thùng rác nhe! - Cô nhận xét quá trình chơi và giáo dục chung. - Kết thúc - điểm danh- vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC *Góc xây dựng: Xây hồ bơi. *Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu các nguồn nước sạch. Bầu trời, ông mặt trời. * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: Các tia nước chảy khác nhau. Góc phân vai: của hàng bán nước giải khát cho khách đến hồ bơi. I/ Mục tiêu. - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dung đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được bể bơi cùng các bạn. - Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận. - Trẻ biết vẽ, xé dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết chơi đôminô. - Biết các tia nước chảy ra từ nhữnglỗ khác nhau trên thân chai nước không giống nhau. -Trẻ biết biểu diễn các bài nhạc, bài thơ trong chủ đề. II/ Chuẩn bị: - Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp. - Vở tập tô, đôminô đồ chơi - Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn - Hồ dán, giấy - Vườn cây, cát, nước - Địa điểm: trong lớp. - Thời gian: 9h35- 10h15 III/ Tiến Trình: Hoạt động 1: ổn định giới thiệu. - Cho cả lớp hát bài “ bé yêu biển lắm” - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - trong bài hát này nhắc đến điều gì? - Các bạn ơi lớp mình đang học chủ đề gì? - Bạn nhìn xem trong lớp mình có mấy góc chơi? - Đó là những góc nào? Hoạt động 2: thỏa thuận vai chơi. - Vậy với chủ đề hiện tượng tự nhiên chúng ta có thể chơi gì? + Góc xây dựng chúng ta có thể xây hồ bơi. Vậy khi xây hồ bơi chúng ta xây gì trước? Xây như thế nào? Trang trí như thế nào để cho hồ bơi thêm đẹp? Ai thích chơi góc xây dựng? + Góc phân vai chúng ta chơi gì? Người ở góc phân vai thì phải làm sao? Chúng ta có thể làm người cứu hộ ở bể bơi, và khu bán nước hàng nước và thức ăn,...vậy nhiệm vụ của người cứu hộ phải làm sao? + Góc nghệ thuật: các bạn sẽ làm gì từ bức tranh này? Vậy các con hãy cùng nhau vẽ và tô màu các hình ảnh cho thật đẹp nhé. Và để có nước cho chúng ta sử dụng thì các con có thể vẽ mưa, nặn các dụng cụ chứa nước chẳng hạn. + Góc học tập: các bạn hãy gạch chéo các hành vi sai, và tô màu hành vi đúng cho đẹp bức tranh nha. + Góc thiên nhiên: cô có những cái chai này các bạn hãy để nước vào chai và xem chai nước chảy ra có giống nhau không nhé. .* Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Bạn nào thích góc chơi góc nào thì vào góc chơi và đeo ký hiệu. - Sau khi thỏa thuận xong trẻ vào góc chơi của mình. - Trong quá trình chơi cô đóng 1 vai cùng chơi với trẻ. - Cô gợi ý chơi liên kết các góc chơi với nhau. - Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi nhận xét về nề nếp chơi và sản phẩm của nhóm chơi. - Sau đó cho trẻ ngồi quanh góc xây dựng cùng nhận xét về công trình xây dựng. - Cô cho trẻ góc xây dựng tự giới thiệu về công trình của mình. - Cô nhận xét về công trình xây dựng của cháu và tuyên dương góc xây dựng. (kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường sạch, đẹp, không xả rác, hái hoa, không vẽ bậy lên tường ,lớp). khi sử dụng nước cần tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước. * Nhận xét cuối buổi: - Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, tuyên dương nhóm chơi có nề nếp. - Cho trẻ hát và cất đồ chơi đúng qui định. - Kết thúc buổi chơi. - Cho cháu thu dọn cùng cô. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Dạy cháu cách phòng tránh sấm sét, giông Nêu gương cắm cờ. Vệ sinh trả trẻ. Vệ sinh lớp. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ 2 ngày 27 tháng 02 năm 2017 1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 2/ Tình trạng sức khỏe của trẻ ( những trẻ có biểu hiện bất thường về, ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...): ...................................................................................................................................................................................................................................................... 3/ Thái độ trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ (những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi): Sự tích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ: ...................................................................................................................................................................................................................................................... Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 4/ Kiến thức và kỹ năng của trẻ: những kiến thức, kỹ năng trẻ thực hiện tốt (chưa tốt) lí do?: Những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực: Kiến thức: ...................................................................................................................................................................................................................................................... Kỷ năng: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được, lí do chưa thực hiện được, những thay đổi tiếp theo. ...................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH NGÀY THỨ BA NGÀY 28/02/2017 Đón trẻ. - Đón trẻ, hướng dẫn cháu cất đồ dùng cá nhân vào chỗ. - Cho trẻ quan sát các cảnh đẹp về mùa hè. - Cho cháu chơi tự do theo ý thích. Thể dục sáng. * Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần 8 nhịp). * Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần 8 nhịp). * Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần 8 nhịp). * Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần 8 nhịp). * Động tác bật: bật tiến về phía trước- lùi về phía sau3 lần 8 nhịp). è Hướng dẫn tập đồng diễn như ngày đầu tuần. Điểm danh: CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN. LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: ĐẬP BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY I/ Mục tiêu: -Trẻ biết đập bắt bóng bằng 2 tay. - Rèn luyện cách phối hợp tay mắt nhịp nhàng qua vận động đập bắt bóng bằng 2 tay. Trẻ thực hiện đúng tư thế, phối hợp tay chân nhịp nhàng, rèn cho trẻ tính khéo léo, phát triển cơ tay, cơ vai,phát triển khả năng định hướng tốt cho trẻ. rèn sự khéo léo của đôi tay sự phối hợp nhịp nhàng với tay và mắt.Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia bài tập phát triển chung. Biết tự tập thể dục để bảo vệ sức khỏe của mình. II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Máy và băng nhạc bài hát “ Trời nắng, trời mưa”, “ Cho tôi đi làm mưa với”. + Bài thơ “ Mưa xuân” + Vẽ 2 vòng tạo thành vũng nước. + 2 cổng thể dục. - Địa điểm: ngoài sân - Thời gian: 30 – 35 phút. III/ Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 1. 2. 3. Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Trọng động Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Các bạn ơi hôm nay lớp mình cùng đi tham quan triển lãm tranh về mùa hè. Cho trẻ nghe nhạc bài hát “ mùa hè đến” và di chuyển đội hình theo vòng tròn và thực hiện các kiểu đi, chạy, nhảy theo hiệu lệnh kết hợp với nhạc. Tập hợp về ba hàng ngang khởi động các khớp để khỏe mạnh thì các bạn ùng tập bài tập phát triển chung. * Bài tập phát triển chung: + Động tác Tay: đưa tay ra phía trước, sau.( 2l* 8 nhịp) TTCB: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai. N1: Đưa 2 tay thẳng lên cao quá đầu. N2: Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai. N3: Đưa 2 tay ra phía sau. N4: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi theo người. N5,6,7,8 thực hiện tương tự + Động tác Bụng: Cúi về trước, ngửa
File đính kèm:
- TUAN_2_HTTN_KHOI_LA_2016_2017.doc