Kế hoạch tuần 3 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Ngày vui 8/3
Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về lợi ích đất đá, cát sỏi.
Cho trẻ xem hình ảnh trên máy liên đến chủ đề, chơi tự do theo ý trẻ.
Ăn sáng
Thể dục sáng: Hướng dẫn tập đồng diễn.
Điểm danh.
Hoạt động học *KPXH
Trò chuyện ngày 8/3.
*PTTC:Thể dục
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục 2m x 0,25m PTNT:*Toán
Xác định vị trí của đối tượng so với vật chuẩn.
PTNN: *LQCC
G
PTTM:
Nghe: hoa trong vườn
Vận động: bông hoa mừng cô
TCÂN tai ai tinh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI - TCVĐ: Trời nắng trời mưa, ném vòng cổ chai,.
- TCHT: đàn nước,nước giúp hoa tươi lâu.
-Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá.
KẾ HOẠCH TUẦN 3 CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY VUI 8/3 Từ ngày: 6/3-10/3/2017 HOẠT ĐỘNG Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về lợi ích đất đá, cát sỏi. Cho trẻ xem hình ảnh trên máy liên đến chủ đề, chơi tự do theo ý trẻ. Ăn sáng Thể dục sáng: Hướng dẫn tập đồng diễn. Điểm danh. Hoạt động học *KPXH Trò chuyện ngày 8/3. *PTTC:Thể dục Đi thăng bằng được trên ghế thể dục 2m x 0,25m PTNT:*Toán Xác định vị trí của đối tượng so với vật chuẩn. PTNN: *LQCC G PTTM: Nghe: hoa trong vườn Vận động: bông hoa mừng cô TCÂN tai ai tinh. HOẠT ĐỘNG NGOÀI - TCVĐ: Trời nắng trời mưa, ném vòng cổ chai,.... - TCHT: đàn nước,nước giúp hoa tươi lâu. -Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá. TRỜI HOẠT ĐỘNG GÓC *Góc xây dựng: xây công viên. *Góc nghệ thuật: vẽ, tô làm thiệp tặng bà, cô, mẹ, chị gái, em gái ngày 8/3. * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước. * Góc phân vai: của hàng bán nước giải khát cho khách đến hồ bơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Ôn sáng *Dạy cháu kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. PTNN* Giọt nước tí xíu *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. * *Dạy cháu khám phá thổi bóng bay bằng chai. *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. PTTM* Dán trang trí. *Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ. Dạy trẻ làm thí nghiệm dùng bóng bay kéo đồ vật. *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. KẾ HOẠCHTHỨ HAI: NGÀY 6/3/2017 ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với cháu về chủ đề nhánh mới. cho cháu xem các video về một số hoạt động 8/3. - Cho trẻ vào lớp cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. TRẺ ĂN SÁNG THỂ DỤC SÁNG 1. Mục tiêu yêu cầu: - Trẻ thực hiện một số động tác của bài tập thể dục sáng - Phát triển các bộ phận trong cơ thể, rèn luyện và phát triển các cơ, phối hợp nhịp nhàng tay chân. - Biết được ích lợi và thường xuyên tập thể dục. 2. Chuẩn bị. - Địa điểm: Ngoài sân. - Thời gian: 7h 30.-7h45 - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn. 3. Tiến Trình. *Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ nghe nhạc và di chuyển theo đội hình vòng tròn thực hiên các kiểu đi, chạy, nhảy. Sau đó chuyển thành đội hình 3 hàng ngang tập thể dục. *Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung, tập kết hợp với bài hát "thể dục sáng". * Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần 8 nhịp). * Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần 8 nhịp). - Đứng thẳng tay thả xuôi. - Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau. - Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau. - Đưa hai tay lên cao ngang vai. - Nhịp 4: Hạ hai tay xuống. - Nhịp 5,6,7,8 tương tự đổi sang trái. * Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần 8 nhịp). - Đứng thẳn tay chống hông. - Quay người sang trái. - Đứng thẳng. - Quay người sang trái. - Đứng thẳng. * Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần 8 nhịp). - Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối. - Hạ chân trái xuống đứng thẳng. - Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối. - Hạ chân phải xuống, đứng thẳng. * Động tác bật: Bật tiến về phía trước, lùi về phía sau. Tay chống hông. - Bật tiến về phía trước. - Bật lùi về phía sau. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ tự do vung tay, hít thỡ nhẹ nhàng, sau đó tập trung trẻ lại nghe cô nhận xét (nhắc nhỡ những trẻ chưa thực hiện). - Nhận xét tuyên dương, khám tay, điểm danh vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC: KPKH TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY 8/3 Yêu cầu. - Trẻ biết ngày mùng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày dành cho các bà, các mẹ, các cô giáo, các chị.... Trẻ biết một số hoạt động của ngày 8/3. như mít tinh, toạ đàm, vui văn nghệ, thể thao, tặng hoa, tặng quàcho các bà, các mẹ, cô giáo, các bạn gái ... - Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng.Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết vâng lời bà, mẹ, cô giáo......chăm ngoan học giỏi, Biết thể hiện tình cảm của mình nhân ngày 8/3. - Trẻ biết tặng quà cho bà, mẹ, cô giáo, chị gái vào dịp lễ. II. Chuẩn bị: - Trang trí lớp - Máy chiếu. - Nhạc bài hát: “ Bông hoa mừng cô” - Hộp quà, giấy gói, nơ.giấy màu, kéo.. Thời gian: 30 – 35 phút Địa điểm: trong lớp. III. Tiến hành: stt Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ. 1 Hoạt động 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát vận động bài hát: “ Ngày vui mùng 8/3” - Các con vừa hát bài hát có tên là gì ? - Có bạn nào biết về nội dung bài hát này không? - Cô đố các con ngày 8- 3 là ngày gì? Giới thiệu: Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày dành riêng cho các bà, các mẹ, các cô. để biết được trong ngày này mọi người thường tổ chức những hoạt động gì? Hôm nay cô cùng các con cùng trò chuyện tìm hiểu thêm về ngày lễ này nhé 2 Hoạt động 2. Tìm hiểu về ngày 8/3 Tìm hiểu về ngày 8/3 và các hoạt động của trẻ diễn ra trong ngày hội 8/3 - Các con đã làm gì trong ngày 8/3? - Cô cho trẻ xem các Slel các hoạt động của trẻ trong ngày 8/3( Bé tặng hoa cô giáo, bà, mẹ, chị) - Ngoài tặng hoa ra cô còn có bức ảnh các bạn đang làm gì đây?( Tặng quà cô giáo, làm bưu thiếp) - Vừa rồi là những hoạt động mà các con đã trải qua cô còn thấy các bạn tham dự vào rất nhiều những hoạt động khác nữa. Vậy chúng mình cùng quan sát xem các bạn còn tham dự vào những hoạt động gì nữa nhé - Cô đưa các Slel cắm hoa, văn nghệ, kéo co - Ngày hội 8/3 là dịp để chúng mình được bày tỏ tình cảm yêu thương đối với bà, mẹ, cô giáo, chị - Cô thấy ngoài tặng hoa, quà thì những phần thưởng là những bông hoa điểm 10 hay những phiếu bé ngoan cũng là những món quà vô cùng ý nghĩa mà chúng mình có thể tặng cô giáo, bà, mẹ đấy các con ạ * Hoạt động của các cô bác trong trường mầm non với ngày hội 8/3 - Ngày mùng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị.... - Ngoài những hình ảnh mà các con vừa được biết thì ngày 8/3 các cô giáo ở trường Mầm Non HHN còn tổ chức những hoạt động gì nữa? Cô mời các con cùng quan sát nhé( Cô đưa các Slel hoạt động của các cô giáo) - Cô đưa các bức tranh như chơi kéo co, đánh cầu lông, Nấu ăn, cắm hoa, mít tinh toạ đàm - Cô giáo còn có bức tranh gì đây? - Các con thấy các cô giáo đang làm gì? => Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức toạ đàm, ôn lại ý nghĩa của ngày này và vui văn nghệ ..... - Vừa rồi là những hoạt động đã diễn ra trong ngày 8/3, và cô còn được một bạn gửi tặng lớp mình những bức ảnh rất là đẹp mà bạn ấy đã lưu lại được những hoạt động ở khu xóm bạn ấy trong ngày 8/3 đấy. Chúng mình có muốn biết không?( Cô đưa các Slel cho trẻ quan sát) - Các con ạ! Không những ở trường lớp hay khu xóm.. mà ở khắp nơi trên thế giới đều hướng tới ngày lễ 8/3 này - Thế ở lớp mình bạn Tấn, Dũng, Hiếu. . .có phải là phụ nữ không? Tại sao? Vậy thì ở lớp mình những ai là phụ nữ? - Ở nhà chúng mình ai được gọi là phụ nữ? - Bà(mẹ) ở nhà làm những công việc gì? (nấu ăn, giặt quần áo, lau nhà...) Những công việc đó như thế nào? - Khi bà (mẹ) vắng nhà các con cảm thấy thế nào? => Những công việc trong xã hội có nhiều việc đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được đấy các con ạ. Bà và mẹ không những làm tốt công việc ở nhà như nấu ăn, giặt quần áo, lau nhà, dọn dẹp... mà còn làm tốt công việc ngoài xã hội như: Bác sĩ, giáo viên, công nhân... Nên ngày 8 – 3 là ngày mọi người dành những tình cảm đặc biệt cho bà, mẹ, cô giáo, chị gái và các bạn nữ đấy các con ạ. - Cô đố chúng mình trong năm có những ngày nào gọi là ngày quốc tế nữa? ( Cô giới thiệu cho trẻ biết về các ngày quốc tế 30/4&1/5, 1/6) 3 Hoạt động 3. Chung sức. - Cô thấy các con học rất ngoan và giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình tham gia vào trò chơi “ chung sức” - Cô chia lớp mình thành 2 đội. Luật chơi: dán đúng theo mẫu bức tranh, đội nào dán sai sẽ không được thưởng. - Cách chơi: Mỗi đội sẽ dán cho cô những bức tranh hoa thật đẹp - Thời gian là một bản nhạc, đội nào hoàn thành xong bài sớm nhất thì đội đó là đội chiến thắng, cô cho trẻ chơi bao quát giúp đỡ trẻ kịp thời, nhận xét sau mỗi lượt chơi. 4 Hoạt động 4: bé khéo tay Cho trẻ vào bàn và làm hoa trang trí về tặng mẹ. Con sẽ làm gì từ những tờ giấy này? Con sẽ làm như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ làm ra sản phẩm của mình, con làm được bông hoa này con vể tặng ai? Cho trẻ làm nhận xét sản phẩm của trẻ. Kết thúc tiết học: nhận xét tuyên dương lớp cá nhân. Hát bông hoa mừng cô ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Ném vòng cổ chai,.... - TCHT: đàn nước * Chơi Tự Do. I. Mục tiêu . - Cháu biết cách chơi đúng luật trò chơi: “Ném vòng cổ chai” biết trao đổi, giúp trẻ khám phá loại nhạc cụ đặc biệt bằng các cốc nươc. - Rèn luyện sự chú ý, phản xạ nhanh và khéo léo của trẻ, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và khơi gợi niềm yêu thích khám phá ở trẻ. - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Chơi trong khu vực cô giới hạn, biết bảo vệ đồ chơi. II. Chuẩn bị - 2 cái chai, 10 cái vòng. - 4 chiếc ly thủy tinh, nước sạch, thìa inox. - Một số đồ chơi tự làm như chong chóng, máy bay, thung, - Đồ chơi ngoài trời ;như cầu tuột, xích đu, . - Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ. - Địa điểm: Sân trường. - Thời gian: 8h-8h35 III. Tiến trình * Hoạt động 1: Vào những hội ngày lễ chúng ta thường có những hoạt động nào? Vậy bây giờ chúng ta cùng tham 1 trò chơi dân gian các bạn nhé. Đó là trò chơi “ Ném vòng vào cổ chai” Hoạt động 2: TCVĐ “ Ném vòng cổ chai” Để chơi được trò chơi này các bạn nghe cô nói cách chơi nhé! + Luật chơi: Phải bật qua các ô, và các vòng phải vào cổ chai mới được tính. + Cách chơi: : Cháu chia thành 2 đội. Từng thành viên của 2 đội sẽ nhảy bật lên và lấy cái vòng và và ném vào cổ chai. Sau 1 thời gian đội nào ném được nhiều vòng vào cổ chai hơn thì thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi thử, thật vài lần. - Nhận xét sau mỗi lần chơi. - Nhận xét trò chơi. * Hoạt động 2: Trò chơi “ đàn nước” Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn xung quanh cô: Cô đặt 4 chiếc cốc và hỏi trẻ con có thể làm gì từ những chiếc cốc nước này để phát ra âm thanh? Cô và các bạn cùng khám nhé. Cô lần lượt đổ vào các ly thủy tinh 1 lượng nước khác nhau, và sau đó cô dùng thìa inox lần lượt gõ vào các ly và cho trẻ phát hiện ra âm thanh của từng ly khi phát ra có giống nhau hay không? Sau đó cô giải thích: khi dùng thìa inox gỏ vào ly thủy tinh nước, ly có ít nước sẽ phát ra âm thanh cao hơn, ly chứa đầy nước thì âm thanh trầm, vì thế các ly nước tạo ra các âm thanh khác nhau, nếu gõ nhịp nhàng sẽ tạo ra âm thanh khác nhau và có 1 tiết tấu bản nhạc. Cho trẻ lên chơi. + Qua thí nghiệm này các bạn học được điều gì từ nước? * Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô còn có rất nhiều trò chơi nữa như: khu vực này có vòng, phấn bạn nào thích vẽ hoa, cây, quả gì thì vẽ. Khu vực kia có bóng và khu vực gần đấy có đu quay... Bây giờ ai thích chơi ở góc chơi nào thì về góc đó chơi. - Cô giới hạn khu vực chơi gần nhau để dễ bao quát trẻ. Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô cùng chơi với trẻ. * Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét- kết thúc - Cho trẻ nhặt lá vàng rơi. - Giáo dục trẻ vặn vừa đủ nước để rửa tay, không hoang phí nước. - Vệ sinh- vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC. *Góc xây dựng: xây công viên. *Góc nghệ thuật: vẽ, tô làm thiệp tặng bà, cô, mẹ, chị gái, em gái ngày 8/3. * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước. * Góc phân vai: của hàng bán nước giải khát cho khách đến hồ bơi. I/ Mục tiêu. - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dung đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được công viên cùng các bạn. - Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận. - Trẻ biết vẽ, tô màu làm thiệp tặng cho bà mẹ nhân ngày 8/3. - Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết nhận biết phân biệt các hành vi đúng sai để tô màu. - Giúp trẻ hình thành khả năng ước lượng, phán đoán về thể tích vật chứa. II/ Chuẩn bị: - Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp, ly, ca, chén, bình đựng nước. - Vở tập tô, đôminô đồ chơi - Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn - Hồ dán, giấy - Vườn cây, cát, nước - Địa điểm: trong lớp. - Thời gian: 9h35- 10h15 III/ Tiến Trình: Hoạt động 1: ổn định giới thiệu. - Cho cả lớp hát bài “ bé yêu biển lắm” - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - trong bài hát này nhắc đến điều gì? - Các bạn ơi lớp mình đang học chủ đề gì? - Bạn nhìn xem trong lớp mình có mấy góc chơi? - Đó là những góc nào? Hoạt động 2: thỏa thuận vai chơi. - Vậy với chủ đề hiện tượng tự nhiên chúng ta có thể chơi gì? + Góc xây dựng chúng ta có thể xây công viên Vậy khi xây công viên chúng ta xây gì trước? Xây như thế nào? Trang trí như thế nào để cho công viên thêm đẹp? Ai thích chơi góc xây dựng? + Góc phân vai chúng ta chơi gì? Người ở góc phân vai thì phải làm sao? Chúng ta có thể làm người cứu hộ ở bể bơi, và khu bán nước hàng nước và thức ăn,...vậy nhiệm vụ của người cứu hộ phải làm sao? + Góc nghệ thuật: các bạn sẽ làm gì để tặng cho bà, mẹ, cô, dì... nhân ngày 8/3 nào? Vậy các con hãy cùng nhau vẽ và tô màu làm các thiệp và dán tô màu hình ảnh cho thật đẹp nhé. Và để có nước cho chúng ta sử dụng thì các con có thể vẽ mưa, nặn các dụng cụ chứa nước chẳng hạn. + Góc học tập: các bạn hãy gạch chéo các hành vi sai, và tô màu hành vi đúng cho đẹp bức tranh nha. + Góc thiên nhiên: cô có những cái chai này các bạn hãy để nước vào chai và xem dụng cụ nào chứa được nhiều nước nhé, sau đó các bạn sử dụng nước tưới cây cho xanh tốt nhé. .* Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Bạn nào thích góc chơi góc nào thì vào góc chơi và đeo ký hiệu. - Sau khi thỏa thuận xong trẻ vào góc chơi của mình. - Trong quá trình chơi cô đóng 1 vai cùng chơi với trẻ. - Cô gợi ý chơi liên kết các góc chơi với nhau. - Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi nhận xét về nề nếp chơi và sản phẩm của nhóm chơi. - Sau đó cho trẻ ngồi quanh góc xây dựng cùng nhận xét về công trình xây dựng. - Cô cho trẻ góc xây dựng tự giới thiệu về công trình của mình. - Cô nhận xét về công trình xây dựng của cháu và tuyên dương góc xây dựng. (kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường sạch, đẹp, không xả rác, hái hoa, không vẽ bậy lên tường ,lớp). khi sử dụng nước cần tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước. * Nhận xét cuối buổi: - Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, tuyên dương nhóm chơi có nề nếp. - Cho trẻ hát và cất đồ chơi đúng qui định. - Kết thúc buổi chơi. - Cho cháu thu dọn cùng cô. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Dạy cháu kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích Vệ sinh trả trẻ. Vệ sinh lớp. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ 2 ngày 6 tháng 03 năm 2017 1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 2/ Tình trạng sức khỏe của trẻ ( những trẻ có biểu hiện bất thường về, ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...): ...................................................................................................................................................................................................................................................... 3/ Thái độ trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ (những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi): Sự tích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ: ...................................................................................................................................................................................................................................................... Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 4/ Kiến thức và kỹ năng của trẻ: những kiến thức, kỹ năng trẻ thực hiện tốt (chưa tốt) lí do?: Những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực: Kiến thức: ...................................................................................................................................................................................................................................................... Kỷ năng: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được, lí do chưa thực hiện được, những thay đổi tiếp theo. ...................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH NGÀY THỨ BA NGÀY 7/03/2017 Đón trẻ. - Đón trẻ, hướng dẫn cháu cất đồ dùng cá nhân vào chỗ. - Cho trẻ quan sát các cảnh đẹp về mùa hè. - Cho cháu chơi tự do theo ý thích. Thể dục sáng. * Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần 8 nhịp). * Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần 8 nhịp). * Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần 8 nhịp). * Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần 8 nhịp). * Động tác bật: bật tiến về phía trước- lùi về phía sau3 lần 8 nhịp). è Hướng dẫn tập đồng diễn như ngày đầu tuần. Điểm danh: HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY VUI 8/3 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục 2m x 0,25m I/ Mục tiêu: - Dạy trẻ biết đi trên ghế thể dục. Khi đi trẻ biết nhìn thẳng đầu không cúi - Phát triển cơ chân và tố chất khéo léo, thăng bằng sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân và mắt rèn Sự tự tin mạnh dạn khi đi trên ghế thể dục - Trẻ chơi được đúng luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ qua trò chơi. - Trẻ hứng thú tham gia bài tập phát triển chung. Biết tự tập thể dục để bảo vệ sức khỏe của mình. II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Máy và băng nhạc bài hát “ Trời nắng, trời mưa”, “ Cho tôi đi làm mưa với”. + Bài thơ “ Mưa xuân” + 2 ghế thể dục đúng kích thước theo yêu cầu + 2 cổng thể dục. - Địa điểm: ngoài sân - Thời gian: 30 – 35 phút. III/ Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 1. 2. 3. Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Trọng động Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Các bạn ơi hôm nay lớp mình cùng đi tham quan triển lãm tranh về mùa hè. Cho trẻ nghe nhạc bài hát “ mùa hè đến” và di chuyển đội hình theo vòng tròn và thực hiện các kiểu đi, chạy, nhảy theo hiệu lệnh kết hợp với nhạc. Tập hợp về ba hàng ngang khởi động các khớp để khỏe mạnh thì các bạn ùng tập bài tập phát triển chung. * Bài tập phát triển chung: + Động tác Tay: đưa tay ra phía trước, sau.( 2l* 8 nhịp) TTCB: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai. N1: Đưa 2 tay thẳng lên cao quá đầu. N2: Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai. N3: Đưa 2 tay ra phía sau. N4: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi theo người. N5,6,7,8 thực hiện tương tự + Động tác Bụng: Cúi về trước, ngửa ra sau.( 2l* 8 nhịp) TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông. N1: Cúi người về phía trước. N2: Đứng thẳng. N3: Ngửa người về phía sau. N4: Đứng thẳng N5,6,7,8 thực hiện tương tự + Động tác Chân: Khuỵu gối( 3l* 8 nhịp) TTCB: đứng thẳng,2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông. N1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu N2: Đứng thẳng lên. N3, 4, 5,6,7,8 thực hiện tương tự + Động tác bật: Bật tiến về phía trước- lùi về phía sau( 3l*8n) - TTCB: Tay chống hông. - N1: Bật tiến về phía trước. - N2: Bật lùi về phía sau. N3, 4, 5,6,7,8 thực hiện tương tự * Vận động cơ bản: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục 2m x 0,25m - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “bình minh trong vườn”chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m. Vào bầu trời buổi sáng, thời tiết
File đính kèm:
- TUAN_3_HTTN_KHOI_LA_2016_2017.doc