Kế hoạch tuần II lớp Lá: Phương tiện giao thông - Chủ dề nhánh: Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy

- Cô nhẹ nhàng vui vẻ đón trẻ vào lớp

- Cô trao đổi một số vấn đề về tình hình của trẻ với phụ huynh

- Cô cho trẻ chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ vào góc chơi.

- Cô điểm danh gọi tên cháu và chấm cơm.

-Vận động các động tác: Vươn thở -tay-chân-bụng-lườn-vặn mình-bật theo bài hát trong chủ đề. Cho trẻ hít thở vài vòng.

 

doc58 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần II lớp Lá: Phương tiện giao thông - Chủ dề nhánh: Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Chủ dề nhánh: Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy.
(Thời gian thực hiện: 29/2 – 04/3/2016)
Thời điểm
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ 
Điểm danh
- Cô nhẹ nhàng vui vẻ đón trẻ vào lớp
- Cô trao đổi một số vấn đề về tình hình của trẻ với phụ huynh
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ vào góc chơi. 
- Cô điểm danh gọi tên cháu và chấm cơm.
Thể dục sáng 
-Vận động các động tác: Vươn thở -tay-chân-bụng-lườn-vặn mình-bật theo bài hát trong chủ đề. Cho trẻ hít thở vài vòng. 
Hoạt động 
học có chủ đích
Phát triển 
thể chất:
VĐ mới:
Ném trúng đích thẳng đứng
Phát triển Ngôn ngữ:
Truyện: Qua đường
Phát triển nhận thức:
Tách gộp số lượng 10 thành hai phần bằng nhiều cách khác nhau.
Phát triển thẩm mỹ:
 Cắt dán ô tô
Phát triển thẩm mỹ:
Vẽ tàu thuyền trên biển
Hoạt động ngoài trời
Quan sát: 
Thời tiết
TCVĐ: Đu quay
TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Quan sát: 
Thời tiết
TCVĐ: Chạy đôi
TCDG: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do
Quan sát:
Thời tiết
TCVĐ: Đuổi bắt
TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Quan sát :
Thời tiết
TCVĐ: ô tô vào bến
TCDG: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
TCPTVĐ
Chơi với các đồ dùng phát triển vận động.
TC: mèo đuổi chuột
Hoạt động góc 
*Góc phân vai: XD bến xe, sân bay.
* Góc xây dựng: vườn rau của bé, công viên.
* Góc học tập: Xem tranh lô tô về giao thông, nhận biết chữ số 10
* Góc nghệ thuật: Sinh hoạt văn nghệ hát một số bài hát về chủ đề.
* Góc thiên nhiên: Chơi thả thuyền, chơi với cát nước,đổ nước vào chai.
Hoạt động chiều
KPKH
Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy
-Nêu gương cuối ngày
Cho trẻ xem các câu chuyện trong chủ đề
- Nêu gương cuối ngày
Hướng dẫn trẻ làm trong vở toán
- Nêu gương cuối ngày
Cho trẻ xem các câu chuyện trong chủ đề
- Nêu gương cuối ngày
Nêu gương cuối tuần.
I/ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN III
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách ném trúng đích thẳng đứng.
- Trẻ tìm hiểu khám phá về các phương tiện giao thông đường thủy, đặc điểm.
- Trẻ biết và hiểu nội dung câu chuyện trong chủ đề.
- Trẻ biết Tách gộp số lượng 10 thành hai phần bằng nhiều cách khác nhau..
- Biết cắt dán ô tô bằng những nét đơn giản
- Biết vẽ các đường nét đơn giản về tàu, thuyền.
2. Kỹ năng: 
- Rèn các kỹ năng về vận động thể chất: tay, chân
- Rèn kỹ năng nói đúng, nói chính xác.
- Kỹ năng quan sát có chủ định
- Rèn kỹ năng tách các nhóm dối tượng trong phạm vi 10
- Rèn kỹ năng nhận biết của trẻ.
- Kỹ năng “đọc”, đọc đúng các từ trong các hoạt động học.
- Kỹ năng chơi các trò chơi cô đặt ra.
- Rèn kỹ năng biết tự giúp đỡ mọi người vừa sức của trẻ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết các luật lệ giao thông, nhận biết một số phương tiện đường thủy.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô trong suốt chủ đề.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các phương tiện giao thông.
- Biết lợi ích của các phương tiện giao thông
II/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường thủy.
- Các đồ dùng đồ chơi về chủ đề giao thông cho trẻ tìm hiểu và chơi cùng bạn.
- Những tranh ảnh liên quan đến chủ đề giao thông.
III/ Thể dục sáng:
a. Khởi động:
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân chuyển sang chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi bình thường, đứng theo hàng tập theo bài tập phát triển chung.
b. Trọng động:
- Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác vươn thở - tay- chân- bụng – lườn – vặn mình - bật theo bài hát “Em đi qua ngã tư dường phố”.
* Vươn Thở: 2 lần 8 nhịp.
* Tay: 2 lần 8 nhịp
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi.
- Chân trái bước sang trái 1 bước 2 tay đưa ngang đưa 2 bên, đưa lên cao.
- Hạ tay xuống thu chân về tư thế chuẩn bị.
* Chân: 2 lần 8 nhịp.
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi.
- Tay đưa 2 bên, khuỵu gối, tay đưa ra trước, về TTCB.
* Bụng: 2 lần 8nhịp.
+ TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi.
+ Tay đưa lên thẳng cao, cúi gập người, ngón tay chậm bàn chân, quay về TTCB.
* Lườn: 2 lần 8 nhịp.
* Văn mình: 2 lần 8 nhịp.
+ Bật: Bật tại chỗ theo nhịp.
c. Hồi tỉnh: - Trẻ hít thở nhẹ nhàng.
IV. ĐIỂM DANH UỐNG SỮA
- Cô gọi tên cháu.
- Cô rót sữa vào ly.
- Trẻ mời cô mời bạn uống sữa.
- Lau miệng.
V. HOẠT DỘNG GÓC
Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập,góc âm nhạc, góc thiên nhiên, góc phát trển vận động.
1/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a. Kiến thức:
- Góc xây dựng: Trẻ biết xây dựng mô hình về bến xe, sân bay bằng các nguyên vật liệu khác nhau, biết xây dựng bố cục hợp lý.
- Góc phân vai: Trẻ biết thỏa thuận vai chơi và chơi với nhau.Biết thể hiện vai của các nhân vật trong xã hội.
- Góc học tập: Trẻ biết cách xem tranh ảnh, biết cách tô màu, biết lật mở sách vở.
- Góc nghệ thuật: Trẻ biết hát những bài hát trong chủ đề, biết vẽ và dán những phương tiện giao thông ở trong chủ đề.
- Góc phát triển vận động: Trẻ biết chơi với vòng, gậy, bóng và trò chơi bowling có trong góc chơi.
- Góc thiên nhiên: Trẻ hứng thú và biết chơi với cát, nước, và các cây hoa trong góc. Biết quan sát và chăm sóc hoa, biết tên và đặc điểm của các loại cây, hoa của góc thiên nhiên.
b.Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng sáng tạo, khéo léo của đôi tay khi trẻ tham gia xây dựng và ở góc nghệ thuật 
- Rèn kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn khi thể hiện vai chơi.
- Rèn kỹ năng cầm bút, lật mở sách.
- Rèn kỹ năng dẻo dai đôi tay, đôi chân khi chơi ở góc phát triển vận động.
- Kỹ năng khám phá khi tham gia chơi ở góc thiên nhiên.
c. Thái độ:
- Tham gia tích cực ở các góc
- Trẻ biết chơi cùng nhau và không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Trẻ biết giao lưu các góc chơi với tất cả các bạn trong tất cả các góc.
- Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi ở các góc, không phá đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ hứng thú chơi và biết sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong tất cả các góc chơi.
2/CHUẨN BỊ:
- Các đồ dùng đồ chơi bán hàng, nấu ăn, đồ chơi bác sĩ ở góc phân vai.
- Các nguyên vật liệu xây dựng, các hình khối, các con vật, cây, hoa, quả, hàng rào
- Giấy, bút chì, bút màu, tranh vẽ để trẻ tô màu ở góc nghệ thuật
- Lô tô về các loại hoa, các nhóm đối tượng số lượng 9, vở làm quen với toán, vở chữ cái, vở tạo hình ở góc học tập.
- Bài hát, bài thơ có nội dung về chủ đề, mũ múa các nhạc cụ ở góc âm nhạc.
- Cát, nước, một số loại cây hoa, giấy để trẻ gấp thuyền, bình tưới ở góc thiên nhiên.
3/ Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô và trẻ hát bài để vào trong lớp học ổn định lớp.
- Cô hỏi trẻ bây giờ là giờ hoạt động gì các con? (Dạ hoạt động góc)
- Các con đang học chủ đề gì? (Dạ chủ đề giao thông)
- Lớp chúng ta có bao nhiêu góc các con? Gồm những góc gì? (Dạ có 6 góc)
- Cô cho trẻ chơi ở các góc.
* Hoạt động 2: Trẻ tham gia chơi ở các góc chơi
1. Góc xây dựng: Xây dựng bến xe.
- Cô hướng cho trẻ xây dựng mô hình về bến xe và cô quan sát gợi ý cho trẻ bố cục hợp lý.
 2.Góc phân vai: Bác sĩ , bán hàng, gia đình. 
- Cô và trẻ trò chuyện về các công việc của người bán hàng, bác sĩ về việc khám chữa bệnh cho mọi người.
- Cô cho trẻ thỏa thuận vai chơi và cùng chơi với nhau .
- Cô quan sát trẻ chơi và cùng chơi với trẻ.
 3. Góc học tập: Chơi tranh lô tô về chủ điểm, các trò chơi với toán, kể chuyện theo tranh, đọc thơ, tô những vở trẻ chưa tô xong.
- Cô hướng dẫn gợi ý trẻ chơi ở các góc.
 4. Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán, hát múa về chủ đề giao thông.
- Cô hướng trẻ vào các góc chơi trong lớp.
- Cô gợi ý cho trẻ tổ chức biểu diễn văn nghệ.
- Cô để trẻ chơi gợi ý cho trẻ sử dụng mũ múa
5.Góc phát triển vận động: Chơi với vòng, gậy, bóng...
- Cô gợi ý cho trẻ chơi với vòng như bật vào vòng, ném vòng vào chai.
- Chơi với gậy như quay vòng vào gậy, tập các bài vận động vơi gậy.
 6.Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa, chơi với cát, nước.
- Cô và trẻ trò chuyện về 1 số loại hoa. 
- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc hoa. 
- Trẻ thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
4/ NHẬN XÉT GÓC CHƠI
- Cô lắc xắc xô gọi trẻ sau đó nhận xét góc chơi.
- Cô chọn những góc có sản phẩm và dẫn trẻ đến để nhận xét góc và tuyên dương trẻ.
* Kết thúc cô cho trẻ vào rửa tay và chuẩn bị ăn trưa.
**************************************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 29 tháng 2 năm 2016 
1.HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
ÔN: Bò zích zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5,6 hộp cách 60cm
I. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết cách ném trúng đích thẳng đứng như yêu cầu của bài học.
- Biết lắng nghe hiệu lệnh của cô. 
b. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo và dẻo dai đôi tay cho trẻ.
- Phát triển thể chất cho trẻ.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ luôn biết vâng lời cô giáo của mình.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh được bệnh tật.
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm 
II. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ, thông thoáng.
- Bao cát, đường zích zắc.
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định và trò chuyện:
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông” vừa đọc vừa đi làm các động tác cho đến hết bài thơ.
- Cô hỏi trẻ nội dung bài thơ, đặt các câu hỏi và câu đố để trẻ trả lời về nội dung chủ đề.
- Các con vừa đọc xong bài thơ gì? 
- Trong bài thơ nói gì các con?
* Hoạt động 2: Khởi động:
- Cô mở nhạc và cho trẻ đi thành hai nhóm vừa đi vừa làm các động tác vận động. 
( Cô cho trẻ vận động tinh nhiều ) 
- Cô cho trẻ đi cho đến khi hết nhạc và chạy nhẹ để về đứng thành hàng.
* Hoạt động 3: Trọng động:
 a/ Bài tập phát triển chung :
- Cô đặt các câu đố và cho trẻ trả lời
- Cô mở nhạc trẻ tự về xếp thành các đội hình và tập các động tác phát triển chung theo nhạc.
b/ Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Cô gọi trẻ lại và giới thiệu cho trẻ bài tập hôm nay, cô giới thiệu những bao cát để trẻ thực hiện bài tập. 
 - Cô sẽ làm mẫu trước cho trẻ xem.( Trẻ đứng xếp thành hai hàng )
- Lần 1: Cô làm không phân tích.
- Lần 2: Cô vừa bật vừa phân tích qua cho trẻ hiểu. ( Trẻ có thể làm ở sau theo cô )
 Hoạt động 4: Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ đi theo hàng để ném. Cô sữa sai trực tiếp cho trẻ
- Trong lúc trẻ thực hiện cô mở nhạc cho trẻ hứng thú. ( có thể tổ chức cho trẻ xếp thành các hàng đối diện nhau, khi đi xong hàng bên này trẻ sẽ chạy sang hàng bên kia theo thứ tự )
* Hoạt động 5: Ôn lại bài cũ “Bò zích zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5,6 hộp cách 60cm”.
- Cô cho trẻ ném để ôn lại.
* Hoạt động 6: 1 phút chống mệt mỏi
- Cô gọi trẻ đến và tuyên dương trẻ
- Cô cùng trẻ làm các động tác 1 phút chống mệt mỏi
- Cô cho trẻ đọc thơ và làm các động tác cô vừa cho trẻ ngồi xuống và đứng dậy để làm các động tác khác nhau.
* Hoạt động 7: Luyện tập
- Cô cho trẻ ném xa bằng hai tay sau đó chạy 18m, cô kết hợp với mở nhạc cho trẻ nghe ( Trẻ là người thực hiện nhiều, cô là người hướng dẫn )
* Hoạt động 8: Hồi tỉnh
- Cô mở nhạc cho trẻ đi thành vòng tròn và làm các động tác hồi tỉnh.
2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Thời tiết trong ngày
Trò chơi vận động: Đu quay
Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
Trò chơi tự do: Chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời 
2.1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ nói được hiện tượng thời tiết ngày hôm đó
- Cháu hứng thú khi quan sát và trả lời được câu hỏi của cô.
b. Kỹ năng:
- Rèn sự chú ý cho trẻ khi quan sát, ghi nhớ.
c. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại phương tiện giao thông.
2.2 Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ.
- Bóng cho trẻ chơi.
- Trò chơi dân gian.
- Trò chơi tự do.
- Thùng rác.
- Bình tưới nước.
2.3.Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Cho trẻ hát bài hát “Bạn ơi có biết”
- Các con vừa hát xong bài hát gì nào? 
- Trong bài hát có nhắc tới gì các con? ( Trẻ trả lời nội dung có trong bài hát)
*Hoạt động 2: Quan sát Thời tiết.
* Hát bài “Em đi qua ngã tưu dường phố” hướng trẻ đến giữa sân trường và hỏi trẻ.
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? ( trẻ trả lời! )
- À đúng rồi !
 ( Sau mỗi câu mời lớp và mời cá nhân trả lời)
- Cô cũng nêu các câu hỏi cho trẻ trả lời, cho trẻ nói các đặc điểm.
*Hoạt động 3: Trò chơi vận động
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chơi trò chơi
* Hoạt động 4: Trò chơi dân gian
- Cô lắc xắc xô gọi trẻ cho trẻ kể tên các trò chơi dân gian mà trẻ biết, cô cho trẻ về các nhóm chơi và cùng thảo luận chơi trò chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích.
* Kết thúc cô cho trẻ rửa tay và nghỉ.
3.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Khám phá khoa học
Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy
3.1. Mục đích-Yêu cầu:
a.Kiến thức: 
- Cháu biết được tên một số loại phương tiện giao thông đường thủy như thuyền, ca nô, bè, tàu...
- Biết được đặc điểm của các loại phương tiện nói trên.
- Biết những phương tiện đó có ý nghĩa thế nào đến con người, xã hội.
- Biết tham gia giao thông đúng luật, biết bảo vệ và giữ gìn.
- Hứng thú tham gia mọi hoạt động.
b.Kỷ năng: 
- Phát triển trí thông minh cho trẻ, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ.
- Kỹ năng nhận biết phân biệt màu sắc, hình dáng đặc điểm của phương tiện giao thông đường thủy.
c.Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ những loại phương tiện giao thông.
- Biết tránh xa những nguy hiểm khi tham gia giao thông.
3.2. Chuẩn bị:
- Thuyền, Ca nô, bè, tàu cho trẻ tìm hiểu.
- Bài hát bạn ơi có biết.
- Xắc xô.
3.3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài
- Hát bài “Bạn ơi có biết”
- Các con vừa hát xong bài hát gì?
- Trong bài hát thì nói về gì các con?
* Cô giáo dục trẻ luôn biết bảo vệ các loại phương tiện giao thông, tham gia giao thông phải đúng luật.
* Đọc thơ “đèn giao thông” để chuyển tiếp.
- Các con ơi! Các con xem tivi, tranh ảnh, và được cô,ba,mẹ kể về các phương tiện giao thông phải không nào? Và nhiều bạn còn trực tiếp thấy những phương tiện đi trên sông trên nước nữa, bạn nào biết thì kể cho cô và các bạn nghe một số phương tiện giao thông đường thủy mà các con biết nào?(Trẻ kể tên một số loại hoa mà trẻ biết)
- À! Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều loại phương tiện giao thông, nên hôm nay mình cùng tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông đường thủy gần gũi nhất với các con nhé!
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức: Tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy
* Tìm hiểu phương tiện giao thông “thuyền buồm”:
- Cô đưa thuyền ra và hỏi trẻ cô có gì đây các con? (chiếc thuyền)
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc chiếc thuyền
- Chiếc thuyền có màu gì các con? (Màu xanh)
- Thuyền chạy ở đâu các con? Thuyền là phương tiện giao thông gì?
- Thuyền là phương tiện chở gì nào? (Chở người, hàng hóa qua sông)
- Đặc điểm của thuyền buồm là có chiếc buồm lớn
* Tìm hiểu phương tiện giao thông “Ca nô”:
- Cô đưa chiếc ca nô ra và hỏi trẻ cô có gì đây các con? (ca nô)
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc ca nô
- Ca nô có màu gì các con? (Màu cam)
- Ca nô chạy ở đâu các con? (Sông)
- Ca nô là phương tiện chở gì? (Chở người, hàng hóa)
- Đặc điểm của ca nô là nhỏ và chạy nhanh
* Tìm hiểu phương tiện giao thông “tàu thủy”:
- Cô đưa chiếc tàu thủy ra và hỏi trẻ cô có gì đây các con? ( tàu thủy )
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc tàu thủy
- Tàu thủy có màu gì các con? (Màu đỏ)
- Đặc điểm của chiếc tầu thủy này như thế nào? (Dạ có ống khói)
- Tàu thủy chạy ở đâu các con? (Chạy trên biển)
- Tàu thủy là phương tiện chở gì? (Hàng hóa và người)
* So sánh các loại phương tiện giao thông đó:
- So sánh ca nô với tàu thủy: Giống nhau là phương tiện giao thông đường thủy – Khác nhau là tàu thủy lớn chở nhiều người và hàng hóa, chạy ngoài biển. Ca nô nhỏ chở ít người chạy trên sông.
*Hoạt động 3: Trò chơi củng cố ghép hình
- Cô cho trẻ chơi trò chơi ‘ghép hình’ 
- chia nhóm thành 4 đội
- Mỗi đội sẽ ghép hoàn chỉnh một bông hoa, sau thời gian nhất định ddooij nòa ghép nhanh và đúng sẽ thắng.
- Kết thúc cô giáo dục trẻ và nhận xét.
4.Hoạt động nêu gương và trả trẻ
1. Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết ý nghĩa của bé ngoan là phải đi học chuyên cần.
- Biết chờ đợi thứ tự để lên cắm cờ.
- Cắm cò đúng với ký hiệu của mình.
b/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng kiên nhẫn, kiên trì
- Rèn kỹ năng nói đúng câu
c/ Thái độ:
- Biết vâng lời ông, bà, bố mẹ, vâng lời cô giáo, hòa đồng với bạn bè.
- Biết nâng niu và tôn trọng lá cờ mà mình có được khi lên cắm cờ.
2. Chuẩn bị:
- Bài hát hoa bé ngoan
- Cờ đủ cho trẻ cắm.
 Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện
-Cô cùng trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”
- Các con vừa hát xong bài hát gì? (Trẻ trả lời)
- Bài hát nói về điều gì?(Trẻ trả lời)
- Khi nào thì được gọi là hoa bé ngoan?
- Các con phải biết vâng lời ông bà bố mẹ, vâng lời người lớn, các con phải đi học đều, đến lớp vâng lời cô, biết chơi với các bạn nhường nhịn nhau không tranh giành đồ chơi của nhau.
 Hoạt động 2: Cắm cờ
- Cô nhận xét trẻ trong lớp
- Hôm nay có những trẻ ngoan cô gọi 3, 4 trẻ ngoan nhất lớp lên cắm cờ.
- Sau đó cô gọi từng tổ lên cắm cờ.
 Hoạt động 3: Trả trẻ 
- Vệ sinh cho trẻ, áo quần gọn gàng trước khi trả trẻ cho phụ huynh.
- Cô giáo trả trẻ tận tay phụ huynh và trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động và học tập của trẻ trong ngày.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
 ..........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
*************************************************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 01 tháng 3 năm 2016
1. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: Truyện : Qua đường
I / Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, biết các nhân vật trong chuyện, tên tác giả, tên chuyện.
2. Kỹ năng:
- kỹ năng lắng nghe, nhanh nhẹn, ghi nhớ, kể lại chuyện thành thạo.
3. Thái độ: 
- Biết cách tham gia giao thông và bảo vệ các phương tiện giao thông.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ nội dung câu chuyện.
- Tranh chữ giới thiệu bài
- Băng hoạt hình.
III/ Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:Ổn định và trò chuyện
- Cô cùng trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trò chuyện về nội dung bài hát và chủ dề
- Các con vừa hát xong bài hát gì? 
- Bài hát nói về cái gì?
* Hoạt động 2:Giới thiệu bài
- Cho trẻ quan sát bức tranh về nội dung câu chuyện
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bức tranh
- Cô 

File đính kèm:

  • docphuong_tien_giao_thon.doc
Giáo Án Liên Quan