Kế hoạch tuần II tháng 9 /2012 ( tuần II) chủ đề : Trường mầm non chủ đề nhánh : lớp học của bé
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi, vệ sinh qua lớp học.
- Cô đón trẻ, nhắc trẻ biết chào cô, chào bố mẹ .Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp
- Điểm danh – báo ăn.
- Thể dục sáng :
+ Khởi động : Cô cho trẻ đứng theo tổ đội hình hàng dọc. Khi có nhạc bài tập “Đồng hồ báo thức” trẻ chuyển đi theo đội hình vòng tròn (Cô đi ngược chiều với trẻ), kết hợp đi theo các kiểu đi theo nhạc bài tập. Sau đó chuyển đứng theo đội hình hàng ngang tập tiếp bài thứ 2.
Kế hoạch tuần II Tháng 9 /2012 ( tuần II) Chủ đề : trường Mầm non Chủ đề nhánh : Lớp học của bé Thời gian thực hiện : Từ ngày 17 -> 21 / 09 / 2012 Người thực hiện : Đinh Hồng Nhung – 5 Tuổi A Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Điểm danh Thể dục sáng - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi, vệ sinh qua lớp học. - Cô đón trẻ, nhắc trẻ biết chào cô, chào bố mẹ .Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp - Điểm danh – báo ăn. - Thể dục sáng : + Khởi động : Cô cho trẻ đứng theo tổ đội hình hàng dọc. Khi có nhạc bài tập “Đồng hồ báo thức” trẻ chuyển đi theo đội hình vòng tròn (Cô đi ngược chiều với trẻ), kết hợp đi theo các kiểu đi theo nhạc bài tập. Sau đó chuyển đứng theo đội hình hàng ngang tập tiếp bài thứ 2. + Trọng động: Một cô cùng trẻ tập động tác kết hợp lời ca theo nhạc bài hát “Bình minh” (Cô cùng lớp bao quát động viên nhắc nhở trẻ tập) + Hồi tĩnh: Hết bài “Bình minh” cô cho trẻ tập một số động tác nhẹ nhàng theo lời bài hát “Con công” Kết thúc trẻ chuyển đội hình hàng dọc theo tổ sau đó về chỗ ngồi. Hoạt động học LVPTTM - Nặn đồ chơi tặng bạn ( Đề tài) LVPTNT - Trò chuyện về lớp học của bé LVPTTM - NDTT: Vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “ Vườn trường mùa thu” - NDKH: Nghe hát “ Ngày đầu tiên đi học” TC: Ai nhanh nhất LVPTNT - Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 LVPTNN - Truyện Gà tơ đi học Hoạt động ngoài trời * HĐCĐ : Trò chuyện xem tranh ảnh về trường mầm non, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, các cô các bác trong trường mầm non. * Trò chơi vận động : Cáo và thỏ, Hãy chạy nhẹ nhàng, Nhảy nhanh tới đích. * Chơi tự do : cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ.Cô gợi ý cho trẻ chơi trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng; Kéo cưa lừa sẻ, Ô ăn quan, giải danh. Hoạt động góc * Góc xây dựng : Trường mẫu giáo, Lắp ghép vườn trường * Góc phân vai : Cô giáo, Bác cấp dưỡng * Góc HT sách : Chơi với vở tập tô, vở toán, Xem tranh ảnh về trường mầm non, làm sách về trường mầm non. * Góc nghệ thuật : Hát múa các bài hát về trường mầm non, Vẽ, tô màu về trường mầm non... * Góc thiên nhiên : chăm sóc cây cảnh. Vệ sinh, ăn trưa - Cô chuẩn bị thùng nước rửa tay, xà phòng, khăn mặt cho từng trẻ, kê bàn ghế, khăn lau tay, đĩa đựng cơm rơi. - Cô cho từng tổ xếp hàng ra rửa tay, rửa mặt, cô bao quát lớp và hướng dẫn trẻ để trẻ thực hiện rửa tay, rửa mặt đúng thao tác. - Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn. Cô gới thiệu các món ăn và giá trị dinh dưỡng của món ăn, chia cơm cho trẻ. - Nhắc trẻ mời cô ăn cơm.Trẻ ăn cơm cô động viên trẻ ăn hết xuất, ăn không làm cơm rơi vãi và không nói chuyện khi ăn.( Cô chú ý đến những trẻ lười ăn, kén ăn và trẻ kênh B, C..) - Trẻ ăn xong cô thu dọn và vệ sinh lớp, nhắc trẻ lau mồm , uống nước. Ngủ trưa - Cô cho trẻ xếp hàng theo tổ đi vệ sinh. Cô chuẩn bị chiếu, gối, đệm, chăn.. cho trẻ. Cô cho từng tổ vào chỗ ngủ, buông dèm lớp.Trẻ ngủ cô quan sát và theo dõi trẻ ngủ. - Hết giờ ngủ cô nhẹ nhàng gọi trẻ dậy cho trẻ đi vệ sinh và thu dọn chiếu và gối cho trẻ.Cô chải đầu cho trẻ. Hoạt động chiều * VĐN: Đu quay -Trò chuyện về lớp học của bé - Vỗ tay theo nhịp, phách bài hát ” Vườn trường mùa thu” - Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 - Nghe kể truyện Gà tơ đi học - Cho trẻ ôn lại các bài hát, bài thơ trong chủ đề Vệ sinh Ăn chiều Trả trẻ - Cô cho trẻ rửa tay. Cô kê bàn ghê và cho trẻ ngồi vào ăn, động viên trẻ ăn hết phần. - Cho trẻ đi vệ sinh, sửa sang quần áo trang phục gọn gàng trước khi trẻ về. - Nêu gương: Cô nhận xét và khen các trẻ ngoan và nhắc nhở các trẻ chưa ngoan. - Trả trẻ: Cô giao trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô và chào bố mẹ - Cô trao đổi với phụ huynh và tình hình của trẻ trong ngày, và về sức khỏe trẻ trong ngày có gì bất thường. Kế hoạch Hoạt động góc 1. Thỏa thuận trước khi chơi. a. ổn định. - Cả lớp hát: “ Vui đến trường” - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về các hoạt động của bé ở trường. - Hỏi trẻ về chủ đề của tuần? b. Cô trao đổi với trẻ. - Chơi theo chủ đề này các con lựa chọn những góc chơi nào? + Trẻ nêu các góc chơi (góc phân vai, xây dựng lắp ghép, học tập sách, nghệ thuật...) - Trao đổi về nội dung các nhóm chơi: + Góc xây dựng các bạn xây công trình gì? (xây trường MN) + Bạn nào sẽ chơi ở góc phân vai? ở góc phân vai các bạn sẽ chơi nhóm cô giáo, bác cấp dưỡng.. Cô giáo ở trường thì làm gì nhỉ? Còn các bác cấp dưỡng làm công việc gì? + Góc học tập- sách các con định sẽ làm gì?( Làm tranh về trường mầm non, chơi với vở toán..” + Còn góc nghệ thuật các con sẽ cùng nhau vẽ,tô màu tranh trường mầm non . Hát và vận động những bài hát về trường mầm non mà các con biết. + Còn góc thiên nhiên sẽ cùng cô chăm sóc cây. - Giới thiệu đồ chơi trong các góc chơi - Trao đổi nề nếp và xưng hô trong khi chơi: khi chơi các bạn xưng hô và lấy đồ dùng như thế nào? (lấy đồ chơi gọn gàng và cất đồ chơi đúng nơi quy định, xưng hô bác với tôi, tớ với bạn,) - Giao nhiệm vụ: khi về nhóm các bạn cùng chơi với nhau. Các bạn sẽ nhận vai và phân vai chơi thật giỏi. Ai thích chơi nhóm nào, góc nào thì về nhóm đó, góc đó chơi 2. Quá trình chơi. - Cô đến nhanh từng nhóm chơi để kịp thời giúp trẻ chơi trong nhóm, cô gợi ý để trẻ đưa ra nội dung chơi ( cô quan tâm đến nhóm học tập. Xây dựng. Phân vai rồi lần lượt đến các nhóm khác) trong quá trình chơi trẻ gặp khó khăn cô gợi ý chơi cùng trẻ giúp trẻ định hình được vai chơi, trẻ biết được vai chơi, đạo đức thao tác vai, liên kết nhóm chơi - Cô chú ý dạy và kiểm tra kiến thức của trẻ thông qua việc gợi hỏi với trẻ trong khi chơi, cách sử dụng đồ dùngtrong góc chơi , tên gọi, mục đích sử dụng,... Góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động Phân vai - Nhóm cô giáo - Bác cấp dưỡng -Trẻ biết thể hiện công việc của cô giáo: chăm sóc và dạy dỗ các cháu. - Trẻ nhận vai chơi, chơi theo nhóm, tích cực tham gia vào vai chơi, thể hiện được một vài hành động vai như chế biến món ăn, nấu cơm, canh rau... - Biết sử dụng các đồ dùng đúng chức năng của nó(chảo để xào rau) tạo được mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi - Một số đồ dùng của cô sách, vở, bút... - Nồi, xoong chảo, bát đĩa, rau quả - Cô hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi cô và học sinh, Cô giáo dạy cháu hát, múa, đọc thơ, kể chuyện.. - Các bạn nghe lời cô, đọc thơ to, hát hay - Cô vào góc chơi cùng trẻ gợi ý để trẻ nhận vai chơi và chọn góc chơi. - Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của từng vai chơi. - Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi; có sự giao lưu quan tâm đến nhau trong lúc chơi - Cô phân vai chơi và bao quát quá trình trẻ chơi. Xây dựng - Xây trường mẫu giáo, vườn trường. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng được mô hình trường mầm non. có cây, hàng rào, đu quay,... tạo khuôn viên trường mầm non hợp lý, đẹp mắt. - Gạch xây dựng, cây hoa, cây quả,một số loại cây cảnh - Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non, gợi ý để trẻ kể ở trường mình có những gì. - Hướng dẫn trẻ biết xếp hàng rào, bồn hoa, xếp hợp lý theo tưởng tượng của trẻ Học tập - Chơi với vở toán, làm sách trường mầm non - Trẻ biết làm bài tập trong vở toán, biết xem tranh ảnh và cùng cô làm album có các hình ảnh về trường mầm non - Vở toán, một số tranh ảnh về trường mầm non, các hoạt động ở trường - Cô hướng dẫn trẻ làm bài tập toán, cô cùng làm album - Cô gợi ý trẻ xem tranh và hướng dẫn trẻ biết kể truyện sáng tạo theo tranh. Nghệ thuật - Hát các bài hát trong chủ điểm.Vẽ, tô màu tranh về chủ đề - Trẻ thuộc các bài hát trong chủ điểm - Biết vẽ và tô màu tranh - Đàn, xắc xô - Giấy vẽ, bút sap. - Hát và gõ đệm theo nhịp bài hát. - Cô gợi ý 1 số ý tưởng để trẻ vẽ và tô màu Thiên nhiên - Cùng cô chăm sóc cây - Trẻ biết lau lá, tưới nước cho cây -Chậu cảnh hạt giống, bình tưới - Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc,quan sát sự nảy mầm của cây 3. Nhận xét. * Nhận xét từng nhóm: Các cô xuống từng nhóm chơi gợi ý cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, của bạn: thao tác hành động vai, nhận xét về ý thức của bạn của mình trong nhóm chơi, nhận xét về sản phẩm trong nhóm chơi Cô nhận xét chung về ưu điểm , tồn tại của cá nhân và cả nhóm. Sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi qui định. * Nhận xét chung: - Cô cho cả lớp tập chung: Cô động viên khuyến khích cả lớp trong buổi chơi ,cô nhận xét tuyên dương một số nhóm chơi và vai chơi tiêu biểu tạo được nhiều sản phẩm đẹp , có ý thức, nề nếp lấy cất đồ chơi, có sự liên kết tốt với các nhóm chơi, có sự đoàn kết chơi với nhau, có ý thức, cất lấy đồ chơi đúng nơi quy định. Động viên những nhóm nào chơi chưa tốt giờ sau cố gắng chơi tốt hơn kế hoạch hoạt động ngày Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2012 Nội dung Chuẩn bị Yêu cầu Phương pháp tiến hành 1. Trò chuyện sáng: Cô trò chuyện với trẻ về Cô giáo và các bạn trong lớp - Câu hỏi để trò chuyện cùng trẻ - Trẻ biết trong lớp có bao nhiêu cô và bao nhiêu bạn. Biết được công việc của cô và nhiệm vụ của trẻ là làm gì - Hỏi trẻ: Các con có biết lớp mình có mấy cô? - Các cô làm những công việc gì? - Trong lớp có bao nhiêu bạn? có bao nhiêu bạn trai? Bao nhiêu bạn gái? - Nhiệm vụ ở lớp của các con là gì? 2. Hoạt động ngoài trời - HĐMĐ : Hát “Vườn trường mùa thu” - TCVĐ: Nhảy nhanh tới đích - Chơi tự do: Chơi các trò chơi trong sân trường..Trò chơi dân gian kéo cưa lừa sẻ - Đàn - Sân chơi sạch sẽ - Cô chuẩn bị phấn, bóng - Một số trò chơi dân gian - Trẻ hát đúng, thuộc lời và biết kết hợp gõ tay theo phách, nhịp bài hát - Trẻ biết luật chơi và cách chơi - Khả năng nhanh nhạy.Phát triển cơ chân và sự nhanh nhẹn cho trẻ. - Trẻ chơi có nề nếp hứng thú chơi cùng cô - Trẻ được thư giãn và chơi vui vẻ cùng các bạn theo ý thích của trẻ. - Trẻ hứng thú hát, hát vui tươi, cô chú ý sửa sai cho trẻ . - Cô nêu cách chơi luật chơi: Chơi theo nhóm, Khi có hiệu lệnh các bạn nhảy nhanh tới đích, bạn nào tới trước thì thắng, bạn về đích cuối cùng sẽ bị thua và phải hát hay đọc 1 bài thơ nhé. - Cô tổ chức cho trẻ chơi: cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi . - Trẻ chơi, cô quan sát theo dõi trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi. quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Hoạt động góc. - Góc xây dựng, lắp ghép.- Phân vai- Học tập.- Nghệ thuật. - Góc thiên nhiên - Thực hiện theo kế hoach hoạt động góc 4. Hoạt động chiều. - VĐ nhẹ: Đu quay - Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé - sàn nhà gọn gàng, sạch - Trẻ vận động nhẹ nhàng và vui vẻ cùng cô. - Trẻ quan sát lớp học và nói được đồ dùng, đồ chơi ở các góc, mục đích sử dụng...1 số đồ vật trong lớp dùng để phục vụ cho việc học... - Cô cho trẻ vận động cùng cô 2, 3 lần. - Cô cho trẻ ngồi thành hình chữ U và cô cho trẻ quan sát lớp, trò chuyện với trẻ bằng các câu hỏi gợi mở để trẻ nói, cô nói lại cho trẻ nghe. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ nặn đồ chơi tặng bạn_ Đề tài I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết sử dụng đất nặn tạo thành một số sản phẩm đơn giản( như mắt kính, vòng đeo tay, lọ cắm hoa...) - Trẻ biết kết hợp khả năng quan sát và sự khéo léo của đôi bàn tay nặn để tạo thành sản phảm trẻ muốn 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng đất nặn: Nhào đất, chia đất, vo tròn, ấn bẹt, làm lõm, uốn cong, vuốt nhẵn.. - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định 3. Tư tưởng: - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô và bạn bè. Có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Một số sản phẩm: Kính mắt, vòng đeo tay... 2. Đồ dùng của trẻ - Bảng, khăn lau tay cho trẻ III. Nội dung tích hợp LVPTTM: Âm nhạc: “Vườn trường mùa thu” GDBVMT IV. Phương pháp tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé nào giỏi hơn - Cho trẻ chơi trò chơi” Thức dậy sớm” - Buổi sáng ngủ dậy các con thường làm những công việc gì? - Sau khi xong những công việc đó chúng mình đi đến trường, đến lớp và các con được gặp lại ai? - Đến lớp chúng mình được làm gì nhiều? GD: Cô giáo ở lớp làm nhiều công việc như dạy chúng mình chữ cái, đọc thơ, kể chuyện...- Cô giáo vất vả như vậy hàng ngày con phải làm gì? * Hoạt động 2: Bé nào ngoan hơn Hướng trẻ vào đề tài - Các con ngoài các cô ra thì lớp mình có rất nhiều bạn cùng chơi với chúng mình và các con có quý mến các bạn trong lớp mình không? Quan sát sản phẩm nặn mẫu - Bạn Búp bê rất quý các bạn trong lớp và bạn đấy muốn gứi tặng tới lớp mình 1 món quà đấy +) Vòng đeo tay cho các bạn gái: - Đó là món quà gì? - Vòng đeo tay rất đẹp và đã được nặn như thế nào? - Để nặn được các vòng tròn như vậy chúng mình phải sử dụng kỹ năng gì để nặn? - Khi đã nặn được vòng tròn thứ nhất, chúng ta nặn vòng tròn thứ hai cũng lăn dài và sau đó chúng mình luồn qua vòng tròn ta đã lăn được và nối hai đầu lại cứ như vậy sẽ được chiếc vòng đeo tay rất đẹp dành cho các bạn gái. +) Kính mắt cho các bạn trai: - Các bạn gái đã có quà rồi, còn các bạn trai có muốn nhận quà của bạn Búp Bế không? - Bạn gửi tặng món quà gì nào? - Kính mắt này như thế nào? - Để nặn được kính mắt đẹp này ta phải nặn như thế nào? - Bạn nào bổ sung? - Cô cho trẻ xem 1 số sản phẩm khác như: giỏ hoa, bút...để trẻ quan sát thêm +) Hỏi ý định nặn của trẻ: - Con sẽ nặn gì? Nặn như thế nào? để tặng bạn nào? - Cô gợi ý thêm ý định của trẻ * Hoạt động 3: Bé cùng trổ tài - Cô nhắc trẻ cách nhào đất cho mềm déo và chia đất hợp lý. Cô giới thiệu thêm các nguyên vật liệu khác để trang trí thêm cho sản phẩm đẹp hơn - Bao quát hướng dẫn trẻ , dùng màu phù hợp để tạo thành sản phẩm đẹp hơn - Cô lưu ý giúp đỡ những trẻ yếu tạo được sản phẩm của mình. - Động viên những trẻ sáng tạo và chú ý vệ sinh sau khi nặn xong * Hoạt động 4 : Xem triển lãm - Trưng bày toàn bộ sản phẩm của trẻ động viên trẻ tạo ra sản phẩm. - Cô cho 3- 4 trẻ lên chọn bài đẹp và gợi ý trẻ nhận xét. + Hỏi trẻ được chọn bài lên nhận xét: Con nặn gì? Con sử dụng kỹ năng gì để nặn..?con tặng bạn nào? + Bạn lên chọn bài bổ xung và nhận xét bài của mình - Cô bổ sung , nhận xét bài đẹp có sáng tạo và một số bài vẽ chưa đẹp. * Hoạt động 6: Kết thúc - Hát “ Vườn trường mùa thu ( Mùa thu sang, chim líu lo....) - Trẻ chơi cùng cô - Đánh răng, rửa mặt, ăn sáng... - Trẻ tự kể. - Cô giáo và các bạn ạ - Học bài, được chơi chơi.. - Phải ngoan, nghe lời, giúp cô giáo những việc nhẹ - Vòng đeo tay bằng đất nặn - Cô dùng nhiều màu Nặn các vòng tròng móc nối vào với nhau - Sử dụng kỹ năng lăn dài, sau đó uốn cong nối hai đầu vào với nhau - Lắng nghe cô nói và quan sát vật mẫu - Trẻ quan sát - Kính mắt - Kính mắt có hai mắt kính là hình tròn, hai bên có gọng kính hơi cong để có thể móc vào vành tai khi đeo - Sử dụng kỹ năng lăn tròn và ấn bẹt để làm mắt kính, hai gọng kính lăn dài uốn hơi cong gắn vào hai bên mắt kính - Trẻ quan sát và ghi nhớ - Trẻ nêu lên ý định của mình - Trẻ ngồi học có nề nếp - Trẻ biết cách chia đất và sử dụng các kỹ năng cô gợi ý để tạo thành sản phẩm - Trẻ chọn bài đẹp có sáng tạo để nhận xét, diễn đạt được ý thích của mình về bài vẽ đó - Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận xét. - Trẻ hát và vận động cùng cô V. Nhận xét và đánh giá sau giờ học kế hoạch hoạt động ngày Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2012 Nội dung Chuẩn bị Yêu cầu Phương pháp tiến hành 1. Trò chuyện sáng: Cô trò chuyện với trẻ về các đồ vật trong lớp - Câu hỏi để trò chuyện cùng trẻ - Trẻ biết các đồ vật như bàn, ghế..để phục vụ cho việc học, ăn cơm...Biết giữ gìn đồ vật đó - Cô tập trung trẻ lại cùng trò chuyện. Trong lớp mình có rất nhiều đồ vật, bạn nào hãy kể? - các đồ vật đó được dùng để làm gì? - Muốn các đồ vật đó luôn bền đẹp thì phải làm gì? 2. Hoạt động ngoài trời - HĐMĐ : Đọc thơ: “ Cô giáo của em” - TCVĐ: Cáo thỏ - Chơi tự do: Trò chơi dân gian kéo cưa lừa sẻ - Sân chơi sạch sẽ - Một số trò chơi dân gian - Trẻ đọc thuộc bài thơ và biết đọc thơ diễn cảm. - Trẻ biết luật chơi và cách chơi - Khả năng nhanh nhạy.Phát triển cơ chân và sự nhanh nhẹn cho trẻ. - Trẻ chơi có nề nếp hứng thú chơi cùng cô - Trẻ được thư giãn và chơi vui vẻ cùng các bạn theo ý thích của trẻ. - Trẻ hứng thú đọc thơ, đọc diễn cảm và hiểu về nội dung bài thơ - Cô nêu cách chơi luật chơi: Một giả làm Cáo đang ngủ , các bạn khác làm thỏ.Cô vẽ vòng tròn lớn làm chuồng thỏ cách xa chỗ cáo ngủ. Khi có hiệu lệnh thỏ sẽ vừa tìm cỏ vừa hát. Khi đến gần chỗ cáo đang ngủ, các chú thỏ đồng loạt gọi cáo dậy. Cáo sẽ tỉnh giấc và đuổi bắt những chú thỏ. Các chú thỏ phải chạy thật nhanh về chuồng của mình không được để cáo bắt được. Ai chậm chân bị cáo bắt sẽ phải thay làm cáo - Trẻ chơi, cô quan sát theo dõi trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi. quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Hoạt động góc. - Góc xây dựng, lắp ghép.- Phân vai- Học tập.- Nghệ thuật. - Góc thiên nhiên - Thực hiện theo kế hoach hoạt động góc 4. Hoạt động chiều. - VĐ nhẹ: Đu quay - Vận động vỗ tay theo nhịp, phách bài hát Vườn trường mùa thu” - sàn nhà gọn gàng, sạch - Nhạc bài hát - Trẻ vận động nhẹ nhàng và vui vẻ cùng cô. - Trẻ biết tên bài hát, tên vận động, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách nhịp nhàng với lời hát - Cô cho trẻ vận động cùng cô 2, 3 lần. - Cô hướng dẫn trẻ vận động vỗ tay theo nhịp, phách bài hát Lĩnh vực phát triển nhận thức Lớp mầm non của bé I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp, sở thích của mình và các bạn trong lớp. - Trẻ biết một số hoạt động, công việc hàng ngày của cô và các bạn ở trong lớp - Biết tên và vị trí các góc chơi. Tên một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc đó 2. Kỹ năng: - Trẻ có khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. 3. Tư tưởng: - Giáo dục trẻ yêu quí trường lớp, bạn bè, cô giáo. - Biết giữ gìn đồ chơi trong lớp sạch sẽ.. II. Chuẩn bị: - Tranh một số họat động của các bạn ở các góc chơi, hình ảnh đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi - Tranh biển lớp học 5 tuổi A, hình ảnh cô giáo và các bạn... III. Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Trường chúng cháu là trường mầm non - Thể dục: bật qua vòng. GDBVMT IV. Phương pháp tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé nào giỏi hơn - Cho trẻ chơi trò chơi” Thức dậy sớm” - Buổi sáng ngủ dậy các con thường làm những công việc gì? - Sau khi xong những công việc đó chúng mình đi đến đâu? * Hoạt động 2: bé nào kể giỏi hơn Tìm hiểu các hoạt động trong ngày của cô và trẻ. - Tên lớp của chúng mình là gì? - Lớp mình thuộc trường mầm non nào? - Lớp học của chúng mình ở tầng mấy? - Ngoài cửa lớp các con thấy như thế nào? - Trong lớp có những ai? - Và ai là người dạy chúng mình khi ở lớp? - Trong lớp mình có mấy cô? - Công việc hàng ngày của các cô là làm gì? - Cô gợi ý trẻ trả lời mạnh dạn, nói đủ câu... - Cô kết hợp cho trẻ xem hình ảnh mình họa các hoạt động trong ngày của cô và trẻ. *Hoạt động học - Cô và các bạn đang làm gì? - Các bạn ngồi học như thế nào? - Lớp mình dã ngồi học giống các bạn chưa? * Hoạt động vệ sinh - Cô cho trẻ rửa thao tác rửa tay - Quan sát và kể một số hoạt động khác... GD: Cô giáo ở lớp làm nhiều công việc như dạy chúng mình chữ cái, đọc thơ, kể chuyện...- Cô giáo vất vả như vậy hàng ngày con phải làm gì? - Lớp mình có bao nhiêu bạn các con biết không? Cô cho 2- 3 trẻ tự giới thiệu về bản thân tên, tuổi, sở thích của mình => Trong lớp mình có bạn trai và có bạn gái, các bạn rất yêu thương, đoàn kết, cùng chơi với nhau rất vui. - Hàng ngày các con đến lớp để làm gì? => Các con ạ khi đến lớp chúng mình phải biết chào cô, chào các bạn, ngoan nghe lời cô. Muốn phát biểu phải giơ tay, muốn ra ngoài làm gì phải xin phép. Khi chơi với bạn phải biết nhường nhau, đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn. Khi ăn phải ăn hết suất, không làm vãi thức ăn ra bàn... * Hoạt động 3: Bé cùng tìm hiểu, khám phá một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Cô cho trẻ đọc bài thơ : Giờ Hoạt động góc - Trong lớp mình có rất nhiều góc chơi và các con hãy kể cho cô và các bạn nghe đó là những góc chơi nào? * Góc chơi xây dựng: - Các bạn hãy quan sát góc xây dựng và có nhận xét gì về góc chơi đó nào? - Khi chơi ở góc XD các con được đóng vai là ai? - góc chơi xây dựng có những đồ dùng, đ
File đính kèm:
- Copy of Tr-uong mam non ( tuan 1).doc