Kế hoạch tuần lớp mầm - Chủ đề nhánh 2: Đôi mắt bé yêu

- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ: cân nặng, chiều cao

- Thể dục sáng: (tập thể dục theo nhạc)

Khởi động: Đi các kiểu chân khác nhau xen kẽ kiểu đi bình thường: Đi bằng mũi bàn chân, gót chân, cạnh bàn chân; chạy chậm, nhanh. (1)

Trọng động: ĐT tay (hai tay dang ngang và đưa về phía trước), ĐT chân (nâng hai chân vuông góc), ĐT bụng (hai tay giơ lên cao rồi cúi xuống chạm vào đầu ngón chân), ĐT lườn (hai tay chống hông quay qua bên trái, bên phải), ĐT bật nhảy (bật chụm tách chân).

Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng.

- SHĐG: Trò chuyện với trẻ : kể tên các bộ phận trên cơ thể và công dụng của chúng, kể tên các giác quan, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể (16), tập hát: “Cái mũi”, “Tay thơm tay ngoan”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần lớp mầm - Chủ đề nhánh 2: Đôi mắt bé yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: ĐÔI MẮT BÉ YÊU
Thời Gian: 3/10 - 7/10
THỜI GIAN
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SANG
Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ: cân nặng, chiều cao
Thể dục sáng: (tập thể dục theo nhạc)
Khởi động: Đi các kiểu chân khác nhau xen kẽ kiểu đi bình thường: Đi bằng mũi bàn chân, gót chân, cạnh bàn chân; chạy chậm, nhanh. (1)
Trọng động: ĐT tay (hai tay dang ngang và đưa về phía trước), ĐT chân (nâng hai chân vuông góc), ĐT bụng (hai tay giơ lên cao rồi cúi xuống chạm vào đầu ngón chân), ĐT lườn (hai tay chống hông quay qua bên trái, bên phải), ĐT bật nhảy (bật chụm tách chân).
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng..
SHĐG: Trò chuyện với trẻ : kể tên các bộ phận trên cơ thể và công dụng của chúng, kể tên các giác quan, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể (16), tập hát: “Cái mũi”, “Tay thơm tay ngoan”.
CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
25,58
2,24,68,11
73,16
36,43,60
44,10
ĐỀ TÀI
PTNT: ĐÔI MẮT BÉ YÊU
PTTC: ĐI QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT CÁCH ĐỀU NHAU
PTTM: TÔ MÀU MẮT KÍNH
PTNT: TÁCH GỘP NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 3 THÀNH 2 NHÓM 
PTTNN: TRUYỆN “TAY PHẢI TAY TRÁI”
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chức năng của đôi mắt (25)
- Rèn kỹ năng tập trung chú ý và quan sát sự vật.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ đôi mắt, bảo vệ sức khỏe của mình và của bạn.
- Tré biết đi qua chướng ngại vật
- Rèn sự khéo léo của đôi chân, phát triển cơ chân
- Giáo dục bé biết rèn luyện cơ thể
- Trẻ biết tô màu mắt kính
- Rèn kĩ năng tô màu đều không lem ra ngoài, phối hợp màu khi tô.
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn, yêu quý sản phẩm của mình và của bạn
Trẻ biết tách nhóm có số lượng 3 thành 2 nhóm. 
Rèn kỹ năng ghi nhớ, phát triên tư duy cho trẻ
Giáo dục trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
-Cháu nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung ý nghĩ, giáo dục cúa câu chuyện
-Cháu trả lời được câu hỏi của cô
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,biết lợi ích của đôi tay
CHUẨN BỊ
- Tranh về đôi mắt
- Sân rộng rãi thoáng mát
- Còi thổi
- Gạch ,cây xanh
- Tranh 
- Bút màu
- Bảng treo sản phẩm
Mỗi bé chữ số 1, 2, 3
- Các đồ dùng đồ vật có số lượng 3
- Tranh câu chuyện
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
I. ỔN ĐỊNH
- Đọc bài thơ: Đôi mắt 
II. NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Trò chơi bịt mắt 
- Cho trẻ ngồi, đứng và bịt mắt trẻ để trẻ cảm giác không có đôi mắt sẽ khó chịu thế nào, không nhìn thấy gì.
- Trò chuyện cùng trẻ: Khi bịt mắt con có thấy gì không?
- Cho tất cả trẻ lấy tay che mắt và hỏi trẻ xem thấy cô giáo đâu không? Con có thấy các bạn trong lớp không?
- Gọi ý cho trẻ nói lên tầm quan trọng của đôi mắt, trẻ biết mắt để nhìn các đồ vật, con vật, cây cối, nhìn đường đi.v.v. Nếu không có mắt thì không thấy gì.
2. Hoạt động 2: Đôi mắt bé yêu
- Đọc cho trẻ nghe bài thơ: “Đôi mắt để làm gì?” giáo dục trẻ tầm quan trọng của đôi mắt
- Trò chuyện: con có được dụi tay lên mắt không? Có chọc đồ chơi, que vào mắt mình, mắt bạn không? Nếu con bị đau mắt thì phải làm sao?
- Cô cho mỗi trẻ 2 thẻ hình: mặt khóc và mặt cười. Cô lần lượt giơ các tranh việc nên làm và không nên làm để bảo vệ đôi mắt.
Khi cô đưa tranh việc nên làm, trẻ giơ thẻ hình mặt cười, khi cô giơ tranh việc không nên làm, trẻ giơ thẻ hình mặt khóc
3. Hoạt động 3: 
 -Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, trẻ lần lượt chạy lên tìm những đồ vật liên quan đến bản thân sau đó chạy vền đến bạn tiếp theo
-Luật chơi:trong vòng 1 bản nhạc đội nào tìm đúng và nhiều sẽ dành chiến thắng
III. KẾT THÚC:
Đọc bài vè về các bộ phận trong cơ thể
I. ỔN ĐỊNH
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “trời tối trời sáng”
Trời sáng thì các con sẽ làm gì?
Chúng ta cùng tập thể dục vào buổi sáng trước khi ăn sáng nhé!
 II. NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn đi các kiểu : đi bằng mũi chân, gót chân, đi khom, chạy nhanh, chạy chậm. Xen kẽ đi thường giữa khi thay đổi giữa các kiểu đi
2. Hoạt động 2: Trọng động
BTPTC:
+ Động tác tay: Tay đưa sang ngang về phía trước(2lx4n)
+ Bụng lườn: tay giang ngang chống hông nghiêng người qua phải qua trái(2lx4n)
+Động tác chân: 1 chân làm trụ,chân kia đưa lên phía trước (4lx4n)
+Động tác bật :bật chụm tách chân (4lx4n)
VĐCB: Đi qua chướng ngại vật đặt cách đều nhau (2)
- Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu và giải thích
*TTCB: Đứng trước vạch mức khi nghe hiệu lệnh xuất phát Cô bắt đầu đi, mắt nhìn thẳng về phái trước, khi gặp chướng ngại vật Cô vượt qua và không chạm vào chướng ngại vật, cư như vậy Cô đi hết con đường.
- Cô cho một trẻ thực hiện.
Cô cho lần lượt 3 trẻ lên thưc hiện (2-3 lần). Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cho 3 trẻ thi đua với nhau xem ai đi nhanh và đúng nhất.
TTCVĐ: Trò chơi: “ Mèo bắt chuột”
- Cách chơi: tất cả trẻ nắm tay thành vòng tròn rộng., chọn 2 bạn vào giữa vòng, 1 bạn sẽ làm mèo, 1 bạn sẽ làm chuột các bạn sẽ name tay đưa thẳng tay lên làm hang cho chuột chạy. Khi cô ra hiệu bắt đầu chơi thì mèo sẽ đuổi theo chuột để bắt, còn mèo thì chạy từ hang này sang hang khác để trốn.
Luật chơi: Khi mèo bắt được chuột thì chuột sẽ bị nhảy lò cò.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Chơi: Uống nước chanh
III. KẾT THÚC:
-Làm động tác hít thở
I. ỔN ĐỊNH
- Đọc bài thơ: Đôi mắt của em
- Để bảo vệ cho đôi mắt của mình được khỏe thì chúng ta phải làm gì?
-Giáo dục trẻ biết bảo vệ đôi mắt của mình
II. NỘI DUNG
Tình huống: Bạn Na đến thăm lớp mầm 2 xem lớp học tô màu, trên đường đi bạn bị ngã và rớt mất chiếc kính.
1. Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát mẫu - cô làm mẫu
- Các con thấy cô có hình gì đây?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh của cô?
- Ban Na mất chiếc kính rồi bận ấy rất buồn. Vậy bây giờ các con hãy cùng cô tô thật nhiều chiếc kính có nhiều màu sắc xinh đẹp để tặng cho Na (73)
- Cô thực hiện mẫu và giải thích: cc cầm bút màu bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa tô màu từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong không lem ra ngoài
-Giáo dục trẻ biết bảo vệ đôi mắt của mình
2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Cho trẻ vào bàn ngồi tô màu. Cô bao quát, nhắc nhở trẻ
- Báo sắp hết giờàhết giờ
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
-Tuyên dương sản phẩm của bé và khích lệ những bé chưa hoàn thành tốt sản phẩm của mình lần sau đươc tốt hơn
- Cho trẻ chọn phẩm phẩm mình thích và nói vì sao thích.
III. KẾT THÚC:
Hát bài: Chiếc khăn tay
I. ỔN ĐỊNH
- Cô cầm rối que hình bạn trai bạn gi giới thiệu giới thiệu về mình. 
II. NỘI DUNG
1. Hoạt động 1:Ôn số lượng 1,2,3
- Trò chơi: Ôn số lượng 1,2,3
-Cách chơi:cô có rất nhiều đồ chơi lắp ráp trong rỗ,khi có hiệu lệnh thì các con phải lấy đủ số lượng theo yêu cầu của cô
2. Hoạt động 2: Dạy tách gộp trong phạm vi 3(36)
-Mời 1 trẻ lên tách 3 ngón tay thành 2 nhóm( nhóm 1, nhóm 2).Cho cả lớp nhận xét
-Mời trẻ khác lên gắn số ở 2 nhóm
-Tương tự lần lượt mời trẻ lên tách các nhóm cây xanh và gắn số tương ứng lên mỗi nhóm
3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố: “Kết bạn”
- Cách chơi: Cho trẻ chơi kết nhóm 3 bạn, sau đó tách nhóm đó thành 2 nhóm nhỏ và gộp lại
- Luật chơi: Nếu trẻ kết bạn chưa đúng hoặc tách gộp chưa đúng sẽ bị cả lớp phạt
III. KẾT THÚC
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: Tập đếm.
I. ỔN ĐỊNH
-Hát “Tay thơm tay ngoan”
II. NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Cô kể chuyện “Tay phải tay trái”
-Các con vừa hát bài gì?
- Hãy đưa 2 tay lên cao. Nó nằm vị trí nào trên cơ thể?
- Tay phải đâu? Tay trái đâu?
- Tạo tình huống kể chuyện lần 1 sử dụng tranh
- Cô kể lần 2 : sử dụng rối tay để kể và giải thích nội dung câu chuyện. Giáo dục trẻ 2 tay đều quan trọng như nhau, mỗi tay có 1 công việc riêng, vì vậy phải biết phối hợp 2 tay để làm việc nhanh và tốt hơn. Trong lớp cũng vậy phải biết phối hợp với các bạn
2. Hoạt động 2: Đàm thoại:
-Cô vừa kể chuyện gì?
-Trong chuyện kể về ai?
-Tại sao tay trái giận tay phải?
-Giáo dục các con không được có tính kiêu ngạo, biết quý trọng bản thân
3. Hoạt động 3: Trò chơi mở nắp chai.
- Tình huống: Sau khi kể chuyện cô khát nước, cc giúp cô mở chai nước
 - Cách chơi: Chia trẻ 3 đội, chạy từ vạch xuất phát mang theo chai nước, chạy đến đích và phối hợp 2 tay để mở nắp chai nước.
- Luật chơi: Đội nào mở được nhiều nắp giành chiến thắng.
III. KẾT THÚC
-Hát và vận động: Múa cho mẹ xem 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát bạn trai bạn gái
Hoạt động 1: Quan sát và trò chuyện vè bạn trai – bạn gái
- Cho trẻ ra sân dạo chơi, trò chuyện cùng trẻ về bản thân mình
- Cho trẻ quan sát và nhận xet về bạn trai –bạn gái trong lớp mình
- Các con thấy bạn trai với bạn gái tóc như thế nào?
- Đồng phục của bạn trai với bạn gái như thế nào?
- Vậy bạn trai và bạn gái có điểm gì giống nhau ?
- Cho trẻ kể tên bạn trai và bạn gái trong lớp của mình 
Hoạt động 2: TC “ Bạn là ai”
- Cách chơi: cô miêu tả về đặc điểm của 1 bạn nào đó (về hình dáng,trang phục, tóc) cháu đứng lên sẽ nói tên bạn
- Luật chơi: Bạn nào đoán đúng và nhanh sẽ thắng
Hoạt động 3:
Chơi “bịt mắt bắt dê
HĐCCĐ: Giới thiệu bản thân (24)
Hoạt động 1: Quan sát bạn học 
Cho trẻ ra sân dạo chơi trò chuyện cùng trẻ
+ Kể tên các bạn trong tổ
+ Giới thiệu bản thân mình
Hoạt động 2: Trò chơi “chuyền banh”
 Cách chơi: Trẻ ngồi vòng tròn, cả lớp cùng hát, cô chuyền banh cho 1 bạn, bạn đó sẽ chuyền cho bạn bên cạnh, chuyền lần lượt đến khi kết thúc bài hát bạn nào cầm banh phải giới thiệu về bản thân
Luật chơi: Ai giới thiệu phạt nhảy lò cò
Hoạt động 3: Chơi tự do 
HĐCCĐ: Tìm hiểu về đôi mắt của bé 
Hoạt động 1:cho trẻ quan sát đôi mắt 
- Các con nhìn vào mặt cô và quan sát bộ phận nào của cô đang làm gì?
-Trên đôi mắt của cô có gì?
-Mắt có tác dụng gì ?
-Các con làm gì để bảo vệ mắt?
Hát:đôi mắt
Hoạt động 2:
TC:ai tinh mắt hơn
Cách chơi: cô cơ 3 cái li nhựa bây giờ cô sẽ đặt 1 viên kẹo dưới cái ly thư nhất và cô sẽ chuyển vị trí viên kẹo các con sẽ đoán viên kẹo nằm ở vị trí nào (cô di chuyển từ chậm đến nhanh dần)
Luật chơi: bạn nào đoán đúng và nhanh sẽ được thưởng 1 viên kẹo ,còn sai thì bị phạt 
Hoạt động 3: Chơi tự do trên sân
HĐCCĐ: Cho trẻ quan sát về đôi tay của bé
Hoạt động 1: Quan sát bộ phận cơ thể bé
Tc: Nắm lấy tay nào
- Cho 1 bé đứng mẫu cho cả lớp quan sát và nhận xét
- Lớp mình thấy cơ thể bạn Khoa gồm có những bộ phận nào?
-Vậy các con thấy bạn Khoa có mấy cánh tay?
-Tay dùng để làm gì các con?
- Để bảo vệ đôi tay của mình thì các con không được vận động tay quá mạnh,không được cầm nắm những vật sắc nhọn làm tay bị thương nha các con
Hoạt động 2
TCVĐ: Ai nhanh tay hơn
Cách chơi: Bé đóng vai chim con đi kiếm mồi, khi cô gọi “chích, chích, chích” và giả vờ vung tay ném thóc, bé chạy lại phía cô, ngồi xuống 2 tay gõ xuống đất. Khi cô nói “chim bay” bé đứng dậy, giơ 2 tay sang ngang, vẫy vẫy cánh tay và bay 
Luật chơi: Ai làm chậm nhảy ếch 
HĐCCĐ: Trò chuyện về cơ quan thính giác của bé
Hoạt động 1: trò chuyện về đôi tai
-Cho trẻ lắng nghe cô tạo âm thanh gì? (cô đánh 2 tiếng trống)
-Vậy bịt tai lại các con có nghe được không?
-Đúng rồi, để nghe được âm thanh nhờ vào cái gì?
-Các con hãy sờ lên tai của mình có mấy cái tai. Đếm tai
-Các con quan sát tai có những đặc điểm gì?
-Để bảo vệ tai các con làm sao?
Hoạt động 2: TCVĐ: Trong bóng tối
Cách chơi: Cho trẻ ra sân, dùng khăn bịt mắt 1 trẻ. Cô vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 vị trí nào thì bạn phải đi theo tiếng còi 
Luật chơi: Ai đến trước sẽ giành chiến thắng
Hoạt động 3:
Mèo đuổi chuột
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc trọng tâm:
Góc phân vai: Bé làm diễn viên
Yêu cầu:
-Trẻ nhận ra và biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn tức giận(58)
Chuẩn bị:
-Tranh, bảng, ô số
Hương dẫn:
- Trên bảng cô có rất nhiều con số, sau mỗi con số sẽ có 1 bức tranh có hình ảnh thể hiện cảm xúc bạn nào lật trúng hình nao thì sẽ bộc lộ đúng cảm xúc như hình ảnh trong tranh
- Bạn nào thề hiện đúng và tốt thì đươc cô tặng 1 bông hoa điềm 10 để đem về tặng mẹ
- Cho bé về góc chơi
Góc tạo hình:
-Tô màu tóc
Góc âm nhạc
-:Múa cho mẹ xem
Góc học tập:
Làm bài tập sách bé làm quen với toán
GGóc trọng tâm:
Góc âm nhạc: Hát múa biểu diễn bài tay thơm tay ngoan
Yêu cầu: trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc và ngắm nhìn cảnh vật(68)
Thể hiện được sắc thái tình cảm qua bài hát
Chuẩn bị: Trống, lắc, micro, phách
Hướng dẫn:
- Cô giới thiệu sơ về góc chơi
- Chúng ta sẽ biểu diễn bài tay thơm tay ngoan
-Khi biểu diễn các con cần những nhạc cụ gì để biễu diễn(cô gợi ý)
- Cho trẻ về góc chơi, cô bao quát
Góc học tập: Làm Bt sách làm quen mtxq
Góc phân vai: Đầu bếp tí hon
GGóc tạo hình:
-Tô màu quần áo
GGóc trọng tâm:
Góc tạo hình: Vẽ tóc bé yêu
Yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ các nét xiên và nét cong để tạo thành tóc(73)
-Trẻ biết cách tô màu
Chuẩn bị:
-Giấy ,bút màu
-Bảng treo sản phẩm
Hướng dẫn:
Các bạn sẽ dùng bút màu vẽ những nét cong nét xiên tạo thành mái tóc
GGóc phân vai: Cô bán nước
GGóc âm nhạc: Nghe và hát các bài hát theo chủ đề
GGóc học tập:
BBé làm quen MTXQ
GGóc trọng tâm:
Góc phân vai: Bé làm bác sĩ
Yêu cầu:
- Trẻ biết phân vai,biết phối hợp cùng nhau để chơi
- Trẻ nhận biết được các bộ phận, giác quan, biết gọi tên từng bộ phận
Chuẩn bị:
Đồ chơi bác sĩ
Hướng dẫn:
-1 bạn sẽ đóng vai bác sĩ,1 bạn đóng vai y tá, 2-3 bạn đóng vai bệnh nhân đến khám(43)
- Cô quan sát gợi ý cho trẻ, trong khi chơi
GGóc tạo hình: Tô màu mắt kính
GGóc học tập: Đếm đến 3, nhận biết chữ số 3
GGóc âm nhạc:
Hát các bài hát theo chủ đề
Góc tạo hình:Xé giấy làm tóc
Yêu cầu:
-Trẻ biết dùng các ngón tay xé giấy,và cách xé giấy theo xớ giấy(10)
Chuẩn bị:
Giấy,hồ dán,bảng treo sản phẩm
Hướng dẫn:dùng ngón tay trái,ngón trỏ giữ và xé giấy theo xớ giấy thành nhừng sợi và dán vào đầu tạo tóc cho bé trong tranh
Góc xây dựng:
-Xây hàng rào
Góc âm nhạc:
-Hát các bài hát theo chủ đề
GGóc học tập:
-Đếm đến 3,nhận biết chữ số 3
GGóc phân vai:
-Trò chơi đi chợ
VỆ SINH- ĂN TRƯA -NGỦ TRƯA- ĂN XẾ
- Trẻ biết tên thực phẩm món ăn khi nhìn thấy suất cơm (11)
- Khuyến khích trẻ ăn hết suất
- Chia bé thành 2 dãy trai và gái. Nhắc bé nằm đúng tư thế
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Kể chuyện “Tay phải và tay trái”
-Trò chuyện với bé
-Hát các bài hát theo chủ đề
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe bản thân vệ sinh môi trường(16)
-Tô màu chữ số 3
-Trò chuyện với bé về bản thân,tổ chức cho bé chơi trò chơi “ thử tài tiên đoán”nét mặt của cô(60)
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

File đính kèm:

  • docchu_de_ban_than_tuan_2.doc