Kinh nghiệm tổ chức lớp học hai buổi cho học sinh yếu kém

 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cĩ nĩi :“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” , vì thế , Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm xanh của đất nước. Bác luôn kỳ vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiệnđđiều đó Đảng và nhà nước ta luơn khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Nhà trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Song mỗi học sinh có khả năng và môi trường sống khác nhau, có sự phát triển không đồng đều trong cùng một lứa tuổi , do đó sự chênh lệch về kết quả học tập giữa các em còn rất cao. Đặc biệt, học sinh yếu kém tồn tại ở tất cả các lớp với tỉ lệ tương đối cao, đây là điều thường xuyên bắt gặp ở bất kỳ trường học hay lớp học nào , và đây cũng là đối tượng có nguy cơ bỏ học rất cao .

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm tổ chức lớp học hai buổi cho học sinh yếu kém, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cĩ nĩi :“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” , vì thế , Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm xanh của đất nước. Bác luôn kỳ vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiệnđđiều đó Đảng và nhà nước ta luơn khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Nhà trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Song mỗi học sinh có khả năng và môi trường sống khác nhau, có sự phát triển không đồng đều trong cùng một lứa tuổi , do đó sự chênh lệch về kết quả học tập giữa các em còn rất cao. Đặc biệt, học sinh yếu kém tồn tại ở tất cả các lớp với tỉ lệ tương đối cao, đây là điều thường xuyên bắt gặp ở bất kỳ trường học hay lớp học nào , và đây cũng là đối tượng có nguy cơ bỏ học rất cao . 
Làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên ? giúp giảm thiểu sự chênh lệch về kiến thức, nhận thức giữa các học sinh và đặc biệt là hạn chế đến mức tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém , giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ? Đây là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm, hơn hết là những người làm trong ngành giáo dục.
Đã có nhiều biện pháp đưa ra áp dụng để khắc phục tình trạng trên , hầu hết là đối với giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn , các tổ chức đoàn thể , đối với nhà trường đưa ra biện pháp có kế hoạch tổ chức dạy phụ đạo học sinh yếu kém (có thể phụ đạo đại trà hoặc lọc ra những em yếu kém ở các lớp )để tổ chức phụ đạo những buổi trái với buổi học chính hoặc vào ngày thứ bảy và chủ nhật  nhưng kết quả là hiệu quả còn rất thấp . 
Hàng năm , một số trường THCS có điều kiện về cơ sở vật chất thường tập trung tổ chức mở lớp hai buổi đối tượng là học sinh khá giỏi , còn đối với lớp hai buổi đối tượng là học sinh yếu kém khi mở lớp là một điều khó , duy trì được và có hiệu quả lại là một điều khó khăn hơn . Nhưng làm thế nào để tổ chức được lớp học này , chất lượng học sinh được nâng lên , duy trì được sĩ số . .Ở đề tại này tôi ghi lại những ý kiến , kinh nghiệm của cá nhân đã và đang thực hiện có hiệu quả cao trong năm học này để cùng đồng nghiệp, lãnh đạo các trường , thảo luận tìm ra những biện pháp tốt nhất để áp dụng cho những năm tiếp theo . 
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
A- THỰC TRẠNG: 
Hiện nay theo thống kê chất lượng học sinh không chỉ riêng trường THCS Nghĩa Trung mà hầu như tất cả các trường THCS của huyện Bù Đăng có tỉ học lệ học sinh khá giỏi ít và tỉ lệ học sinh yếu kém rất cao , tỉ lệ này chênh lệch quá lớn , bên cạnh đó tình hình đạo đức của các em đang giảm sút , tỉ lệ bỏ học ngày càng cao . 
Năm học 2008-2009 được sự chỉ đạo của chuyên môn PGD cho phép các trường mở lớp 2 buổi đối tượng là học sinh yếu kém . Đây là một kế hoạch rất khó khăn cho trường so với mở lớp 2 buổi cho học sinh khá giỏi vì có những điều kiện như sau :
Thuận lợi : 
Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục cho mở lớp học sinh yếu kém hai buổi . 
Được sự đồng ý nhiệt tình của lãnh đạo địa phương , của hội cha mẹ học sinh ( đồng ý theo kế hoạch tổ chức và thu kinh phí chi phí cho lớp học 2 buổi).
Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh , các phụ huynh rất muốn con em mình trở thành con ngoan trò giỏi , và đa phần là phụ huynh học sinh của đối tượng này kinh tế rất ổn định . 
Qua kiểm tra lại học bạ tiểu học ( khi tuyển sinh vào lớp 6 ) chất lượng học tập của các em hầu như ở mức trung bình trở lên , thậm chí có những em là học sinh giỏi ở bậc tiểu học .
 Qua trao đổi với học sinh , các em cũng mạnh dạn đưa ra được một trong số lý do mà các em học yếu là : Thầy cô giảng bài nhanh tiếp thu không kịp , không có thời gian sửa bài tập .
Khó khăn : 
Đối tượng này là những em học rất yếu , ham chơi “ Thích chơi hơn thích học” , thường hay trốn học , bỏ tiết 
Tâm lý của phụ huynh không muốn cho con em mình vào học lớp này và cả học sinh cũng vậy , vì cho rằng : đây là lớp yếu kém , đạo đức và tư tưởng của các em này không được tốt , “ Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng" và cũng không loại trừ trường hợp mặc cảm với mọi người xung quanh .
Điều kiện cơ sở rất thiếu thốn . không đủ phòng học cho học sinh học hai buổi . 
	* Từ những thuận lợi và khó khăn trên , sau đây là những biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện trong năm học này : 
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
Đây là năm đầu tiên làm thí điểm và cũng chỉ có thể mở được một lớp với số lượng 40 học sinh , do không đủ phòng học . Tôi chọn đối tượng là học sinh khối 8 , vì đây là khối có tỷ lệ học sinh yếu kém và nguy cơ bỏ học cao hơn các khối khác . Các biện pháp được thực hiện như sau : 
Lập danh sách từ thấp đến cao tất cả các em có học lực yếu kém và hạnh kiểm Trung bình yếu : ( Hầu hết là những học sinh thi lại và lưu ban năm học 2007-2008 và đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ bỏ học cao)
Để nắm được đối tượng học sinh yếu kém , tôi yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm làm danh sách bằng cách lấy số liệu từ năm học vừa rồi ( năm học 2007-2008) và sắp xếp học sinh cĩ học lực yếu kém từ thấp đến cao , sau đó văn thư sẽ tổng hợp toàn khối 8 theo mẫu sau : 
STT
Họ tên
Điểm TB Cả năm
Xếp Loại cuối năm
Ghi chú
(Đánh dấu HS lưu ban)
Học Lực
Hạnh kiểm
 Họp phụ huynh học sinh :
Mục đích bước này làm cho phụ huynh học sinh thấy rõ tầm quan trọng việc mở lớp 2 buổi cho học sinh yếu kém và tự nguyện đăng kí cho con em mình tham gia vào lớp này .
Sau khi có danh sách học sinh yếu kém từ thấp đến cao , trường mời tất cả phụ huynh có con em là đối tượng trên. 
* Nội dung cuộc họp đầu tiên : Trong buổi họp , BGH nêu sự thông cảm , chia sẽ của nhà trường cùng với cha mẹ học sinh , nêu lên những nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém ( từ phía học sinh , giáo viên , phụ huynh , điều kiện môi trường ảnh hưởng . ) sau đó làm rõ mục đích của lớp 2 buổi là : 
+ Tập trung các em vào một lớp để dễ quản lý và có điều kiện phụ đạo . 
+ Tổ chức dạy 2 buổi /ngày .
+ Nâng dần chất lượng , tạo sự hứng thú học tập , chống tình trạng nghĩ bỏ học ..
Để tổ chức thực hiện tốt lớp học này , về phía nhà trường và phụ huynh học sinh cần phải phối hợp thực hiện những yêu cầu sau :
+ Nhà trường đặc biệt quan tâm và ưu tiên cho lớp học này . ( Từ việc phân công giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn và BGH là những người trực tiếp tham gia giảng dạy  ) 
+ Phụ huynh học sinh : Tạo điều kiện cho các em học 2 buổi ( thời gian , học phí ) , kiểm tra và liên lạc thường xuyên với nhà trường .
 * Nội dung buổi họp thứ hai : 
Nhà trường thông báo cụ thể kế hoạch thực hiện ( Thời gian học , giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn .) và bàn bạc cụ thể học phí đóng góp học buổi thứ hai .
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội quy , kế hoạch , biện pháp và các chỉ tiêu cụ thể thực hiện từng học kỳ . )
Ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh và có cả lời hứa hẹn của một số học sinh . 
Phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn : 
Nhà trường chọn giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn là những người nhiệt tình , có trách nhiệm , giải quyết công việc điềm đạm nhưng dứt khoát và đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện gần gũi với các em ( giáo viên ở tập thể)  
Trường phân công cô Nguyễn Thị Sơn là giáo viên làm công tác chủ nhiệm . Một số thầy cô dạy bộ môn và đặc biệt là trong ban giám hiệu có tôi : Đỗ Lệ Hằng – PHT giảng dạy môn Tiếng Anh và Thầy Võ Minh Hiếu – PHT – giảng dạy môn Ngữ văn .
 Sau khi lên kế hoạch phân công giảng dạy tôi tổ chức buổi họp mời tất cả các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm , phân tích tình hình yếu kém và đề ra nhiều biện pháp trong công tác giảng dạy như sau : 
Buổi học sáng là buổi học chính thức thực hiện theo phân phối chương trình , các buổi chiều phụ đạo tất cả các môn ( trừ môn âm nhạc , mỹ thuật , thể dục) . 
Buổi chiều ôn tập những kiến thức rất cơ bản , làm bài tập áp dụng , kiến thức từ dễ đến khó . 
Giáo viên dạy buổi chính thức cũng là giáo viên dạy phụ đạo buổi chiều .
Không la mắng học sinh , phải “ dỗ ngọt” , động viên các em từ những việc nhỏ nhất như lời khen , con điểm . Thường xuyên giáo dục đạo đức , tư tưởng cho các em . Động viên tinh thần cho các em không mặc cảm với bạn bè , mọi người xung quanh vì đây là lớp yếu kém .
Giáo viên là người rất nghiêm túc về thời gian dù chỉ vài phút 
Theo dõi và kiểm tra : 
BGH , GVCN , GVBM , tổ chức đoàn đội thường xuyên theo dõi kiểm tra nề nếp , tác phong , chuyên cần . 
GVCN theo dõi hàng ngày việc vi phạm của học sinh từ đạo đức tới học lực để đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp . 
CM trường tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh toàn khối ( bài kiểm tra 15 phút )
C- KẾT QUẢ : 
Từ khi bước vào đầu năm học tôi đã đưa ra ý tưởng này, hầu hết từ lãnh đạo đến đa số giáo viên rất muốn thực hiện , nhưng lại e sợ thực hiện không thành công vì các đối tượng này nằm rải rác ở các lớp đã khó , nhưng dồn lại một lớp còn khó hơn . Nhưng với sự quyết tâm của mình , ngoài những biện pháp thực hiện nêu trên tôi còn tích cực tham mưu với hiệu trưởng , đôn đốc động viên giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn  Đến thời điểm này kết quả khá thành công , ngoài dự đoán . 
Kết quả như sau :
1) Về phía học sinh : 
Đảm bảo sĩ số : 
Đầu năm sĩ số 40 em , đến thời điểm này không bỏ học em nào đạt 100% .
Duy trì được lớp này nên tỉ lệ nghỉ bỏ học ở khối 8 là ít nhất so với các khối lớp còn lại .
Hạnh kiểm : 
TSHS
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
Đầu năm 2008-2009
40
0
0,0
0
0,0
36
90,0
4
10,0
0
0,0
HKI
2008-2009
40
19
47,5
21
52,5
0
0,0
0
0,0
0
0,0
HKII
2008-2009
40
26
65
12
30.0
2
5.0
0
0.0
0
0.0
Cả năm
2008-2009
40
26
65
12 
30.0
2
5.0
0
0.0
0
0.0
Không có tình trạng trốn tiết , bỏ tiết , nghỉ học không lý do . ( trừ 1 trường hợp em Nguyên vào tuần đầu tiên ) 
Thái độ học sinh : ngoan hơn , lễ phép , tự tin hơn .
Bên cạnh sự tiến bộ đó vẫn còn những hạn chế như vi phạm tác phong của một người học sinh . Đây là điều khó tránh khỏi .
Học lực : 
So sánh kết quả kiểm tra chất lượng học sinh toàn khối ( bài kiểm tra 15’ và 1 tiết )ở các môn thì chất lượng học sinh trung bình trở lên cao hơn những lớp còn lại ( trừ lớp 2 buổi khá giỏi ) 
So sánh kết quả đầu năm với học kỳ 1 : ( Số liệu đầu năm 2008-2009 được thống kê sau khi thi lại trong hè , Số liệu học sinh kém là học sinh lưu ban ) 
TSHS
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
Đầu năm 2008-2009
40
0
0
0
0
0
0
32
80,0
8
20,0
HKI 
2008-2009
40
0
0
3
7,5
22
55,0
15
37,5 
0
0
HKII 
2008-2009
40
0
0
4
10
27
67.5
9
22.5
0
0
Cả Năm 
2008-2009
40
0
0
6
15
27
67.5
7
17.5
0
0
Từ kết quả trên cho thấy : Từ những học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm , có nguy cơ bỏ học , đến nay chất lượng hai mặt giáo dục được nâng lên rõ rệt và các em không còn tư tưởng trốn tiết , bỏ học . 
Về phía giáo viên : 
Nhận được sự phân công giảng dạy lớp này , các giáo viên rất lo lắng , nhưng khi thực hiện , thường cĩ những đề thú vị để các giáo viên trao đổi với nhau trong giờ giải lao , lúc rảnh rổi và cảm giác lo lắng đó đã tan biến đi từ lúc nào , thay vào đó là những lời nói , cảm giác hình như mình đã và đang làm được 1 điều gì đó cho học sinh mà mình chưa nghĩ đến .
Về phía phụ huynh : 
Trường nhận được rất nhiều sự đồng tình và ủng hộ tích cực của phụ huynh học sinh . Sau khi thực hiện được 1 tháng , trường nhận được nhiều đơn của phụ huynh xin cho con em mình tham gia vào lớp học nĩi trên , nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nên trường không thể đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh và học sinh . 
III- BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Để thực hiện tổ chức lớp học 2 buổi đối tượng yếu kém có chất lượng cần lưu ý những điểm như sau : 
Nhà trường , giáo viên phải đồng cảm với phụ huynh có con em đối tượng là yếu kém , và làm cho phụ huynh thấy được sự đồng cảm này , đây là một yếu tố rất quan trọng để phụ huynh bỏ qua việc mặc cảm , tin tưởng gửi gấm con em mình vào lớp . 
Ban giám hiệu trường phải tạo mọi điều kiện ưu ái và thuận lợi cho lớp học. 
Phân công giáo viên có năng lực , nhiệt tình , trách nhiệm , giải quyết sự việc điềm đạm , dứt khoát đảm nhận lớp . 
Ban giám hiệu là những người trực tiếp đảm nhận dạy bộ môn của lớp này . ( theo quy định hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần , các phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần)
Thầy đến với trị bằng cái tâm , bằng tình thương và niềm tin tuyệt đối .
Có kế hoạch theo dõi , kiểm tra và đánh giá hợp lý về hạnh kiểm và học lực , tránh trường hợp bệnh thành tích . 
GV thường xuyên giáo dục đạo đức cho học sinh , tham mưu kịp thời với Phụ huynh và BGH để có hướng giải quyết tốt nhất . 
IV- KẾT LUẬN :
	Ngoài những kết quả đã đạt được như trên trong quá trình thực hiện lúc đầu rất khó khăn và cũng chịu nhiều áp lực từ những câu hỏi đưa ra của phụ huynh qua buổi họp lần thứ nhất , lo lắng , sợ vì lớp học đến giữa năm không tiếp tục được , sợ vì chất lượng học tập không tiến bộ , học sinh nghỉ bỏ học , hạnh kiểm không tiến bộ .. Nhưng trong quá trình thực hiện có sự tham mưu , phối kết hợp , chỉ đạo kịp thời nên mọi việc tiến hành khá trôi chảy , mặc dù chất lượng chưa cao lắm nhưng trường chúng tôi đánh giá đây là thành công lớn của chuyên môn trong lĩnh vực với đối tượng học sinh yếu kém .
	Qua những kết quả trên , điều mà tôi lo lắng cho những năm tiếp theo là thiếu phòng học , thiếu phòng học thì không có điều kiện mở lớp hai buổi yếu kém cho tất cả các khối . Nếu khắc phục được điểm này thì chắc chắc trường chúng tôi sẽ có tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể và hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học cho những năm tiếp theo .
Trên đây là một số biện pháp tôi đã và đang áp dụng hiện nay với lớp 2 buổi đối tượng yếu kém . Trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế , rất mong sự đóng góp của lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn , chân thành cảm ơn !
 Người viết 
Đỗ Lệ Hằng 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD BÙ ĐĂNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docto chuc lop hoc 2 buoi cho hoc sinh yeu kem.doc