Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động học: Làm quen văn học - Đề tài: Thơ “Ông mặt trời”
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung bài thơ "Ông Mặt Trời".
- Trẻ hiểu được tình cảm gắn bó giữa em bé với thiên nhiên, giữa bé và mẹ.
- Trẻ nghe và tưởng tượng được hình ảnh ông mặt trời nhíu mắt nhìn cười với em bé.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ kết hợp cử chỉ điệu bộ
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, không nói chuyện.
- Trẻ biết khi đi ra nắng phải đội mũ, nón, mang quần áo phải phù hợp với mùa hè.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến người thân trong gia đình, yêu thiên nhiên gắn bó với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung bài thơ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh: Mùa hè của bé Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động học: Làm quen văn học Đề tài: Thơ “Ông mặt trời” Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút Người thực hiện: Trần Thị Ly Ly Thời gian thực hiện : 29/06/2017 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ - Trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung bài thơ "Ông Mặt Trời". - Trẻ hiểu được tình cảm gắn bó giữa em bé với thiên nhiên, giữa bé và mẹ. - Trẻ nghe và tưởng tượng được hình ảnh ông mặt trời nhíu mắt nhìn cười với em bé. - Trẻ đọc thuộc bài thơ kết hợp cử chỉ điệu bộ 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, không nói chuyện. - Trẻ biết khi đi ra nắng phải đội mũ, nón, mang quần áo phải phù hợp với mùa hè. - Giáo dục trẻ biết yêu mến người thân trong gia đình, yêu thiên nhiên gắn bó với thiên nhiên. II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử - Hệ thống câu hỏi theo nội dung bài thơ - Tranh theo kết cấu bài thơ - Bài hát theo chủ đề: Mùa hè đến, em bé và mặt trời, cháu vẽ ông mặt trời, gà trống thổi kèn III. Tiến trình hoạt động Hoạt động 1 - Cho hát và vận động theo nhạc bài “Gà trống thổi kèn” - Giới thiệu dẫn dắt vào bài - Vừa rồi lớp chúng mình đã hóa thân thành những chú gà trống rất đáng yêu. - Vậy thì bạn nào biết mỗi sáng ngoài đánh thức mọi người thức dậy, chú gà trống còn đánh thức ai nữa? - Khi ông mặt trời thức dậy mang đến cho chúng ta những gì? (những tia nắng ấm áp) - Những tia nắng chiếu khắp mọi nơi giúp cho con người thêm năng động, tràn đầy sức sống và vạn vật thêm tươi tốt đấy. - Và ông mặt trời cũng là biểu tượng của mùa hè đó các con. - Mùa hè đến thì các con phải làm gì để bảo vệ sức khỏe nào? - Khi đi ra ngoài nắng thì các con phải như thế nào? - Các con ơi! Tác giả " Nguyễn Thị Bích Hiền " đã nhìn thấy ông mặt trời rất là đẹp, rất yêu quý ông mặt trời nên đã sáng tác bài thơ "ông mặt trời" để tặng cô cháu chúng mình đấy. - Để hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ bây giờ cô cháu chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé! Hoạt động 2 * Đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ. Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý ngắt nhịp thơ. - Cô tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thơ: bài thơ miêu tả về ông mặt trời và tình cảm thân thiết giữa ông mặt trời, mẹ và em bé giống như tình cảm giữa những người thân trong gia đình. - Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp với xem tranh minh họa - Trích dẫn kết hợp, giảng giải nội dung, giải thích từ khó + Đoạn 1: 4 câu thơ đầu “Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường" - 4 câu thơ đầu nói lên tình cảm của 2 mẹ con qua những chiếc bóng được in trên mặt đất bởi ánh sáng của ông mặt trời chiếu xuống. - Giải thích: “Óng ánh” - Óng ánh có nghĩa là ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng rất là đẹp xuống khắp mọi nơi đấy. - Cho trẻ đọc “ óng ánh” 2 lần + Đoạn 2: 4 câu thơ tiếp theo "Ông nhíu mắt nhìn em Em nhíu mắt nhìn ông Ông ở trên trời nhé Cháu ở dưới này thôi" - 4 câu thơ tiếp theo là những cử chỉ vô cùng đáng yêu và cuộc trò chuyện thân mật giữa em bé và ông mặt trời. Qua đây thì chúng ta thấy được tình cảm mà em bé gái dành cho ông mặt trời giống như tình cảm của những người thân trong gia đình. - Giải thích: Nhíu mắt (Ông mặt trời có nhiều tia nắng chiếu sáng nên khi các con thấy chói mắt nên phải nhíu lại đấy) - Cho trẻ đọc “nhíu mắt” 2 lần + Đoạn 3: 3 câu thơ còn lại " Hai ông cháu cùng cười Mẹ cười đi bên cạnh Ông mặt trời óng ánh" - 3 câu thơ cuối đã khép lại bài thơ với những nụ cười trên môi, và đi bên cạnh mẹ dưới những tia nắng mà ông mặt trời mang đến. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc cho lớp nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Trong thơ có những nhân vật nào? - Nội dung bài thơ nói về điều gì? * Giáo dục: * Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ + Bây giờ lớp mình đọc bài thơ “Ông mặt trời” cùng cô nhé! - Cho trẻ đọc thuộc thơ theo lớp, tổ - Cô mời các nhóm thi đua đọc thơ diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ - Cô mời cá nhân đọc - Nhận xét, động viên trẻ đọc thơ diễn cảm, kết hợp sửa sai *Trò chơi: “ai giỏi hơn” + Lớp mình học rất là ngoan, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi: “ai giỏi hơn” + Cho trẻ hát vận động“Mùa hè đến”, chia lớp thành 2 đội ( 2 vòng tròn nhỏ) + Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 2 bức tranh chưa hoàn thiện, trong tranh chỉ có cây cối hoa lá là những cảnh vật xung quanh. Còn các chi tiết, các nhân vật trong bài thơ ông mặt trời thì cô đã cắt rời. Nhiệm vụ của các con là chọn đúng các nhân vật trong bài thơ sau đó chọn vị trí gắn lên tranh sao cho phù hợp để tạo nên 1 bức tranh sinh động, đẹp mắt và phù hợp với nội dung bài thơ. Cuối cùng chạy thật nhanh và gắn lên bảng. - Luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát đội nào gắn đúng, đẹp và nhanh nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng - Cô kiểm tra kết quả chơi Hoạt động 3 - Để thể hiện niềm vui khi làm được những bức tranh đẹp chúng ta cùng đọc lại bài thơ này nhé! - Cho trẻ đọc lại bài thơ 1 lần - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ vận động tự do theo nhạc bài “Cháu vẽ ông mặt trời”
File đính kèm:
- tho_ong_mat_troi.doc