Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Âm nhạc: - Vận động theo nhạc bài hát: Gà trống thổi kèn - Nghe hát: Gọi trâu

LVPTTM: ÂM NHẠC:

- HĐTT: Vận động theo nhạc bài hát: “Gà trống thổi kèn”

- NDKH: Nghe hát: “Gọi trâu”.

1. Mục đích, yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài hát “Gà trống thổi kèn”.

- Trẻ biết vận động minh hoạ bài hát: “Gà trống thổi kèn” và biết thể hiện tình cảm của mình qua các động tác minh hoạ.

b. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vận động theo giai điệu bài hát.

- Rèn khả năng quan sát, phán đoán và tai nghe cho trẻ.

- Rèn khả năng linh hoạt sáng tạo của trẻ.

- Giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu phù hợp.

c. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc.

- Biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

2. Chuẩn bị:

- Máy tính, loa.

- Nhạc không lời bài hát “Gà trống thổi kèn”, “Gọi trâu”.

- Sân khấu biểu diễn.

- Mũ gà trống, bộ quần áo gà trống.

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Âm nhạc: - Vận động theo nhạc bài hát: Gà trống thổi kèn - Nghe hát: Gọi trâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LVPTTM: ÂM NHẠC:
- HĐTT: Vận động theo nhạc bài hát: “Gà trống thổi kèn”
- NDKH: Nghe hát: “Gọi trâu”.
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát “Gà trống thổi kèn”.
- Trẻ biết vận động minh hoạ bài hát: “Gà trống thổi kèn” và biết thể hiện tình cảm của mình qua các động tác minh hoạ.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động theo giai điệu bài hát.
- Rèn khả năng quan sát, phán đoán và tai nghe cho trẻ.
- Rèn khả năng linh hoạt sáng tạo của trẻ.
- Giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu phù hợp.
c. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. 
- Biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, loa.
- Nhạc không lời bài hát “Gà trống thổi kèn”, “Gọi trâu”.
- Sân khấu biểu diễn.
- Mũ gà trống, bộ quần áo gà trống.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Giới thiệu các cô đến dự.
- Ngoài ra, hôm nay còn có một vị khách mời nữa. Chúng mình hãy cùng xem đó là ai nhé.
+ Cô Hiền đóng vai bạn gà trống đến thăm và trò chuyện với trẻ. 
+ Hỏi trẻ về công việc hàng ngày của gà trống?
+ Khái quát lại cho trẻ biết về công việc hàng ngày của con gà trống.
- Các bạn ơi! Có một bài hát rất hay nói về gà trống đấy, bây giờ chúng mình cùng lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé!
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài “ Gà trống thổi kèn”.
+ Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ gà trống thổi kèn” 1 lần.
( Có nhạc).
b. Hoạt động 2: Vận động theo nhạc bài hát: “Gà trống thổi kèn”.
- Với giai điệu vui tươi, nhộn nhịp của bài hát này các con sẽ làm gì để cho bài hát được hay hơn?
(Hỏi 2- 3 trẻ)
- Có rất nhiều ý tưởng khác nhau, ý tưởng nào cũng rất hay và ngay bây giờ cô mời tất cả các bạn hãy thể hiện theo cách riêng của mình để vận động theo bài hát này nhé. (Cho trẻ hát và tự vận động theo cách của trẻ 1 lần). 
- Dựa trên những ý tưởng của các bạn, hôm nay cô sẽ xây dựng các động tác để minh hoạ cho bài hát thêm hay, bây giờ cô mời chúng mình về theo tổ và quan sát cô thực hiện nào.
*Cô múa mẫu:
- Lần 1: Vừa hát vừa múa theo giai điệu của bài hát.
- Lần 2: Cô múa và phân tích động tác múa cho trẻ.
+ Động tác 1: Từ câu hát “ Con gà trống đứng ngóng cổ dài. Tò tí te tò tí te nó thổi kèn rất hay”
Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi kèn, đồng thời chân nhún đẩy người sang trái, sang phải.
+ Động tác 2: Từ câu hát “ Ông mặt trời tỉnh giấc vươn vai. Vén màn đỏ ngó xem ai thổi kèn”
Hai tay vòng đưa từ dưới lên cao mở ra kết hợp dậm chân đều theo nhịp.
+ Động tác 3: Từ câu hát “Thì ra là, thì ra là. Là con gà trống, đứng ngóng cổ dài”
Đứng chếch một chân chân đồng thời 1 tay chống hông, tay còn lại làm động tác chỉ bằng ngón trỏ.
+ Động tác 4: Từ câu hát “Tò tí te tò tí te nó thổi kèn rất hay” . Tò tí te, tò tí te nó gọi ngày nắng lên.”
Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi kèn, đồng thời chân nhún đẩy người sang trái, sang phải. Đến câu hát “nó gọi ngày nắng lên” thì giơ thẳng hai tay lên cao kết hợp chân dậm.
- Đó là toàn bộ các động tác để minh hoạ cho bài hát mà hôm nay cô xây dựng trên ý tưởng của chúng mình đấy, bây giờ cô mời tất cả chúng mình hãy cùng múa theo bài hát này nào.
*Cô cho trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ thực hiện theo tập thể (cô sửa sai cho trẻ nếu có), (Thực hiện 2 lần).
- Cô cho trẻ thi đua theo tổ (Gồm 3 tổ, mỗi tổ 1 lần) 
- Cô cho nhóm trẻ thể hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện cá nhân (1trẻ, thực hiện 1 lần).
- Cô có một điều rất bí mật muốn dành tặng cho chúng mình. Chúng mình có muốn biết đó là gì không ?
Cô cho trẻ xem 1 bức tranh có bác nông dân đang cày ruộng.
- Trò chuyện cùng trẻ về bức tranh.
- Các bạn ơi, con trâu cũng rất vất vả đấy. Dù mùa đông hay mùa hè trâu vẫn rất chăm chỉ kéo cày làm việc đồng áng giúp cha ông chúng mình. Để thể hiện tình yêu thương đối với con trâu, nhạc sĩ Thảo Linh đã sáng tác thành bài hát “Gọi trâu”. Chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé!
c. Hoạt động 2: Nghe hát “ Gọi trâu”.
- Cô hát lần 1: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
+ Chúng mình vừa được nghe cô hát bài gì? Do ai sáng tác?
Con trâu kéo cày ruộng sâu
Con trâu kéo lên ruộng cạn
Trâu ta kéo qua đêm rằm 
Có chú Cuội ngóng trông
- Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát cô xin mời các bạn cùng thưởng thức bài hát do cô cùng tốp múa lớp mình thể hiện.
- Lần 2: Cô và trẻ múa minh họa.
=> Giáo dục trẻ: Các con vật nuôi trong gia đình đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta ,vì vậy chúng mình phải biết yêu thương, chăm sóc các con vật đó.
- Kết thúc:
+ Cô cho trẻ chào các cô đến dự.
+ Chuyển hoạt động.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng gà trống.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ nêu ý tưởng.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ xem.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ xem.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chào các cô.

File đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12591212.docx