Lựa chọn phương pháp cho một tiết dạy Toán

1. Thực trạng của vấn đề: Trong dạy học, để một tiết dạy đạt kết quả cao thì phải kết hợp nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là hai chủ thể: Học sinh và giáo viên. Việc hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học đó là sự thành công của tiết học đó. Để có được sự hoạt động tích cực đó của học sinh thì không đâu khác nhờ đến chủ thể giáo viên, giáo viên giống như người dẫn chương trình. Vì vậy nếu giáo viên biết lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với các kĩ thuật phù hợp với tiết học với từng đơn vị kiến thức thì tiết học sẽ sôi động và thành công.Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn phù hợp là một vấn đề khó. Qua các năm giảng dạy chương trình toán 9 tôi luôn cố gắng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật phù hợp đối với từng tiết dạy, đó cũng là nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.

2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:

Đề tài này nhằm giúp giáo viên định hướng được phương pháp và kĩ thuật phù hợp cho tiết dạy

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn phương pháp cho một tiết dạy Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHO MỘT TIẾT DẠY TOÁN
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Phượng.
MỞ ĐẦU:
Đặt vấn đề:
Thực trạng của vấn đề: Trong dạy học, để một tiết dạy đạt kết quả cao thì phải kết hợp nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là hai chủ thể: Học sinh và giáo viên. Việc hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học đó là sự thành công của tiết học đó. Để có được sự hoạt động tích cực đó của học sinh thì không đâu khác nhờ đến chủ thể giáo viên, giáo viên giống như người dẫn chương trình. Vì vậy nếu giáo viên biết lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với các kĩ thuật phù hợp với tiết học với từng đơn vị kiến thức thì tiết học sẽ sôi động và thành công.Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn phù hợp là một vấn đề khó. Qua các năm giảng dạy chương trình toán 9 tôi luôn cố gắng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật phù hợp đối với từng tiết dạy, đó cũng là nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:
Đề tài này nhằm giúp giáo viên định hướng được phương pháp và kĩ thuật phù hợp cho tiết dạy
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Bộ môn Toán 9
Phương pháp tiến hành:
Thực hiện trên lớp 9 ở hai khóa học (10-11 và 11-12) tại trường THCS Hoài Châu.
Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp:
- Chia nhóm bài rồi sử dụng các phương pháp khác nhau cho các nhóm bài đó và nhờ đó mà tôi đã lựa chọn được phương pháp mà tôi cho là phù hợp cho mỗi nhóm bài.
NỘI DUNG:
Mục tiêu:
- Thông qua đề tài này giúp giáo viên lựa chọn được phương pháp phù hợp với từng tiết dạy để tiết dạy thành công.
Mô tả giải pháp của đề tài:
Thuyết minh tính mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài là người dạy sẽ nhận ra nên sử dụng phương pháp dạy học nào, kết hợp với kĩ thuật dạy học nào, thì sẽ phù hợp với loại tiết dạy gì. Và đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế khi chúng ta lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật không phù hợp đối với tiết dạy.
Ta đã biết: Phương pháp dạy học là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của bài học.Ta có các phương pháp dạy học mới sau:
+ Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Dạy học hợp tác.
+ Dạy học hợp đồng.
+ Học theo góc.
+ Học theo dự án.
+ Dạy học vi mô.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Ta có các kĩ thuật dạy học sau:
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi.
+ Kĩ thuật khăn phủ bàn.
+ Kĩ thuật mảnh ghép.
+ Sơ đồ tư duy.
+ Kĩ thuật KWL.
+ Kĩ thuật hợp tác học tập.
+ Lắng nghe và phản hồi tích cực.
	Trên cơ sở có các phương pháp và kĩ thuật dạy học đó, nếu ta biết cách lựa chọn và kết hợp phù hợp thì tiết dạy sẽ thành công.
Trong chương trình toán 9 ta chia thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Dạy học định lý, khái niệm (hay gọi chung là lý thuyết)
Nhóm 2: Dạy các ví dụ.
Nhóm 3: Dạy giải bài tập (các tiết luyện tập)
Nhóm 4: Dạy các bài Ôn tập
Khi dạy nội dung thuộc nhóm 1:
 	Khi dạy nhóm bài này giáo viên thường mắc lỗi là áp đặt học sinh chấp nhận các khái niệm rồi mới áp dụng. Để tránh được lỗi trên ta nên sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với kĩ thuật đặt câu hỏi:
Ví dụ 1: Khi dạy khái niệm “các loại góc với đường tròn” ta có thể thực hiện như sau:
+ Đối với đối tượng là lớp khá thì cho học sinh quan sát các hình tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các hình. Từ đó xây dựng nên khái niệm. rồi củng cố bằng các hình vẽ.
Để xây dựng khái niệm góc ở tâm thì cho học sinh quan sát hình a,b tìm ra điểm giống nhau của hai góc là đỉnh trùng với tâm đường tròn, hai cạnh là hai bán kính của đường tròn.
Yêu cầu học sinh quan sát các hình và cho biết hình nào cho ta góc ở tâm? Vì sao?
Đối với đối tượng lớp yếu hơn thì yêu cầu học sinh vẽ đường tròn tâm O, vẽ góc AOB từ đó học sinh nêu khái niệm góc, rồi làm ví dụ củng cố giống như trên.
Tương tự đối với khái niệm các loại góc khác với đường tròn.
Nếu ta không sử dụng phương pháp như nêu trên, mà sử dụng phương pháp khác
Ví dụ : đọc sách giáo khoa rồi phát biểu khái niệm thì học sinh sẽ không hứng thú, và cũng không nhận ra được các phản ví dụ
Còn sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với kĩ thuật đặt câu hỏi học sinh sẽ tự phát hiện được và sẽ ghi nhớ lâu hơn.
Khi dạy nhóm 2:
Khi dạy nhóm này đa số giáo viên đi trình bày chi tiết lại các ví dụ cho học sinh, dẫn đến học sinh cũng dễ thụ động. Thay vào đó ta nên phát huy khả năng đọc hiểu của học sinh sẽ tốt hơn và giảm được việc trình bày thừa lại những việc mà sách giáo khoa đã viết rất chi tiết. Đối với nhóm các ví dụ thì nên cho học sinh hợp tác trong nhóm đọc ví dụ, kết hợp với kĩ thuật khăn phủ bàn để trả lời các câu hỏi: Đề ví dụ yêu cầu gì? Mỗi bước họ giải thế nào, sử dụng kiến thức nào để giải? Ta có thể giải theo cách khác được không? Cách nào cho ta lợi thế hơn?Qua bài giải cần có các điểm lưu ý gì? 
Ví dụ Khi dạy các ví dụ về áp dụng quy tắc khai phương một tích cho học sinh đọc ví dụ:
Áp dụng quy tắc khai phương một tích hãy tính: 
a) b)
giải:
 == = 9.20 = 180
Yêu cầu của ví dụ là tính, ở câu a bước 1 là áp dụng quy tắc khai phương một tích, bước 2 tính. ở câu b thì không áp dụng ngay quy tắc như câu a mà phải viết tích đó dưới dạng khác mà trong đó các thừa số có thể khai phương được rồi mới dùng quy tắc. qua ví dụ cần lưu ý ta vận dụng quy tắc để khai phương một tích sẽ tính toán đơn giản hơn, nếu tích các thừa số mà không thể khai phương được thì ta có thể biến đổi thành tích khác.
Tiếp theo cũng sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để làm bài ?2
Hoặc ta có thể sử dụng phương pháp học tập theo góc kết hợp với kĩ thuật khăn phủ bàn.
Ví dụ khi dạy giải hệ bằng phương pháp cộng, phương pháp thế, ta chia lớp thành 3 góc
+ Góc 1: Quan sát (đọc sách giáo khoa các ví dụ )
+ Góc 2: Góc áp dụng (giải các bài ?)
+ Góc 3:góc phân tích (với kĩ thật khăn phủ bàn các thành viên trong nhóm nêu những vấn đề khúc mắc của mình và hoàn chỉnh các ví dụ)
Đối với dạng bài này khi chúng ta sử dụng phương pháp trên sẽ phát huy khả năng đọc hiểu của các em, buộc học sinh phải tự nhớ kiến thức mới giải thích và hiểu cặn kẽ các bước làm của sách giáo khoa, và cũng tự đặt ra các vấn đề mà mình chưa thấu hiểu. kết hợp với kĩ thuật khăn phủ bàn thì sẽ có tác dụng tập hợp nhiều vấn đề thắc mắc của nhiều đối tượng học sinh mà sẽ tiết kiệm được thời gian. Đồng thời, giáo viên cũng nhận được các vấn đề thắc mắc của học sinh nhiều hơn.
	Nếu ta không sử dụng phương pháp như nêu trên mà sử dụng phương pháp khác, ví dụ phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thì sẽ có điểm hạn chế là học sinh sẽ đi theo sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ mất đi khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo của mình và cũng chỉ đạt được thông tin một chiều mới chỉ giải đáp được ý của giáo viên còn ý kiến phản hòi học sinh nhút nhác sẽ không dám đặt câu hỏi. Với việc đặt câu hỏi để dẫn dắt giải lại ví dụ sẽ tốn nhiều thời gian. 
Đối với nhóm 3: 
Dạy giải bài tập- tiết luyện tập. khi dạy dạng này giáo viên thường thực hiện theo kiểu trình bày hoàn chỉnh môt bài giải theo yêu cầu của đề bài, như vậy chưa phát huy hết năng lực tìm tòi của các em. Đối với loại này thì nên sử dụng phương pháp hợp đồng. Giáo viên lưa chọn công việc (các bài toán có tính tổng hợp, có thể rèn được kĩ năng tốt cho học sinh), tới lớp giáo viên kiểm tra các hợp đồng đó.Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để chốt lại cách sử dụng kiến thức ở bài tập và phương pháp giải chúng. Từ đó sẽ phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp này sẽ lợi thế là các em chuẩn bị chu đáo các bài tập sẽ giúp rút ngắn được thời gian.
Nếu sử dụng các phương pháp khác chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng.
Đối với nhóm 4: 
Khi dạy tiết này giáo viên thường mắc lỗi là không dạy hết bài. Vì vậy ta nên sử dụng phương pháp hợp đồng kết hợp với kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy thì bài dạy sẽ hiệu quả hơn.Học sinh sẽ tự học và tự xâu chuỗi kiến thức lại. Tuy nhiên, sơ đồ mà giáo viên đưa ra phải rõ ràng và có tính liên kết thì mới hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập chương II đại số 9 – tiết 28
Giáo viên cần giao hợp đồng về nhà: 
Vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức của chương II.
Giải bài tập cho dưới dạng sơ đồ tư duy ở bảng 2.
Đến lớp giải quyết hợp đồng bằng cách thu và chấm bài một và em, giáo viên nhắc nhở các lỗi sai của các em. Cho cả lớp xem bài làm hoàn chỉnh
SƠ ĐỒ ÔN TẬP LÝ THUYẾT. 
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG II
Cho hàm số y = (2m -1)x+ m – 5 (1) 
 y = - x + 3  (d2)
 y = -2x +4 (d3) 
2) Khả năng áp dụng:
- Ta có thể sử dụng các phương pháp tương ứng với các nhóm bài trong suốt chương trình.
- việc sử dụng các phương pháp này sẽ đỡ gây lúng túng cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy và nó phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học mới
- Đề tài này có thể sử dụng trong toàn bộ chương trình bộ môn toan THCS.
3) Lợi ích kinh tế, xã hội:
Qua các năm thực hiện giảng dạy theo đề tài này tôi đều thấy chất lượng bộ môn tăng và học sinh hứng thu trong khi học toán.
KẾT LUẬN:
- Với những nhu cầu giáo dục hiện nay, phát huy vai trò chủ động của học sinh trong giờ học, thì các phương pháp mà tôi đưa ra đã đáp ứng được yêu cầu đó. Giúp giáo viên định hướng được tiết dạy giúp tiết dạy thành công, nâng cao được chất lượng giáo dục. vậy tôi rất mong nhà trường triển khai và sử dụng đề tài này rộng rãi trong cả chương trình toán THCS. 

File đính kèm:

  • docSKKN lua chon phuong phap cho tiet day.doc
Giáo Án Liên Quan