Một số biện pháp để thu hút học sinh tham gia đọc sách
Trong xu thế hiện nay, bạn đọc vào thư viện tham gia đọc sách nhằm nâng cao số lượng bạn đọc ngày càng nhiều là một vấn đề hết sức nang giải. Ơ mỗi cán bộ thư viện việc hướng dẫn cho bạn đọc cũng gặp không ít khó khăn, việc tìm tòi học hỏi để nghiên cứu ra những biện pháp tốt nhất và có những cách thu hút bạn đọc ngày càng nhiều làm cho thư viện ngày càng nâng cao vị thế của mình trong trường học.
Để bạn đọc tham gia đọc sách là một việc làm hết sức khó khăn, đáp ứng nhu cầu với nhiều hình thức: giới thiệu sách mới, tuyên truyền giới thiệu sách trong giờ ra chơi, tìm hiểu sách báo trong các hội thi, hoạt động ngoài giờ lên lớp.v.v nhằm loại bỏ dần thái độ không quan tâm đến sách báo, kiến thức chuyển sang tiếp thu kiến thức một cách một cách nhẹ nhàng, biết tìm tòi học hỏi kiến thức trên sách và chủ động đến thư viện ngày càng nhiều hơn.
Để đạt được thành tích này tôi đặt trọng tâm vào việc chuẩn bị một số biện pháp với đầy đủ nội dung chi tiết trong từng loại hình đọc sách, cũng như tạo nên những biện pháp nhằm thu hút bạn đọc với yêu cầu là học sinh tự chủ động đến thư viện.
Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THU HÚT HỌC SINH THAM GIA ĐỌC SÁCH I . ĐẶT VẤN ĐỀ: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thử nghiệm một số hình thức thu hút bạn đọc: 2. Hướng giải quyết: a/ Trong giờ ra chơi. b/ Trong các tiết học bộ môn: 3. Kết quả thực hiện: 4. Bài học kinh nghiệm: III. KẾT LUẬN: IV. DỰ KIẾN ĐỀ TÀI CHO NĂM SAU: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THU HÚT HỌC SINH THAM GIA ĐỌC SÁCH I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong xu thế hiện nay, bạn đọc vào thư viện tham gia đọc sách nhằm nâng cao số lượng bạn đọc ngày càng nhiều là một vấn đề hết sức nang giải. Ơû mỗi cán bộ thư viện việc hướng dẫn cho bạn đọc cũng gặp không ít khó khăn, việc tìm tòi học hỏi để nghiên cứu ra những biện pháp tốt nhất và có những cách thu hút bạn đọc ngày càng nhiều làm cho thư viện ngày càng nâng cao vị thế của mình trong trường học. Để bạn đọc tham gia đọc sách là một việc làm hết sức khó khăn, đáp ứng nhu cầu với nhiều hình thức: giới thiệu sách mới, tuyên truyền giới thiệu sách trong giờ ra chơi, tìm hiểu sách báo trong các hội thi, hoạt động ngoài giờ lên lớp..v..v nhằm loại bỏ dần thái độ không quan tâm đến sách báo, kiến thức chuyển sang tiếp thu kiến thức một cách một cách nhẹ nhàng, biết tìm tòi học hỏi kiến thức trên sách và chủ động đến thư viện ngày càng nhiều hơn. Để đạt được thành tích này tôi đặt trọng tâm vào việc chuẩn bị một số biện pháp với đầy đủ nội dung chi tiết trong từng loại hình đọc sách, cũng như tạo nên những biện pháp nhằm thu hút bạn đọc với yêu cầu là học sinh tự chủ động đến thư viện. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thử nghiệm một số hình thức thu hút bạn đọc: -Hầu hết các thư viện đều áp dụng phương pháp truyền thống cho học sinh trong trường ( chủ yếu là một số lớp chưa quan tâm đến công việc đọc sách, báo hay chỉ tham đọc sách qua loa ) và một số hình thức mới vận dụng được trong nhà trường . Ví dụ: Hằng năm khi tôi chỉ tổ chức thi tuyên truyền giới thiệu sách theo từng khối lớp ở mỗi học kỳ. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ chọn ra một hoặc hai em tham gia giới thiệu nên số em còn lại không mấy quan tâm đến sách, báo có trong thư viện. -Hiện nay tôi kết hợp với tổng phụ trách đội, các đoàn thể trong nhà trường cho các em giới thiệu sơ lược một quyển sách có trong thư viện vào buổi sinh hoạt đầu tuần, sau đó tôi nêu lên câu hỏi có liên quan đến sách có trong thư viện cho các em tìm hiểu đồng thời có phần thưởng cho những em có đáp án đúng nhất. Ví dụ: Câu hỏi tìm hiểu: 1/ Hoa hồng không gai còn có một tên gọi khác là hoa gì ? nó nằm trong quyển sách nào có trong thư viện? Tác giả quyển sách là ai ? 2/ Ghét chim ghét cả cọc rào, ghét con bói cá ghét cả sào nó đậu ? câu nói đó nằm trong quyển sách nào ? tác giả quyển sách là ai ? Đáp án : 1/ Hoa hồng không gai còn có tên gọi khác là hoa hướng dương nằm trong quyển sách “Cây Thông Nhỏ” . Tác giả quyển sách là : 2/ Câu nói đó nằm trong quyển “ Tục ngữ các dân tộc Việt Nam về giáo dục đạo đức”, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân. - Với những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu nên giúp các em học sinh nắm thêm một tư liệu mới về sách có trong thư viện. Bên cạnh đó còn vận động cả giáo viên cùng với các em học sinh, tham gia đọc sách theo những chủ điểm hay những buổi sinh hoạt lớp cũng như trong sinh hoạt tập thể trong nhà trường, bên cạnh đó còn có ở các tiết mục đố vui để học. 2. Hướng giải quyết: a/ Trong giờ ra chơi. -Đây là một thời gian các em học sinh nhàn rỗi nghỉ ngơi sau những tiết học mệt mỏi nên việc giới thiệu sách hết sức cần thiết. Tôi kết hợp với phụ trách đội đã cho đội phát thanh măng non giới thiệu lên những tác phẩm hay đã được tuyển chọn và giới thiệu những tác phẩm về Bác cho các em nghe, đồng thời vận động các em đến thư viện để đọc tác phẩm này hay tìm quyển sách để để đọc những tác phẩm khác có liên quan đến kiến thức mà các em đang học, giúp các em lĩnh hội được kiến thức đã bị hỏng . - Ở phòng thư viện trong giờ ra chơi tôi sẽ giới thiệu đến các em những quyển sách có liên quan đến môn học của các em theo từng khối lớp để các em có thể đọc tại phòng hay mượn về nhà để tham khảo. Bên cạnh đó để tiện việc theo dõi các em mượn sách về nhà, ngay từ đầu năm tôi đã cho các em đăng ký làm thẻ thư viện để tiện việc quản lý các em tham gia đọc sách và số lượng sách mà các em đã mượn của thư viện. Nhằm loại bỏ dần thói quen chỉ đọc tại trường mà có thể mượn về nhà. Mặc khác tơi kết hợp với các bộ phận trong nhà trường như : Chi Đồn, Tổng phụ trách đội, Cơng Đồn. Tổ chức cho các em thi các loại hình giới thiệu sách như: kể chuyện về tấm gương của Bác, gương người tốt việc tốt..v..v.. b/ Trong các tiết học bộ môn: Vì nhu cầu học hiện nay các em học sinh là chủ thể hoạt động nên phần lớn các em phải có đầy đủ sách để học, hịên nay sách giáo khoa không có ghi đầy đủ kiến thức trong đó nên buột các em phải tìm hiểu thêm trong sách tham khảo. Vì vậy các em tìm đến thư viện để đọc sách và số lượng ngày càng tăng, mặc khác tôi thông qua giáo viên bộ môn giới thiệu đến các em nhưng quyển sách có liên quan đến môn học đó. Ví dụ : ở lớp 7 giáo viên dạy các em về phần tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về Cha mẹ-Con cái như câu : “ Con dại bố mẹ phải mang” giáo viên có thể cho các em nêu lên những câu khác nói về cha mẹ-con cái, nếu học sinh không nêu được từ đó nhờ giáo viên bộ môn giới thiệu đến các em quyển “Tục ngữ các dân tộc Việt Nam về giáo dục đạo đức”, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân. Bên cạnh đó tôi còn kết hợp với GVCN cho các em tìm hiểu kiến thức thông qua tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo từng môn học hay những trò chơi dân gian có trong sách của thư viện. 3/ Kết quả thực hiện: + Giờ ra chơi các em trở nên tham gia đọc sách nhiều hơn, trong năm học này nhất là ở khối 7 và 8 các em bị lôi cuốn vào các tiết học chủ động tích cực phát biểu ý kiến của mình do đó các em đã đến thư viện mượn rất nhiều sách tham khảo để đọc, mặc khác ở tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp các em cũng chủ động tổ chức những chủ điểm hoạt động theo gợi ý của GVCN nên tiết hoạt động ngày càng hiệu quả cao hơn. Kết quả những năm qua: bình quân số lượng bạn đọc đạt: HKI: 360 lượt/ tháng HKII: 620 lượt/ tháng Kết quả năm học kỳ 1: ( 2009-2010) : bình quân đạt 740 lượt/ tháng + Về phong trào giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh tham gia vịng trường và huyện cũng đạt nhiều thành tích đáng kể và đạt kết quả như sau: Năm học 2008-2009: * Vịng trường: Đối với học sinh : 1 giải nhất 1 giải nhì 1 giải ba 3 giải khuyến khích Đối với giáo viên: 1 giải nhì 1 giải ba 2 giải khuyến khích * Vịng huyện : Đối với học sinh : 1 giải khuyến khích Đối với giáo viên: 1 giải khuyến khích Năm học 2009 – 2010: Đối với học sinh : 1 giải nhất 1 giải nhì 1 giải ba 2 giải khuyến khích Đối với giáo viên: 1 giải nhất 1 giải nhì 1 giải ba 2 khuyến khích * Vịng huyện : Đối với học sinh : 1 giải nhì Đối với giáo viên: 1 giải khuyến khích 4/ Bài học kinh nghiệm: Để thu hút cho các em tham gia đọc sách nhiều hơn nên việc lựa chọn tác phẩm giới thiệu cho học sinh nghe trong giờ ra chơi để các em lắng nghe là một việc hết sức quan trọng, tác phẩm phải phù hợp trong việc nghỉ giải lao của các em, mặc khác cần lựa em có giọng đọc phải có sức thuyết phục và gợi cảm để thu hút các em nghe là những vấn đề trọng tâm. Những quyển sách hay và phù hợp chung cho tất cả các em, giáo viên thư viện phải tạo cho các em tình cảm thoải mái khi ở trong phòng đọc và chỉ dẫn cho các em tìm hiểu những loại sách theo từng loại môn học khi các em, cần tránh gay gắt cho các em cảm giác chán nản khi đến thư viện. Luôn tạo cho các em cảm giác mới lạ khi đến thư viện như cách trưng bày sách, cách trang trí trong phòng đọc.. III. KẾT LUẬN: Việc giới thiệu sách trong thư viện là một việc làm thường xuyên của giáo viên thư viện, trong những năm học qua vận dụng các biện pháp trên đã giúp tôi đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, số lượng các em tham gia đọc sách ngày càng nhiều, để làm được đều đó bản thân cần phải đầu tư thêm nhiều câu hỏi, câu đố và đặc biệt là am hiểu nhiều về kiến thức thư viện, nắm bắt được nguyện vọng của các em khi cần thiết hay các em tìm hiểu về sách hướng dẫn giải toán hoặc anh văn là một điều hết sức cần thiết. Câu hỏi tìm hiểu phải được lựa chọn một cách phù hợp và thu hút các em đến thư viện, mặc khác được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cùng các đoàn thể và giáo viên thì mới có được kết quả khả quan. Việc tham gia đọc sách của học sinh chuyển biến dần ngày càng một nhiều hơn và còn tùy thuộc vào trang tên sách có trong thư viện và sự giao tiếp của người cán bộ thư viện sẽ góp phần làm cho bộ mặt thư viện ngày càng nhộn nhịp hơn, nhất là trong giai đoạn này học sinh là chủ thể hoạt động vì thế các em cần nghiên cứu nhiều hơn trong tài liệu ở thư viện trường và cán bộ thư viện là người phục vụ các em một cách thân mật. Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo viên thư viện phải luôn có những sáng kiến mới và chuẩn bị theo những mức độ khác nhau. Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đã vận dụng được cho học sinh trường tôi trong những năm qua nhằm phát huy các em học sinh đến thư viện ngày càng một nhiều hơn. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề đơn giản, cần phải áp dụng một cách có hệ thống trong nhà trường để đạt được kết quả tốt. Tôi mong rằng với những kinh nghiệm trên của tôi, được sự góp ý thêm của các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm mới có thể bổ sung cho hoàn thiện hơn và vận dụng trong những năm học tiếp theo. IV. DỰ KIẾN ĐỀ TÀI CHO NĂM SAU: “ Phương pháp xây dựng mô hình thư viện xanh” Phương Bình, ngày 3 tháng 04 năm 2010 Người Viết Nguyễn Văn Tiếng Ý kiến của BGH .. .. .. .. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP TRƯỜNG THCS TÂY ĐƠ --------*****---------- BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN UBND TỈNH Họ và tên : Nguyễn Văn Tiếng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Tây Đơ Năm học: 2009 - 2010
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(9).doc