Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

 Có nhà xã hội học đã nói: “ Trẻ em là một phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước ”. Bằng sự chiêm nghiệm thực tế theo thời gian trong xã hội quả đúng như vậy. Chính vì vậy mà hiện nay Đảng và nhà nước ta xem giáo dục mầm non là quan trọng hàng đầu. Muốn cho đất nước giàu mạnh, văn minh theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới ngay từ bây giờ chúng ta phải đào tạo một lớp trẻ có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, đạo đức, thể lực để góp phần xây dựng phát triển tương lai cho đất nước .

 Vì thế các nhà giáo dục ( Các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ ) cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không thể phạm những sai lầm trong giáo dục vì đối với trẻ thơ: “ Sai một li sẽ đi một dặm ”.

 Với cuộc đời của mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã được nhìn thấy mọi vật xung quanh mình. Dần dà càng được sờ, nắn, tri giác, chiêm ngưỡng cảnh vật đa dạng, phong phú ở môi trường xung quanh.

 Chính vì vậy Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình giáo dục trẻ Mẫu giáo bộ môn tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm làm thoả mãn trí tò mò của trẻ. Qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ làm giàu vốn hiểu biết, phát triển tư duy, ngôn ngữ. Tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ thấy được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên, vạn vật. Từ đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ cũng như kích thích trẻ về lòng nhân ái, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường sống. Đó cũng chính là phát triển nhân cách trẻ.

 Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh mà không giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường liệu có mâu thuẫn chăng. Bởi nếu trẻ phải tồn tại trong điều kiện môi trường sống không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu....
2
- Lí do chọn đề tài...
2
- Mục đích nghiên cứu....
3
- Đối tượng nghiên cứu.......
3
- Phương pháp nghiên cứu..........................................................
3
2. Nội dung.................................................................................
3
2.1 Cơ sở lý luận.........................................................................
3
2.2 Thực trạng.............................................................................
4
* Thuận lợi..................................................................................
4
* Khó khăn.................................................................................
5
2.3 Các biện pháp ......................................
6-15
Các biện pháp.........
6-15
2.4 Hiệu quả....................
15
3 Kết luận, kiến nghị...................
16
- Kết luận.........................
16
- Kiến nghị.......................
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Có nhà xã hội học đã nói: “ Trẻ em là một phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước ”. Bằng sự chiêm nghiệm thực tế theo thời gian trong xã hội quả đúng như vậy. Chính vì vậy mà hiện nay Đảng và nhà nước ta xem giáo dục mầm non là quan trọng hàng đầu. Muốn cho đất nước giàu mạnh, văn minh theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới ngay từ bây giờ chúng ta phải đào tạo một lớp trẻ có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, đạo đức, thể lực để góp phần xây dựng phát triển tương lai cho đất nước .
 Vì thế các nhà giáo dục ( Các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ ) cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không thể phạm những sai lầm trong giáo dục vì đối với trẻ thơ: “ Sai một li sẽ đi một dặm ”.
 Với cuộc đời của mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã được nhìn thấy mọi vật xung quanh mình. Dần dà càng được sờ, nắn, tri giác, chiêm ngưỡng cảnh vật đa dạng, phong phú ở môi trường xung quanh.
 Chính vì vậy Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình giáo dục trẻ Mẫu giáo bộ môn tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm làm thoả mãn trí tò mò của trẻ. Qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ làm giàu vốn hiểu biết, phát triển tư duy, ngôn ngữ. Tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ thấy được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên, vạn vật. Từ đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ cũng như kích thích trẻ về lòng nhân ái, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường sống. Đó cũng chính là phát triển nhân cách trẻ.
 Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh mà không giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường liệu có mâu thuẫn chăng. Bởi nếu trẻ phải tồn tại trong điều kiện môi trường sống không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ví dụ: Trẻ phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trẻ phải sống trong môi trường có khí, rác thải độc hại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của trẻ .Với thực trạng môi trường thế giới hiện nay đang bị huỷ diệt nghiêm trọng .
 Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non với mục đích:
- Nhắc nhở những người lớn trong trường Mầm non ( kể cả bậc cha mẹ ) và đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường sống cho trẻ em ( và cả chính mình )
- Giúp giáo viên ( kể cả cha mẹ trẻ ) biết cách tạo dựng cho trẻ nhỏ một môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú.
- Giáo dục trẻ ngay từ nhỏ biết sống thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường.
 Lo ngại trước thực trạng môi trường của thế giới và của nước ta hiện nay. Là một giáo viên Mầm non tôi thấy mình cần có nhiệm vụ :
+ Tạo dựng cho trẻ một môi trường sống phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ. Môi trường ấy cần đáp ứng những yêu cầu: An toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú.
+ Hình thành ở trẻ một cách sống có văn hoá trong môi trường như: Không khạc nhổ bừa bãi, không vứt bỏ rác thải ra môi trường xung quanh mà cần bỏ rác thải đúng nơi qui định
 Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học.” ở trường mầm non Hòa Lộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Nhằm giúp trẻ có một môi trường sống trong lành và hình thành các hành vi văn minh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Trong năm học 2016- 2017 tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ có môi trường sống chưa phù hợp và còn sử dụng nhiều hành vi chưa văn minh: khạc nhổ bừa bãi, vứt bỏ rác thải ra môi trường xung quanh Vì vậy tôi rất lo lắng và quan tâm làm sao cho trẻ 4-5 tuổi có một môi trường lành mạnh và những hành vi văn minh thông qua hoạt động khám phá khoa học. Chính vì vậy mà tôi chọn đối tượng nghiên cứu trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Hòa lộc nơi tôi đang công tác.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 + Phương pháp thực tiễn.
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp đàm thoại.
 + Phương pháp thực hành trải nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể 
hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt
 Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của 
bản thân 
 Đồng hành với những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào?
 Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.
 Chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non
 Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
 Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
 Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
2.2. Thực trạng.
 Trường Mầm non Hòa Lộc nằm ở trung tâm xã Hòa Lộc là một trong những xã có điều kiện kinh tế khó khăn với số trẻ là 495 trẻ/16 nhóm lớp. Tổng số cán bộ giáo viên 37đ/c, đạt chuẩn 37/37đ/c đạt 100%, trên chuẩn 28/37đ/c đạt 75,6%. Trường còn 1 điểm lẻ nằm trên địa bàn xã, dân cư đông, mưu sống bằng đa ngành nghề. Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4 -5 tuổi ở khu trung tâm. Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn thể hiện khả năng tự lập của mình và tự làm những công việc như người lớn. Chính vì vậy nên tôi muốn nâng cao chất lượng dạy khám phá khoa học cho trẻ nơi tôi đang công tác.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy % trẻ bảo vệ môi trường còn rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường theo các chủ điểm
 Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ theo các chủ đề. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi : 
- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà dân, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành. 
- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn, luôn luôn đoàn kết giúp 
đỡ lẫn nhau
- Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy 
được tốt hơn
- Trẻ ở gần trường nên rất chăm đi học.
- Trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội 
nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
2.2.2. Khó khăn:
- Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ 
môi trường còn thiếu thốn.
- Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn môi trường của trẻ còn hạn chế. 
- Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với ông bà. 
- Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức chưa phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan. 
- Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác. 
hại của những chất thải độc hại.
- Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là chuyện của Nhà nước, của người khác . 
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng:	
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
kém
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
- TrÎ cã ý thøc BVMT
30
3
10
15
50
18
27
4
13,3
0
0
- TrÎ cã thãi quen gän gµng ng¨n n¾p vÒ vÖ sinh s¹ch sÏ.
30
4
13,3
10
33,3
13
53,3
3
10
0
0
- BiÕt tËp c¶nh quan m«i tr­êng líp häc.
30
4
13,3
12
40
10
33,3
4
13,3
0
0
* Nguyên nhân: Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:
- Đồ dùng trực quan còn ít, chưa thẩm mỹ, chưa khoa học.
- Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, còn cứng nhắc, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
- Do nhận thức của trẻ không đồng đều, ít trẻ được trải nghiệm dẫn đến sự nắm bắt bản chất của sự vật hiện tượng cũng gặp nhiều khó khăn, trẻ thiếu hụt nhiều 
kiến thức về bảo vệ môi trường từ lứa tuổi nhà trẻ.
- Còn một số phụ huynh chưa hiểu biết về giáo dục BVMT cho trẻ nên chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường
Căn cứ vào thực tế trên để cho trẻ tìm hiểu MTXQ và Giáo dục BVMT cho trẻ Mầm non thật sự có hiệu quả cao tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục BVMT cho trẻ vào các hoạt động khác nói chung và hoạt động Khám phá khoa học nói riêng.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
	* Biện pháp 1: Tạo môi trường nề nếp, thói quen học tập cho trẻ .
- Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ cùng chơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen nề nếp cho trẻ, cô phải là tấm gương để trẻ noi theo.
	Ví dụ: - Khi đến lớp cô cất gọn gàng túi xách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng cho cô.
- Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc nhở trẻ xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định.
- Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô luôn nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung.
	Ví dụ: - Trước giờ ăn cô nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ, ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau mặt, uống nước, súc miệng.
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hình thành nề nếp gọn gàng, tính tự lập.
	* Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trực quan.
- Có thể nói đồ dùng trực quan được xem là " Quy tắc vàng" trong chương trình giáo dục mầm non. Trong các bài dạy của trẻ không thể không có đồ dùng trực quan vì trẻ mầm non chủ yếu là tư duy hình tượng. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Vì vậy tôi luôn chú ý đến việc làm đồ dùng trực quan thế nào cho đẹp, cho chính xác, sáng tạo, an toàn và sử dụng như thế nào cho đúng lúc, đúng chỗ. Trong tiết học tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả, hoặc hình ảnh động cho tiết 
học sinh động, Ngoài ra tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa 
phương như: Vải vụn, coọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò để làm tranh ảnh, con rối và tận dụng các hình ảnh 
ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập. 
	* Biện pháp 3: Tích hợp, lồng ghép chuyên đề vào hoạt động học.
- Tùy theo chủ đề, chủ điểm để lựa chọn cách lồng ghép vào hoạt động sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ.
- Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, đa số giáo dục bảo vệ môi trường vào phần cũng cố và giáo dục trẻ nhằm để khắc sâu cho trẻ những thói quen hành vi tốt, để trẻ biết được nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau kích thích trẻ ham gia hoạt động và ghi nhớ nội dung lâu hơn, cô có thể dùng lời nói trò chuyện với trẻ.
	Ví dụ: Chủ đề : Trường Mầm non: 
- Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. 
Xem tranh ảnh đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ.  Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác. 
	Chủ đề gia đình - Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé
 Tôi đã tích hợp lồng ghép chuyên đề tiết kiệm năng lượng: Giáo dục trẻ biết tắt điện khi ra khỏi phòng và khóa vòi nước khi rửa tay xong. Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người thân trong gia đình,
	Chủ đề Thế giời thực vật.
- Tôi cho trẻ quan sát một số hình ảnh về lợi ích của cây xanh đối với môi trường. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn để so sánh, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch và môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay là xấu? Chúng ta phải làm gì để nó sạch và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn.
	Chủ đề : Tết và mùa xuân.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những hoạt động của trẻ trong những ngày tết và cô giáo dục trẻ khi đi chơi tết, đến những nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, 
không bẻ cành lộc, ngắt hoa ngày tết.
	Chủ đề: Bé với phương tiện và luật lệ giao thông.
- Trò chuyện với trẻ về tiếng còi, khói thải của các phương tiện giao thông và ảnh hưởng của sự gia tăng các phương tiện giao thông đối với môi trường. Cô giáo dục cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông nơi công cộng phải đi về phía bên phải và phải có người lớn đi cùng mới được đi.
 	Chủ đề : Nước và các hiện tượng thiên nhiên: 
- Tìm hiểu về tác hại của bão lũ và trò chuyện về các cách phòng tránh hiện tượng đó. Tìm hiểu vể nước và tác dụng của nước đối với con người: nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người, từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ nguồn nước, biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích.
	Chủ đề: Quê hương đất nước.
- Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trò chơi dân gian. Cô giáo dục trẻ khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ  cây, hoa và những đồ trang trí trong 
lễ hội.
Tìm hiểu về quê hương, đất nước và các danh lam thắng cảnh của quê hương: Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những cảnh quan đó. 
	* Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu MTXQ: 
- Ở lứa tuổi này trẻ rất thích được trải nghiệm được tự mình hoạt động để tìm ra kết quả mà mình thắc mắc hay ngạc nhiên, thích thú khi bản thân mình làm thay đổi sự vật hiện tượng. Muốn làm cho trẻ thắc mắc, biết ngạc nhiên giáo viên phải tăng cường sự hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ đến hoạt động, giúp trẻ suy nghĩ, tư duy một cách tích cực.
	Ví dụ: Đề tài: Cây cần gì để sống - Chủ đề: Cây xanh
- Cô chuẩn bị 2 cây, 1 cây chụp kín, 1 cây để tự nhiên và cho trẻ quan sát, so sánh, cho trẻ quan sát cây chụp kín bị héo khô và trò chuyện xem vì sao cây bị héo, cây cần gì để sống.
	* Biện pháp 5: Hình thức tổ chức và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức hoạt động khám phá.
- Việc sử dụng phần mềm power point để xây dựng thiết kế bài dạy trong tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh vô cùng quan trọng.
- Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra muôn vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào...Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sặc sở hình ảnh rõ nét, âm thanh thật thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội khiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thõa mãn được những thắc mắc của mình. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả giờ học sẽ bị hạn chế. nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh thật thì trẻ sẽ rất thích thú, tạp trung chú ý..., giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
	Ví dụ 1: Chủ đề: Động vật sống trong rừng
Đề tài: Con Voi, Con Gấu, Con Khỉ. Cô vào mạng mở đĩa cho hát bài "Chú voi con" Trẻ hát theo.
Cho trẻ kể những con vật có trong bài hát, hỏi tên con vật, đặc điểm của các con vật: - Con Voi đang ăn gì? Nó dùng gì để lấy thức ăn
 - Con Khỉ đang làm gì? Vì sao Khỉ có thể leo cây giỏi như vậy?...
- Giáo dục trẻ: Tránh xa những con vật nay không được lại gần những con vật hung dữ... và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật quý hiếm...
	Ví dụ 2: Đề tài: "Quá trình lớn lên của gà con"
- Tôi lên mạng lấy các hình ảnh động về các quá trình phát triển của gà con và chèn vào slide show để trẻ được xem trực tiếp, giúp trẻ hiểu được quá trình phát triển của gà. Để trẻ khắc sâu kiến thức về quá trình phát triển của gà con tôi cho trẻ chơi trò chơi "Tôi lớn lên như thế nào"
- Gà mẹ đẻ trứng -> Ấp -> Phôi -> Nở thành gà con -> Gà trưởng thành -> làm mẹ -> Đẻ trứng...
	* Biện pháp 6: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động lao động nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, nơi công cộng . 
- Tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ....Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi.. để xếp hoa, quả. Thông qua đó tôi giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo.
- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo Án Liên Quan