Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong trường Tiểu học

Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì chuẩn mực đạo đức con người cũng luôn được chú trọng, giáo dục đạo đức con người luôn là một việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp. Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ của chúng ta là đào tạo những con người toàn diện có cả đức lẫn tài. Từ đó vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học. Giáo dục đạo đức lại càng phải quan tâm và coi trọng, nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách con người, là luân thường đạo lý của con người. Đạo đức gắn liền với nền văn hoá của xã hội. Có thể nói đạo đức gắn liền với tâm hồn con người tạo nên lời ăn tiếng nói, cách cư xử với cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Đạo đức là các tốt, cái đúng của mỗi con người được chuyển hoá thành lời nói và hành vi tốt đẹp. Con người phải có nhận thức đúng đắn và theo chiều hướng tích cực về một sự vật, hiện tượng nào đó để từ đó có lời nói, hành vi tốt về sự vật hiện tượng đó. Như Bác Hồ nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

doc25 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6433 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong trường Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Lời mở đầu
Phần A: MỞ ĐẦU
Bối cảnh của đề tài - Lý do chọn đề tài ...3
Phạm vi nghiên cứu ..4
Những điểm mới trong nghiên cứu...4
Phần B: NỘI DUNG CHÍNH
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khái niệm - Cơ sở lí luận...5
Thực trạng của vấn đề...........................8
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Đặc điểm tình hình nhà trường 9 - 10
Các biện pháp thực hiện...11- 20
3. Những kết quả đạt được.. 21
 Phần C : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những bài học kinh nghiệm..22 
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm..23
Khả năng ứng dụng triển khai23 - 24
 Những kiến nghị đề xuất. 24
Danh muïc tham khaûo taøi lieäu.25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần A: MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực Giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”. Muốn có chất lượng học tập thật tốt , trước hết phải chú ý đến giáo dục đạo đức cho các em học sinh thật tốt .Trong việc giáo dục đạo đức các em cần quan tâm đến việc giáo dục những học sinh cá biệt . Có nhiều khâu, nhiều việc cần phải nghiên cứu, tiến hành một cách đồng bộ, khoa học và có hiệu quả .
Và không phải bây giờ chúng ta mới nghe nhắc đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt , mà nó đã trở thành vấn đề bức xúc của ngành giáo dục , của từng đơn vị trường học và toàn xã hội trong nhiều năm qua.Trường chúng tôi cũng không ngoại lệ, còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, các giải pháp chưa được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ, chưa có tính đột phá cao từ đó dẫn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa thật sự có hiệu quả , làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em học sinh cũng như nề nếp cả trường .
Là một giáo viên của trường Tiểu học, tôi không chấp nhận với kết quả hiện tại. Tôi muốn thông qua đề tài này để có thể tiếp cận được nhiều giải pháp hay nhằm từng bước tạo được nề nếp , đạo đức của học sinh cho thật tốt cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành và chia sẽ kinh nghiệm từ quý thầy cô hướng dẫn và quý đồng nghiệp. Xin cám ơn.!
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Chủ tich Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục như sau:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì chuẩn mực đạo đức con người cũng luôn được chú trọng, giáo dục đạo đức con người luôn là một việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp. Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ của chúng ta là đào tạo những con người toàn diện có cả đức lẫn tài. Từ đó vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học. Giáo dục đạo đức lại càng phải quan tâm và coi trọng, nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách con người, là luân thường đạo lý của con người. Đạo đức gắn liền với nền văn hoá của xã hội. Có thể nói đạo đức gắn liền với tâm hồn con người tạo nên lời ăn tiếng nói, cách cư xử với cộng đồng xã hội  khiến cho mọi người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Đạo đức là các tốt, cái đúng của mỗi con người được chuyển hoá thành lời nói và hành vi tốt đẹp. Con người phải có nhận thức đúng đắn và theo chiều hướng tích cực về một sự vật, hiện tượng nào đó để từ đó có lời nói, hành vi tốt về sự vật hiện tượng đó. Như Bác Hồ nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một phần không thể thiếu để hinh thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập toàn cầu, đang cần những con người có tài có đức, là những người vừa hồng vừa chuyên mới có thể góp phần xây dựng đất nước vững mạnh giàu đẹp. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức cho những mầm non của đất nước rất cần thiết và thiết thực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo các trường học cần tập trung: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học”.
Trường học là môi trường giáo dục và rèn luyện cho thế hệ trẻ về cả đức lẫn tài. Vì vậy với vai trò của một giáo viên bản thân tôi cần phải làm thế nào để giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi với một nhân cách hoàn thiện là điều quan trọng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong trường Tiểu học”.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Học sinh cá biệt trường Tiểu học “Đ” Kiến Thành trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014. và Trường Tiểu học “A” Kiến Thành năm học mới 2014 – 2015.
 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt của trường Tiểu học “Đ” Kiến Thành trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014. và Trường Tiểu học “A” Kiến Thành năm học mới 2014 – 2015.
ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Rèn cho các em học sinh với những thói quen trong giao tiếp biết tự trao dồi phẩm chất đạo đức, nhân cách của người học sinh.
Khảo sát thực trạng phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh cá biệt trường Tiểu học “Đ” Kiến Thành và “A” Kiến Thành hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường Tiểu học Tiểu học “Đ” Kiến Thành và “A” Kiến Thành hiện nay.
 Phần B: NỘI DUNG CHÍNH
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
 Khái niệm chung.
Chúng ta xác định rằng :
 Học sinh cá biệt là học sinh chưa ngoan, hay trêu chọc, phá phách bạn bè, ít chịu học tập, Không có phản ứng tích cực trong hoạt động học tập, thường không vâng lời thầy cô và rất hay nghỉ học. Các em thích làm việc mình thích và ít nghĩ đến hậu quả
Cơ sở lí luận:
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, trong từng giai đoạn ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua .Cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm 2006 và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007 ; ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại Trường THCS Vạn Phúc, Hà Đông, Phó Thủ tướng chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS .Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn ,thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Để sớm khắc phục những tồn tại về “ đạo đức của học sinh, nhất là học sinh cá biệt”- 
Như vậy , để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt có hiệu quả– ngành đã phát động nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động. Xuyên suốt trong các hướng hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục cũng như Phòng giáo dục đào tạo đều thể hiện đầy đủ tinh thần của các cuộc vận động này. Đặc biệt với năm học này nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục và đào tạo An Giang là “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh”. Là giáo viên cần phải quán triệt sâu sắc tinh thần đó và biến nó thành những giải pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh , nhất là các em cá biệt của đơn vị mình.
 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Đặc điểm về nhận thức của học sinh tiểu học
Trên thực tế, học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Tuổi học sinh tiểu học có những biến đổi cực kỳ quan trọng trong các điều kiện sống và hoạt động của trẻ, do đó đặc điểm tâm lý nói chung và đặc điểm nhận thức của các em cũng thay đổi cơ bản.
Đặc điểm nhận thức cảm tính
Trẻ đến trường đã có những quá trình nhận thức riêng lẻ khá phát triển, nhất là thị giác và thính giác phát triển mạnh. Nhưng trẻ chỉ mới biết nhận gọi tên, hình dạng, màu sắc của sự vật, xác định mối quan hệ gần và ngắn về không gian và thời gian.
Học sinh lớp 1-2 còn có nhiều điểm giống trẻ mẫu giáo, tri giác của các em còn đượm màu sắc cảm xúc(quan sát những đồ vật có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, số lượng các chi giác ít). Trẻ chú ý đến các chi tiết ngẫu nhiên, chưa có khả năng tổng hợp, chưa có khả năng quan sát tinh tế, việc tự giác còn thiếu mục đích, kế hoạch rõ ràng. Học sinh lớp 3-4 đã biết tìm dấu hiệu đặc trưng của sự vật, phân biệt được sắc thái của các chi tiết để đi đến so sánh tổng hợp, thấy rõ được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, có khả năng tri giác sự vật hiện tượng như một chỉnh thể. Có tính mục đích và phương hướng rõ raøng có khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế, tìm ra được những nét đặc thù của đối tượng.
Đặc điểm nhận thức lý tính
Khả năng tư duy
Các em có khả năng tư duy chuyển dần từ tính cụ thể trực quan và tưởng tượng sang trừu tượng, khái quát. Ở lớp 1-2 hình thức tư duy phân tích tổng hợp nội dung, hình thức còn mang vết tích ở lứa tuổi mẫu giáo, căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài; còn lớp 3, lớp 4 trẻ đã có khả năng tính nhẩm trong đầu, học thuộc bài không cần đọc to; lên lớp 4-5 các em đã tự biết dựa 
vào các dấu hiệu bản chất bên trong những dấu hiệu chung của hàng loạt sự vật hiện tượng để khái quát hình thành khái niệm. Khả năng phán đoán suy
luận của học sinh lớp 1 theo một chiều, dựa vào một dấu hiệu duy nhất, học sinh lớp 3-4-5 đã nhìn thấy một sự vật, hiện tượng, sự vật có thể diễn biến theo nhiều hình thức, một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân. Các em đã có khả năng lập luận cho các phán đoán của mình.
Tóm lại, khả năng tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể được thể hiện rõ ở các lớp đầu cấp và chuyển dần sang tính khái quát, trừu tượng.
Khả năng tưởng tượng
Khả năng tưởng tượng của trẻ tiểu học đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ mẫu giáo. Song quá trình tưởng tượng của trẻ còn tản mạn và ít có tổ chức. Hình ảnh tưởng tượng chưa được gọt dũa, còn hay thay đổi chưa bền vững; đến lớp 4-5 tính trực quan trong hình ảnh tưởng tượng giảm dần, các em đã có khả năng sáng tạo vì biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng các hình ảnh tưởng tượng mang tính trừu tượng khái quát cao hơn.
Khả năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh về cả ngữ âm và ngữ pháp và từ ngữ. Các lớp cuối cấp các em đã nắm được ngữ âm. Các em đã biết sử dụng ngôn ngữ dưới hai hình thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Qua hoạt động giao tiếp rộng rãi với người xung quanh và được tiếp thu các
tri thức qua các môn học mà vốn từ ngữ của các em càng phong phú , chính xác và giàu hình ảnh.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển về tâm lí không phải trẻ nào cũng như nhau. Nó còn tùy thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Giống như “gần mực thì đen gần đèn thì sáng vậy”. Sự phát triển còn chịu sự chi phối rất lớn từ hoàn cảnh sống. Phần lớn các em học sinh cá biệt đều xuất thân từ những gia đình cha mẹ ít quan tâm dạy dỗ, đôi khi do được cha mẹ chiều chuộng quá các em cũng trở nên ngang bướng ỷ lại.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
-Thực tế giảng dạy từ nhiều năm qua, tôi đã lưu ý và quan sát được nguyên nhân học sinh chưa ngoan là do cha mẹ các em ít quan tâm hoặc quá nuông chiều dẫn đến các em ỷ lại và hành động sai, số khác do tác động từ phim ảnh, các trò chơi game có nội dung không phù hợp, Những tác động xấu từ xã hội đã làm cho tôi luôn trăn trở, luôn lo nghĩ đó là trong nhà trường vẫn còn một số ít học sinh cá biệt như: học sinh nói năng ngang bướng, hay chọc phá bạn bè, nói tục gây gổ, đánh nhau, không mặc đồng phục đến trường , đầu tóc nhuộm màu, thậm chí có em vô lễ với thầy cô, người lớn, không tuân thủ nội quy nhà trường,
 Từ những cử chỉ và việc làm chưa tốt như nêu trên đã làm ảnh hưởng chung đến việc giáo dục các học sinh khác. Là giáo viên của nhà trường, mà không có biện pháp giáo dục những em cá biệt, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng đến chất lượng học tập của những em này và đồng thời ít nhiều ảnh hưởng tác động đến chất lượng học tập của từng lớp.
 Trước tình hình như thế, đã thôi thúc bản thân tôi tìm ra biện pháp để giúp đỡ, giáo dục các em cá biệt trong thời gian qua xem như khá thành công.
Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể, sự ủng hộ từ phía gia đình của học sinh. Cùng đội ngũ giáo viên tâm huyết với học sinh.
Là học sinh ở cấp Tiểu học tuổi đời các em còn nhỏ, những vi phạm các em mắc phải không quá nghiêm trọng so với các học sinh ở THCS hay THPT. Các em vẫn còn trẻ con và vẫn có thể uốn nắn dạy bảo nhẹ nhàng.
Phần lớn gia đình các em là người địa phương nên cũng tiện cho việc lui tới động viên hợp tác giáo dục các em.
	Khó khăn: Một phần do cha mẹ các em phải làm ăn xa ( các em ở nhà với ông bà lớn tuổi) khó quản lí được các em về giờ giấc chơi và học.
	Gần trường vẫn tồn tại một số tụ điểm vui chơi chưa lành mạnh như: Tiệm game online, bàn bida, rút số ăn tiền làm các em bị chi phối.
	Tâm lí các em vẫn mê chơi nhiều hơn là học ( Một phần do bị mất kiến thức học tập kém đâm ra chán nản ).
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
- Trường Tiểu học “A” Kiến Thành nằm trên địa bàn xã Kiến Thành dân cư phần lớn làm nghề nông, buôn bán nhỏ hoặc làm thuê, Đời sống còn ít nhiều khó khăn. 
- Trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đủ trình độ nắm bắt được việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học các môn học .Nhiều giáo viên có kinh nghiệm ,tay nghề cao và nhiệt tình giảng dạy.
- Sự lãnh đạo kịp thời của Sở ,Phòng , Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân địa phương.
- Hội cha mẹ học sinh phát huy tác dụng tốt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường. 
Bảng 1: Thống kê số lượng học sinh hiện nay:
Khối lớp
Tổng số học sinh
Nữ
Tuyển mới
Huy động 
Học sinh lưu ban
Biên chế lớp
1
2
3
4
5
130
132
155
159
139
55
64
80
72
72
/
/
 /
/
/
128
/
/
/
/
02
/
/
01
 /
6
6
6
6
5
715
343
/
/
03
29
Bình quân một lớp là 24 học sinh.
Bảng 2: Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ, công nhân viên:
Cán bộ CNV
Tổng số
Trình độ đào tạo
ĐHSP
CĐSP
CĐTH
THSP
Trung cấp
Giáo viên
30
18
/
09
02
/
Cán bộ quản lý
03
02
/
01
/
/
Tổng phụ trách đội
01
01
/
/
/
/
Giáo viên chuyên
06
03
03
/
/
/
Công nhân viên
08
/
/
/
/
08
Cơ sở vật chất trường:
- Trường có 25 phòng học: Bố trí 29 lớp học, 12 lớp học 2 hai buổi/ngày
- Có đầy đủ trang thiết bị cần phục vụ học tập, (sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng dạy học).
Bảng 3: Thống kê chất lượng giáo dục ( Trường TH “Đ” Kiến Thành)
Năm học
Kết quả học lực
Ghi chú
Tổng số học sinh
Giỏi
SL
Khá
SL
Trung bình
SL
Yếu
 SL
2012-2013
449
199
176
71
3
Cuối năm
2013-2014
462
215
138
106
3
Cuối năm
Phần lớn các học sinh cá biệt nằm trong tốp học sinh dạng trung bình và yếu.
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Tìm hiểu , xác định đối tượng :
- Ngay từ khi những ngày đầu năm học, sau khi các lớp đã ổn định, tôi liên hệ với giáo viên chủ nhiệm từng lớp để nắm rõ học sinh của các lớp nào có dạng cá biệt, thậm chí tôi tìm hiểu thêm những em này cá biệt vấn đề gì để có biện pháp giáo dục đúng từng đối tượng học sinh.
 - Mặt khác, tôi nghiên cứu sổ trực cờ đỏ để xem những học sinh lớp nào thường xuyên bị ghi nhận và hay vi phạm lỗi nào ?
- Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60% học sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình).
	- Nghiên cứu hồ sơ học sinh: thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng, . . . Qua  đó nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
	- Nghiên cứu kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua những  năm học trước đó.
	- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân.
	- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh để hiểu biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
Qua tìm hiểu tôi đã nắm tình hình một số đối tượng như sau:
BẢNG THỐNG KÊ HỌC SINH CÁ BIỆT
STT
Họ và tên
Lớp
Học lực
Hoàn cảnh gia đình
Biểu hiện vi phạm
01
Trần Văn Nông
1A
TB
Cha mẹ làm ăn xa
Thường xuyên nghỉ học, tới lớp không chịu học
02
Huỳnh Văn Đức
2C
Yếu
Sống với ông ngoại đã lớn tuổi
Nghỉ học, hay chửi thề, không viết bài
03
Huỳnh thị Tỏ
3A
TB
Cha mẹ đi làm xa
Ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hay lo lắng,
04
Nguyễn Phong Phú
3B
Yếu
Gia đình ít quan tâm, hay la mắng,...
Mê game, không học bài, không viết bài,
05
Nguyễn Ngọc Thẳng
3B
TB
Gia đình ít quan tâm, hay la mắng,...
Mê chơi,nghỉ học, hay chửi thề,
06
Nguyễn Thanh Duy
3C
TB
Gia đình ít quan tâm, cha mẹ làm xa
Hay đánh bạn, chửi thề,không học bài,
07
Quách Lê Duy
4C
Yếu
Cha mẹ ít chú ý đến việc học của con.
Hay quên sách vở, không học bài, 
08
Phạm Minh Chiến
5B
TB
Cha mẹ thiếu quan tâm.( gia đình hay gây gỗ nhau)
Hay tụ tập đánh nhau, chửi thề,
09
Trần Văn Quốc Thạnh
5A
TB
Gia đình ít quan tâm
Mê chơi, không chăm lo học tập.
10
Mai Ngọc Thịnh
5B
TB
Gia đình nghèo
Hay đánh nhau, có tật trộm vặt,
2/ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em này thuộc đối tượng học sinh cá biệt:
a/ Nguyên nhân:
 Tất nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau, có em học yếu kém gây ra chán nản, có em do gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc giáo dục chưa chặt chẽ, có em phải sống nhờ ông bà ( do nhà nghèo, ba mẹ đi làm ăn xa)
- Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất nhiều học sinh cá biệt đều có hoàn cảnh này). Phương pháp giáo dục con chưa phù hợp ( quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng). 
- Học sinh không có khả năng tự giáo dục, bị bạn bè lôi kéo, ham chơi sớm, có nhiều mối quan hệ không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện. 
- Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự. 
- Sức ép lớn trong thi cử, từ gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho học sinh căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình. 
b/ Phân loại học sinh cá biệt:
 Nhìn chung, những em này chất lượng học tập trung bình,yếu, không chấp hành nội quy nhà trường, tính hiếu thắng, thích làm nổi bật, ít chịu nghe lời thầy cô chủ nhiệm, không ham học , có lúc trốn học để chơi GAME 
- Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn  
- Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô. 
- Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vô lễ với cha mẹ, giáo viên, hay nói tục chửi thề.
- Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ bạc  
- Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy  nghĩ  (nhóm học sinh cá biệt này đang có xu hướng gia tăng trong xã hội). 
3/ Tiến hành giáo dục theo cách :
- “ Nước chảy, đá mòn”. Chúng ta không thể một sớm, một chiều giáo dục các em tốt ngay được.
- Là một giáo viên , việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải có quyết tâm nhưng muốn thành công thì phải nắm rõ nguyện vọng của từng em. Tuy các em này rất mặc cảm nhưng có biện pháp tốt thì mới có hiệu quả.
- Cụ thể là :
+ Tôi viết thư mời Phụ huynh học sinh đến trường để báo cáo về hành vi đạo đức và chất lượng học tập của từng học sinh cá biệt đồng thời tôi nhờ gia đình tiếp tay giáo dục các em.
+ Tôi kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm đến trực tiếp gia đình các em để trao đổi ( đối với những phụ huynh đã viết thư mời mà không đến )
+ Trực tiếp gặp gỡ những học sinh cá biệt trong các trường hợp như : Giờ chơi, các buổi lao động tập thể,..nhưng tôi không khiển trách la rầy mà tôi thăm hỏi trò chuyện để giúp cho khoảng cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn, thân thiện hơn.
+ Có những lúc tôi trực tiếp hỏi han những vấn đề có liên quan đến kiến thức, rồi tôi giảng nghĩa ,chỉ dẫn cho các em hiểu câu trả lời tôi vừa đề cập ( phần này n

File đính kèm:

  • docSKKN Giao duc dao duc hoc sinh.doc