Một số biện pháp giúp dạy và học tốt các môn ở lớp 3

-Dạy học theo phương pháp tích cực và chuẩn kiến thức ở Trường Tiểu học không chỉ đòi hỏi giáo viên phải nói, giảng cung cấp kiến thức bài học chi học sinh đầy đủ, rỏ ràng, chính xác mà còn đòi hỏi học sinh phải nắm vững, khắc sâu những kiến thức đóvà vận dụng những điều đã học được vào bài tập thực hành, thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì vậy có một câu nói rằng: “ Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt các em ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích các em cũng sẽ không thể tiếp thu kiến thức, khắc sâu và vận dụng tốt được những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn được. Chính vì vậy, là một giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì cần phải gây được hứng thú và ý thức học tập tốt cho học sinh để tiết học được thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh có ý thức trong học tập và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gượng ép thì cần tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học là điều cần thiết. Xuất phát từ thực tế dạy học theo chương trình thay sách mới, yêu cầu cần đạt được từ mục tiêu cũa mỗi bài học đặt ra theo chuẩn kiến thức, đồng thời xây dựng một môi trường học tập “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” , nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp dạy và học tốt các môn ở lớp 3”. Trong quá trình giảng dạy vận dụng những biện pháp này tôi đã đạt được một số kết quả khả quan, tâm đắc. Tôi mong những kinh nghiệm ( biện pháp) trong dạy học của tôi sẽ một phần nào đó giúp các bạn đồng nghiệp gỡ rối trong quá trình giảng dạy của mình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp dạy và học tốt các môn ở lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn bài đại cương
NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH
Thuận lợi 
Khó khăn
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Sự chỉ đạo của ban giám hiệu.
Sự nhận thức của giáo viên.
Sự nhận thức của học sinh.
Đổi mới phương pháp.
Tổ chức nhiều hình thức học tập.
Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú.
 KẾT QUẢ
CÁC MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TRÊN
KẾT LUẬN
NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
-Dạy học theo phương pháp tích cực và chuẩn kiến thức ở Trường Tiểu học không chỉ đòi hỏi giáo viên phải nói, giảng cung cấp kiến thức bài học chi học sinh đầy đủ, rỏ ràng, chính xác mà còn đòi hỏi học sinh phải nắm vững, khắc sâu những kiến thức đóvà vận dụng những điều đã học được vào bài tập thực hành, thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì vậy có một câu nói rằng: “ Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt các em ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích các em cũng sẽ không thể tiếp thu kiến thức, khắc sâu và vận dụng tốt được những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn được. Chính vì vậy, là một giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì cần phải gây được hứng thú và ý thức học tập tốt cho học sinh để tiết học được thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh có ý thức trong học tập và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gượng ép thì cần tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học là điều cần thiết. Xuất phát từ thực tế dạy học theo chương trình thay sách mới, yêu cầu cần đạt được từ mục tiêu cũa mỗi bài học đặt ra theo chuẩn kiến thức, đồng thời xây dựng một môi trường học tập “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” , nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp dạy và học tốt các môn ở lớp 3”. Trong quá trình giảng dạy vận dụng những biện pháp này tôi đã đạt được một số kết quả khả quan, tâm đắc. Tôi mong những kinh nghiệm ( biện pháp) trong dạy học của tôi sẽ một phần nào đó giúp các bạn đồng nghiệp gỡ rối trong quá trình giảng dạy của mình. 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thuận lợi: 
- Đội ngũ giáo viên đã được tập huấn, bồi dưỡng qua chương trình thay sách đổi mới phương pháp dạy học và dạy theo chuẩn kiến thức để nâng cao chất lượng dạy và học. 
- Ban Giám Hiệu trường luôn quan tâm, giúp đỡ khi giáo viên gặp khó khăn trong giảng dạy theo chương trình thay sách mới và chuẩn kiến thức. 
- Đội ngũ giáo viên trường đa số thích học hỏi những kinh nghiệm hay của đồng nghiệp và có tinh thần phấn đấu để tiến bộ rất cao.
- Trường có chỉ tiêu thao giảng (5 tiết/1 giáo viên trong đó có 3 tiết dự thi giáo viên dạy giỏi vòng trường) và dự giờ (18 tiết/1 giáo viên) trong năm học nhằm giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy với nhau. Mỗi khối đều có một tiết thao giảng hội đồng nhằm giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm giảng dạy giữa các khối với nhau.
 2. Khó khăn:
 - Trong thực tế giảng dạy cho thấy học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động.
 - Học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Học sinh còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của cá nhân mình.
 - Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng dạy, mà có đưa vào trong các hoạt động giảng dạy thì cũng chưa đạt được hiệu quả cao.
 - Học sinh chưa tích cực tư duy, sáng tạo trong học tập. Học tập còn rập khuôn, máy móc.
- Hầu hết gia đình học sinh đều thuộc thành phần bần nông, cha mẹ các em phải làm lụng vất vã để mưu sinh, ít có thời gian quan tâm đến việc học của các em.
 Để khắc phục những khó khăn trên, tôi có “ Một số biện pháp giúp dạy và học tốt các môn ở lớp 3” như sau:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu:
 Tổ chức chỉ đạo đội ngũû giáo viên quán triệt sâu sắc việc dạy học theo phương pháp tích cực và chuẩn kiến thức một cách linh hoạt, có sáng tạo để quá trình dạy – học đạt kết quả cao.
 Lên kế hoạch cho khối trưởng theo dõi sát việc dạy và soạn kế hoạch bài dạy của từng giáo viên trong tổ, khối.
 Tổ chức cho các khối sinh hoạt chuyên môn hàng tháng nhằm trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm và giải quyết thắc mắc trong chuyên môn của từng giáo viên trong tổ khối một cách kịp thời, có hiệu quả cao.
 Phát động phong trào “ thi giáo viên dạy giỏi vòng trường” hàng năm ( có đánh giá, nhận xét rất nghiêm túc của Hội đồng chấm thi trường gồm: Ban Giám Hiệu trường, Chủ Tịch Công Đoàn Trường và các khối trưởng của các khối) 
Hàng tháng có họp chuyên môn một lần vào cuối tháng để nhận xét, rút kinh nghiệm hoạt động chuyên môn trong tháng qua và phổ biến kế hoạh chuyên môn của tháng tới. 
Sự nhận thức của giáo viên:
 Đối tượng chính trong dạy học là học sinh tiểu học. Dây là lứa tuổi học sinh chuyển từ giai đoạn chơi sang giai đoạn học, khả năng tri giác của các em rất tốt vì vậy nếu trong quá trình học tạo cho các em sự hứng thú thì càng bộc lộ và phát triển rõ rệt khả năng tri giác. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú nhận thức tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò. Ham hiểu biết. Tuy nhiên để tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh thì còn phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức học tập cho học sinh của người giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, giúp các em nắm vững, khắc sâu kiến thức học một cách thoải mái, tự nguyện thì người giáo viên cần:
 + Nắm vững phương pháp dạy học mới và chuẩn kiến thức của từng bài học. Tăng cường phương pháp trò chơi một cách tích cực.
 + Tổ chức nhiều hình thức dạy học. Tăng cường hiệu quả của các hoạt động trong nhóm.
 + Phát huy tối đa và có hiệu quả của việc sử dung đồ dùng dạy học.
 + Tạo ra môi trường học tập thân thiện, công bằng, hứng thú.
 + Phải nhận thức được việc dạy học không phải chạy theo thành tích, mà là dạy sao cho học sinh lỉnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất, khắc sâu nhất và vận dụng được kiến thức đã học đạt kết quả cao nhất. Phải dạy theo phân hóa đối tượng học sinh.
Ví dụ: Dạy bài toán : Luyện tập ( trang 105 sách giáo khoa lớp 3)
Mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng học sinh như sau:
 + Học sinh khá-giỏi: Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ cố và biết trừ các số có đến bốn chữ số, vận dụng vào giải toán có hai phép tính ( giải được bằng hai cách)
 + Học sinh trung bình-yếu: Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số. Biết trừ các số có đến bốn chữ số và vận dụng vào giải toán có hai phép tính ( giải được bằng một cách)
Hoặc khi dạy bài Tập đọc-Kể chuyện: Nhà ảo thuật. Ở tiết 2 trong phần học sinh kể chuyện thì mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng học sinh như sau:
 + Học sinh khá, giỏi: Kể được từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
 + Học sinh trung bình, yếu: Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
 Giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ kế hoạch bài dạy và đồ dùng dạy học trước khi lên lớp . Dự đoán trước được những tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn một số câu hỏi gợi mở để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực hành hoặc vào trong thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ:Dạy bài Tự nhiên và Xã hội: Không chơi các trò chơi nguy hiểm ( tuần 13 tiết 26 trang 50 và 51 SGK lớp 3)
Mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng:
+ Học sinh khá, giỏi: Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,  Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn, báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo để đưa người bị nạn đến cơ sở gần nhất.
+ Học sinh trung bình, yếu: Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,  Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
-Giáo viên cần phải linh động trong việc giảng dạy. Và dưới hình thức khoán chương trình cho giáo viên, giáo viên được chủ động đưa ra kế hoạch giảng dạy, nhưng vẫn đảm bảo dạy đủ, dạy đúng chuẩn kiến thức theo chương trình tiểu học. Biết tích hợp lồng ghép kiến thức một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội” ( Tuần 19 trang 10 SGK tập 2 lớp 3), giáo viên cần khắc sâu cho học sinh vế nội dung, bố cục khi viết một bản báo cáo nhằm làm tiền đề cho cho tiết học Tập làm văn: Báo cáo hoạt động ( Tuần 20 trang 20 SGK tập 2 lớp 3)
3. Sự nhận thức của học sinh:
-Phải nhận thức được tầm quan trọng ở mỗi môn học là như nhau, không nên nghĩ rằng môn học nầy là môn học chính, môn học kia là môn học phụ.
-Phải có sự chuẩn bị bài, vở trước khi đến lớp, biết sưu tầm hình ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học do giáo viên yêu cầu. Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ khi đến lớp.
Ví dụ: Khi học bài Tự nhiên và Xã hội: Lá cây ( tuần 23 tiết 45 trang 86, 87 SGK) học sinh cần sưu tầm trước một số lá cây ( một học sinh sưu tầm từ 3-5 loại lá cây ) khi đến lớp.
Hoặc khi dạy bài Đạo đức: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. Học sinh cần sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
Sự đổi mới phương pháp:
-Không có một phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại: thảo luận nhóm, động não, đóng vai,  Người giáo viên cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết minh, 
- Trong suốt quá trình dạy học cần lấy học sinh làm trung tâm, cần phát huy tính tích cực, sáng tạo và tìm tòi của học sinh.
- Học sinh tự nhận xét và rút ra kết luận ( kiến thức) cho mình dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường phương pháp trò chơi một cách tích cực, sáng tạo và có hiệu quả cho mỗi tiết dạy, môn dạy.
- Để phù hợp với cách tiếp cận này thì cấu trúc chương trình không phải là những kiến thức bộ môn mà phải đan cài, lồng ghép chúng lại với nhau để có hiệu quả cao trong việc giảng dạy và phù hợp với sự phát triển của trẻ.
 5. Tổ chức nhiều hình thức học tập:
 - Có nhiều hình thức tổ chức học tập như cá nhân, lớp, nhóm. Tùy từng mục tiêu cần đạt được theo chuẩn kiến thức mà giáo viên lựa chọn, phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập để đạt được hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
 - Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm ( nhóm 2,3,4, ) để học sinh có cơ hội trao đổi, bàn bạc và rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho mình trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải lúc nào học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên chọn cho lớp làm việc nhóm khi câu hỏi hoặc bài tập đặt ra khá rộng, khó, cần sự góp ý của nhiều người thì khi đó làm việc nhóm mới thật sự cần thiết và đạt hiệu quả cao ( túy theo mức độ khó của câu hỏi, bài tập mà số lượng học sinh trong nhóm nhiều hay ít)
 Ví dụ: Dạy bài Tự nhiện và Xã hội: Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng ( tuần 11 tiết 22 trang 43 SGK lớp 3) giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bốn để thảo luận vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.
-Tạo nhóm ngẫu nhiên. Ví dụ: khi dạy bài: Số 10 000-Luyện tập ( Tuần 19 tiết 95 SGK lớp 3). Giáo viên có thể phát cho mỗi học sinh một thẻ số ( số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục) sau đó yêu cầu học sinh di chuyển đến nhóm có thẻ số cùng dạng số với mình.
- Tổ chức hình thức di chuyển trạm ( sau khi thảo luận trong nhóm, học sinh nhóm nầy sẽ đối đáp với học sinh của nhóm khác) để học sinh được trao đổi, học tập thêm từ nhóm khác.
 6. Phát huy tối đa của đồ dùng dạy học: 
 - Bên cạnh những lời giảng dạy, hướng dẫn của giáo viên, thì đồ dùng dạy học trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Đồ dùng dạy học trực quan phải đảm bảo tính khoa học, tính thẫm mĩ thì mới hấp dẫn học sinh và mang lại hiệu quả cao trong quá trình học sinh tìm tòi, lĩnh hội và khắc sâu kiến thức.
 Ví dụ: Dạy bài Tự nhiên và xã hội: Quả ( tuần 24 tiết 48 trang 92,93 SGK lớp 3) học sinh được tận mắt quan sát, xẻ quả ăn để nắm vững về cấu tạo, đặc điểm của quả chính xác, nhanh chóng và khắc sâu hơn.
 Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng vào đồ dùng dạy học, mà đồ dùng dạy học khi sử dụng phải đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Dùng xong giáo viên nên cất ngay để tránh gây mất tập trung cho học sinh trong quá trình học.
Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện và hứng thú:
 Giáo viên cần thường xuyên khen ngợi học sinh để các em có tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Tránh chê bai hay khiển trách học sinh trước lớp khi các em đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi sai, khiến các em căng thẳng, lo sợ, mất tự tin dẫn đến các em lười học, chán học và sợ đến lớp.
 - Giáo viên cần gây hứng thú học tập cho học sinh ngay từ thời điểm bắt đầu tiết học. 
 Ví dụ: Khi bắt đầu dạy bài : Quả ( môn Tự nhiên và Xã hội tuần 24 tiết 48 trang 92,93 SGK lớp 3)
 + Cho học sinh hát bài hát: Vườn cây của ba.
 + Tổ chức cho học sinh quan sát quả thật, xẻ quả và ăn quả.
 + Hỏi: Hãy nêu đặc điểm, cấu tạo, mùi vị của quả?
-Tạo không gian lớp học tích cực, sạch sẽ, thoáng mát, đẹp.
Ví dụ: Sau khi dạy bài: Gấp, cắt, dán bông hoa ( môn Thủ công tuần 8 lớp 3) giáo viên tổng hợp các sản phẩm đẹp nhất của học sinh để trang trí lớp học nhầm khích lệ tinh thần học tập của học sinh và tạo cho lớp học thêm đẹp. 
 -Thỉnh thoảng thay đổi không gian học tập.
Ví dụ: 
 +Xếp lại bàn ghế theo hình chữ U rất thuận lợi cho việc học tập theo nhóm bốn.
 + Học ở sân trường vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm khi giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
KẾT QUẢ:
Trong năm học 2009-2010 này tôi đã áp dung những biện pháp dạy- học trên vào việc giảng dạy ở lớp 3B những môn mà tôi phụ trách với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp ( toán, tiếng việt, tự nhiện và xã hội, thủ công, đạo đức), tôi đã thu được một số kết quả đáng khả quan: 
 -Học sinh có hứng thú, ý thức tốt trong học tập.
 - Học sinh ngày càng mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp ( đặc biệt là trong quá trình học khi đặt câu hỏi cho bạn hoặc khi trả lời câu hỏi trước lớp).
 - Học sinh làm việc nhóm có hiệu quả hơn, liên hệ rộng hơn, nắm bắt kiến thức nhanh và khắc sâu, vận dụng kiến thức vào thực hành, thực tế đạt hiệu quả cao.
 - Dưới đây là kết quả mà lớp 3B tôi thu được trong học kì I năm học 2009-2010 khi vận dụng các biện pháp trên đối với các môn tôi trực tiếp giảng dạy: 
SSHS/ nữ
Thời điểm
Môn
Giỏi/ nữ
Khá/ nữ
T. bình/nữ
Yếu/ nữ
26/14
Đầu năm
Toán
Tiếng việt
2/2
1/1
12/7
9/5
8/3
10/5
4/2
6/3
27/15
Giữa HKI
Toán
TiếngViệt
5/3
4/3
15/9
13/8
5/3
6/2
2
4/2
27/15
Cuối HKI
Toán
TiếngViệt
7/4
7/5
16/9
15/8
4/2
4/2
0
1
SSHS/nữ
Thời điểm
Môn
HTT/nữ
HT/nữ
CHT/nữ
27/15
Cuối HKI
Đạo đức
Tự nhiên và Xã hội
Thủ công
2/2
3/1
1/1
25/13
24/14
26/14
CÁC MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TRÊN: 
Các mặt tích cực:
-Giáo viên cần đào sâu, nghiên cứu kĩ môn dạy ( bài dạy) trước khi lên lớp.
-Vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, phong phú trong một giờ học.
-Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, gây được hứng thú trong học tập cho học sinh.
-Học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến thức đã học thành thạo vào bài tập thực hành, và vào trong thực tiễn cuộc sống.
-Học sinh có ý thức tốt trong học tập, học tập một cách tự nguyện, có trách nhiệm, thích đến trường, đến lớp, xem lớp học là nhà.
 2.Các mặt hạn chế:
 - Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự say mê trong mỗi môn mình giảng dạy.
 - Giáo viên phải có một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ. Tất cả vì đàn học sinh thân yêu không gợn một chút suy nghĩ.
 - Gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm, tìm kiếm tư liệu, đồ dùng dạy học phục vụ cho mỗi tiết dạy.
 - Đồ dùng dạy học ở trường còn hạn chế, quá cũ, rách, không còn đầy đủ.
VI. KẾT LUẬN:
 Trên đây là những kinh nghiệm mà trong suốt quá trình giảng dạy mà tôi đã đúc kết ra được. Tôi nghĩ rằng với chương trình thay sách mới, cùng với yêu cầu về chuẩn kiến thức cần đạt được trong mỗi tiết dạy học thì việc gây hứng thú trong học tập cho học sinh là điều không thể thiếu được. Trong học tập để các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động, thoải mái, sáng tạo và tự nhiên, đồng thời vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt trong thực hành , trong cuộc sống hàng ngày, đó là điều mà mỗi giáo viên đứng lớp đều rất quan tâm và mong muốn đạt được. Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo chân chính, với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì mỗi giáo viên chúng ta cũng sẽ tạo được sự hứng thú, ý thức học tập tốt cho học sinh thân yêu của mình và đó cũng sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người giáo viên chúng ta.
 Qua đề tài này tôi mong được các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp góp ý kiến để phần trình bày của tôi về việc vận dụng một số biện pháp nhằm giúp dạy và học theo chuẩn kiến thức đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở khối 3.
Thanh An, ngày 21 tháng 2 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Thùy Dung

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mot so bien phap day va hoc tot o khoi 3.doc