Một số biện pháp giúp học sinh hệ thống kiến thức cũ và tự học ở nhà
- Phần lớn học sinh ở trường không tự xem trước bài mới ở nhà, không tự tìm hiểu kiến thức nào đã học và kiến thức nào chưa học. Các em chỉ có thói quen ỷ lại vào việc truyền đạt của giáo viên trên lớp; từ đó có thể thấy chất lượng học là không thể cao được.
- Đối với học sinh trung bình hoặc yếu, việc nắm kiến thức cũ rồi vận dụng những kiến thức này để tìm ra kiến thức mới rất khó khăn do các em không nắm được những gì đã học hoặc đã quên đi. Giáo viên không có thời gian cho việc nhắc nhở này do phải bận việc dạy kiến thức mới.
- Học sinh lại không thực hiện việc học nhóm do vậy kiến thức nào quên, việc gì cần hỏi thì khi các em tự học ở nhà gặp khó các em lại không có gì tham khảo hoặc hỏi han ai được.
THAM LUẬN TỔ XÃ HỘI TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC CŨ VÀ TỰ HỌC Ở NHÀ I. Đặt vấn đề: - Ngành giáo dục đang đứng trước nhu cầu cấp thiết là dạy thực chất, học thực chất; do đó rèn tính tự học của học sinh là ưu tiên hàng đầu. - Học sinh không có thói quen tự soạn bài ở nhà hoặc không biết hướng soạn vì kiến thức bài mới có khi xa lạ đối với các em. Hơn nữa việc không nắm được kiến thức cũ đôi khi ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm tòi của các em. II. Thực trạng: - Phần lớn học sinh ở trường không tự xem trước bài mới ở nhà, không tự tìm hiểu kiến thức nào đã học và kiến thức nào chưa học. Các em chỉ có thói quen ỷ lại vào việc truyền đạt của giáo viên trên lớp; từ đó có thể thấy chất lượng học là không thể cao được. - Đối với học sinh trung bình hoặc yếu, việc nắm kiến thức cũ rồi vận dụng những kiến thức này để tìm ra kiến thức mới rất khó khăn do các em không nắm được những gì đã học hoặc đã quên đi. Giáo viên không có thời gian cho việc nhắc nhở này do phải bận việc dạy kiến thức mới. - Học sinh lại không thực hiện việc học nhóm do vậy kiến thức nào quên, việc gì cần hỏi thì khi các em tự học ở nhà gặp khó các em lại không có gì tham khảo hoặc hỏi han ai được. III. Giải pháp: - Giáo viên nên tập hợp lại một nhóm hoặc làm theo tổ bộ môn để soạn ra những gì các em sắp học ở bài mới, soạn ra nội dung tóm tắt những gì học sinh sẽ phải nắm ở bài mới. Nếu trong bài đó có liên quan gì đến kiến thức cũ thì nhắc lại luôn và phải soạn theo từng đơn vị bài học. - Kiến thức soạn phải thật bám sát vào SGK, các kiến thức mới nên có ví dụ minh hoạ sao cho dễ hiểu. Học sinh tham khảo trước và xem đây là việc tự học, tự chuẩn bị trước bài mới của các em. Xem và nắm nội dung bài sắp học trước ít nhiều sẽ có được 2 cái lợi cho việc dạy-học: thứ nhất giáo viên đỡ tốn công giải thích trên lớp tiết kiệm được thời gian; thứ hai học sinh xây dựng bài mới tích cực hơn, hứng thú học hơn vì các em đã nắm trước nội dung từ việc chuẩn bị bài trước. - Giáo viên có thể soạn cả năm học và đóng lại thành quyển cho học sinh tham khảo. - Yêu cầu học sinh photo và đọc trước, dựa vào gợi ý nội dung được định hướng ở bài mới để soạn và tìm hiểu trước bài và xem đây là yêu cầu bắt buộc đối với từng môn học. - Nếu các em có quên kiến thức cũ thì cũng có tài liệu trước mặt để ôn lại liền. - Thường xuyên kiểm tra việc tự học của học sinh. Ví dụ như trước khi bắt đầu bài mới giáo viên có thể hỏi: Hôm nay các em sẽ học những gì? Qua bài này các em cần nắm những gì? Các em gặp lại kiến thức cũ là gì? . Đây là những câu mà giáo viên thường hỏi khi củng cố một tiết học nhưng tất nhiên sẽ có được rất nhiều em trả lời được. Từ đó có thể gây sự tò mò cho học sinh khác và cũng có thể những lời khen của giáo viên sẽ càng kích thích sự hưng phấn đến việc tự xem trước bài mới để tạo nên sự khác biệt trong lớp học. - Trong 2 năm qua, bản thân tôi đã tiến hành áp dụng phương thức như thế cho bộ môn Tiếng Anh đối với học sinh 2 khối 8 & 9 ở trường; ít nhiều cũng cho lại kết quả khả quan. Học sinh tốn rất ít thời gian ghi chép vở vì tất cả có sẵn trong sách hệ thống kiến thức mà các em photo. Phần lớn thời gian là theo dõi những gì còn vướng mắc khi xem trước kiến thức bài mới. Còn những gì cần đến kiến thức cũ thì cũng đã có sẵn ở trước mặt. (Công việc soạn trên đây có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết và kiên trì. Có thể tập trung soạn 1 học kỳ trước, qua quá trình giảng dạy có thể chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh. Tốt hơn hết giáo viên nên thực hiện trong dịp hè) IV. Kiến nghị: - BGH nên phát động và khuyến khích giáo viên trong trường tham gia soạn. - Giáo viên bộ môn khi soạn xong nên giới thiệu và khuyến khích học sinh photo vì rất có lợi cho các em trong việc tự tiếp cận kiến thức mới ở nhà. - Nếu ở trường có khó khăn có thể liên kết với 1 số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở trường bạn tạo thành 1 nhóm biên soạn. - Trước khi soạn nên đọc thật kỹ sách, nắm thật rõ mục tiêu và kiến thức bài học; tìm ra câu chữ thật ngắn gọn, đơn giản để viết sao cho học sinh đọc vào có thể hình dung và nắm được nội dung chính của bài sắp học. (Trên đây là 1 số chia sẻ cuả bản thân trong những năm giảng dạy vừa qua, có thể 1 số quý đồng nghiệp xem là phù hợp cũng có thể là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong gần 3 năm qua bản thân đã thực hiện, tuy gặp không ít khó khăn và tốn nhiều công sức nhưng nó lại có tính khả thi đối với học sinh ở riêng bộ môn tôi giảng dạy. Trong khi ta hô hào phải phát huy tính tích cực, tự học của học sinh mà không thấy đưa ra được biện pháp nào cụ thể để giáo viên học hỏi, áp dụng mà chỉ nói chung chung thì các chia sẻ của bản thân ở trên cũng ít nhiều góp thêm 1 ý kiến cho việc hướng dẫn chi tiết cách thức tự học của học sinh) Gáo Giồng, ngày 14 tháng 08 năm 2010.
File đính kèm:
- Mot so bien phap giup hoc sinh tu hoc o nha.doc