Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật

Ở lứa tuổi cấp tiểu học khiếu thẩm mĩ của học sinh đã phát triển hơn so với cấp độ Mầm non. Mĩ thuật là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: nhìn, hiểu, tư duy và cảm nhận được cái đẹp để phát triển khiếu thẩm mĩ, phát triển óc quan sát cần thiết cho các em. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy, óc tưởng tượng, niềm đam mê, tính thẩm mĩ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các trẻ ,ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho trẻ một số năng khiếu thẩm mĩ cao như: thiết kế, kiến trúc, hội hoạ và những năm học mĩ thuật ở cấp cơ sở được vững vàng hơn. Xác định được tầm quan trọng của bộ môn nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật” nhằm nêu lên một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của trường, lớp, địa phương, trên cơ sở cho học sinh làm quen một trong những môn năng khiếu đang phổ biến trong các trường hiện nay.

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5627 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN MĨ THUẬT
---“œ---
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi cấp tiểu học khiếu thẩm mĩ của học sinh đã phát triển hơn so với cấp độ Mầm non. Mĩ thuật là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: nhìn, hiểu, tư duy và cảm nhận được cái đẹp để phát triển khiếu thẩm mĩ, phát triển óc quan sát cần thiết cho các em. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy, óc tưởng tượng, niềm đam mê, tính thẩm mĩ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các trẻ ,ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho trẻ một số năng khiếu thẩm mĩ cao như: thiết kế, kiến trúc, hội hoạvà những năm học mĩ thuật ở cấp cơ sở được vững vàng hơn. Xác định được tầm quan trọng của bộ môn nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật” nhằm nêu lên một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của trường, lớp, địa phương, trên cơ sở cho học sinh làm quen một trong những môn năng khiếu đang phổ biến trong các trường hiện nay.
II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Năm học 2009 – 2010 tôi được Ban lãnh đạo phân công giảng dạy môn Mĩ thuật cho 21 lớp học với tổng số học sinh là 666, từ khối 1 đến khối 4, năm học 2010-2011 tôi được pban giám hịu phân công dạy từ lớp 2-3-4-5 vói tổng số học sinh là 630 học sinh với số lượng lớn học sinh như vậy là điều kiện rất tốt cho tôi rèn luyện, nâng cao chất lượng chuyên môn từ đó có biện pháp giảng dạy tốt hơn trong các năm học tiếp theo. Trong khi đó khả năng nhận thức của các em trong giai đoạn này vẫn còn chậm, vì là học sinh vùng sâu nên đa số các em chưa qua cấp học Mầm non, Mẫu giáo; ít có điều kiện tiếp cận tranh ảnh thực tế của các hoạ sĩ có tên tuổi xưa và nay. 
Trong quá trình đứng lớp giảng dạy tôi có được những thuận lợi: 
Thuận lợi :
+ Được nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy: bàn, ghế, tập, viết, tài liệu hướng dẫn
+ Ban lãnh đạo trường thường xuyên dự giờ bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy bộ môn mĩ thuật, cũng như luôn tạo điều kiện cho tôi tự học chương trình bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề.
+ Môi trường học trong giờ mĩ thuật khá thoải mái nên các em phát huy được tính trao đổi tư duy trong môn học.
+ Đa số ở lớp các em có cùng độ tuổi nên trình độ nhận thức của các em tương đối đồng đều.
+ Các em đa số đều yêu thích môn mĩ thuật nên việc tiến hành tiết dạy cũng gặp nhiều thuận lợi.
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu thì tôi vẫn còn gặp phải một số trở ngại: 
Khó khăn :
+ Do mĩ thuật chỉ là một môn phụ nên phụ huynh chưa quan tâm nhiều vì vậy khi bài vẽ còn d ở lớp một số em về nhà không hoàn thành.
+ Một số em không xem trước bài ở nhà, khi cô đặt câu hỏi chưa trả lời được.
+ Một số em không hiểu bài nhưng vẽ bài trước ở nhà nên vẽ sai.
+ Có nhiều em chưa có nề nếp, thói quen trong học tập như: không chú ý nghe cô, trong giờ còn nói chuyện riêng, thụ động trong giờ học.
 +Một số em thích giờ mĩ thuật chỉ để thoải mái chân tay,hay dễ làm việc riêng.
Từ những thực trạng vừa nêu làm cho tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra những biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn mĩ thuật như sau:
2. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh để có biện pháp dạy học tốt hơn:
Để hiểu được đặc điểm tâm lý của từng học sinh, trước hết tôi làm quen dần với các em khi bắt đầu năm học; gần gũi trò chuyện với các em trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu xem các em thích vẽ gì, tô màu gì. Xen kẽ vào đó tôi hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của từng em. Đặc biệt, tôi thường chú ý đến những em có tính nhút nhát hoặc khá hiếu động, ít để ý bài trong giờ học. Qua đó tôi hiểu được tâm sinh lý của các em nhiều hơn, vì cô có hiểu học sinh mới tìm ra được những biện pháp dạy tốt. Sau khi đã nắm được tâm sinh lý của các em thì đối với những em nhút nhát như: Văn Nhựt, Kim Khen, Doãn Hậu, tôi gần gũi các em nhiều hơn, động viên khuyến khích kịp thời khi các em có tiến bộ, giúp các em mạnh dạn, tự tin phát biểu xây dựng bài học ,mạnh dạn hơn trong cách thể hiện bài vẽ. Đối với những học sinh hiếu động như: Minh Phú, Haoì Trọng, Đăng Khoatrong giờ học tôi quan sát, để mắt nhiều đến hành động của các em từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời, thường cho các em lên bảng vẽ vừa ổn định được lớp vừa giúp các em có nề nếp, thói quen tốt trong học tập; hoặc những em hơi lơ là như: Hoàng Dương, Văn Linhtôi thường xuyên kiểm tra vở tập vẽ, tận tình hướng dẫn chỗ sai cho các em biết, nhắc nhở các em chuẩn bị tốt đồ dùng học tập hơn , khen ngợi khi thấy các em có tiến bộ tạo thêm hứng thú cho các em đến với môn học.
2. Kiểm tra kiến thức của học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp:
Sau khi đã tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh tôi tiến hành kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực hành của các em vì có nắm được trình độ kiến thức của học sinh thì mới biết được khả năng nhận thức của từng em đang ở giai đoạn nào để đưa ra biện pháp giảng dạy có hiệu quả. Đầu năm học tôi đã kiểm tra kiến thức của các em qua những tiết dạy đầu tiên tôi cho các em làm quen với các đường nét, khi đó tôi chú ý đến khả năng tô màu, sự sáng tạo trong bài vẽ. Tôi thường xuyên đi quanh lớp học quan sát cách làm bài của các em. Qua đó tôi phát hiện ở lớp có một số em còn hạn chế khả năng sáng tạo, cách tô màu, hình vẽ chưa cơ bản đúng (vẽ dáng người còn yếu ở lớp 2 - 3-4) như: Chí Cương, Tuấn Kiệt, Văn Linh, Chí Hướng,Tăng Tỷ , Phương Thảođể các em học tốt tôi hướng dẫn vẽ kỹ từng chi tiết, cho các em lên bảng vẽ, và vẽ nhápNgoài ra, qua kiểm tra tôi còn phát hiện một số em có thói quen dùng thước kẻ trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh (theo quy định không được dùng thước) như: Duy, Quốc An, tôi nhắc nhở các em cất thước vào cặp, tập cho các em vẽ nét thẳng bằng cách huơ bút vẽ trên không, khi thấy các em đã nhuần nhuyễn tôi cho các em vẽ thử nét thẳng vào nháp hoặc vẽ bảng con. Trong giờ học tranh thủ còn thời gian tôi cho các em chơi trò chơi vẽ thi lên bảng theo từng nhóm với nội dung bài vừa học. Ví dụ: Ở bài 14, lớp 3 sau khi học bài Vẽ con vật quen thuộc tôi cho các em vẽ con vật theo trí nhớ, mỗi nhóm 3 bạn trong thời gian nhất định, nhóm nào vẽ nhiều con vật nhất, gần giống nhất sẽ thắng, tôi thường chọn những em vẽ yếu để các em rèn tay vẽ; chọn các em còn lơ là trong giờ để các em có hứng thú với môn mĩ thuật hơn. Giờ Thường thức mĩ thuật tôi bắt đầu bằng cách cho các em đoán tên tranh, nhận biết hình ảnh, màu sắc trong tranh. Học xong bài tôi cho các em tô màu vào tranh đã chuẩn bị sẵn để kiểm tra khả năng tô của các em có đúng kỹ thuật chưa? Qua đó, tôi nhắc lại cho các em cách làm thế nào để tô bức tranh đều, đẹp. Ngoài ra, tôi yêu cầu mỗi nhóm tự đặt tên cho tranh của mình nhằm phát triển trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ cho các em.
3. Trò chuyện để biết học sinh thích vẽ gì, thích tông màu như thế nào? Biết các em gặp khó khăn gì trong quá trình học mĩ thuật?
Có trò chuyện với học sinh mới biết được các em nghĩ gì, thích gì và biết được mức độ diễn đạt, khả năng cảm thụ thẩm mĩ, khó khăn mà các em còn gặp khi học mĩ thuật. Ở môn mĩ thuật, cô cần phải trò chuyện nhiều với học sinh. Qua trò chuyện tôi phát hiện được:
+ Các em thích vẽ gì, tô màu gì nhất, các em còn băn khoăn tô màu sao cho đẹp ? Từ đó hướng cho các em cách bố cục, phối màu phù hợp giúp bài vẽ thêm sáng tạo, đủ độ đậm nhạt.
+ Khó khăn về việc tìm hình ảnh trong bài, các sự vật, hiện tượng chưa vẽ được; nhiều em màu bị mất, hoặc hư hại tôi khuyến khích các em trao đổi giúp đỡ lẫn nhau.
Đối với những em nhút nhát và những em vẽ yếu như: Huỳnh My, Bé Còn , Nhật Hàotôi đặc biệt quan tâm nhiều hơn, tập cho các em vẽ tốt hình sau đó dần tới màu, khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu, kịp thời động viên khích lệ khi các em có bài vẽ tốt. Khi thấy các em còn lúng túng tôi gợi mở thêm một số hình ảnh có liên quan đến bài vẽ.Tập cho các em thói quen nhận xét bài của bạn.
4. Tạo môi trường học tập thích hợp:
Mĩ thuật là môn năng khiếu đòi hỏi tinh thần thoải mái, cảm hứng với bài mình sẽ học. Dựa vào đặc điểm này của bộ môn tôi luôn tìm cách tạo cho các em môi trường học trao đổi, thảo luận. Các em có thể di chuyển trong phạm vi cho phép để học hỏi ở bạn cách vẽ hình ảnh, cách đi màu. Cô thì luôn niềm nở với học sinh, đặt câu hỏi gợi ý pha chút dí dỏm cho nhiều em trả lời theo suy nghĩ của riêng mình đóng góp ý tưởng cho bài học.Tạo bầu không khí học tập thoải mái cho các em.
5. Tôi luôn tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn:
 Tôi luôn ý thức được rằng để có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình giáo dục đổi mới thì bản thân tôi phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,theo học các lớp nâng cao chuyên môn . Cho nên ngoài giờ giảng dạy trên lớp tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi những cái mới trong phương pháp giảng dạy qua sách báo, qua mạng Internet, tài liệu ngành học và học hỏi ở các anh chị đi trước, qua đó đem vào ứng dụng trong tiết dạy của mình. Ví dụ như khi bắt đầu một tiết học tôi cho các em chơi một trò chơi nhẹ hoặc hát một bài hát từ đó dẫn dắt vào bài gây hứng thú, kích thích trẻ học tập tốt hơn, tìm và dư đinh trước để phân phối thời gian trong từng phần bài học cho hợp lý.Chuẩn bị đồ dùng cần thiết để tiết dạy đạt hiệu quả, thường xuyên dự giờ chéo với đồng nghiệp để học hỏi, rút kinh nghiệm từ đó từng bước nâng cao tay nghề và tự tin hơn khi tổ chức cho các em học mĩ thuật. 
6. Phối hợp với giáo viên phụ trách Đội
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và mức tiếp thu bài của học sinh tôi còn phối hợp chặt chẽ với giáo viên phụ trách Đội tổ chức các cuộc thi vẽ tranh tại trường nhằm rèn luyện thêm kĩ năng vẽ tranh, tính sáng tạo của các em. Như vẽ tranh chào mừng ngày tết Trung Thu, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Qua đó các em có thể trao đổi học hỏi cách vẽ lẫn nhau, bổ sung những thói quen vẽ hình chưa đẹp, thi đua cùng tiến bộ. Nhà trường cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình giảng dạy.
III - KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN:
Sau một thời gian vận dụng các phương pháp nêu trên học sinh của tôi đã có những tiến bộ rõ rệt trong môn học mĩ thuật:
Kết quả:
- Hầu hết các em ở các lớp nắm vững các kỹ năng cơ bản của môn mĩ thuật. Có khoảng 17,56% đạt loại A+ trong tổng số 666 học sinh còn lại là A, có sáng tạo về hình và màu.
- Những em nhút nhát đã mạnh dạn, tự tin hơn, không còn thụ động trong giờ học,khắc phục được đa số HS trước đây không chú ý bài. Đa số những em cá biệt nay đã dần đi vào nề nếp, trong giờ học chú ý hơn, hăng hái phát biểu, hứng thú tham gia các hoạt động với bạn. Biết phối hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ chung trong hoạt động nhóm do cô yêu cầu.
- Các em hiếu động ít nghịch phá, các em học yếu cũng có tiến bộ hơn. Đặc biệt có nhiều học sinh đạt điểm A+ hơn qua các bài học so với những năm học trước.Cụ thể là năm học 2009-2010:
KHÔÍ LỚP
SHS
HỌC LỰC MÔN
A+
A
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
 1
187
26
13,9%
161
86,09%
 2
184
40
21,73%
144
78,26%
 3
144
30
20,83%
114
79,16%
 4
151
21
13,90%
129
85,43%
- Bản thân tôi là giáo viên kinh nghiệm còn non trẻ nhưng cũng đã cố gắng giảng dạy tốt, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để được các em tin yêu , được Ban giám hiệu quan tâm dự giờ thăm lớp thường xuyên. Qua đó, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy mĩ thuật của mình.
Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả trên tôi rút ra được kinh nghiệm:
- Muốn cho học sinh học tốt môn mĩ thuật, người giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu mến học sinh, phải có lòng nhiệt tình, kiên trì và nhẫn nại.
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn, chịu khó nghiên cứu học hỏi, đồng thời phải vận dụng các biện pháp một cách sáng tạo, hướng dẫn học sinh một cách nhiệt tình để truyền thụ kiến thức cho các em tốt nhất.
- Điều cần thiết là người giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó có những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng của các em thì chất lượng giảng dạy mới đạt kết quả cao.
Kết luận:
Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được qua thời gian đứng lớp giảng dạy môn Mĩ thuật. Vì mĩ thuật là môn học để phát triển ngôn ngữ tinh thần, học mĩ thuật các em có thể thể hiện được ước mơ, hoài bảo của mình, phát triển khả năng tư duy trừu tượng, khiếu thẩm mĩ; xa hơn nữa là các em yêu thích mĩ thuật có thể theo đuổi đam mê kết hợp học tốt những môn học khác làm nền tảng cho các ngành nghề có liên quan, nên tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm ra những biện pháp giúp các em học tốt hơn môn học này. Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ đang được thực hiện tốt ở cấp trường. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để các biện pháp giảng dạy của tôi được hoàn thiện và thiết thực hơn.
 Người viết sáng kiến.
 Trần Thị Hường 

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP GIUP HOC SINH HOC TOT MON MI THUAT.doc