Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 có thêm vốn từ để học tốt phân môn Tập làm văn
Nói đến tập làm văn trong trường Tiểu học là nói đến môn Tiếng Việt, nói đến thói quen - kĩ năng viết đúng, viết cẩn thận, viết nhanh, viết đẹp; nói đến kĩ năng học- đọc - nhớ, kĩ năng sử dụng từ ngữ để nói và viết vừa đúng, vừa hay. Tuy nhiên, một thực trạng đang phổ biến ở trường Tiểu học Sông Đốc 1 nói riêng và các trường trong địa bàn thị trấn Sông Đốc nói chung đó là chất lượng của môn Tiếng Việt (nhất là phân môn tập làm văn) thấp hơn nhiều so với các môn học khác. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là ở lứa tuổi này, các em đang dần dần hoàn thiện bài tập làm văn không thông qua việc trả lời câu hỏi. Vì vậy qua khảo sát kết quả đầu năm, còn rất nhiều bài văn bị điểm thấp do bố cục chưa chặt chẽ, chưa đi đúng trọng tâm của đề bài. Đặc biệt hơn có một số em mặc dù làm bài đúng thể loại, bố cục tương đối chặt chẽ nhưng khi viết câu còn sai ngữ pháp, diễn đạt khô khan, sơ cứng, thiếu hình ảnh sinh động; dùng từ chưa chính xác, chưa đạt được yêu cầu mà môn học đã đề ra. Mặt khác, học sinh ở các trường trên đại bàn thị trấn Sông Đốc hầu hết là con em ngư phủ, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, chỗ ở không ổn định. Việc học bài, làm bài ở nhà; tìm sách báo, truyện và các tài liệu tham khảo để đọc còn rất nhiều hạn chế. Hơn nữa, phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa phát triển. Phần lớn cha mẹ cac em thời gian trên biển nhiều hơn thời gian ở nhà. Họ đưa con đến trường và phó thác hoàn toàn việc dạy chữ, dạy người cho thầy cô; cho nhà trường. Họ cũng rất ít quan tâm đến việc học tập và giao tiếp hng ngy, xem nhẹ ý thức tự học của con em. Do vậy, vốn từ giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế v rất nghèo nn, dẫn đến khi làm bài tập làm văn các em gặp nhiều khó khăn nhất là đối với văn miêu tả.
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 CÓ THÊM VỐN TỪ ĐỂ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nói đến tập làm văn trong trường Tiểu học là nói đến môn Tiếng Việt, nói đến thói quen - kĩ năng viết đúng, viết cẩn thận, viết nhanh, viết đẹp; nói đến kĩ năng học- đọc - nhớ, kĩ năng sử dụng từ ngữ để nói và viết vừa đúng, vừa hay. Tuy nhiên, một thực trạng đang phổ biến ở trường Tiểu học Sông Đốc 1 nói riêng và các trường trong địa bàn thị trấn Sông Đốc nói chung đó là chất lượng của môn Tiếng Việt (nhất là phân môn tập làm văn) thấp hơn nhiều so với các môn học khác. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là ở lứa tuổi này, các em đang dần dần hoàn thiện bài tập làm văn không thông qua việc trả lời câu hỏi. Vì vậy qua khảo sát kết quả đầu năm, còn rất nhiều bài văn bị điểm thấp do bố cục chưa chặt chẽ, chưa đi đúng trọng tâm của đề bài. Đặc biệt hơn có một số em mặc dù làm bài đúng thể loại, bố cục tương đối chặt chẽ nhưng khi viết câu còn sai ngữ pháp, diễn đạt khô khan, sơ cứng, thiếu hình ảnh sinh động; dùng từ chưa chính xác, chưa đạt được yêu cầu mà môn học đã đề ra. Mặt khác, học sinh ở các trường trên đại bàn thị trấn Sông Đốc hầu hết là con em ngư phủ, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, chỗ ở không ổn định. Việc học bài, làm bài ở nhà; tìm sách báo, truyện và các tài liệu tham khảo để đọc còn rất nhiều hạn chế. Hơn nữa, phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa phát triển. Phần lớn cha mẹ cacù em thời gian trên biển nhiều hơn thời gian ở nhà. Họ đưa con đến trường và phó thác hoàn toàn việc dạy chữ, dạy người cho thầy cô; cho nhà trường. Họ cũng rất ít quan tâm đến việc học tập và giao tiếp hàng ngày, xem nhẹ ý thức tự học của con em. Do vậy, vốn từ giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế và rất nghèo nàn, dẫn đến khi làm bài tập làm văn các em gặp nhiều khó khăn nhất là đối với văn miêu tả. Qua khảo sát đầu năm đối với phân môn tập làm văn với đề bài như sau : “ Hãy tả lại ngơi nhà của em ( hoặc một căn hộ, phịng ở của gia đình em)”, tại lớp 5A do tôi trực tiếp giảng dạy kết quả thu được như sau : TS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 30/15 2 7.0 8 27.0 16 52.0 4 14.0 Lí do chủ yếu là khi viết các em chưa xác định được trọng tâm (xác định cái chính, cái phụ, cái cần đi sâu, cái cĩ thể lướt qua), một số bài viết việc diễn đạt, sắp xếp các ý chưa phù hợp; khả năng quan sát, tưởng tượng của phần lớn các em cịn hạn chế cĩ khi cịn lệch lạc; từ ngữ sử dụng chưa đúng, chưa phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh của bài viết , một vài bài viết như nĩi (đặc biệt có em diễn đạt tối nghĩa, người đọc không hiểu viết gì ); Một số em cịn có thói quen không chấm câu hoặc chấm câu sai; viết câu sai ngữ pháp, sai nhiều lỗi chính tả; gạch xoá nhiều. Là một giáo viên nhiều năm liền được phân công giảng dạy lớp 5 trong nhà trường, tôi rất lo lắng trước thực trạng này. Bằng kinh nghiệm của một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy nguyên nhân của thực trạng trên là: Học sinh chưa nắm vững quy tắc ngữ pháp khi viết chính tả. Vốn tữ ngữ và khả năng quan sát của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa hiểu hết nghĩa của từ, vận dụng từ ngữ còn chưa hợp lí trong văn cảnh cụ thể. 4. Các em không tìm được từ ngữ để diễn đạt khi làm văn. Chính từ những nguyên nhân trên đây, cùng với vốn kinh nghiệm có được sau nhiều năm giảng dạy, tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản qua đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 có thêm vốn từ để học tốt phân môn tập làm văn”. Do khuôn khổ của đề tài và thời gian có hạn, tôi xin phép chỉ trình bày những biện pháp đã ứng dụng trong phạm vi lớp mình phụ trách (lớp 5a5, trường Tiểu học Sông Đốc 1, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Như chúng ta đã biết, muốn làm được một bài văn hay; giàu hình ảnh, sinh động thì phải có vốn từ ngữ đáng kể. Việc này thật không dễ đối với học sinh lớp 5, vì ở lứa tuổi này óc tưởng tượng của các em còn nghèo nàn, khả năng tư duy còn rất hạn chế nên các em rất cần tới sự giúp đỡ của giáo viên . Nhận thức được vị trí quan trọng của môn học, thấy được những nguyên nhân cũng như hạn chế của học sinh hiện nay, nên tôi đã có một số biện pháp giúp đỡ học sinh, bước đầu đã thu được kết quả đáng phấn khởi. Tôi xin được trình bày và xem đây là một đóng góp nhỏđể cùng các bạn đồng nghiệp cải thiện được phần nào tình trạng “nghèo vốn từ” của học sinh Tiểu học hiện nay. 1/ Tích luỹ vốn từ cho học sinh thông qua các bài tập đọc. Chúng ta biết rằng học sinh hiểu thêm một từ mới là hiểu thêm được một khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển cùng với tư duy. vì vậy thông qua các bài tập đọc tôi giúp các em có vốn từ bằng cách: Cho các em tự tìm từ theo chủ đề, mở rộng thêm nhóm từ cùng chủ đề trong từng bài cụ thể. Ví dụ: Qua bài tập đọc: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”(của Tô Hoài), sau khi hoàn chỉnh các mục tiêu của bài học, còn 5 phút chuyển tiết tôi cho học sinh tìm và ghi lại những từ ngữ chỉ màu vàng ở cảnh vật xung quanh em (ghi vào sổ tay văn học). Một số từ ngữ các em có thể tìm được là: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới,. . . ..phần bài tập về nhà, tôi yêu cầu các em tìm thêm các từ ngữ khác chỉ màu và đặt câu với mỗi từ tìm được. Ai tìm được nhiều từ nhất? Từ của ai đúng nhiều nhất? Câu văn của ai hay nhất? Thì sẽ được khen. Chính nhờ vậy mà học sinh lớp tôi làm rất tốt việc này. Các em tìm từ ở trong sách, truyện, từ điển; một số em còn nhờ anh chị, cha mẹ tìm giúp và cung cấp từ cho mình. 2/ Tích luỹ vốn từ cho học sinh qua các đề tài nhỏ. Trong các tiết Luyện từ và câu tôi rất chú ý đến việc làm giàu vốn từ cho các em thông qua các đề tài nhỏ: a/Tập thêm từ, thay thế từ bằng từ đồng nghĩa để câu văn có hình ảnh và cụ thể hơn Ví dụ: Em hãy tìm một số từ ngữ dùng để chỉ về đức tính tốt của một bạn học sinh ( chăn chỉ, siêng năng, sáng dạ, lễ phép, . . .) -Tìm một số từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của bầu trời ( trong xanh, vòi vọi, quang đãng. .) Tôi còn thường xuyên khuyến khích các em dùng từ láy gợi tả hình ảnh, gợi tả âm thanh, từ ghép khi đặt câu , giúp câu văn có hình ảnh, sinh động hơn. Để giúp cho vốn từ láy của các em phong phú, tôi còn có biện pháp là cho các em tìm từ láy, từ ghép theo từng nhóm với nội dung cụ thể: Ví dụ: để học sinh có từ láy, từ ghép trong thể loại văn Tả người, tôi giao việc: Nhóm 1 + nhóm 2 : tìm những từ láy, từ ghép dùng để tả hình dáng con người ( mập mạp, gầy gò, mảnh mai, thon thả, cao ráo.) Nhóm 3 + nhóm 4 : tìm các từ láy, từ ghép để tả tính nết con người: ( hiền lành, phúc hậu, phúc đức, nhân từ, độc ác, nham hiểm, thật thà ) Nhóm 5 + nhóm 6 : Tìm các từ láy, từ ghép chỉ thái độ của con người: ( dịu dàng, lễ phép, hài hước, vô lễ. . ) Sau khi các nhóm đã tìm được từ, tôi cho các nhóm ghép lại và trình bày theo từng cặp nhóm ( nhóm 1 với 2; nhóm 3 với 4,. . ) nhóm nào nhiều từ hơn sẽ được thưởng. Tất cả những từ được các nhóm tìm ra các em ghi vào sổ tay văn học của mình. Hàng tuần đến thứ sáu, sau giờ sinh hoạt lớp, tôi cho học sinh tham gia trò chơi “liên khúc từ” bằng hình thức: mỗi nhóm một em lên trình bày các từ ngữ trong sổ tay văn học của mình sau một tuần đã tìm được. Ví dụ : Những từ láy gợi tả tiếng gió thổi( rì rào, rì rầm, vi vu, . . ) Những từ ngữ gợi tả cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi( tấp lập, sôi nổi, huyên náo, . . ) mỗi em nêu một từ, nêu nối tiếp, từ nhĩm này đến nhĩm khác, mỗi nhĩm 1 em/ 1 từ cho đến hết. Ví dụ: tôi cho câu văn: trên cành sồi, mới mọc rất nhiều lá non. Các em có thể thay từ vào để câu văn có thể trở thành: trên cành sồi, mới mọc chi chít những chiếc lá li ti. “ Hương thơm lan toả khắp khu rừng”. Các em có thể thay từ để câu văn rõ ràng hơn. Hương thơm ngào ngạt, lan toả khắp khu rừng. Hoặc với câu: Trên bầu trời cao, những đám mây trắng đang bay. Các em có thể thay từ để câu văn hay hơn. + Trên bầu trời vời vợi những đám mây trắng đang nhởn nhơ bay. Sau khi các câu được thay từ, tôi cho các em đọc lại và so sánh mức độ hay của câu. Từ đó các em tự nhận thấy việc thay từ rất quan trọng trong mỗi câu văn, làm cho câu văn có hình ảnh và sinh động hơn. b/ Tập dùng biện pháp so sánh, nhân hoá, so sánh hai đoạn văn. Trong các bài tập đọc tôi thường cho các em tìm những hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng và yêu cầu các em phân tích cái hay của từ, của hình ảnh khi được sử dụng biện pháp tu từ. Ngoài ra tôi còn cho các em làm một số các bài tập ở dạng: Dạng 1 : Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh các câu văn sau: - Cây bàng trước cổng trường gốc to như. . . , tán lá sum sê. . . Các em có thể điền: Cây bàng trước cổng trường gốc to như cột đình, tán lá sum sê như một cái ô khổng lồ. - Dòng sông quanh co như. . . chảy qua cánh đồng. . . . Các em có thể điền: dòng sông quanh co như một tấm lụa đào chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. Dạng 2 : Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu sau: Aùnh trăng chiếu qua kẽ lá. Các em có thể điền: Aùnh trăng xuyên qua kẽ lá nhìn xuống mảnh sân. Mấy con chim hót ríu rít trong bụi cây. Các em có thể điền:Máy chú chim đang ríu rít trò chuyện trong bụi cây. 3/ Giảng nghĩa từ- chọn từ đặt câu: Để giúp cho học sinh hiểu hết các nghĩa của từ, sử dụng từ hợp lí trong từng văn cảnh cụ thể, tôi rất coi trọng việc giải nghĩa của từ. Ví dụ: trắng xoá là trắng như thế nào? Trắng tinh, trắng toát là trắng như thế nào? Trong mỗi tiết học ,từ nào còn mới đối với các em, tôi gợi ý để các em tự hiểu, tự giải thích. Đối với các từ khó, nhất là những từ nhiều nghĩa, tôi giải nghĩa, mở rộng nghĩa của từ và đặt từ đó vào văn cảnh cụ thể để các em dễ nhận ra. Ví dụ: Để học sinh dễ hiểu nghĩa của từ “quyến rũ”, tôi đặt từ “quyến rũ” trong câu: 1. Tôi ngây ngất trước vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long. (từ “ quyến rũ trong câu sẽ được các em hiểu là “hấp dẫn”. 2. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này. ( từ “ quyến rũ” sẽ được các em hiểu là “ lôi cuốn không muốn rời xa”. Hiểu từ, nắm rõ nghĩa của từ sẽ giúp học sinh sử dụng từ hợp lí khi đặt câu. Để giúp học sinh nắm hết nghĩa của từ trong các từ đã học, chúng tôi cho các em tìm từ thích hợp điền vào các câu văn có sẵn hoặc mở rộng câu bằng vốn từ đã học. Ví dụ : tôi cho câu: “ Những vì sao. . . trên bầu trời. . .” Học sinh sẽ chọn các từ sau: lung linh, huyền ảo hay rực rỡ, thăm thẳm để điền vào. Những vì sao lung linh trên bầu trời huyền ảo. Những vì sao lấp lánh trên bầu trời thăm thẳm. Hoặc tôi cho câu: Nắng chiều chiếu trên cánh đồng. Các em tự mở rộng câu bằng vốn từ của mình: Nắng vàng rực rỡ, trải rộng trên cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Bằng biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã dần sử dụng từ hợp lí hơn, đã hiểu khá rõ nghĩa của từ các em sử dụng và các em có tương đối nhiều từ để đặt câu. 4/ Cho học sinh nói trước đông người: Được thường xuyên nói trước đông người, cũng giúp rất nhiều cho học sinh học tốt môn văn. Bằng phương pháp này, học sinh sẽ thể hiện được kĩ năng nĩi gồm:Nội dung diễn đạt ( tìm từ chính xác, câu gọn, ý rõ ràng, mạch lạc); Giọng nĩi và điệu bộ( ngữ điệu to nhỏ, nhanh chậm..) Để giúp học sinh nói được trước đông người, tôi thường xuyên cho các em tập kể lại một câu chuyện; tập nĩi theo dàn bài cĩ sẵn; tập diễn đạt các đề tài nhỏ ( tả lúc mặt trời mọc, tả cảnh một buổi trên đường quê em.); tự trình bày những hiểu biết, những cảm nhận của mình về một đề bài tập làm văn cụ thể. Lúc này các em sẽ được bộc lộ những hiểu biết trong cuộc sống, qua các bài học của mình bằng những câu văn, câu thơ, rồi sau đó các em sẽ tự trình bày và được các bạn lắng nghe, phân tích cái hay của từ mình đã dùng và được các bạn bình chọn . . . Tôi còn tổ chức cho các em tham gia hội thi “diễn đàn văn học của lớp” ( với mỗi thể loại được thực hiện một lần). Để dự thi, các em trong một nhóm làm một bài văn thật hay( theo nội dung của dàn bài trong trương trình) để trình bày. Những bài văn hay này không phải của cá nhân mà của tập thể nhóm cùng xây dựng. Đối tượng dự thi không tập trung mà thay đổi theo các lần thi. Với biện pháp này, tôi thấy các em rất tích cực , nhất là quá trình chuẩn bị: chuẩn bị bài thi, chuẩn bị cả kĩ năng nĩi. Phần thưởng dành cho các cuộc thi này có tác dụng khuyến khích các em không ít. Do đó , chúng ta đừng nên bỏ qua. III. KẾT QUẢ: Sau một thời gian thử nghiệm những biện pháp đã nêu trên, qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 do mình phụ trách đã có nhiều tiến bộ so với đầu năm học. Không những các em không sợ làm văn, không sợ đặt câu, diễn đạt mà các em còn có những bài văn hay, những câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh ; vốn từ ngữ phong phú hơn, có nhiều lựa chọn để thể hiện phong phú nội dung bài viết. So với các bài văn ở đầu năm học thì ở kì thi cuối học kì I vừa qua, rất nhiều bài văn của các em đã biết lồng cảm xúc, hình ảnh sinh động, phong phú; câu văn không còn thiếu thành phần, sai ngữ pháp; cách diễn đạt không còn khô khan, tẻ nhạt, nhiều bài văn để lại ấn tượng khá sâu sắc. Kết quả cụ thể mà các em đã đạt được trong kì thi vừa qua như sau : Năm Lớp TS Điểm phân môn Tập làm văn HS giỏi cấp tỉnh Giỏi % Khá % TB % Yếu % SL Giải 2009- 2010 5A5 28 5 17.9 7 25 26 57.1 0 2 3 2010-2011 5A 30/15 13 43.0 8 27.0 9 30.0 5 Kết quả này tuy chưa cao so với một số lớp, mộït số trường có bề dày truyền thống, nhưng so với các lớp trong trường, so với kết quả của lớp ở đầu năm, nhất làvới thử nghiệm ban đầu thì đây cũng là một kết quả đáng phấn khởi, đáng trân trọng. IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Những biện pháp trên, khi lướt qua hẳn sẽ có người thắc mắc: Thực hiện những biện pháp này vào thời gian nào khi mà các bài giảng quá nhiều trong khi thời gian lại rất hạn chế. Đây cũng là một bài toán khá nan giải đối với mỗi giáo viên (nhất là giáo viên Tiểu học). Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng lớp, từng trường, tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng, tinh thần ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mỗi người, tôi thiết nghĩ vẫn có thể bố trí được thời gian một cách hợp lí và hiệu quả. Đối với bản thân, tôi đã thực hiện vào các thời gian sau : - 5 phút đổi tiết : Tìm từ trong bài đã học. - 15 phút truy bài đầu giờ : Sau khi kiểm tra việc làm bài ở nhà của các em. - Sau giờ sinh hoạt lớp : Học sinh tham gia báo cáo những từ ngữ đã ghi trong sổ tay văn học bằng trò chơi liên khúc. Qua những tiết trả bài tập làm văn : Tôi ghi lại những câu văn học sinh sử dụng từ hay, những câu văn sử dụng từ chưa phù hợp, yêu cầu các em phát hiện, phân tích cái hay (cái sai) của từ trong văn cảnh cụ thể mà học sinh đã thể hiện trong bài viết. Nghe thì đơn giản, nhưng để thực hiện hết những biện pháp trên cho hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng rất nhiều. Không chỉ phải đầu tư thời gian, công sức cho việc sưu tầm; bố trí sắp xếp thực hiện thế nào cho hợp lí mà còn đòi hỏi ở người giáo viên phải có những đức tính kiên trì, nhẫn lại; tinh thần trách nhiệm, lòng tận tâm và lương tâm nghề nghiệp, vì tương lai của con em mới có thể thực hiện thành công các biện pháp nêu trên. Một số biện pháp tôi nêu ra trong sáng kiến này tuy không phải là hoàn toàn mới, nhưng xét về tính cần thiết của nó đối với môn học, nhất là trong điều kiện thực tế như hiện nay khi phong trào “Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá” do Bộ GD& ĐT phát động đang được đẩy mạnh, nhằm thực hiện thành công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong tất cả các nhà trường phổ thông. Với vốn kinh nghiệm chưa nhiều, trong khoảng thời gian thực hiện còn hạn hẹp, đề tài: “ Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 có thêm vốn từ để học tốt phân môn tập làm văn” không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong có được những ý kiến đóng góp, bổ sung của lãnh đạo các cấp và các bạn đồng nghiệp. Sông Đốc, tháng 10 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Thúy PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG I. Đặt vấn đề. 1 II.Biện pháp giải quyết. 2 1.Tích lũy vốn từ cho học sinh qua các bài tập đọc. 3 2.Tích lũy vốn từ cho học sinh qua các đề tài nhỏ. 3 3. Giải nghĩa từ – Chọn từ đặt câu 5 4. Cho học sinh nói trước đông người 6 III.Kết quả 6 IV. Kết thúc vấn đề 7
File đính kèm:
- MOT SOA BIEN PHAUP GIUUP HOC SINH LOUP 5 COU THEAM VOANT E HOC TOAT PHAAN MOAN TAP LAM VAEN.doc