Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt khối Lớp 1 ở trường Tiểu học 1 Sông Đốc

 Tiếng việt là một trong những phân môn chủ yếu của chương trình tiểu học; nó giúp học sinh rèn luyện nhiều kĩ năng cơ bản đó là: nghe, đọc, nói, viết. Đọc thông, viết thạo và hiểu được văn bản gúp học sinh học tốt hơn trong những phân môn học khác và những lớp học kế tiếp sau này.

 Năm học 2010 – 2011 là năm thứ 10 cả nước thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, đồng thời áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực của Bộ Giáo dục ban hành, đã đem lại kết quả tốt trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Tuy nhiên kết quả giáo dục ở một số vùng, miền và địa phương cũng còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Thị trấn Sông Đốc là Thị trấn vùng sâu cho nên tình trạng học sinh học yếu, đọc rất chậm chiếm tỉ lệ cao hơn các đơn vị khác trong huyện Trần văn thời. Phần lớn phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của các em , còn phó mặt cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

 Trong nhà trường của tôi đang giảng dạy vẫn còn một số học sinh học yếu và đọc chữ rất chậm, cụ thể là đầu năm học 2010 - 2011 khối lớp 1 đa số các em đều chưa biết chữ, khối lớp 2 có 3 em dọc rất chậm và con một số chữ khó thì đọc không được. Về phần học sinh đọc chữ rất chậm; khối lớp 3 có 3 em, và khối lớp 4 có 2 em .

 Từ những số liệu nêu trên, thì việc phải tìm ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này là rất cần thiết. Trước vấn đề đặt ra như vậy, bản thân tôi là giáo viên giảng dạy ở Trường tiểu học,tích cực tham gia tìm hiểu các đồng nghiệp dạy lớp 1 nhiều năm. Muốn vận dụng lí luận và kinh nghiệm của mình, để làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu, và đọc chữ rất chậm, để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này trong nhà trường hiện nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7131 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt khối Lớp 1 ở trường Tiểu học 1 Sông Đốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Tiếng việt là một trong những phân môn chủ yếu của chương trình tiểu học; nó giúp học sinh rèn luyện nhiều kĩ năng cơ bản đó là: nghe, đọc, nói, viết. Đọc thông, viết thạo và hiểu được văn bản gúp học sinh học tốt hơn trong những phân môn học khác và những lớp học kế tiếp sau này.
 Năm học 2010 – 2011 là năm thứ 10 cả nước thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, đồng thời áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực của Bộ Giáo dục ban hành, đã đem lại kết quả tốt trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Tuy nhiên kết quả giáo dục ở một số vùng, miền và địa phương cũng còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
 Thị trấn Sông Đốc là Thị trấn vùng sâu cho nên tình trạng học sinh học yếu, đọc rất chậm chiếm tỉ lệ cao hơn các đơn vị khác trong huyện Trần văn thời. Phần lớn phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của các em , còn phó mặt cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
 Trong nhà trường của tôi đang giảng dạy vẫn còn một số học sinh học yếu và đọc chữ rất chậm, cụ thể là đầu năm học 2010 - 2011 khối lớp 1 đa số các em đều chưa biết chữ, khối lớp 2 có 3 em dọc rất chậm và con một số chữ khó thì đọc không được. Về phần học sinh đọc chữ rất chậm; khối lớp 3 có 3 em, và khối lớp 4 có 2 em .
 Từ những số liệu nêu trên, thì việc phải tìm ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này là rất cần thiết. Trước vấn đề đặt ra như vậy, bản thân tôi là giáo viên giảng dạy ở Trường tiểu học,tích cực tham gia tìm hiểu các đồng nghiệp dạy lớp 1 nhiều năm. Muốn vận dụng lí luận và kinh nghiệm của mình, để làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu, và đọc chữ rất chậm, để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này trong nhà trường hiện nay.
II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
 Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, thông qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học, xem xét điều kiện học tập của học sinh, và công tác giảng dạy của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn, gặp gỡ trò chuyện với học sinh và các bậc phụ huynh và thông qua kinh nghiệm trực tiếp của giáo viên giảng dạy lớp 1 nhiều năm, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu và không đọc chữ được ở các khối lớp và tìm cách khắc phục.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I/ NGUYÊN NHÂN HỌC SINH HỌC YẾU KHÔNG ĐỌC CHỮ ĐƯỢC:
 Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh học yếu và không đọc chữ được ở tất cả các khối lớp, đã tồn tại khá phổ biến trong các Trường tiểu học nói chung và Trường tiểu học 1 Sông Đốc nói riêng. Năm học 2009 – 2010 qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy, số học sinh học yếu và không đọc chữ được ở các khối lớp còn khá cao, như đã nêu ở phần đầu. Qua tìm hiểu và thu thập thông tin, đã cho thấy các em học sinh học yếu và đọc chữ rất chậm là do những nguyên nhân sau :
 - Theo quy định của ngành hiện nay, thì các em đủ 6 tuổi mới được tuyển sinh vào lớp 1. Nhưng qua tìm hiểu tôi được biết, một số phụ huynh biết con em mình chưa đủ tuổi học lớp 1, nhưng vẫn tìm cách làm giấy khai sinh hợp lệ hoá để được học lớp 1.
 - Một số bộ phận gia đình nghèo, mướn nhà ở sống tạm trú, không có công việc làm ổn định, nên các em không được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Vì vậy khi vào học lớp 1, thể lực các em còn yếu, chưa có đủ khả năng tư duy, tiếp thu và nhớ bài học, mà thời gian nghỉ hè tới 2 tháng nên một số em không còn nhớ và đọc chữ được .
 - Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình và cũng chưa nắm được cách đọc chữ chính xác hiện nay để dạy cho các em khi học bài cũ ở nhà.
 - Do bản thân học sinh thiếu ý thức và thiếu tính kỉ luật học tập.
 - Do một số giáo viên chưa thực sự quan tâm khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém. Một số giáo viên chưa tìm ra phương pháp khắc phục. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc các em học yếu và đọc còn rất chậm, từ đó dẫn đến các em học yếu các môn học khác ở các lớp sau.
 Tóm lại nguyên nhân dẫn đến việc các em học yếu, và đọc chữ còn rất chậm do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng tôi chỉ dừng lại ở một số nguyên nhân nêu trên để tìm biện pháp khắc phục.
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
 - Để khắc phục tình trạng này, Trường tiểu học 1 Sông Đốc trong những năm qua đã nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, bằng các hoạt động như : Dự giờ dạy của giáo viên, tổ chức thao giảng, hội thảo, thi giáo viên giỏi, dạy phụ đạo học sinh yếu kém, nhằm đánh giá rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho giáo viên, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 - Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương, không làm giấy khai sinh tăng thêm tuổi cho bất kì trường hợp nào, tổ chức tuyển sinh các em vào lớp 1 đúng độ tuổi quy định của ngành (6tuổi). Công tác tuyển sinh và phân lớp của BGH trường có sự đổi mới tích cực; BGH thống kê số liệu học sinh học Mầm non để chia đều cho các lớp, để các em này hỗ trợ cho các em chưa được học, đồng thời tạo ra sự thi đua trong học tập. 
 - Mặt khác Ban giám hiệu nhà trường, giao những lớp này cho giáo viên có khả năng dạy tốt đảm nhiệm. Về phía Giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 1 phải tiến hành rà soát phân loại đối tượng học sinh sắp xếp chỗ ngồi, một em học khá với một em học yếu, để các em có sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập . Sau đó tiến hành họp phụ huynh học sinh, trao đổi và thống nhất cách dạy theo phương pháp mới hiện nay .
 - Ở gia đình phải thường xuyên kiểm tra dạy đọc, viết... cho các em.
- Ở lớp giáo viên thường xuyên kiểm tra, và trả bài cho các em đọc yếu, và phải khen ngợi kịp thời, dù các em chỉ có một tiến bộ nhỏ, vì ở lứa tuổi này tâm lí các em rất hiếu động. Khi tiếp xúc với phụ hunyh, tôi được biết nếu được trả bài, chấm điểm thì các em mới tự giác, chăm chỉ học bài.
 - Kĩ năng đọc là một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, cần rèn luyện cho học sinh Tiểu học trong chương trình Tiếng Việt hiện nay. Vì các em có đọc được thì các em mới viết được. Bởi vì chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, nên đọc thế nào thì viết như thế, nếu các em đọc, viết yếu thì làm ảnh hưởng rất lớn đến môn học khác.
 - Qua thực tế tôi thấy đa số các em vào lớp 1 đều chưa biết chữ, hoặc biết chỉ một số chữ cái, cũng qua thời gian tìm hiểu các giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi nhận thấy phần dạy âm ( chữ cái ) thì đơn giản hơn, các em dễ nhận biết hơn, nhưng khi chuyển sang dạy phần vần – ghép vần, đọc tiếng, đọc từ, đọc câu ứng dụng thường khó hơn, vì số lượng tiếng, từ nhiều hơn, cách đọc khó hơn, đòi hỏi các em phải nắm vững được bước ghép các âm để tạo thành vần mới. Rồi ghép âm với vần và các dấu thanh đã học để tạo thành tiếng mới. Đây là phần quan trọng nhất, vì nó quyết định cho việc các em có nhớ và đọc chữ được một cách chắc chắn sau này hay không.
 - Thực tế điều tra các em học sinh đọc còn rất yếu hiện nay ở các khối lớp cho thấy, đa số các em chỉ nhận biết được các chữ cái, nhưng khi yêu cầu đánh vần hoặc đọc trơn tiếng thì lại không đọc được. Từ thực tế dạy lớp 1 hiện nay tôi thấy học sang phần vần, khi đọc đến các từ hoặc câu ứng dụng chỉ có một số em đọc tốt còn lại đa số các em chỉ ( thuộc vẹt ) có nghĩa là thấy các em đọc trôi chảy nhưng khi yêu cầu các em đánh vần từng tiếng thì không đọc được.
 - Từ thực tế này ngoài cách dạy áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông thường của dạng bài dạy vần, giáo viên đã áp dụng cho những em đọc yếu, thêm bước phân tích, đánh vần và đọc trơn từng tiếng, sau đó đọc trơn từ và câu ứng dụng, qua cách đọc này đã củng cố lại các âm, vần và dấu thanh đã học. Từ đó đã giúp các em nhớ và đọc tốt hơn.
 - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với nhà trường đánh giá rút kinh nghiệm, đưa ra những biện pháp khắc phục sau mỗi tháng thực hiện. Kết hợp chặt chẽ cùng hội phụ huynh và kể cả gia đình của các em. 
 - Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy kèm cặp cho các em thêm ở nhà lập thời gian biểu cụ thể; Vì thời gian các em học ở trường chỉ có một buổi số thời gian còn lại các em cần được sự quản lí của gia đình. Còn ở lớp thì giáo viên chủ nhiệm không có thời gian nhiều để đầu tư sâu hơn nữa. Đây là việc làm rất khó mà chúng tôi luôn trăn trở và hết sức phấn đấu. Nếu hình thức giáo dục không khéo thì các em sẽ bị xấu hổ với bạn bè học chung lớp thường hay trêu chọc.
 Để thực hiện việc này, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên quan tâm động viên, khen ngợi những đối tượng học sinh đọc yếu tiến bộ trong học tập. Nhằm giúp các em nhận ra viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai khi các em học tốt môn học Tiếng việt , đây là động cơ thúc đẩy các em đi học đều và học tập ngày càng tốt hơn. Thời gian đầu các em tỏ ra chán nản, nhưng nhờ sự quyết tâm của thầy cô và gia đình, chỉ sau một thời gian ngắn thì các em đã hoà nhập và học tập bình thường.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ
 Qua thời gian áp dụng cách dạy này, từ đầu năm học 2010 – 2011 toàn khối lớp 1 có 195 học sinh thì các em đều đã đọc được chữ và viết chữ rất đẹp. Cách dạy này tuy đơn giản nhưng qua thời gian đã làm giảm tình trạng học sinh đọc yếu và đọc rất chậm ở khối lớp 1 của Trường tiểu học 1 Sông Đốc hiện nay.
 Kết quả cụ thể qua quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy như trên:
 Khối lớp 1:
* Năm 2009 - 2010
 - Học sinh giỏi môn Tiếng việt: 81 em.
 - Học sinh yếu môn Tiếng việt: 16 em.
 - Học sinh viết chữ đẹp: 75 em.
* Năm học 2010 – 2011
 - Học sinh giỏi môn Tiếng việt: 99 em, tăng 18 em.
 - Học sinh yếu môn Tiếng việt: 10 em, giảm 6 em.
 - Học sinh viết chữ đẹp: 95 em, tăng 20 em.
 Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và được sự nhiệt tình giúp đỡ của thể giáo viên trong hội đồng sư phạm, Hội phụ huynh, gia đình của học sinh; nhưng đặc biệt là sự lãnh đạo sâu sắc của BGH nhà trường và sự nỗ lực từ chính bản thân của các em thì từ đó mới đạt được hiệu quả cao.
 Để thực hiện công việc này, người giáo viên phải áp dụng một cách linh hoạt, kiên trì, đều đặn trong mỗi tiết dạy nhằm làm giảm tình trạng học sinh đọc chữ chậm hiện nay ở các lớp. Mỗi giáo viên có nhiều phương pháp khác nhau. Qua một học kì thử nghiệm Trường tiểu học 1 Sông Đốc chúng ttôi đã đem lại những kết quả hết sức khả quan và tôi tin chắc rằng ở cuối năm học này kết quả sẽ đạt được như mong muốn. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ công tác giảng dạy của bản thân. Do thời gian và năng lực còn hạn chế, nên khi viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp chấp nhận để được áp dụng rộng rãi trên toàn địa bàn Sông Đốc.
 Sông Đốc, ngày 15 tháng 10 năm 2011
 Người viết 
 Nguyễn Chí Hoà

File đính kèm:

  • docMot so bien phap nang cao chat luong day hoc monTieng viet khoi lop 1 o truong tieu hoc 1 SongDoc.doc