Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ, tỉnh Đồng Nai

 Đất nước ta luôn phát triển và không ngừng đổi mới , Đảng nhà nước và nhân dân ta rất chú trọng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ vì “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Đặc biệt giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người. Trẻ biết sáng tạo lao động trong tương lai.

 Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy đòi hỏi con người phải không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong sáng tạo đòi hỏi phải bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho con người ngay từ khi còn rất nhỏ. Một trong những cách tối ưu là phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trước tuổi học (trước 5- 6 tuổi).

 Ở trường mầm non trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được tham gia vào rất nhiều các dạng hoạt động phong phú. Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện óc tưởng tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động vẽ theo đề tài . Vì nó đòi hỏi trẻ phải huy động một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết của mình.

 Để tìm hiểu thực trạng của hoạt động này ở các trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất mốt số biện pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ qua hoạt động vẽ theo đề tài, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục con người, chúng tôi lựa chọn và tiến hàng nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.”

 

docx32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG NAI 
 KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
 ĐỀ TÀI: Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ, tỉnh Đồng Nai.
 Người hướng dẫn: Phạm Thị Hương
 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Tuyến
 Lớp: CĐSPMN.A.K38
LỜI CẢM ƠN
 Để có được ngày hôm nay, em xin được gửi lời cảm ơn trân thành tới quý thầy cô trong trường Đại Học Sư Phạm Đồng Nai đã tận tâm hướng dẫn, giảng giải cho em tri thức khoa học, giúp em có định hướng tốt sau này khi trở về trường công tác,phục vụ ngành học mầm non.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Sư Phạm tiểu học - mầm non, đặc biệt hết lòng cảm ơn cô Phạm Thị Hương _cô đã tận tình hướng dẫn em thực hiện bài nghiên cứu khoa học này.Cuối cùng, em xin gửi đến tất cả các bạn trong lớp CĐSPMN đã chia sẻ với em trong suốt quá trình học.Mặc dù em đã hết sức cố gắng, nhưng với trình độ có hạn và lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học của một sinh viên với đề tài : “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai” nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót.
Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô khoa Sư Phạm Tiểu học – Mầm non, trường ĐHĐN, để em hoàn thành bài tập tốt nghiệp có hiệu quả hơn.
Đồng Nai, ngày 30 tháng 3 năm 2016.
Sinh viên: Lê Thị Tuyến
MỤC LỤC
Số trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài5
2.Mục đích nghiên cứu......5
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu...5
4.Giả thiết khoa học..........................................................................6
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................6 
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................6
7.Phạm vi nghiên cứu........................................................................7
8.Giới hạn đề tài...............................................................................7
B.	NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận:..................................................................7
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.........................................8
 I. Khảo sát thực trạng:....................................................................8
1. Thuận lợi.....................................................................................8
2. Khó khăn.....................................................................................9
II.	Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường và trẻ mẫu giáo
 lớn (5-6 tuổi) ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ, tỉnh 
Đồng Nai.........................................................................................9
Vài nét về đặc điểm và tình hình trường :.........................................10
Cơ cấu tổ chức trường học:..........................................................10
Bản thân giáo viên:......................................................................11
Nhận thức của trẻ :......................................................................11
III. Mục đích điều tra:....................................................................11
Phương pháp điều tra thực trạng:.................................................11
Kết quả quan sát hoạt động tạo hình:............................................11
Kết quả phân tích hoạt động:.......................................................11
Các tiêu chí và thang đánh giá:....................................................11
Tiêu chí đánh giá kỹ năng...........................................................12
Thang đánh giá:..........................................................................12
Kết quả thực trạng:.....................................................................12
Chương 3: biện pháp thực hiện:......................................................12
1. Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái 
đẹp – thông qua việc tạo môi trường trong lớp học...........................12
2. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với lớp
 mình phụ trách..........................................................................13
3. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ tập trung chú ý vào giờ học:........14
4. Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ và kỹ năng cầm bút tạo ra các
 đường nét nghệ thuật trong hoạt động vẽ theo đề tài:.......................15
5. Phối, kết hợp với phụ huynh:......................................................17
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
- Kết quả đạt được.........................................................................19
- Bài học kinh nghiệm....................................................................19
- Kết luận:....................................................................................20
- kiến nghị:...................................................................................20
D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phiếu đọc sách...............................................................................21
Phiếu quan sát................................................................................25
Phiếu điều tra thực trạng.................................................................27
Phiếu điều tra nhận thức.................................................................30
Đề tài : Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta luôn phát triển và không ngừng đổi mới , Đảng nhà nước và nhân dân ta rất chú trọng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ vì “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Đặc biệt giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người. Trẻ biết sáng tạo lao động trong tương lai.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy đòi hỏi con người phải không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong sáng tạo đòi hỏi phải bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho con người ngay từ khi còn rất nhỏ. Một trong những cách tối ưu là phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trước tuổi học (trước 5- 6 tuổi).
Ở trường mầm non trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được tham gia vào rất nhiều các dạng hoạt động phong phú. Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện óc tưởng tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động vẽ theo đề tài . Vì nó đòi hỏi trẻ phải huy động một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết của mình.
 Để tìm hiểu thực trạng của hoạt động này ở các trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất mốt số biện pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ qua hoạt động vẽ theo đề tài, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục con người, chúng tôi lựa chọn và tiến hàng nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.”
Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi qua tranh vẽ và đưa ra một số biện pháp thực nghiệm, tác động tâm lý nhằm tạo điều kiện để trẻ bộc lộ và phát huy khả năng sáng tạo qua hoạt động vẽ theo đề tài.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu chính trên trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Mỹ ,huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Khách thể nghiên cứu phụ gồm các giáo viên dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của trường mầm non trên.
Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.
Giả thuyết khoa học.
Vấn đề phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non là vấn đề ngày nay cần thực hiện và chú trọng, nhưng làm thế nào để thực hiện được tốt và có hiệu quả . 
Điều đặc biệt hơn là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ dễ nhớ, mau quên,cần Thường xuyên cho trẻ khám phá tìm hiểu về môi trường xung quanh để giúp trẻ tích lũy về biểu tượng, học tốt môn tạo hình yêu quý và bảo vệ cái đẹp.
Vì vậy, khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, nếu tôi thực hiện hoạt động vẽ theo đề tài, những thủ thuật kích thích sự ham hiểu biết, những biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ qua hoạt động vẽ theo đề tài . Thì tiết học sẽ đạt kết quả cao.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Gây hứng thú giới thiệu bài.
Kích thích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ theo đề tài.
Tạo môi trường thoải mái vui vẽ trong hoạt động vẽ theo đề tài.
Khảo sát thực trạng mức độ sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vẽ.
Đề xuất và thử nghiệm một biện pháp tác động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vẽ theo đề tài được bộc lộ và phát triển.
Phương pháp nghiên cứu: 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải thích, đánh giá số liệu thu được thông qua nghiên cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp nghiên cứu tự nhiên: Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua giờ học tạo hình
Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên về các biện pháp tổ chức cho trẻ thông qua giờ học vẽ theo đề tài, tìm hiểu sự hứng thú của trẻ thông qua hoạt động vẽ theo đề tài cho trẻ. 
. Điều tra bằng phiếu 
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thử nghiệm các biện pháp kích thích sự hứng thú, ham hiểu biết của trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo đề tài.
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm:
Dựa trên các tiêu chí để phân tích đánh giá sản phẩm của trẻ.
4. Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi đã điều tra thu thập được đầy đủ số liệu thì tính %, xây dựng bảng số và biểu đồ minh hoạ các kết quả nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu.
Lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai trong tiết học vẽ theo đề tài trong thời gian một năm học.
VIII. Giới hạn đề tài:
Do giới hạn về thời gian nên em chỉ xin phép nghiên cứu biện pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận: 
Khái niệm hoạt động vẽ: Là một hoạt động của con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Và cũng là một hoạt động nhận thức mang tính sáng tạo.Nó phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình ảnh nghệ thuật. Thông qua hoạt động này các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, được phát hiện, bồi dưỡng và phát huy.
Bản chất và nguồn gốc hoạt động vẽ của trẻ: Là quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội thông qua, sự hình thành và phát triển của các chức năng kí hiệu.
Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: Sản phẩm sáng tạo của trẻ mẫu giáo không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo xã hội mà nhằm biến đổi và phát triển chính bản thân trẻ. 
Vai trò của hoạt động vẽ trong sự phát triển của trẻ:
Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng
Giúp trẻ nhận biết được những thuộc tính và khả năng biểu cảm khác nhau của vật liệu (giấy, bút, màu, bảng, phấn)
Các thao tác tư duy và sáng tạo đã được hình thành và phát triển
Phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ và bồi dưỡng cho các em những xúc cảm với cái đẹp.
Có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lao động cho trẻ.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ qua hoạt động vẽ theo đề tài:
Gia đình.
Giáo dục
Hoạt động tích của trẻ cực
Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong hoạt động vẽ theo đề tài.
Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế giới xung quanh.
Giáo dục cho trẻ lòng say mê, sự ham thích được vẽ.
Tổ chức hoạt động vẽ dưới nhiều hình thức phong phú để khả năng sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát triển.
Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt.
Hoạt động tạo vẽ theo đề tài là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Thế thì giáo viên phải làm sao để trẻ phát huy được khả năng sáng tạo. Nói một cách cụ thể hơn là thông qua hoạt động vẽ theo đề tài trẻ có thể phát triển về nhiều mặt như: giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Đây là vấn đề hết sức cần thiết đối với đời sống hiện nay.
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
I. Khảo sát thực trạng:
1/ Thuận lợi:
	Là một giáo sinh trực tiếp đứng lớp nên tôi luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn về mọi mặt trên phương diện giáo dục như trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, chuyên môn nghiệp vụ
Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo sinh chúng em hoàn thành tốt nhiện vụ của mình như: hoàn thành việc tổ chức các tiết giảng dạy, các tiết đã dự chuyên đề, kiến tập, thực tập để giúp chúng em học hỏi rút kinh nghiệm và nắm vững phương pháp đổi mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân em là một giáo sinh với nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ lứa tuổi lớp lá.
 Trong đợt thực tập này, em được nhà trường phân công phụ trách lớp chồi (5-6 tuổi) nên cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giảng dạy.
Bên cạnh đó, lớp chúng em ở vùng nông thôn nên cô trò có điều kiện tìm tòi về các đề tài động thực vật, nguyên vật liệu địa phương rất phong phú và các cháu dễ tìm, rất gần gũi đối với cháu mà trẻ thường nhìn thấy hàng ngày như: hoa vẽ trên giấy , lõi giấy, lá cây khô, các loại hạt na, chim, hoa, qủa, vỏ hộp sữa, vỏ bao thuốc lá, nắp bia - nước ngọt, các nguyên vật liệu mở
Một thuận lợi nữa là đa số các cháu trong lớp rất yêu thích hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài và rất hứng thú khi được vẽ theo đề tài.
2/ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, em cũng còn gặp rất nhiều khó khăn như:
 - Còn nhiều trẻ chưa đi học qua lớp mẫu giáo nên vẫn còn nhút nhát , vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế , khả năng tiếp thu kiến thức còn chậm 
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ , nhưng chưa phong phú đa dạng, thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển thẫm mĩ cho trẻ.
Mặt khác, đa số các cháu là con nông dân lao động kinh tế còn khó khăn và rất bận rộn với công việc đồng áng, nương rẫy, ít quan tâm đến việc học của các cháu và chưa có điều kiện đưa cháu đi chơi, tham quan dã ngoại. Chính vì vậy sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế.
Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến khả năng tạo hình nhất là hoạt động vẽ theo đề tài ở trẻ.
II. Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường và trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở trường mầm non Xuân Mỹ, huyện cẩm mỹ,tỉnh Đồng Nai.
Vài nét về đặc điểm và tình hình trường :
- Trường mầm non Xuân Mỹ thuộc ấp Láng Lớn, X.Xuân Mỹ, H.Cẩm Mỹ, T.Đồng Nai là một trường đạt chuẩn quốc gia mức độ một.
- Đội ngũ giáo viên là 56 CB – GV – CNV (BGH: 03, GV: 04, CNV: 13 và 1 hợp đồng huyện). Hiện tại 100% giáo viên của trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Cơ sở vật chất: Trường mầm non Xuân Mỹ có: 17 phòng học, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng hiệu phó, 1 phòng họp, 1 phòng hành chánh, 1 phòng y tế, 1 phòng bếp chính.
- Số lượng học sinh: Trường có 504/407 học sinh được tổ chức bán trú tại trường 106%.
- Kết quả học tập của học sinh: 100% các em học sinh của các nhóm lớp có kết quả học tập khá đến tốt
Cơ cấu tổ chức trường học:
- Trường có 1 Ban giám hiệu gồm có 3 người. Thực hiện chức năng quản lí các hoạt động tại trường.
+ Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Thanh Bình.
+ Hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Kim Xuân
+ Hiệu phó chuyên môn: Cô Dương Thị Hoài.
- Trường có các tổ chức đoàn thể hoạt động tích cực, đúng quy định. Gồm 1 chỉ bộ với tổng số 23 đảng viên thực hiện nhiệm vụ đề ra nghị quyết lãnh đạo các công tác của nhà trường.
 - Công đoàn : Có 56 công đoàn viên chia làm 4 tổ cụ thể.
+ Tổ văn phòng bao gồm 16 người ( Ban giám hiệu, kế toán, văn thư, nhân viên y tế, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo vệ).
+ Tổ giáo viên 1 gồm 5 lớp mẫu giáo; Tổ chức giáo viên 2 gồm có 5 nhóm nhà trẻ và 3 lớp mẫu giáo: Các tổ giáo viên 1 và 2 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, quản lí ngày và giờ công trong tổ.
 - Chi đoàn: Trường có 1 chi đoàn với 7 đoàn viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của tổ chức đoàn.
- Bộ phận giáo viên được chia làm 3 khối sinh hoạt chuyên môn cụ thể: 1 Khối mầm và Nhà trẻ, 1 Khối chồi và 1 Khối lá.
Bản thân giáo viên:
Luôn ý thức việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, song vẫn còn có những hạn chế và cần cố gắng nhiều hơn về việc chăm sóc và giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện.
Nhận thức của trẻ: 
 Trẻ ở đây là dân nông thôn mà trong lớp cũng có một số trẻ là người dân tộc nữa, nên trẻ ra lớp còn rụt rè, ngại giao tiếp phần nào ảnh hưởng việc lĩnh hội nhận thức thế giới xung quanh. 
III. Mục đích điều tra:
1.	Phương pháp điều tra thực trạng:
-	Kết quả quan sát hoạt động vẽ theo đề tài: quan sát lớp mẫu giáo lớn các hoạt động vẽ trong giờ học ,quan sát tự nhiên (dự giờ). Quan sát các cháu chơi ở góc tạo hình:về nội dung vẽ theo đề tài. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên trẻ đã có các kỹ năng và hoàn thành sản phẩm. Về hiệu quả: có vài bạn thể hiện rất tốt tranh của mình, nhưng đa số chưa có hứng thú và hoàn thành. Quan sát các cháu hoạt động ngoài trời: thấy đa số trẻ hứng thú và sáng tạo trong khi hoàn thành đề tài.
2. Kết quả phân tích hoạt động: 
 Phân tích tất cả các sản phẩm hoạt động vẽ theo đề tài mà trẻ đã tạo nên qua tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và 1 số hoạt động khác của trẻ để phân tích biểu hiện khả năng sắp xếp bố cục, màu sắc, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ theo đề tài.
 Sự sáng tạo của trẻ là tất cả những đặc thù của quá trình phát triển qua từng gia đoạn. Ta thấy được bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật vẽ của trẻ đúng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật. Đó là: quan sát thực tế, ghi nhận những hình ảnh, hình tượng trong trí nhớ, phát triển và nảy sinh ý tưởng. Kết thúc quá trình sáng tạo là sự ra đời của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy có thể nói rằng hoạt động vẽ của trẻ là một quá trình sáng tạo nghệ thuật ở một góc độ nào đó.
2.	Các tiêu chí và thang đánh giá:
-	Tiêu chí đánh giá kỹ năng: 
Về khả năng sử dụng công cụ vật liệu tạo hình.
Tính linh hoạt và tốc độ
Sự biểu cảm độc đáo của kỹ năng thể hiện
Tính chủ động trong hoạt động tạo hình:
-	Thang đánh giá: Qua dự giờ 1 lớp với số trẻ 30 cháu ở tiết hoạt động tạo hình
3.	Kết quả thực trạng: Kết quả quan sát tự nhiên ( dự giờ)
Chương 3: biện p

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_khoa_hoc_phat_huy_kha_ngang_sang_tao.docx