Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu.

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ . hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu, giúp đỡ cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ có kiến thức tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đều có cuộc sống đầy đủ hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt hơn của gia đình và xã hội. Nhưng làm thế nào để sự quan tâm đó được hài hòa, hợp lí, không thái quá thì đó là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, dễ mắc các dịch bệnh vì vậy chúng ta phải phối hợp nhiều các biện pháp khác nhau một cách xuyên suốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 Trẻ em - những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Vì vậy ngay từ đầu năm học được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm tổ trưởng tổ nuôi, tôi luôn trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện pháp tham mưu để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non.

Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài :

 “ Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”

 

doc22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
 Tác giả: Phạm Thị Hiền
 Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng
 Cấp học: Mầm non
Năm học : 2016-2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu.
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu, giúp đỡ cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ có kiến thức tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đều có cuộc sống đầy đủ hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt hơn của gia đình và xã hội. Nhưng làm thế nào để sự quan tâm đó được hài hòa, hợp lí, không thái quá thì đó là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, dễ mắc các dịch bệnh vì vậy chúng ta phải phối hợp nhiều các biện pháp khác nhau một cách xuyên suốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 Trẻ em - những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Vì vậy ngay từ đầu năm học được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm tổ trưởng tổ nuôi, tôi luôn trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện pháp tham mưu để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non. 
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài :
 “ Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lí luận
 Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Trẻ từ 0 – 6 tuổi phát triên rất nhanh về cả thể lực và trí tuệ. Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật. Ở lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng của cơ thể cao hơn so với người lớn , mặt khác do sức đề kháng của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và chức năng tiêu hóa hấp thu chưa được hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong  nuôi dưỡng có thể dẫn đến một số bệnh khó lường
 Ở lứa tuổi này, bữa ăn hàng ngày của các bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì khi có sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được một số bệnh tật. Xác định được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ làm sao để tham mưu nâng cao được chất lượng chăm sóc trẻ, trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2/ Cơ sở thực tiễn:
  2.1. Mô tả thực trạng:
       - Trường Mầm non nơi tôi đang công tác là một ngôi trường nhỏ của huyện Gia Lâm có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tương đối tốt trong nhiều năm qua.
           - Toàn trường có 1 bếp/ 2 khu với số trẻ toàn trường là 270 cháu. Năm học 2016- 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công đứng bếp tại bếp ăn khu, tổng số cô nuôi làm việc tại bếp là 4 đồng chí. Trong đó có 3 đồng chí có bằng trung cấp nấu ăn, 1 đồng chí có bằng kỹ thuật 3/7.
      - Ban giám hiệu có 02 đồng chí trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách riêng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Có một đồng chí phụ trách y tế học đường có kinh nghiệm về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. 
2.2. Thuận lợi:
       -  Trường Mầm non nơi tôi đang công tác là một ngôi trường nhỏ của huyện Gia Lâm. Nên trong thời gian qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Bếp ăn được xây dựng khang trang, rộng đẹp, thoáng mát, trang bị một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng theo hướng hiện đại như: Tủ lạnh, tủ cơm ga, tủ sấy bát, bình ủ ấm nước và các đồ dùng bằng inox ... Cô nuôi được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang ...
        - Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần cao, 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Đa số phụ huynh là người địa phương nên việc trao đổi thông tin rất thuận lợi.
       - 3/4 đồng chí trong bếp có bằng trung cấp nấu ăn. 1/4 đồng chí có bằng kỹ thuật nấu ăn 3/7. Đội ngũ cô nuôi giàu kinh nghiệm, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao.
       - Bản thân tôi là cô nuôi có bằng trung cấp kỹ thuật nấu ăn, và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
       -  Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty và nhà hàng tin cậy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt.
  2.3. Khó khăn:
       -  Một số cô nuôi còn mới vào ngành nên kinh nghiệm còn hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả công việc.
       - Một số đồ dùng bàng Inox đã cũ, bệ bàn chí ăn lâu ngày đã bị bong, vỡ gạch, tường vôi mục bong tróc gây bụi mỗi khi có gió, hệ thống bếp ga công nghiệp đã xuống cấp có khả năng gây mất an toàn khi chế biến, hệ thống vòi nước khu rửa bát hay ứ đọng nước.
       - Trường có cả các cháu ở hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc sơ chế và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi còn khó khăn.
3/ Các biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp : Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non.
 Với yêu cầu nghề nghiệp, muốn phục vụ trẻ được tốt nhất thì các cô nuôi phải hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng cần và đủ đối với trẻ trong từng độ tuổi có được những kiến thức đó thì mới tham mưu đưa ra được nhũng thực đơn phong phú, kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, cung cấp cho trẻ những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Là những người trực tiếp nấu ra các món ăn hàng ngày cho trẻ nên mỗi cô nuôi phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định về giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm và phải biết cách phối hợp những loại thực phẩm nào với nhau nhằm đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho trẻ trong các bữa ăn. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng bữa ăn. Để thực hiện tốt vấn đề này các chị em trong tổ nuôi nói chung và bản thân tôi nói riêng đã không ngừng học hỏi , tự bồi dưỡng kiến thức cho mình bằng cách:
- Tích cực tham gia hội thi xây dựng thực đơn do nhà trường phát động.
- Tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế huyện tổ chức.
- Tham gia đầy đủ các buổi kiến tập do phòng Giáo dục tổ chức nhằm tìm hiểu và tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm xây dựng thực đơn ở các trường bạn.
- Học các lớp chuyên ngành như: Sơ cấp nấu ăn, trung cấp nấu ăn.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin:  Qua sách, báo, tạp chí
- Theo dõi các chương trình truyền hình: Bếp Việt, Giai điệu lửa hồng, Hà thành đặc sản, Sức sống mới, Góc nội trợ, món ngon mỗi ngày
- Học kinh nghiệm dân gian: Qua bạn bè, người thân, chị em đồng nghiệp.
* Kết quả :
Sau khi áp dụng biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiêm trong việc kết hợp, thay thế các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nắm được tỷ lệ chất P, L, G, Can xi, B1 phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo lượng calo cần cung cấp cho trẻ ở trường, nắm được nguyên tắc xây dựng thục đơn cho trẻ, cân đối tỷ lệ chất giữa sáng và chiều.
ảnh minh họa
 3.2. Biện pháp 2: Khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm.
 Khảo sát để nắm được thực trạng sức khỏe của trẻ từ đó đưa ra biện pháp thực hiện là một việc làm không thể thiếu đối với bất cứ một công việc nào. Để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với nhân viên y tế và giáo viên trên lớp để cân, đo kiểm tra tỉ lệ duy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi của trẻ để có biện pháp khắc phục.
Sau khi khảo sát tôi có được bảng tổng hợp kết quả sau: 
Tổng số trẻ đi học 
TS trẻ được cân 
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
240/275=87%
Kênh SDD
35/275=13%
Béo phì
Kênh thấp còi
33/275=12%
Khám sức khỏe đầu năm cho trẻ
 3.3. Biện pháp 3: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn.
 Tham mưu là việc làm rất cần thiết trong mọi công việc, nó giúp cho người tham mưu được cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định phù hợp công việc của mình đề xuất. Vì vậy để có hiệu quả cao trong công việc thì một biện pháp không thể thiếu được đó là tham mưu. Để chất lượng nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu một số nội dung sau:
3.3.1 Trang bị cơ sở vật chất:
 Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trong trong nhà trường, nó là thành tố không thể thiếu được trong công tác nuôi dưỡng trẻ.
Để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao, một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với một bếp ăn nói chung và bếp ăn cho trẻ mầm non nói riêng. Nếu như các đồ dùng dụng cụ cũ, hỏng, xuống cấp sẽ dẫn đến gây mất an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ và các cô nuôi trong quá trình chế biến. Như chúng ta đã biết, cơ thể, sức đề kháng trẻ còn non nớt nên rất cần đảm bảo về an toàn thực phẩm. đảm bảo an toàn thực phẩm ở đây không chỉ quan tâm đến thực phẩm mà còn phải quan tâm đến các đồ dùng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh không gây độc cho trẻ thì dụng cụ sơ chế, chế biến là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy ngay từ cuối tháng 8 năm 2015 tôi đã cùng chị em tổ nuôi liệt kê, rà soát những đồ dùng, dụng cụ đã cũ, hỏng và bổ sung danh mục còn thấy thiếu trong khi làm việc, nêu rõ lí do xin bổ sung, sửa chữa. Cụ thể như sau:
BẢNG THỐNG KÊ ĐỒ DÙNG NUÔI DƯỠNG
STT
Tên đồ dùng
Số lượng có
Số lượng cũ, hỏng
Hiện còn
Bổ sung
Ghi chú
1
Bát con
215
0
215
55
Trẻ đông so với năm học trước
2
Muôi
47
10
37
10
3
Rổ nhựa
8
8
0
8
Rổ nhôm
4
Ấm xách nước
5
5
5
5
Âm inox
5
Xô inox
2
2
0
2
Xách nước
6
Bếp ga
1
1
1
1
Đã cũ
7
Xoong nhôm
2
2
2
2
Đã hỏng
8
Bệ bếp
Thấp vừa tầm
9
Vòi rửa
Đã cũ hay rỉ nước.
10
Bồn rửa
Hệ thống thoát nước kém, hay ứ đọng.
Kết quả: Kế hoạch tham mưu của chúng tôi đã được Ban giám hiệu chấp nhận.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày
- Đầu tư mới hệ thống bếp ga có hệ thống vòi nước trực tiếp tại bếp đun. Đập bỏ bệ bếp cũ.
- Tường xung quanh bếp được ốp lát toàn bộ gạch men trắng cao 1,8m. 
- Bổ sung bát con, xoong đun thức ăn, muôi thìa và các vật dụng khác theo đúng số lượng trong bảng kê.
- Hệ thống rửa bát đã được sửa thoát nước rất tốt.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cơ sở vật chất mới đầu tư.
3.3.2 Xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa.
 Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ là thực đơn phù hợp với trẻ, tỉ lệ chất cân đối. nếu thiếu đi một trong hai điều kiện trên thì công tác nuôi dưỡng trẻ chưa đạt được kết quả toàn diện. Vì vậy xây dựng thực đơn cho trẻ là một việc làm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ngay từ tháng 8/2015 tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phát động hội thi xây dựng thực đơn tới toàn bộ tổ nuôi chúng tôi, các chị em rất nhiệt tình hưởng ứng hội thi này và tham gia đầy đủ.
  Bản thân tôi, để bài thi đạt kết quả tốt tôi đã thực hiện cách xây dựng thực đơn theo các bước sau: 
Xác định nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi: (Kcal/24h)
Tháng
Trước đây
Hiện nay
3 - 6 tháng
620
555
6 - 12 tháng
820
710
1 - 3 tuổi
1300
1180
4 - 6 tuổi
1600
1470
 Với nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi trong một ngày như trên thì ở trường mầm non trẻ phải đạt 50%. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất Gluxít (bột đường) và Lipít(chất béo) vì vậy khi xây dựng thực đơn tôi đã chú ý kết hợp loại thực phẩm nhiều calo và loại thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo năng lược cần thiết cho trẻ hàng 1 ngày. 
 Ví dụ: Thực đơn: + Thịt cá, thịt lợn, sốt cà chua
                  + Canh rau khoai lang nấu thịt.
* Cân đối tỷ lệ giữa các bữa chính, phụ
Trong các bữa ăn của trẻ tôi luôn nghiên cứu sao cho các loại thực phẩm kết hợp với nhau đảm bảo tỉ lệ phù hợp.
Ví dụ: + Bữa phụ ăn miến, tỉ lệ calo sẽ thấp do vậy khi xây dựng thực đơn tôi phối hợp cho trẻ uống thêm sữa.
* Thực đơn đa dạng, phong phú nhiều loại thực phẩm.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non, mà  một loại thực phẩm không thể cung cấp nhiều loại dinh dưỡng vì vậy chúng ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm để có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
 Ví dụ: Thực đơn: Sáng: + Thịt lợn, thịt bò hầm khoai tây cà rốt.
                      + Canh thập cẩm.
                                        Chiều: + Bún riêu cua 
* Xây dựng thực đơn theo mùa:
 Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng vô cùng quan trọng vì thế khi xây dựng thực đơn cho trẻ phải chú ý đến thực phẩm theo từng địa phương, theo mùa thì sẽ đảm bảo giá cả hợp lý, thực phẩm tươi ngon.
Ví dụ: 
+ Mùa hè thì nên cho trẻ ăn món canh mát như: Mùng tơi, rau dền, rau đay, mướp
+ Mùa đông: su hào, bắp cải, khoai tây, cà rốt.
Với mức tiền ăn thấp mà giá cả thực phẩm đắt đỏ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo calo cao và tỷ lệ chất cân đối thì đòi hỏi người lên thực đơn phải tính toán sao cho kỹ lưỡng theo số tiền đã có. Vì vậy ta phải phối hợp thực phẩm có giá tiền cao với thực phẩm có giá tiền thấp.
Ví dụ: + Thịt lợn, đậu phụ sốt cà chua.
           + Canh cua nấu rau cải.
* Kết quả :
Sau thời gian phát động hội thi cô nuôi gioir cấp trường tôi đã xây dựng được một số thực đơn sau và đã đạt Giải Nhất trong hội thi:
Thực đơn 1: 
- Bữa chính sáng: + Cơm tẻ.
                                  + Thịt bò, thịt lợn, thịt gà hầm khoai tây, cà rốt.
                                  + Canh riêu cua thập cẩm.
                                  + Tráng miệng: Chuối tiêu.
- Bữa chính chiều: + Bún thịt gà.
                                  + Sữa Hà Lan.
Thực đơn 2:
- Bữa ăn gia đình: + Cơm tẻ
   + Thịt tôm cuốn cà.
   + Canh khoai môn nấu thịt.
  + Nộm thập cẩm
   Mỗi thực đơn xây dựng lên tôi đều tính trên định xuất 10 trẻ để thấy được tỉ lệ các chất và các nhóm thực phẩm phù hợp, thấy được số lượng calo mà thực đơn đạt được.
Ví dụ: Bảng tính định lượng 10 xuất 2 thực đơn đã đạt giải. 
*  Áp dụng thực đơn đã đạt giải vào bữa ăn cho trẻ.
 Nếu như xây dựng được thực đơn phong phú, đảm bảo đủ các tỷ lệ chất mà không đưa vào thực hiện thì chúng ta chưa khẳng định được đó là thực đơn phù hợp. Để khẳng định được thực đơn của mình là phù hợp, đảm bảo tỷ lệ hợp lý và áp dụng tại trường mình. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu cho áp dụng thử thực đơn của tôi trong 2 tuần tháng 11/2016 để theo dõi bữa ăn của trẻ và chất lượng bữa ăn. 
 Sau khi được Ban giám hiệu chấp thuận và áp dụng thực đơn của tôi vào bữa ăn của trẻ. Ban giám hiệu, nhân viên y tế cùng các chị em trong bếp của tôi tiến hành nấu thử các món ăn trong thực đơn đã lựa chọn.
 Khi áp dụng thử những ngày thực đơn của chúng tôi, tôi và chị em trong tổ nuôi thường xuyên lên lớp để quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng, có phù hợp với khẩu vị không. Và kết quả trẻ rất thích những món ăn trong thực đơn của tôi.
Qua 2 tuần áp dụng thực đơn của tôi đã được Ban giám hiệu áp dụng vào thực đơn chính của nhà trường. Các con ăn ngon miệng, hết suất. Thực đơn của tôi đã được áp dụng vào thực đơn mùa đông của nhà trường như sau: 
Thực đơn 1:  áp dụng vào 2 tuần lẻ
ảnh minh họa
THỰC ĐƠN MÙA HÈ 
NĂM HỌC: 2016 – 2017.
Thứ
Bữa chính sáng
Bữa chiều
Bữa phụ nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Hai
-Thịt bò,lợn, hầm khoai tây,cà rốt
- Canh riêu cua thập cẩm
- TM: Chuối tiêu
-Thịt bò,lợn, hầm khoai tây,cà rốt
- Canh riêu cua thập cẩm
- TM: Sữa chua
- Bún thịt gà
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Cháo tôm, thịt lợn, bí đỏ
- Sữa Hà
 lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan 1.2.3
Ba
-Trứng, tôm, thịt lợn, gà đúc nấm hương
- Canh bí đỏ nấu thịt lợn.
- TM:  Dưa hấu
-Trứng, tôm, thịt lợn, gà đúc nấm hương
- Canh bí đỏ nấu thịt lợn.
-  TM: Xoài chín
- Phở bò, lợn
- Sữa Nutifood
- Phở bò, lợn
- Sữa Nutifood
- Sữa Nutifood
Tư
-Thịt lợn, gà, cá rô phi sốt cà chua
-Canh bớ xanh nấu thịt gà.
- TM: Chuối tiêu
- Thịt lợn, gà, cá rô phi sốt cà chua
-Canh bớ xanh nấu thịt gà.
- TM: Sữa chua
- Miến thịt lợn rau cải
- Nước chanh
- Cháo thịt lợn rau cải
- Sữa Hà lan 1.2.3
 - Sữa
 Hà lan 1.2.3
Năm
- Củ cải kho thịt gà, lợn .
- Canh đậu tươi nấu thịt, nấm rơm
- TM: Quýt sài gòn
- Củ cải kho thịt gà, lợn 
- Canh đậu tươi nấu thịt, nấm rơm
- TM: Xoài chín.
- Cháo cá thập cẩm
- Sữa Nutifood
- Cháo cá thập cẩm
- Sữa Nutifood
- Sữa Nutifood
Sáu
-Trứng cút, thịt lợn,bò kho tàu
- Canh rau thập cẩm nấu thịt
- TM: Sữa chua ELOVI
-Trứng cút, thịt lợn,bò kho tàu
- Canh rau thập cẩm nấu thịt
- TM: Chuối tây
- Mỳ chũ nấu thịt gà, rau muống
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Mỳ chũ nấu trứng gà, rau bắp cải
- Sữa chua
- Sữa
 Hà lan 1.2.3
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
Thứ
Bữa chính sáng
Bữa chiều
Bữa phụ nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
 Hai
- Thịt, đậu, tôm sốt cà chua
- Canh bầu(bí xanh) nấu thịt
-  TM:  Sữa chua
- Thịt, đậu, tôm sốt cà chua
- Canh bầu(bí xanh) nấu thịt.
-  TM:  Sữa chua
- Súp gà thập cẩm
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Súp gà thập cẩm
- Sữa  Hà lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan1.2.3
Ba
-Thịt lợn, thịt bò
 hầm nấm rơm
- Canh rau cải nấu cá
- TM: Chuối tiêu
-Thịt lợn, thịt bò
hầm nấm rơm
- Canh rau cải nấu cá
- TM: Xoài chín
- Cháo lươn, gà bí đỏ
-   Sữa Nutifood
- Cháo lươn, gà bí đỏ
-   Sữa Nutifood
-  Sữa Nutifood
Tư
- Thịt gà, thịt lợn hoa lơ.
- Canh khoai môn  nấu thịt
- TM:   Chuối tiêu
- Thịt gà, thịt lợn hoa lơ
- Canh khoai môn  nấu thịt
- TM:   Chuối tiêu
- Miến gà.
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Cháo gà thập cẩm.
- Quýt sài gũn
- Sữa
 Hà lan1.2.3
Năm
-Thịt, tôm rang chua ngọt
- Canh thập cẩm nấu thịt bò
- TM: Quýt sài gòn
-Thịt, tôm rang chua ngọt
- Canh thập cẩm nấu thịt bò
- TM: Xoài chín
- Phở gà.
-  Sữa Nutifood
- Mỳ gà.
-  Sữa Nutifood
-  Sữa Nutifood
Sáu
- Thịt lợn, thịt bò, thịt gà xào su su, cà rốt
- Canh đậu tươi nấu thịt
- TM:  Thanh long
- Thịt lợn, thịt bò, thịt gà  xào su su, cà rốt
- Canh đậu tươi nấu thịt
- TM:  Thanh long
- Mỳ chũ- thịt lợn, thịt bò rau cải
- Sữa Hà lan 4.5.6
- Mỳ chũ- thịt lợn, thịt bò rau cải
- Sữa  Hà lan 1.2.3
- Sữa
 Hà lan1.2.3
*Kết quả : Sau khi áp dụng biện pháp tham mưu trên tôi đã thu đươc kết quả hết sức khả quan. Bếp tôi đã được Ban giám hiệu trang bị đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo cơ hội tốt cho việc thực hiện công tác nuôi dưỡng trong nhà trường. Thục đơn của chúng tôi đã đạt được giải nhất trong hội thi xây dựng thực đơn và được Ban giám hiệu đưa vào thự

File đính kèm:

  • docskkn_nuoi.doc
Giáo Án Liên Quan