Một số kinh nghiệm qua việc dạy học giải toán có lời văn Lớp 2
Ở bậc tiểu học môn Toán là một trong những môn học chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy, để giúp học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu về Toán học không phải là đơn giản.
Toán học rất đa dạng, phong phú, có nhiều loại bài toán ở nhiều dạng khác nhau. Trong đó loại toán có lời văn luôn giữ một vị trí quan trọng, bởi nó bộc lộ mối quan hệ qua lại với các môn học khác cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học ,giúp học sinh củng cố kiến thức ,kĩ năng giải toán .Đồng thời giáo viên dễ dàng phát huy những ưu điểm ,khắc phục những khuyết điểm cho học sinh .
Trong các bài toán có lời văn có giá trị đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy học ở tiểu học,từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu hình thành trực tiếp các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kỹ năng của số học, đại số, hình học Vì vây trong cấu trúc nội dung môn toán có thể sắp xếp các bài toán có lời văn gắn với nội dung học khác nhau trong từng khâu của từng tiết học.
Rõ ràng qua sự phân bố chương trình, ta thấy rõ phần giaỉ toán có lời văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.
phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài ở bậc tiểu học môn Toán là một trong những môn học chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy, để giúp học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu về Toán học không phải là đơn giản. Toán học rất đa dạng, phong phú, có nhiều loại bài toán ở nhiều dạng khác nhau. Trong đó loại toán có lời văn luôn giữ một vị trí quan trọng, bởi nó bộc lộ mối quan hệ qua lại với các môn học khác cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học ,giúp học sinh củng cố kiến thức ,kĩ năng giải toán .Đồng thời giáo viên dễ dàng phát huy những ưu điểm ,khắc phục những khuyết điểm cho học sinh . Trong các bài toán có lời văn có giá trị đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy học ở tiểu học,từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu hình thành trực tiếp các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kỹ năng của số học, đại số, hình họcVì vây trong cấu trúc nội dung môn toán có thể sắp xếp các bài toán có lời văn gắn với nội dung học khác nhau trong từng khâu của từng tiết học. Rõ ràng qua sự phân bố chương trình, ta thấy rõ phần giaỉ toán có lời văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Xuất phát từ thực tế giảng dạy của tôi cũng như các đồng nghiệp ở Trường Tiểu học Cẩm Vân 1, chúng tôi thấy việc giải toán có lời văn còn nhiều hạn chế chưa giúp học sinh phát triển tốt năng lực tư duy, suy luận trong quá trình giải toán. Các em còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, rập khuôn theo mẫu hoặc theo công thức mà không giải thích được cách làm. Đặc biệt không nhận thấy được mối liên hệ giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể của bài toán dẫn đến hiểu sai nội dung bài toán nên lựa chọn phép tính không đúng. Số học sinh giải được bài toán theo nhiều cách chiếm số ít.Do vậy trước thực tế đó, để giúp học sinh giải toán tốt (phần giải toán có lời văn) là một việc làm cần thiết đối vơí giáo viên tiểu học, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán.Do đó bản thân tôi cũng là một giáo viên Tiểu học,cũng đã từng trăn trở nhiều về vấn đề dạy học môn Toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng để đạt kết quả dạy học tốt nhất.Và với bài viết này tôi không có tham vọng lớn bàn về vấn đề giải toán ở Tiểu học .Tôi chỉ muốn đưa ra “Một số kinh nghiệm nhỏ qua việc dạy giải toán có lời văn lớp 2”phần nào đó sẽ giúp chúng ta tìm ra cách giảng dạy tốt nhất,đạt được yêu cầu của bộ môn nhằm góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay>tôi rất mong nhận được sự bổ xung của các bạn đồng nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu -Tìm hiểu một số vấn đề lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học. -Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phần giải toán có lời văn lớp 2 -Tìm hiểu thực trạng việc triển khai phần giải toán có lời văn lớp 2 ở trường Tiểu học Cẩm Vân 1. III. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp quan sát thông qua dự giờ. Phương pháp dự giờ. B. phần nội dung Phần thứ nhất:Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp dạy học toán lớp 2. I. Mục tiêu và phương pháp dạy học Toán 2 1.Mục tiêu Môn Toán chương trình tiểu học 2000 được chia thành 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn các lớp 1,2,3 được coi là giai đoạn cơ bản - Giai đoạn các lớp 4,5 là giai đoạn tập sâu. Toán 2 là giai đoạn cơ bản nên mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức ,kĩ năng ở các nội dung: + Số học (số và phép tính): Các số trong phạm vi 1000;phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 1000;phép nhân và phép chia. + Đại lượng và đo đại lượng: Độ dài;khối lượng;dung tích;thời gian;tiền Việt Nam. + Các yếu tố hình học:Hình chữ nhật;hình tứ giác;đường thẳng;đường gấp khúc;tính độ dài đường gấp khúc;tính chu vi hình tam giác hình tứ giác. + Giải toán có lời văn: Các bài toán giải bằng một bước tính về cộng , trừ,nhân hoặc chia. + Một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học 2 . Phương pháp dạy học Toán 2 Phương pháp dạy học Toán 2 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán (nói chung ) cho phù hợp với mục tiêu,nội dung,các điều kiện dạy học cơ bản khi dạy học toán theo chương trình Tiểu học mới. Nội dung kiến thức,kĩ năng toán học của chương trình Toán 2 là kiến thức đã có đối với giáo viên,nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh,nbó tồn tịa bên ngoài tư duy học sinh. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Toán 2 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức,kỹ năng toán. Học sinh lĩnh hội kiến thức kỹ năng nhờ thính giác(nghe) Tri giác (nhìn) và tư duy (suy nghĩ-nhớ ).Tương ứng trong trường hợp này giáo viên sử dụng phương pháp dạy học kiểu áp đặt,thông báo kiến thức cho học sinh.Học sinh lĩnh hội kiến thức không chỉ nhờ thính giác (nghe);tri giác (nhìn);và tư duy(suy nghĩ – nhớ) mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm nắm ,tách,gộp,phân tích,tổng hợp,viết, nói.Trong trường hợp này giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi , phát hiện tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình.Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng là: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Phương pháp gợi mở vấn đáp. Sử dụng đồ dùng,trang thiết bị dạy học (phương pháp trực quan). Sử dụng trò chơi học tập. Tuy nhiên nội dung Toán 2 chủ yếu là những kiến thức cơ bản của giai đoạn đầu nên khi dạy học Toán 2 giáo viên cần : Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh không nói,viết,làm mẫu những gì học sinh có thể làm được (cá nhân hoặc nhóm học sinh). Khi dạy học cần giúp học sinh tự nêu (phát triển) vấn đề,tự phát hiện các kiến thức,kỹ năng đã có,với sự trợ giúp(nếu cần thiết) của các hình vẽ,mô hình thật để giải quyết vấn đề(cá nhân hoặc nhóm học sinh) trao đổi ý kiến bình luân,thực hành vận dụng ngay trong tiết học Tận dụng thời gian học tập ngay trên lớp để hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ học tập toán , nếu có thời gian thì giúp học sinh tự học ở mức sâu các nội dung SGK và vở bài tập. Phần thứ 2: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2. 1 . Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2. Nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp 2 gồm: -Dạy cách giải và cách trình bày giải các bài toán đơn về cộng , trừ,trong đó có bài toán về “nhiều hơn” ,”ít hơn” một số các bài toán về nhân ,chia ( trong phạm vi bảng nhân , chia với 5) và bước đầu làm quen với viêc giải bài toán có nội dung hình học (tính độ dài,tính chu vi các hình),các bài toán liên quan đến phép tính với các đơn vị đo đã học (cm,m,km ,kg). -Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt ( phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết). -Toán 2 không dạy các bài toán mang tính đánh đố học sinh nhưng nội dung các bài toán phong phú, gần với thực tiễn xung quanh các em, bài toán thường đặt ra dưới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn. Dạy trình bày bài giải của bài toán có lời văn gồm câu lời giải kèm theo phép tính trung gian và đáp số. 2. Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn lớp 2 Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp,hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính. Vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học.Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh ,đòi hỏi biết cách tính thông thạo,đặc biệt là biết nhận dạng bài toán và lựa chọn thích hợp . Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động thên có hiệu quả giáo viên không làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà hướng dẫn để học sinh từng bước tìm ra cách giải bài toán(tập trung vào 3 bước): -Tóm tắt bài toán để biết bài toán cho gì? hỏi gì ? -Tìm cách giải,thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng. - Trình bày bài giải,viết câu lời giải,phép tính giải và đáp số. Phần thứ 3: Tìm hiểu thực trạng giải toán có lời vănlớp 2 ở trường Tiểu học Cẩm Vân 1-Cẩm Thuỷ-Thanh Hoá. 1/ Thực trạng của giáo viên. a,Ưu điểm Qua tìm tòi nghiên cứu, cải tiến thực tế giảng dạy ở nhà trường hiện nay.Đối với bài học truyền thụ kiến thức mới thì dạy học theo từng phần(chủ đề dạy học kiến thức) và qui trình dạy học như sau: - Giáo viên đặt vấn đề dẫn dắt học sinh dần dần đi vào kiến thức cần thuyền đạt - Dùng hệ thống câu hỏi,phương pháp gợi mở qua đàm thoại để uốn nắn sai lầm,thiếu sót của học sinh,củng cố kiến thức bằng hệ thống bài tập ở lớp. Đối với bài luyện tập vận dụng kiến thức, công việc của giáo viên,học sinh thường là: Học sinh được giao chuẩn bị bài tập. Một vài học sinh lên bảng trình bày bài giải của mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp nhận xét bài giải của bạn,kiểm tra kết quả trung gian và đáp số cuối cùng . Giáo viên tổng kết ưu điểm và khuyết điểm về lời giải học sinh đưa ra và đưa ra lời giải mẫu(nếu cần) củng cố lý thuyết. Dạy học sinh như vậy chấp nhận được vì có ưu điểm là lớp học sinh động ,học sinh tiếp thu kiến thức đỡ thụ động.Tuy nhiên bề mặt bản chất vẫn là kiểu dạy học thuyền đạt tiếp thu mà thôi. b/ Nhược điểm Giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ giải các bài toán trong chương trình chưa chú trọng đến kỹ năng giải toán,nhận dạng các bài toán và cách giải từng dạng toán,chưa phát huy hết tính tích cực độc lập của từng học sinh. 2.Thực trạng học sinh a/ Ưu điểm Qua việc tìm hiểu điều tra cho thấy trong các bài làm bài tập cũng như qua các bài kiểm tra,học sinh làm toán về phần giải toán có lời văn khá tốt.Phần lớn các em học sinh không làm sai hoàn toàn. b/ Nhược điểm Tuy vậy vẫn còn một số học sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận dạng bài toán,đặc biệt là đặt lời giải.Cũng có nhiều học sinh thường có quan niệm sai lầm hễ thấy”nhiều hơn” thì làm tính cộng và “ít hơn” thì làm tính trừ. Ví dụ1: Lớp 2A có 29 học sinh và số học sinh lớp 2B nhiều hơn số học sinh lớp2A là 5 bạn. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh Tóm tắt Giải Lớp 2A 29HS Số học sinh lớp 2B là: 29+5=34(học sinh) ?HS Đáp số:34 học sinh Lớp 2B 2 5HS Ví dụ 2: Lớp 2A có 29 học sinh và số học sinh lớp 2A ít hơn số học sinh lớp 2B là 5 bạn. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh Tóm tắt Giải Lớp 2A 29HS Số học sinh lớp 2B là: 5HS 29+5=34(học sinh) ?HS Đáp số:34 học sinh Lớp 2B Song song với việc tìm hiểu thực trạng về dạy học giải toán có lời văn ở nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giải ngay trong lớp tôi phụ trách để phân loại đối tượng học sinh nhằm biết từng em để tiện giúp đỡ . Tổng số học sinh tham gia kiểm tra : 23 em . Kết quả khảo sát học sinh đạt được như sau : Khả năng Xếp Loại Khả năng phân tích đề Khả năng thiết lập các dữ kiện để xây dựng qui trình Khả năng nêu lời giải đúng chính xác cho mỗi phép tính Khả năng trình bày bài toán đúng và đẹp S L % S L % SL % S L % Giỏi Khá trung bình Yếu 6 10 4 8 21,4 35,7 14,3 28,6 5 7 8 8 17,8 25 28,6 28,6 10 8 4 6 35,7 28,6 14,3 21,4 6 9 6 7 21,4 32,2 21,4 25 Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân những điểm mạnh điểm yếu của học sinh để tìm cách khác phục . Nguyên nhân : Tuy học sinh đã có khả năng phân tích đề ,song khả năng thiết lập các dữ kiện để xây dựng qui trình, khả năng nêu lời giải đúng ,chính xác cho mỗi phép tính và khả năng trình bày bai toán đúng và đẹp còn rất hạn chế dẫn đến kết quả làm bài còn thấp . Hướng khắc phục : Với những trăn trở trên bản thân tôi đã tìm hiểu và nắm vững chương trình để khai thác các kiến thức vận dụng vào bài . Mặt khác tôi học hỏi đồng nghiệp , tìm một số giải pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao hiệu quả dạy giải toán có lời văn ở lớp 2. .Được sự hướng dẫn tận tình của Ban giám hiệu nhà trường,tôi đã tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh giải toán và đã rút ra được một số kinh nghiệm ,cụ thể là: Phần thứ 4: Một số kinh nghiệm nhỏ qua việc dạy học môn toán phần giải toán có lời văn lớp 2. Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động giải toán có hiệu quả ,giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau đây: 1. Hướng dẫn học sinh phân tích các bài toán : +Đọc kĩ đề bài . Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa bài toán .Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài . Do đó, tôi đã yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới những dữ kiện quan trọng của bài toán .:”Hãy gạch dưới một gach những cái đã cho “ ; “Hãy gạch hai gạch dưới câu hỏi của đè toán”.Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc,em nào không chịu làm việc giáo viên đã biết và nhắc nhở. +Xây dựng ,thiết lập mối liên hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài toán . Tìm cách diễn đạt nội dung của bài bằng ngôn ngữ kí hiệu toán học . Tóm tăt đầu bài toán hoặc minh họa với sơ đồ hình vẽ bằng cách ghi dữ kiện điều kiện và câu hỏi của bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất . Ví dụ : Bài 3 (trang 5 SGK Toán 2 ) “Một cửa hàng buổi sáng bán 12 xe đạp,buổi chiều bán được 20 xe đạp. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp? -Phân tích nội nung +Học sinh đoc đề toán Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc + Hay gạch một gạch dưới cái đã cho + Hãy gạch hai gạch dướng câu hỏi của bàI toán Sau khi học sinh đa thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên , giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày phân tích nội dung để hiểu rõ nội dung đề toán . Buổi sáng bán : 12 xe đạp Buổi chiều bán: 20 xe đạp Cả hai buổi bán: xe đạp ? _Lập kế hoạch giải : Suy nghĩ để tìm ra cách trả lời các câu hỏi của bài toán cần biết gì ? Dùng phép tính gì ? Suy luận từ các số,điều kiện đã có, có thể biết gì ? Có thể sử dụng phép tính gì ? Trên cơ sở đó lập kế hoạch để giải bài toán . +Thực hiện cách phép tính theo kế hoạch để tìm ra kết quả đúng của bài toán . Mỗi bước của phép tính đều phải được kiểm tra lại cho đúng thử lại đáp số vừa tìm được ,em cách giải , lời giải đáp số có đúng câu hỏi cua bài hay đã phù hợp với điều kiện bài toán hay chưa ? Trình bày bài giải : Bài giải Cửa hàng bán được tất cả là: 12 + 20 = 32 (xe đạp) Đáp số : 32 xe đạp Từ cách hướng dẫn học sinh giải theo cách trên, học sinh đã nắm chắc được các bước giải và trình tự giải bài toán để học sinh tiến hành đến việc học và giải bài toán tiếp theo phức tạp hơn một cách dễ dàng . . 2. Hướng dẫn học sinh tự xây dựng một đề toán mới . Việc cho học sinh tự xây dựng đề toán vừa giúp các em phát triển tư duy độc lập , vưà giúp các em phát triển tính năng sáng tạo của tư duy . Đây là biện pháp gây chú ý và hứng thú học tập giúp cho các em hiểu rõ cấu trúc ,cách nghi nhớ dạng bài, đi sâu tìm hiểu thực tế và phát triển ngôn ngữ ,thông qua viêc tự nêu và giải quyết vấn đề,phát huy tính tích cực , vai trò trung tâm của các em trong quá trình dạy học .Có nhiều cách để giúp học sinh tự xây dựng một đề toán giáo viên cần nêu vấn đề ,yêu cầu và định hướng từ thấp đến cao ,từ dễ đến khó . . 3 . Đề toán đưa ra nhiều số liệu . Học sinh tìm số liệu thay thế rồi giải Ví dụ : Lớp 2 A có .học sinh chia thành.tổ . Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh ? 4 . Đề toán không đưa ra những câu hỏi Học sinh tự đặt câu hỏi cho đề toán và giải Ví dụ : “ Có 30 quyển sách để thành 5chồng Em hãy đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải. 5 . Cho biết cách giải bài toán . Học sinh tự nghĩ ra đề toán và giải . Ví dụ : 37 - 3 = 34 . Hãy đặt đề toán có cách giải như trên . 6 . Đăt một đề toán tương tự với đề mẫu . Trong phương pháp học sinh tự xây dựng đề toán các em thường mắc các khuyết điểm như : các số liệu chọn thiếu chính xác ,xa thực tế . Giáo viên cần giúp các em rèn luyện tư duy ,tính thực tế . Ví dụ : Hãy đặt một đề toán tương tự như bài dưới đây và giải . BàI 4 : (trang 171 SGK Toán 2) “Đội Một trồng được 530 cây,đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 140 cây Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây 7 . Một số bàI toán nâng cao cho học sinh khá giỏi : Việc bồi dương học sinh khá giỏi trong một tiết học,một dạng bài là không thể thiếu được đối với giáo viên có tâm huyết trong nghề dạy học .Bởi vậy song song với việc dạy trong chương trình giáo viên có thể tùy theo đối tượng của lớp mình để ra một số đề nâng cao bồi dưỡng học sinh khá giỏi và nâng dần lên từ rễ đến khó . Vì học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản rồi thì phát triển thêm cho các em cũng không có gì là khó .Tôi thêm một số dạng ở bài này như sau : Ví dụ 1 : “ Hùng và Dũng có 16 viên bi. Nừu Hùng có thêm 3 viên bi thì tổng số bi của hai bạn là bao nhiêu? ở ví dụ này học sinh có thể giải được hoàn toàn khi đã nắm chắc được kiến thức Ví dụ 2 : “Đào có 16 nhãn vở, Đào cho Mai 3 nhãn vở thì hai bạn Đào và Mai có số nhãn vở bằng nhau. Hỏi a/ Đào có nhiều hơn Mai bao nhiêu nhãn vở? b/Mai có bao nhiêu nhãn vở? ở ví dụ này khó hơn ở ví dụ trước tính lắt léo của bài nhiều hơn . - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ đầu bài - Phân tích và nhận dạng bài toán - Tìm phương pháp giải * Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý để học sinh giải bài toán một cách dễ dàng Tóm tắt Bài giải 16 nhãn vở a, Đào có nhiều hơn Mai: Đào 3 + 3 = 6 ( nhãn vở ) Mai b, Số nhãn vở của Mai là : 16 - 6 = 10 ( nhãn vở ) Đáp số : a, 6 nhãn vở b, 10 nhãn vở Kết quả thực hiện . Sau một quá trình dạy học trên thực tế tôi có kiểm tra lại đề như phần khảo sát . Kết quả thu được như sau : Tổng số học sinh tham gia : 28 em Khả năng Xếp loại Khả năng phân tích đề Khả năng thiết lập các dữ kiện để xây dựng qui trình Khả năng nêu lời giải đúng chính xác cho mỗi phép tính Khả năng trình bày bài toán đúng và đẹp S L % S L % S L % SL % Giỏi Khá Trung bình Yếu 10 11 7 0 35,7 39,3 25 0 9 12 7 0 32,2 42,8 25 0 11 10 7 0 39,3 35,7 25 0 9 12 7 0 32,2 42,8 25 0 Qua các bài kiểm tra và kiểm tra việc học ,làm bài tập của học sinh tôi thấy rằng:việc đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm , giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động như tôi đã trình bày ở trên mang lại hiệu quả cao. Đa số học sinh học được cách giải toán và biết tự trình bày bài giải một cách đúng nhất, giúp học sinh khắc phục được nhược điểm để nâng cao chất lượng giảm tỉ lệ học sinh yếu kém . C . phần Kết luận : Việc dạy – học giải toán có lời văn là vấn đề quan trọng trong việc dạy học toán nói chung và dạy học ở dạng này nói riêng . Tôi nhận thấy việc dạy cho học sinh giải toán có lời văn thành thạo không phải là khó song cũng không phải là dễ, làm cho học sinh hiểu được mục đích quan trọng của nó đó là cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục học tập của các lớp trên .Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy- học giải toán có lời văn giáo viên cần làm tốt các vấn đề sau: -Phải có cái nhìn tổng quat về chương trình,đặc biệt là phần giải toán có lời văn gồm những dạng nào.Để từ đó xây dựng bài giảng trên cơ sở khắc phục những nhược điểm, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. -Khi dạy nên tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập “bằng tay” đòi hỏi mỗi học sinh tự suy nghĩ tìm tòi. Nhờ đó mà giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh,cũng như các em có chịu suy nghĩ (làm việc ) hay không qua hoạt động “băng tay” các em.Nguồn thông tin phnr hồi từ học sinh này sẽ giúp cho giáo viên tiếp tục quá trình dạy học một cách thuận lợi. Hình thức dạy học này thúc giục 100% học sinh suy nghĩ (làm việc) để tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới. - Khi lập kế hoạch phải dự tính trước được lỗi học sinh thường mắc phải , từ đó có cách chữa lỗi .Trong giờ học không nên áp dụng nặng nề , không nên gay gắt với những học sinh thường mắc lỗi ,nhẹ nhàng để học sinh thấy yên tâm . - Đối với những bài có cấu trúc giống nhau trong quá trình giải ,học sinh dễ nhầm lẫn máy móc giữa bài này với bài khác. Vì vậy giúp các em so sánh các bài toán mà nội dung có điểm giống nhau nhưng các câu hỏi khác nhau nên phải giải bằng số lượng phép tính khác nhau . - Giúp học sinh hiểu bài bằng cách giao việc cho các em thông qua gợi ý hoặc lập hệ thống câu hỏi . Do đó yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các
File đính kèm:
- SKKN Day giai toan co loi van cho HS Lop 2.doc