Một vài kinh nghiệm dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh lớp 9

Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế và nó đã được đưa vào chương trình giảng dạy, trở thành một trong những bộ môn chính khoá ở các bậc học phổ thông. Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể.

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5167 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài kinh nghiệm dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH 
CHO HỌC SINH LỚP 9
I.Đặt vấn đề
1. Cơ sở lý luận:
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế và nó đã được đưa vào chương trình giảng dạy, trở thành một trong những bộ môn chính khoá ở các bậc học phổ thông. Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể.
Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp. Để giao tiếp tốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn từ vựng nhất định, vốn từ vựng càng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giao tiếp nhanh chống và có hiệu quả.
Với mục đích dạy tốt môn Tiếng Anh trong thời gian đã hơn10 năm đứng lớp và giúp cho học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc học từ mới và học từ mới có hiệu quả. Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp cộng với những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua các giờ dạy từ vựng lớp 9. Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và tôi đã mạnh dạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Khi thực hiện đề tài này tụi đó sử dụng cỏc phương phỏp sau:
1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2/ Phương pháp thực nghiệm
3/ Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp phải một số khó khăn và thuận lợi sau:
2. Cơ sở thực tiễn:
Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi cũng như các giáo viên dạy Tiếng Anh được thạm gia các lớp chuyên đề đổi mới các lớp 6, 7, 8, 9; thao giảng, nghiên cứu, thảo luận việc đổi mới PPDH ở thành phố, cụm, trường. Từ đó tôi đã học tập được những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới để dạy các lớp 6, 7, 8, 9.
Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh khá đầy đủ như: đèn chiếu, đài catset, băng hình, tranh ảnh và thậm chí những năm gần đây trường chúng tôi đã thực hiện việc dạy học bằng giáo án điện tử. Vì thế chất lượng dạy học bộ môn ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Bản thân luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của các anh chị em đồng nghiêp và đặc biệt là các anh chị em trong tổ chuyên môn.
Phần lớn học sinh rất hứng thú và và chỳ ý say mờ trong học tập
Bờn cạnh đú một số cá biệt học sinh vẫn còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, còn chây lười, ỷ lại và mang tính thụ động.
Đại đa số học sinh là con em nông dân nên điều kiện tiếp xúc với phương tiện thông tin còn hạn chế.
* Để thực hiện phương pháp thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát vốn từ vựng bộ môn Tiếng Anh đầu năm đối với lớp 9 như sau:
- Số học sinh nói đúng: 50%
- Số học sinh viết đúng: 35%
Học sinh đạt yêu cầu về nghe, nói, đọc, viết: 50%
- Học sinh hứng thú học từ: 45%
- Một số học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, vốn từ vựng và cách nhớ từ còn hạn chế. Một số học sinh chỉ nói theo chứ không viết đúng, học còn trầm, chậm.
Trước tình hình đó tôi đã tìm giải pháp tốt nhất để giúp các em chủ động nhớ từ, vận dụng từ và hứng thú học từ qua giờ dạy có từ vựng.
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1.Các bước để giới thiệu từ mới:
Bước 1: Thâm nhập nắm chắc chương trình môn Tiếng Anh lớp 9, nghiên cưú kỹ nội dung từng bài để có kế hoạch làm đồ dùng cho giờ dạy sôi động, hấp dẫn và lôi cuốn.
Bước 2: Phối hợp với học sinh và duy trì ngôn ngữ giao tiếp với học sinh bằng cách đặt câu hỏi học sinh trả lời.
Bước 3: Lựa chọn và phân loại từ: từ chủ động hay từ bị động.
Bước 4: Sử dụng các thủ thuật linh hoạt để giới thiệu nghĩa của từ.
Bước 5: Kiểm tra việc hiểu và nắm nghĩa của từ.
Bước 6: Luyện tập từ của học sinh.
Bước 7: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm được từ của một số học sinh yếu nếu cần thiết.
2. Các phương pháp để giới thiệu nghĩa của từ vựng:
Realia, picture, mime, translation, explanation, synonym, antonym,...
a. Lựa chọn từ để dạy:
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Lựa chọn từ để dạy tôi cần xem xét từ chủ động hay bị động? Trước khi dạy tôi phải đọc bài và nghiên cứu kỷ để tìm từ chủ động và thụ động. 
- Từ chủ động(active/ productive vocabulary) là những từ hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết liên quan đến nội dung chính của bài và được sử dụng nhiều trong phần luyện tập (practice)..
- Từ bị động(passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc, ít sử dụng và kém nhu cầu giao tiếp.
Cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng.
Tôi xác định sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động tôi có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa của từ (ví dụ: tra từ điển, hoặc đoán từ qua ngữ cảnh).
Eg: Dạy bài 5 (lesson 1) tôi đã chọn các từ chủ động: a crier , a viewer, channel, remote control,
Từ để đoán: interactive, convenient, widely, wonderful
Từ được chia làm 2 loại: 
Từ nội dung(content words) và từ chức năng(function words). Từ nội dung là những từ biểu thị người, vật, hiện tượng, tính chất,.... nó có nghĩa khi từ được đứng độc lập. Thường là các loại từ như danh từ, tính từ, động từ. Ex: a teacher, a poet, baggy, intermediate, (to) do
Từ chức năng là những từ có ít nghĩa khi nó đứng một mình, nó biểu thị một mối quan hệ ngữ pháp ngay trong một câu hay giữa các câu, nên ta gọi là nghĩa về ngữ pháp(grammatical meaning). Các loại từ như liên từ, giới từ, mạo từ.... thường được gọi là chức năng.
Ngoài ra từ còn có nghĩa đen (denotation) và nghĩa bóng (connotation). Với sự đa dạng của từ, tôi đã đầu tư trong việc lựa chọn từ thích hợp, có vai trò chủ động để hiểu được nội dung chính của bài học. Vì thế trong mỗi tiết dạy tôi chỉ cho các em 5-8 từ chủ động, vì thực tế có bài có đến 10-15-20 từ mới, nếu đưa ra quá nhiều học sinh sẽ không nhớ nỗi.
b. Các hình thức để giới thiệu từ vựng. 
Có nhiều phương pháp giới thiệu từ vựng nhưng giới thiệu bằng cách nào cho phù hợp với từ, với đối tượng để học sinh dễ nhận biết và phát huy được tính tích cực ,tìm tòi, đoán nghĩa của học sinh.
- Dùng tranh ảnh hay đồ vật cụ thể (visual realia). Khi dạy những từ cụ thể tôi đã mang những vật thực để giới thiệu.
Eg: Dạy bài 5 có những từ cầm đồ vật thật như: remote control, magazine.
 Dạy bài 7 có những từ cầm đồ vật thật như: water bill, crack,...và các bài khác như: comic, bill, bulb, flashlight, doll,....
 - Khi dạy những từ cần hình ảnh , tôi đã dùng tranh để giới thiệu.
 Dạy bài 2 có những từ dùng tranh như: a plainsuit, a plaid skirt, a striped shirt, faded jeans, baggy pants,...
 Dạy bài 6 có những từ dùng tranh như: garbage dump, air pollution, dynamite fishing, deforestation spraying pesticides,...
 Dạy bài 9 có những từ dùng tranh như: snow storm, earthquake, typhoon, tornadoes, thunder storm,. ..
Có những hình ảnh đơn giản tôi có thể vẽ hình que lên bảng.
Eg: bamboo forest, river bank, faucet, funnel shaped, brucket, ladder, leak,.....
Bằng hình thức này tôi đã tạo cho học sinh những tình huống sinh động nhưng dễ hiểu. Học sinh thích thú và khá sôi nỗi. Nhiều em còn tranh nhau để đoán từ, thậm chí có những em yếu như em , Thuý, Hoỏ, H. Dũng, ... và thường tôi gọi những em yếu để cho các em có cơ hội và mạnh dạn hơn trong học tập.
- Dùng cử chỉ, điệu bộ để giới thiệu(mime, body, gestures and actions).
Eg: (to)pray, (to)lay out, (to)swap , (to)hug, (to) turn up, (to) throw, (to) decorate,....
Sử dụng hình thức này tôi đã thể hiện rõ ràng, tự nhiên giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhận biết và rất hứng thú học.
ã Sử dụng từ đồng nghĩa(synonym) và từ trái nghĩa(antonym)
Một phần giúp học sinh liên tưởng đến những từ đã học, vừa nắm được nghĩa của từ mới.
Eg: “enormous” ạ “great/ huge”, (to) live apart ạ live together, (to) reduce ạ (to) increase, (to) disappear ạ (to) appear,...
 (to) capture = (to) catch, extensive = large/ wide (adj), (to) occur = happen, remote =distant (adj),the shore = the beach 
ã Sử dụng tình huống(situation) hay giảng giải (explanation).
Eg: (to) keep in touch. Although my friend lives in HCM City, I often hear about her health, study. We...(unit 1) 
(to) correspond (Unit 1). They usually write letter to each other.They usually...
 - a poet (unit 2) – To Huu is a famous....
 - banyan tree: Uncle Ho planted a............ in Tan Trao.
 - an examiner : In an exam, teachers are called .......
 - ethnic minorities (unit2) Thai, Muong, Dao,... are...
 - a blanket. It makes us warm at night.
Ngoài ra tôi còn sử dụng tình huống giảng giải, dạy từ trong ngữ cảnh, giải thích từ bằng những Tiếng Anh đơn giản, nhiều em rất tích cực trong việc đoán từ. 
Đối với những từ trừu tượng tôi dùng phương pháp dịch thuật như khi dạy bài 4 (B).
Eg: shrine, mosque, interactive, a dripping faucet, freedom choice, (to) warn, edition,.....
Tómlại: Các hình thức giới thiệu từ đa dạng nhưng tuỳ vào tình hình thực tế đối tượng học sinh và vào từng từ cụ thể mà giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp để đạt được hiệu quả cao.
3. Các bước trình bày một từ mới:
- Âm thanh và ngữ nghĩa: Kỹ năng nghe hiểu phải đươc đặt lên trước kỹ năng viết. Vì thế trước hết tôi đã gợi ý để học sinh nêu ra được từ mới. 
Học sinh nghe tôi đọc cách phát âm của từ (2-3 lần). Sau đó tôi yêu cầu học sinh nhắc lại đồng thanh, cá nhân. Tôi ghi từ lên bảng (những từ có 2 âm tiết tôi đánh rõ trọng âm).
- Khi học sinh ghi được từ vào vỡ tôi đã dùng nhiều biện pháp để kiểm tra từ. Các hình thức trò chơi theo nhóm đã thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Rub out and remember: Hình thức này đã thực sự giúp học sinh nhớ từ ngay tại lớp.
+ Slap the BB: Hình thức này đã giúp học sinh nhận ra từ vựng qua nghe hiểu và kiểm tra việc hiểu nghĩa từ của học sinh. Học sinh làm việ theo nhóm. Nhóm nào cũng muốn chiến thắng vì vậy các em hoạt động rất nhanh nhẹn và sôi nỗi.
+ What and Where: Tôi đã gợi ý để học sinh đưa ra được từ vựng rồi viết chúng vào các vòng tròn lên bảng, lần lượt (đọc-xoá-đọc) và tôi yêu cầu học sinh phải nhớ được từ và vị trí của nó để lên viết lại. Thoạt đầu một số em yếu còn nhút nhát nhưng dần về sau nhiều em đã rất mạnh dạn và muốn lên bảng để viết. Hình thức này đã giúp học sinh ghi nhớ và ôn luyện từ bằng cách viết từ
+ Matching words: Tôi yêu cầu học sinh nối nghĩa tiếng Việt với tiếng Anh hoặc với tranh. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian và học sinh rất hào hứng làm việc, 90% học sinh xung phong lên bảng để nối, kể cả những em rất yếu. 
Eg: Unit 2 – lesson 4 (on the poster):
	go met
 	have told
 be gone
buy had
 give been
 learn bought 
 teach given 
 know taught 
 tell known
 meet	 learnt
	...	...
+ Guessing pictures (đoán tranh): Phương pháp này đã giúp nhiều học sinh cúng nói và luyện từ mới một cách có ý nghĩa.
+ Bingo: Bằng cách này tôi đã giúp học sinh luyện tập được kỹ năng nghe và nối âm thanh nghe được với từ đúng. Học sinh thực hành rất sôi nỗi. Thậm chí học sinh còn đề nghị giáo viên cho làm lại để quyết giành chiến thắng.
+ Finding friends (tìm bạn): Dưới hình thức này tôi đã giúp các em kết hợp được cách dùng của từ với một cụm từ khác. Giúp các em phân biệt được nghĩa của từ trong những tình huống khác nhau.
Eg: Khi dạy unit 2 để nhớ tên các loại áo quần tôi đã yêu cầu các em đánh dấu (V) vào những ô theo hàng ngang .
Clothes
Jeans
Colorful T- Shirt
a plaid skirt
school uniform
plain suit
blue shorts
Casual
V
favorite
special occasions
V
Bằng cách này học sinh đã dùng đúng từ, tránh được sự kết hợp sai , học sinh đã áp dụng đúng trên 80%.
+ Noughts and croses: Tôi đã dùng hình thức này để kiểm tra việc vận dụng từ mới trong câu và thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt hiệu quả cao về học tập từ.
+ Jumbled words: Bằng cách kiểm tra này tôi đã giúp học sinh luyện tập viết đúng chính tả của từ. Học sinh phải sắp xếp được các chữ cái lộn xộn thành một từ có nghĩa.
Ngoài những hình thức kiểm tra từ trên tôi còn tổ chức cho các em nhiều trò chơi khác nhau để rèn luyện kỹ năng viết và sử dụng từ, vừa tăng thêm sự hứng thú trong học tập cho các em.
Eg: Trong các bài ôn tập tôi thường kiểm tra từ bằng trò chơi(lucky number). Mỗi học sinh tự chọn số của mình theo nhóm và đặt được câu với từ hoặc giải thích nghĩa từ theo yêu cầu của giáo viên.
Hoặc tôi cho học sinh thi nhau viết từ bằng các cách sau:
ã Viết từ bắt đầu bằng chữ cái cuối (theo nhóm)
ã Viết tiếp chữ cái để tạo thành một từ có nghĩa, ai kết thúc được sớm là người đó thắng cuộc.
Hoặc tôi vận dụng trò chơi(wordsquare, network, wordstorming, ...)
Eg: Unit 12 – lesson 1: “network”
activities of entertainment
Học sinh làm việc theo nhóm 
	watching TV	 
 listening to music
Với các hình thức này đã thực sự đem đến hiệu quả cao cho các em trong việc nhớ từ và vận dụng từ.
* Trong quá trình hướng dẫn học sinh học từ, nhớ từ và vận dụng từ tôi luôn theo dõi thái độ và kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh bổ sung cho việc nâng cao giờ dạy từ vựng. Tôi thường đưa bài tập luyện từ từ dễ đến khó để nâng cao dần trình độ và kỹ năng sử dụng từ cho các em(đặc biệt là đối tượng khá, giỏi). Tôi thường cho các em bài tập điền từ vào chổ trống sau khi đã kiểm tra từ hoặc để rèn luyện thêm kỹ năng nghe tôi đã cho các em bài tập(ordering) sắp xếp từ theo đúng trật tự. Một số học sinh khá, giỏi đã thể hiện năng lực, trí tuệ của mình và các em làm việc rất tích cực, chủ động.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Vận dụng những quy trình và phương pháp như đã nêu trên và quá trình giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy rằng phần dạy từ vựng đã đạt được hiệu quả rất cao so với trước đây. Tôi đã thực sự tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Nhiều em đã biết tìm tòi, phát hiện những từ chủ động liên quan đến bài học hay chủ điểm nào đó. Khi giáo viên giảng giải thiết lập tình huống các em đã biết suy nghĩ về từ mà giáo viên muốn đề cập đến, hay nhìn vào một bức tranh, một hình ảnh, đồ vật các em cũng có liên tưởng đến một từ. Vì thế trước đây có nhiều em rất lười học từ, nhút nhát trong giao tiếp nay đã rất mạnh dạn và đã biết vận dụng từ trong giao tiếp. 
Sau một thời gian vận dụng các kỷ thuật dạy từ vào bài học: Khảo sát về kỷ năng vận dụng từ, kết quả như sau:
- Nói đúng: 85% (hơn 35% so với trước)
- Viết đúng 75% (hơn 30% so với trước)
- Học sinh đạt yêu cầu về nghe, nói, đọc, viết: 90% (hơn 40% só với trước).
- Học sinh hứng thú học từ 100% (hơn 55% so với trước).
Qua thể hiện đề tài đã làm , tôi nghĩ rằng giáo viên cần đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và hình thức dạy từ một cách linh hoạt mới nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường THCS.
IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những điều rút ra từ thực tế, phải nói rằng việc dạy và học từ vựng trong Tiếng Anh là bước đi rất quan trọng nối liền giữa việc học từ vựng ban đầu đến cái đích phát triển các kỹ năng, kỹ xảo. 
1.Muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy từ, gây hứng thú học bộ môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 9 nói riêng, học sinh THCS nói chung giáo viên cần nắm chắc chương trình, nghiên cứu kỹ bài dạy: Lựa chọn từ thích hợp, chủ động để học sinh hiểu được nội dung bài hay phục vụ mục đích giao tiếp.
2. Căn cứ vào từ loại, nghĩa của từ, đối tượng học sinh để chọn phương pháp trình bày hợp lý, dễ hiểu và có hiệu quả.
3. Sử dụng hình thức kiểm tra, luyện tập từ phù hợp với bài học, đối tượng và thời gian. Giáo viên cần sáng tạo trong việc ra các dạng bài tập, luyện tập phong phú để huy động được toàn bộ học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, hướng dẫn học sinh biết tự học(tự tra từ, đoán từ ở nhà).
4. Quá trình giảng dạy giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, động viên khuyến khích học sinh học tập. 
5. Hoạt động của thầy và trò trong từng tiết học cần phải theo hướng đổi mới: Thầy tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm bắt những kiến thức mới, trò lắng nghe để nhận nhiệm vụ, thực hiện hoạt động một cách tích cực và sáng tạo. Giáo viên cần thường xuyên vận dụng các kỷ thuật dạy học vào tiết dạy để giúp học sinh có cơ hội luyện tập từ nhiều hơn. Giáo viên cũng cần rút kinh nghiệm sau mỗi buổi dạy để thực hiện giờ lên lớp sáng tạo hơn, giúp học sinh học tốt hơn.
V.NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Tụi kớnh đề nghị ngành GD- Đồng Hới nờn tổ chức thường xuyờn cỏc buổi chuyờn đề cụm để giỏo viờn cú cơ hội trau dồi và học hỏi thờm nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Trên đây tôi chỉ đề cập đến phần nào kinh nghiệm của bản thân. Chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót mong Ban giám khảo, các thầy, cô cũng như đọc giả có sự thông cảm và góp ý chân thành và bổ sung thờm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 03 tháng 3 năm 2011
 Người trình bày
 Võ Thị Hồng Lĩnh 
HĐKH TRƯỜNG THCS BẮC NGHĨA
HĐKH NGÀNH GD- ĐT ĐỒNG HỚI

File đính kèm:

  • docSKKN Anh 9.doc