Một vài thủ thuật dạy viết đạt hiệu quả cao ở bậc THCS

Trải qua một thời gian dài học tập rồi sau đó lại đứng trên bục giảng để tiếp tục công việc của những lớp thầy cô đi trước, tôi nhận ra rằng Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là một môn khó học. Có thể nói Tiếng anh gần như là một môn năng khiếu vì môn học này bắt buộc phải đi theo bốn kĩ năng riêng biệt đó là: nghe, nói, đọc, viết. Bốn kĩ năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kĩ năng này hỗ trợ kĩ năng kia và trong 4 kĩ năng này thì có thể nói kĩ năng viết là khó nhất đối với các em học sinh ở bậc THCS bởi vì khi các em viết thì đòi hỏi 2 vấn đề cơ bản là cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, để làm được việc này thì thật là khó với các em dẫn chứng cụ thể là qua các bài kiểm tra khảo sát, hoặc thi chọn học sinh giỏi vòng trường thì hai kĩ năng này còn hạn chế có em thì rất thuộc từ vựng lại quên ngữ pháp, có em nhớ cấu trúc và ngữ pháp lại quên từ vựng, hoặc nhớ cả hai mà lại không biết viết như thế nào. Từ chỗ đó học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú trong tiết học viết hoặc học sinh học viết một cách máy móc. Xem kết quả từ sách giải bài tập mà không phát huy được tính tích cực khả năng tư duy của học sinh. Do vậy, để học sinh chủ động hơn trong kĩ năng viết và tiết học viết trở nên sôi nổi, hào hứng hơn tôi đã áp dụng đề tài “ Một vài thủ thuật dạy viết đạt hiệu quả cao”. Từ năm học 2006-2007,2007-2008 và trong năm học này.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài thủ thuật dạy viết đạt hiệu quả cao ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phịng GD&ĐT Huyện Bù Đăng
Trường: THCS Nghĩa Trung
Tổ: Anh Văn - Thể Dục
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI THỦ THUẬT DẠY VIẾT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ở BẬC THCS
 Giáo viên thực hiện: Hồ Lê Phương Hạnh
NĂM HỌC: 2008-2009
MỘT VÀI THỦ THUẬT DẠY VIẾT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ở BẬC THCS
THỰC TRẠNG VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trải qua một thời gian dài học tập rồi sau đó lại đứng trên bục giảng để tiếp tục công việc của những lớp thầy cô đi trước, tôi nhận ra rằng Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là một môn khó học. Có thể nói Tiếng anh gần như là một môn năng khiếu vì môn học này bắt buộc phải đi theo bốn kĩ năng riêng biệt đó là: nghe, nói, đọc, viết. Bốn kĩ năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kĩ năng này hỗ trợ kĩ năng kia và trong 4 kĩ năng này thì có thể nói kĩ năng viết là khó nhất đối với các em học sinh ở bậc THCS bởi vì khi các em viết thì đòi hỏi 2 vấn đề cơ bản là cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, để làm được việc này thì thật là khó với các em dẫn chứng cụ thể là qua các bài kiểm tra khảo sát, hoặc thi chọn học sinh giỏi vòng trường thì hai kĩ năng này còn hạn chế có em thì rất thuộc từ vựng lại quên ngữ pháp, có em nhớ cấu trúc và ngữ pháp lại quên từ vựng, hoặc nhớ cả hai mà lại không biết viết như thế nào. Từ chỗ đó học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú trong tiết học viết hoặc học sinh học viết một cách máy móc. Xem kết quả từ sách giải bài tập mà không phát huy được tính tích cực khả năng tư duy của học sinh. Do vậy, để học sinh chủ động hơn trong kĩ năng viết và tiết học viết trở nên sôi nổi, hào hứng hơn tôi đã áp dụng đề tài “ Một vài thủ thuật dạy viết đạt hiệu quả cao”. Từ năm học 2006-2007,2007-2008 và trong năm học này.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Sách TiếngAnh 6,7 phần viết thường đi kèm với các phần khác. Nhưng sách Tiếng Anh 8,9 thì phần viết đi từng phần cụ thể bắt đầu từ Getting started_ Listen and read, Speak_listen,read,writephần viết thì có nhiều dạng viết như:
Viết có hướng dẫn (guided writing)_(điền vào chổ trống, nối câu, sắp xếp câu)
Viết tự do (composition essay).
Sau đây là một vài thủ thuật dạy viết đạt hiệu quả cao.
Xác định mục tiêu bài viết:
Theo tôi, viết là hình thức củng cố của các kĩ năng nghe và nói: đọc hiểu ngữ pháp.
Do đó, giáo viên phải xác định cho học sinh bài viết các em sẽ viết ở dạng nào?
- Viết lại (copy) hay lựa chọn (multiple choice), kết nối(matching), hoàn thành câu(completed exercise), viết chính tả(dictation), viết theo cấu trúc(contructing sentenses), viết tự do(free writing).
Từ đó, để học sinh luôn liên tưởng xây dựng tình huống.
Chuẩn bị đồ dùng phù hợp và tạo tình huống cho ngữ cảnh:
Để thể hiện nội dung bài viết thì tương đối khó và mất nhiều thời gian. Vì vậy, để gây hứng thú học tập ở học sinh mà đạt hiệu quả cao thì ngoài những dụng cụ trực quan như máy Cassetle và tranh ảnh minh hoạ có sẵn. Tôi luôn lôi kéo học sinh vào bài học bằng nhiều cách khác nhau.
Examples: Ởû Anh văn 8 – Unit 1- yêu cầu: Read the information about Tâm then write a paragraph about your partner (excrcise 3).
Ở đây, tôi dùng 1 tranh minh hoạ – tôi giới thiệu người trong tranh (name, appearance, characters, address, family, friends).
Giáo viên nên hướng học sinh miêu tả con người thì nên miêu tả từ hình dáng, diện mạo rồi mới đi vào tính cách để bài văn logic hơn
Từ đó, học sinh sẽ hình dung và cảm thấy dễ viết hơn với yêu cầu của bài tập.
Trong kĩ năng viết đôi khi chúng ta dùng hình thức giao tiếp để diễn giải nội dung bài học cũng được ( communicative/ chatting).
Examples: sách Anh văn 8 – Unit 8 – Lesson 4 write – Part 2
Yêu cầu của bài viết: Write a letter to a friend about your neighbor hood.
Để làm sáng tỏ phần này giáo viên có thể nhắc lại cho học sinh nhớ lại bố cục của một lá thư bình thường:
Hình thức của một lá thư bình thường gồm có:
	 Write’s address
Heading 
 Date
Opening _ dear
Body of the letter
Closing _ your friend/regards/love.
Tiếp theo là giáo viên dùng hình thức giao tiếp (communicative approach) với yes/ no question hoặc wh – questions như:
Where do you live?
Is your house big or small? Is it beatiful?
What can you see from your bedrom window?
How far is it from home to school?
How do you get to school?
What kinds of facilitise are there in your neighborhood?
What things in your neighborhood do you like best?why?
 Giáo viên có thể cho học sinh viết ra câu trả lời, từ đó học sinh sẽ sâu chuỗi những câu trả lời này thành 1 lá thư, với hình thức giao tiếp (chatting) như vậy vừa rèn kĩ năng nói đồng thời cũng phát triển kĩ năng viết của học sinh.
Những thủ thuật trước khi viết (pre-writing)
 Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng dạy học nêu trên thì nếu tiến trình của bài viết phải đi theo pre-writing-while-writing và post writing) theo cá nhân tôi thì phần pre-writing là phần quan trọng nhất; bởi vì nếu giáo viên làm rõ phần này thứ nhất là lôi cuốn học sinh vào tiết học, thứ hai là học sinh có nền tảng cho phần viết tôi vẫn thường nói với học sinh rằng: “ Khi các em muốn xây một ngôi nhà thì công việc đầu tiên là phải làm móng cho vững chắc, tiếp sau đó mới dùng gạch để xây, giống như học viết trong Tiếng Anh vậy. Nền móng ngôi nhà sẽ là cấu trúc câu, còn những viên gạch là từ vựng”. Do vậy, ở phần Pre-writing tôi dùng các thủ thuật sau:
Xác định cho học sinh biết các em sẽ viết về cái gì?( viết thư thăm hỏi, viết thư phàn nàn, viết một bài diễn văn hoặc sắp xếp câu)
Khi đã xác định được chủ đề viết rồi thì giáo viên mới tiếp tục.
Dẫn dắt học sinh đi vào chủ đề viết:
Để giới thiệu tốt; giáo viên cần phải đưa yếu tố ngôn ngữ mới vào ngữ cảnh thích hợp, có thể là một tình huống giao tiếp hay một văn bản (text).
Example1: ở sách Anh văn lớp 9 – Unit the Media-Lesson 4 write.
Bài tập yêu cầu về sự tiện ích của internet.
Với yêu cầu này, trước hết giáo viên phải cung cấp lại ngữ liệu cho học sinh
 news articles
As a source of information
As a source of entertaiment
As a means of education
 weather 
forecast movies
 Internet on line lesson
 games 
 self study
 music
 on line schools
Sau khi cung cấp ngữ liệu thì công việc kế tiếp là xác định thì của động từ ở bài này nói về một sự thật hiển nhiên nên giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng thì hiện tại đơn(simple present). Ngoài ra, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số cụm từ để chuyển ý như: fist, next, then, there foren I think, In my opinion để bài viết sâu sắc hơn thì mỗi sự tiện ích giáo viên nên hướng dẫn học sinh cho examples cụ thể.
Đôi khi chúng ta quên mất một điều là việc phát triển kĩ năng nói (speaking skill) đi kèm với kĩ năng viết (writing skill) là công việc rất quan trọng bởi vì khi các em nói được thì các em sẽ truyền đạt lại ý tưởng qua kĩ năng viết (communicate with others in written language).
Examples: ở sách Anh văn lớp 8 Unit 11- Lesson 4 write (part 2) (inbook page 106-107)
Bài tập yêu cầu: Put the events in the correct charonological order and write the story. Để làm sáng tỏ việc này và giúp học sinh viết dễ dàng hơn thì công việc đầu tiên của giáo viên là cho học sinh nhận ra tranh theo các em thì hành động nào xảy ra trước, hành động nào xảy ra sau?( expected answers: d-b,e,a,f,c,g. 
Khi học sinh sắp xếp được rồi thì giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo thứ tự theo tranh để viết cho đúng thì giáo viên phải giải thích với học sinh rằng: hành động này xảy ra với Quyên ở tuần trước nên thì của động từ phải dùng trong câu là thì quá khứ đơn (simple past) – giáo viên cũng nên đưa ra cấu trúc (structure)[s+v2/ed] nếu cần thiết, đồng thời cũng giải thích một số từ mới cho các em như: stumble(v), pool(v)
Tóm lại, trong kĩ năng viết nếu giáo viên làm tốt thể hiện rõ nội dung, yêu cầu của bài thì đây sẽ là nền móng cơ bản để học sinh đi tiếp phần sau.
While- writing activitives ( trong khi viết):
- Sau khi giải thích rõ ràng ở phần Pre-writing rồi, thì giáo viên cho học sinh tiến hành viết. Viết thì có nhiều kiểu viết như viết theo nhóm (practice in groups) viết theo cặp(work in pairs) viết cá nhân (work individual) nhưng theo tôi nên cho học sinh viết theo nhóm ( nhóm khoảng 5è6 em). Bởi vì, học sinh này sẽ hỗ trợ cho học sinh kia (khá, giỏi sẽ hỗ trợ cho học sinh TB, yếu) hơn nữa các em có cơ hội trao đổi suy nghĩ và ngôn ngữ của mình. Giai đoạn này là giai đoạn học sinh vận dụng ngôn ngữ sau khi tiếp nhận yếu tố ngôn ngữ mới, ở giai đoạn này học sinh tự nói lên yếu tố ngôn ngữ mới. Vai trò của giáo viên ở giai đoạn này chỉ là theo dõi sự luyện tập của học sinh đi đến từng nhóm nhắc nhở, động viên, giải thích (monitor).
- Để học sinh tự tin và tham gia tốt vào các hoạt động trong giai đoạn này không khí lớp học phải thoải mái. Do đó, sau khi hướng dẫn giáo viên nên tránh can thiệp vào hoạt động giao tiếp của học sinh để học sinh có thể tự do trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. Bởi vì, trong quá trình giao tiếp như vậy thì học sinh có thể tự điều chỉnh hoặc sửa sai cho nhau. Chính điều này sẽ khích lệ động viên các em rất nhiều tăng thêm hứng thú học tập. Và học sinh cũng có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ theo hiểu biết của các em.
 5. Post writing (post writing past):
Giai đoạn này là giai đoạn giáo viên thu thập những phản hồi(feedback) từ học sinh qua đó thẩm định được năng lực và đánh giá những gì học sinh tiếp thu và chưa tiếp thu, lúc này giáo viên mới đi chốt lại và kiểm tra đúng sai sửa lỗi cho học sinh. Theo tôi, nếu làm như vậy thì mang tính máy móc (mechanical drill) do đó để tránh tình trạng này xảy ra, giáo viên nên để học sinh tự sửa lỗi và nhận xét cho nhau. Như vậy để học sinh chủ động làm việc, giáo viên chỉ là người giúp đỡ, theo dõi để kiểm tra đánh giá một quá trình làm việc của học sinh.
Điều thành công quan trọng nhất của phần này là giáo viên phải chuẩn bị một đáp án hoàn chỉnh hoặc một bài viết mẫu ( bởi vì Anh văn 8,9 thường viết theo chủ đề) từ đó giúp học sinh hoàn thiện hơn trong kĩ năng viết đồng thời các em có thể mở rộng và nâng cao kiến thức thông qua bài viết mẫu đối với học sinh khá giỏi.
Nói chung, đây là giai đoạn học sinh thực hành củng cố những gì đã học và tự điều chỉnh nếu có những vấp váp. Ơû phần này học sinh trao đổi một cách tự do hơn, các em ít lệ thuộc vào những bắt buột của giáo viên hoặc sách giáo khoa.
Với những yêu cầu như vậy giáo viên nên chọn một số hoạt động trên lớp sao cho phù hợp với trình độ của học sinh. Đồng thời, phải có một số yếu tố thách thức để học sinh cố gắng vượt qua, điều này nhằm tạo hứng thú học tập nơi học sinh. Ngoài ra, việc sửa sai còn có thể thực hiện sau khi hoạt động trên lớp đã kết thúc hoặc giáo viên có thể trở lại những vấn đề này ở những bài học có liên quan (direct/ deplayed correction).
Những lỗi thường mắc phải trong kĩ năng viết:
 Trong Tiếng Anh hai kĩ năng nói và viết khác nhau hoàn toàn, khi nói nói làm sao để người nghe hiểu là được.
Examples: A:where to?(đi đâu vậy)?
 B: to the zoo ( đi đến vườn bách thú)
Trong kĩ năng nói không cần dùng cấu trúc ngữ pháp nhưng người nghe cũng hiểu được nội dung, ý tưởng của người truyền đạt thế nhưng trong kĩ năng viết lại khác nhau hoàn toàn, phải dùng cấu trúc câu, nghĩa của từ trong văn cảnh, trật tự của từ Do đó để giúp học sinh ngày càng hoàn thiện hơn ở kĩ năng viết, tôi xin trình bày một số lỗi mà các em thường mắc phải:
Danh từ số ít, danh từ số nhiều, danh từ đếm được và danh từ không đếm được.
 How many + danh từ số nhiều + are there?
 How much + danh từ số ít + is there?
Examples: sai : How much money are there?
 Đúng: How much money is there?
Chú ý: có những danh từ không đếm được trong Tiếng Anh nhưng lại đếm được ở những tiếng nước khác. Examples: tiếng Việt Nam: bánh mì ( là danh từ đếm được) nhưng trong Tiếng Anh lại là danh từ không đếm được, do đó nếu suy luận đếm được hay không đếm được theo suy nghĩ riêng của mình đôi khi ta có thể phạm sai lầm cách hay nhất là học thuộc lòng.
Sau đây là những danh từ không đếm được trong Tiếng Anh mà học sinh thường bị sai lỗi advice: lời khuyên, behavior: hạnh kiểm, bread: bánh mì, furniture: đồ đạc, information: thông tin, news: tin tức, scenery: phong cảnh, traffic: sự lưu thông, weather: thời tiết, work: công việc, money: tiền, luggage: hành lý.
Danh từ kép: (Noun + Noun)
Trong Tiếng anh ta thường gặp hai danh từ đi liền với nhau, đôi khi ba danh từ
Examples: tennis shoes: giày quần vợt, orange juice: nước cam vắt.
Ta thấy vị trí của danh từ ghép đi ngược với vị trí tiếng việt, do đó danh từ đầu tiên dùng như tính từ bổ nghĩa cho danh từ sau.
Chú ý: trường hợp danh từ + danh từ ta lấy danh từ sau dịch trước và danh từ trước dịch sau thì đúng với tiếng việt.
Examples: 1 chén thuỷ tinh è a glass bowl
 1 đèn để bàn è a table lamp
 Chìa khóa nhà è house keys.
Chúng ta có thể đặt 3,4 danh từ liên tiếp như vậy.
Examples: trung tâm nghiên cứu tai nạn trên đường ( road accident research centre).
3. Vị trí của tính từ:
Khi danh từ và tính từ đi liền với nhau ta phải đặt tính từ trước danh từ (ngược với tiếng việt).
Lỗi sai tiêu biểu: a book new, đúng: a new book.
Chú ý: trong Tiếng anh các tính từ như: new/large/round/woodenlà những tính từ miêu tả sự kiện (fact adjective) cho chúng ta những thông tin khách quan về việc gì đó ( thời gian, cỡ, màu sắc). Những tính từ như nice, beatuful là những tính từ chỉ ý tưởng hay quan niệm (opinion adjective) như vậy: tính từ chỉ quan niệm thường đứng trước tính từ chỉ sự kiện
	[ opinion(ý tưởng) èfact( sự kiện) ènoun]
Exampless: một ngày nắng đẹp – a nice sunny day.
Trong nhà bếp có một cái bàn gỗ tròn lớn xinh đẹp.
è In the kitchen there is a large round wooden table.
Tính từ mô tả sự kiện thường được viết theo thứ tự sau:
[ 1. kích cỡ, 2.thời gian, 3.màu, 4.xuất xứ, 5.chất liệu]
Examples:cô ấy có đôi mắt to màu xanh.
She has big blue eges (1-3)
Mẹ tôi vừa mới mua một cái túi nhựa nhỏ màu đen.
My mother has just bought a small black plastic bag (1-3-5)
Mạo từ a/ an/ the:
Lỗi sai thường thấy ở học sinh là các em dùng sai mạo từ trong khi viết.
A và an:
với danh từ chỉ nghề nghiệp ở số ít ta phải dùng a.
Examples: a doctor, a teacher
Trước danh từ số ít đếm được mà bắt đầu bằng các nguyên âm như: a,o,u,I,e thì ta phải dùng an.
Examples: an apple, an envelope
The:
khi một danh từ được lập lại lần thứ hai ta phải dùng the, vì lúc bấy giờ danh từ đó đã được hiểu rõ.
Examples: I saw movie last night, the movie was about an adventurer and a beautiful girl, the adventurer was in love with the girl
( đêm hôm qua tôi xem một bộ phim, bộ phim đó nói về một gã giang hồ và một cô gái đẹp, gã giang hồ đã yêu cô gái đẹp)
The được dùng trước danh từ chỉ vật duy nhất.
Examples: the sun (mặt trời), the moon (mặt trăng), the earth (trái đất), the pacific( thái bình dương)
“ The” đi trước danh từ chỉ nhạc cụ.
Examples: can you play the guitar?
“ The” đứng trước tính từ chỉ quốc tịch chỉ những người dân ở một nước nào đó.
Examples: the english are known for being polite ( người dân anh nổi tiếng về lịch sự).
“ The” đứng trước các buổi trong ngày( in the morning/ afternoon/ evening).
“ The” đứng trước một số tính từ làm danh từ ( và danh từ này luôn ở số nhiều).
Examples: the rich are not always happy ( những người giàu không luôn luôn hạnh phúc).
Trường hợp không dùng the:
Trước các bữa ăn (breakfast/ lucnh/ dinner).
Trước danh từ chỉ màu sắc (red/ blue/ grey)
Trước các danh từ chỉ môn chơi (soccer/ chess/ cards).
Trước danh từ chỉ ngày, tháng (Monday/ december).
Trước các danh từ riêng ( nghia trung/ england/ france).
Trước các danh từ chỉ chức vụ mà có danh từ đi theo sau ( king quang trung, doctor, yersin).
Trước một số danh từ đặc biệt như ( school/ church/ market)
Trong nhiều thành ngữ như: on earth (trên địa cầu) face to face ( đối mặt) full moon ( trăng tròn) watch t.v ( xem ti vi).
III.KẾT QUẢ:
Để chứng minh cho việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả tôi áp dụng trên lớp 82 năm học 2006-2007 và áp dụng trên lớp 83 năm học 2007-2008 để so sánh kết quả giữa hai lớp như sau:
Năm học
Lớp
TShọc sinh
Số học sinh tham gia
Số học sinh có cơ hội luyện tập viết
Sô học sinh có khả năng thể hiện bài viết
SL
%
SL
%
SL
%
2006-2007
82
40
19
59
20
50
26
65
2007-2008
83
40
25
63
40
100
35
88
 Qua bảng khảo sát trên cho thấy lớp 82 năm học 2006-2007 và lớp 83 năm học 2007-2008 được áp dụng đề tài này thì trong kĩ năng viết số học sinh tham gia xây dựng bài chênh lệch nhau nhiều hơn cũng như số học sinh có cơ hội luyện tập viết bởi vì các em có cơ hội luyện tập và rèn luyện kĩ năng viết nhiều hơn.
IV.KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Kết luận
Tóm lại, để dạy viết đem lại hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập thì cần chú ý một số phương pháp sau:
Xác định rõ ràng mục tiêu bài viết
Chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp và tạo tình huống cho ngữ cảnh viết
Diễn giải rõ ràng và dẫn dắt học sinh vào bài viết
Cung cấp những ngữ liệu cần thiết liên quan đến nội dung viết
Sau khi viết thì giáo viên cũng nên chú ý sửa sai cho học sinh dù những lỗi nhỏ nhất như các mạo từ, tính từ, danh từ
Bài học kinh nghiệm
Có rất nhiều thủ thuật khi dạy bài viết tuy nhiên việc lựa chọn thủ thuật nào sao cho tiết kiệm thời gian mà có hiệu quả nhất để phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh là hết sức quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh theo phương pháp mới qua đó học sinh cũng hứng thú và say mê trong học tập. Có thể trong bài viết các em suy nghĩ để từ đó các em cảm thấy được một số điều nhưng chính sự nhiệt tình chỉ dẫn của thầy cô mình giúp các em mạnh dạn trao đổi với các bạn cùng nhóm các em cũng hạn chế được tính nhút nhát ỷ lại, đồng thời nội dung bài học đưa ra được các em hiểu một cách đầy đủ hơn, cụ thể hơn giúp các em khắc sâu kiến thức.
Thông qua việc sử dụng phương pháp dạy nêu trên, học sinh tiếp thu bài một cách tích cực chủ động, không bị 

File đính kèm:

  • docmot vai thu thuat day viet hieu qua cao bac THCS.doc