Nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học để thu hút thiếu nhi
- Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp (GDHĐNGLL) ở trường tiểu học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
- Từ thực tế cuộc sống của nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, nhiều phụ huynh học sinh không còn nhiều thời gian để chăm sóc giáo dục con em mình một cách chu đáo. Một số em trốn học đi lang thang la cà hàng quán, lập bè, lập bạn đánh nhau, gây thương tích, bị kẻ xấu lôi kéo vào các trò chơi vô bổ thậm chí còn đua xe ., ra đường đi xe hàng 3, hàng 4, phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn, vi phạm Luật giao thông đường bộ (làm ảnh hưởng không tốt đến trật tự ATXH). Một số em làm mất niềm tin với cha mẹ, với thầy cô giáo, đánh mất khoảng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời. Nếu không được giáo dục, quản lý tốt sẽ là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm, trở thành gánh nặng cho xã hội.
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỂ THU HÚT THIẾU NHI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp (GDHĐNGLL) ở trường tiểu học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. - Từ thực tế cuộc sống của nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, nhiều phụ huynh học sinh không còn nhiều thời gian để chăm sóc giáo dục con em mình một cách chu đáo. Một số em trốn học đi lang thang la cà hàng quán, lập bè, lập bạn đánh nhau, gây thương tích, bị kẻ xấu lôi kéo vào các trò chơi vô bổ thậm chí còn đua xe ..., ra đường đi xe hàng 3, hàng 4, phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn, vi phạm Luật giao thông đường bộ (làm ảnh hưởng không tốt đến trật tự ATXH). Một số em làm mất niềm tin với cha mẹ, với thầy cô giáo, đánh mất khoảng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời. Nếu không được giáo dục, quản lý tốt sẽ là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm, trở thành gánh nặng cho xã hội. - Làm thế nào để góp phần Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường có hiệu quả? Bản thân tôi và tập thể giáo viên trường đã cụ thể hóa hoạt động này bằng một số hoạt động lễ hội, hội diễn và hội thi cụ thể như: Rước đèn Trung thu, hội diễn văn nghệ. Tìm hiểu một số các điều luật An toàn giao thông, Pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội thành những hình tượng nghệ thuật để dễ dàng tác động đến nhận thức của các em. Tổ chức lồng ghép vào các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các Hội thi “ Nét cọ Tuổi thơ”, ”Rung chuông vàng”, “Đố vui để học”, “Kể chuyện đạo đức” hội diễn văn nghệ, hội khoẻ Phù Đổng... Tinh thần giáo dục hiện đại đã được mọi người thừa nhận là: Lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện giáo dục dân chủ hóa, tôn trọng đầy đủ nhân cách học sinh, làm cho học sinh trở thành người chủ thực sự của hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để rèn luyện, phát huy năng lực chủ thể của học sinh trong các hoạt động GDNGLL là tổ chức nhiều hoạt động lớn, sôi nổi mang tính chất tập thể như: Hội thi, Hội diễn, Lễ hội Các vấn đề nêu trên đối với học sinh không phải là dựa trên mặt lý thuyết mà là việc thực hành. Từ đó, giáo viên chúng ta cần phải có nhiều sáng kiến, tổ chức nhiều hoạt động để cho học sinh tham gia, tự rèn luyện, phát huy hết khả năng của mình, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử. Nếu chúng ta tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động này nhàm chán, lặp đi lặp lại nhiều lần, không gây hứng thú điều ấy dễ làm cho trẻ quay lưng lại với các hoạt động, còn nếu có tham gia thì các em tham gia với một tư cách gò bó, ép buộc mà thôi. Theo tình hình mới, điều quan trọng trong hoạt động GDNGLL là thể hiện nhiều loại hình hoạt động đa dạng, hấp dẫn như: Hoạt động xã hội – chính trị; hoạt động văn hóa, văn nghệ - TDTT; hoạt động lao động công ích; hoạt động vui chơi giải trí * Tóm lại: Để giáo dục các em toàn diện trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, nâng cao hiểu biết cho học sinh về lĩnh vực đời sống của xã hội, tìm hiểu pháp luật làm phong phú thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh phát triển kỹ năng sống từ những vấn đề đó, chúng ta cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi để các em hứng thú tham gia tốt các loại hình hoạt động khi đề ra kế hoạch. Đứng trước những vấn đề nêu trên, là một Tổng phụ trách, người trực tiếp thiết kế các buổi hoạt động GDNGLL của nhà trường và là người đã trực tiếp tổ chức nhiều Hội thi liên quan đến pháp luật như: Hội thi “Tìm hiểu Luật an toàn giao thông”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”. Vì vậy, bản thân có một số kinh nghiệm để tổ chức thành công Hoạt động GDNGLL bằng các Hội thi, Hội diễn và Lễ hội với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích trong giáo dục pháp luật đồng thời tổ chức tuyên truyền đến mọi người dân hiểu biết sâu sắc về pháp luật, về quyền lợi của trẻ em nói chung và con em mình nói riêng. Qua đó, góp phần không nhỏ vào việc chung tay cùng nhà trường và xã hội giữ gìn “Trật tự an toàn xã hội, An toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội” ở địa phương. Thu hút các em Thiếu niên, Nhi đồng đến trường. * khó khăn: Vấn đề kinh phí để tổ chức các hoạt động GDNGLL còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, đây là vấn đề khó khăn chủ yếu. - Do nhiều tác động xấu của xã hội ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, đến suy nghĩ và việc làm của trẻ em. - Một số em đua đòi về cách ăn mặc, tác phong chưa chuẩn theo qui định của người học sinh, Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng. - Một số trẻ ăn nói thiếu văn hoá. - Một số phụ huynh mãi lo làm kinh tế nên ít quan tâm giáo dục con em mình, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. - Xã hội phát triển, những gia đình giàu có lại ít con nên con cái của họ được nâng niu cưng chiều quá mức không quan tâm đến những người xung quanh. - Cơ sở vật chất của trường còn nghèo chưa có đủ điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động lớn như: Tham quan dã ngoại, các hoạt động tập thể Đặc biệt những khó khăn chung hiện nay là đạo đức của trẻ đang xuống cấp trầm trọng. Là cán bộ phong trào, với những trăn trở trước tình hình trên, để góp chung tiếng nói trong công tác giáo dục hiện nay nên tôi chọn đề tài này. Nhằm tạo được bước chuyển mới trong việc giáo dục NGLL thu hút trẻ Tiểu học đến trường. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình hoạt động ngay từ đầu năm học, đưa vào nghị quyết Đại hội Liên đội, cũng như chương trình hoạt động Đội của cụm thi đua do Hội đồng Đội quy định. Định hướng thời gian và địa điểm tổ chức các hoạt động, các Hội thi, hội diễn và lễ hội trong năm học. Tham mưu Chi bộ, Ban giám hiệu mời các mạnh thường quân, phụ huynh ủng hộ kinh phí. - Tạo dựng mối quan hệ khăng khít với Ban đại diện (BĐD) cha mẹ học sinh. Vì BĐD là những người nhiệt tình, có uy tín với nhân dân. Từ đó, vận động và hỗ trợ nhiều về cơ sở vật chất và tinh thần. - Tham mưu, tranh thủ kịp thời mọi hỗ trợ kinh phí của BCH Hội, của phụ huynh, của các ban ngành đoàn thể cho các hoạt động và các Hội thi. - Giáo dục HĐNGLL cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng là một nhân tố cơ bản của quá trình giáo dục, nó hệ thống những ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ đây là vấn đề rất cần thiết, giáo dục cho các em. Vậy vai trò của giáo viên TPT trong trường học cực kì quan trọng góp phần làm cho các em phát triển toàn diện về: Đức, trí, thể, mỹ nhằm phục vụ tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo - Giáo dục HĐNGLL cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp tối ưu và diễn ra liên tục trong thời gian dài. Nhờ đó hình thành những phẩm chất tính cách ổn định và bền vững nơi người được giáo dục, được rèn luyện. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẩn đan chéo nhau trong đời sống tâm sinh lý của trẻ Bậc Tiểu học, - Giáo dục HĐNGLL cho học sinh Tiểu học không thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học về lý thuyết trên lớp mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp trong sinh hoạt, lao động, vui chơi hằng ngày. Từ những hoạt động này giúp trẻ hình thành các biểu tượng, chuẩn mực đạo đức cũng như việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em. - Để việc Giáo dục HĐNGLL đạt kết quả cao TPT phải rèn luyện chính bản thân mình và là tấm gương cho các em noi theo. Ngoài việc chuẩn bị kĩ năng và phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với trình độ mà còn phải có cái tâm và lòng nhiệt huyết, coi các em như là người thân trong gia đình, phải biết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến thắc mắc chia sẻ cùng các em những buồn vui của cuộc sống phù hợp với tâm lý lứa tuổi. - Biết tận dụng 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt, chào cờ hàng tuần để gặp gỡ nhắc nhở, trao đổi với các em nhờ đó dễ dàng nắm bắt, giải quyết được những thắc mắc của các em kịp thời. Đồng thời tạo thành thói quen rèn luyện kỹ năng sống. - Giáo dục HĐNGLL không phải là việc làm một cách chung chung, trừu tượng mà phải có biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, nhân cách, hoàn cảnh và điều kiện sống của từng em cụ thể. Có nắm đầy đủ các vấn đề về hoàn cảnh tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân thì mới có biện pháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Triển khai tổ chức phong trào “Nói lời hay, làm nhiều việc tốt” rộng khắp toàn trường để các em lấy đó mà rèn luyện bản thân, từng tháng, từng đợt có đánh giá, tuyên dương công khai cụ thể, khách quan. - Tổ chức hoạt động tập thể tại trường, lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tham quan dã ngoại, lao động, thể thao, văn nghệ, tham quan các di tích v.v, hoặc tổ chức các hoạt động từ thiện như : Giúp đỡ Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các trường ở vùng sâu, vùng xa, thành lập Mô hình “Đôi bạn cùng tiến, rủ bạn ra lớp”. - Song song với việc GDHĐNGLL phải có kế hoạch thăm hỏi gia đình phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ, có biện pháp phối hợp cùng với nhà trường giáo dục các em. - Tổ chức thường xuyên, liên tục và rải đều các tháng trong năm học bằng nhiều Hội thi như “ Tìm hiểu Luật An toàn giao thông, Nét cọ tuổi thơ, rung chuông vàng, đố vui để học, kể chuyện đạo đức”, tổ chức Đêm Hội trăng rằm, trò chơi dân gian, hội diễn văn nghệ để thu hút các em học sinh tham gia, được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình cả tinh thần và vật chất cho hoạt động giáo dục của nhà trường. - Muốn GDHĐNGLL thành công nên chú ý lựa chon đội ngũ Cán bộ phong trào để làm nòng cốt nhân rộng cho toàn trường, đối tượng để chọn là những Đội viên học sinh có năng lực trong học tập, có khả năng tổ chức, biết tự quản và nhiệt tình trong công việc, biết chia sẻ quan tâm đến lợi ích của mọi người. Qua đó củng cố mối quan hệ bạn bè với nhau, tình cảm đồng đội bền vững. Tạo cho các em có niềm tin vào tập thể cũng như bạn bè và coi trường lớp là ngôi nhà thứ hai để quyết tâm đoàn kết, xây dựng ngôi nhà chung ngày càng tốt đẹp và tình cảm bạn bè ngày càng thân thiết, gắn bó. - Muốn trẻ phát triển tốt, toàn diện không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên TPT phải nhiệt tình, yêu nghề tha thiết, có tình thương yêu trẻ thơ luôn độ lượng tha thứ. Ngoài ra còn phải có năng lực tổ chức, biết xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở, mục tiêu, nội dung giáo dục chung của Hội Đồng Đội các cấp và nhà trường đề ra trong năm học, biết đưa ra những biện pháp, phương hướng cụ thể cho từng tuần, từng tháng và từng đối tượng học sinh, sao cho phù hợp với khả năng thực hiện của các em. - Tranh thủ sự giúp đỡ của Lãnh đạo các cấp, tham mưu Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, lên kế hoạch và xin kinh phí tổ chức hoạt động. - Hoạt động GDNGLL là một hoạt động có ý nghĩa thực tế, giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó là lợi thế lớn nhất đối với người cán bộ phong trào. Phải tranh thủ sự giúp đỡ quan tâm của trường để giúp các em hiểu biết Phát triển về kỹ năng sống, hiểu biết pháp luật. - Lên kế hoạch, tờ trình, lập dự trù, dự kiến các hội thi và hoạt động, lập quỹ kế hoạch nhỏ, xin kinh phí từ Ban giám hiệu, Hội cha mẹ học sinh. Mời phụ huynh học sinh tham gia cổ vũ và ủng hộ cho hoạt động. Kết hợp công đoàn, chi đoàn các ban ngành cùng phối hợp tổ chức. *CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Công tác chuẩn bị: a . Soạn thảo kế hoạch: Trước hết mời các ban ngành, đoàn thể cùng đóng góp xây dựng kế hoạch, tham mưu đưa kế hoạch hoạt động chung vào Nghị quyết của Chi bộ và Nhà trường ngay từ đầu năm học để tăng hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thời gian tổ chức nhằm vào những ngày có ý nghĩa như, Tết Trung thu, tháng An toàn giao thông, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 30/4 Cần xây dựng kế hoạch Hội thi trước thời điểm tổ chức là một tháng. Chọn địa điểm, dự trù kinh phí, số người tham gia, thời điểm tổ chức, trình Chi bộ, BGH phê duyệt. Dự trù kinh phí và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động. Chọn đối tượng tham gia (Nếu trường nhiều lớp ta nên cho thi theo từng khối hoặc thi vòng loại lấy các lớp đạt thành tích cao vào thi chung kết). Thành lập ban tổ chức. - Thành lập Ban tổ chức gồm các thành viên trong Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Văn thể. Hiệu trưởng làm trưởng ban, lên kế hoạch tổng thể, chỉ đạo tổ chức các hội thi, lễ hội, hội diễn. Một phó hiệu trưởng làm phó ban, trực tiếp triển khai kế hoạch và chỉ đạo tập luyện. Văn thể, Đoàn, Đội làm Ủy viên để dễ tổ chức lồng ghép các hoạt động, hệ thống câu hỏi, âm thanh, ánh sáng ... Các đoàn thể chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra đánh giá. - Tổ chức họp Ban tổ chức thông qua dự thảo kế hoạch, góp ý xây dựng, cách thức tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban tổ chức. c. Thành lập Ban giám khảo. - Ban giám khảo là những người có trách nhiệm, am hiểu về pháp luật và các phong trào. d. Triển khai kế hoạch: Triển khai kế hoạch, nội dung Hội thi, hội diễn, lễ hội cho tất cả các giáo viên chủ nhiệm sớm, để lớp có kế hoạch tuyển chọn học sinh, viết kịch bản để có thời gian tập luyện các tiểu phẩm hay ôn tập những kiến thức về chủ đề mà ban tổ chức quy định cho từng loại cụ thể 2 Quá trình tổ chức Hội thi: * Một vài tiết mục văn nghệ mở đầu. Các Hội thi đều được chia ra làm 4 vòng. * Khởi động : * Vượt chướng ngại vật: ( Giải ô chữ ) * Tiểu phẩm, (Tăng tốc): * Về đích: 3. Tổ chức Lễ hội: * Một vài tiết mục văn nghệ mở đầu. * Giới thiệu lịch sử ra đời của lễ hội. * Tổ chức trò chơi Dân gian (có nội dung thi đua giữa cá nhân và tập thể) Để các đêm hội và Hội thi thêm phần sinh động, chúng ta nên áp dụng công nghệ thông tin như đèn chiếu, soạn hệ thống câu hỏi trên chương trình Microsoft Office Power Point 2003, đưa một số hình ảnh và một số đoạn băng tình huống cho các đội dự thi xem và trả lời. Qua đó tăng thêm phần hấp dẫn cho Hội thi cũng như Lễ hội. Một số File áp dụng công nghệ thông tin trong các hội thi III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC – HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN: 1. Kết quả: - Trong thời gian qua việc áp dụng theo đề tài tổ chức Giáo dục hoạt động NGLL cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng đã đạt được một số kết quả sau: * Năm học 2010-2011 phong trào “Nói lời hay, làm nhiều việc tốt” được nhân rộng khắp toàn trường, nâng cao hiểu biết cho học sinh về lĩnh vực đời sống của xã hội, tìm hiểu pháp luật làm phong phú thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của các em phát triển kỹ năng sống và có tính tuyên truyền, giáo dục cao trong học sinh và nhân dân về Luật giao thông, về Pháp luật và các hoạt động xã hội. - Đặc biệt thông qua phần thi tiểu phẩm Của Hội thi tìm hiểu Luật ATGT, phòng chống các tệ nạn xã hội đã giáo dục cho các em học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng hiểu biết thêm về một số tệ nạn và hậu quả của nó để lại. Từ đó, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, không đua đòi theo các bạn trốn học đi lang thang la cà hàng quán, lập bè đánh nhau, gây thương tích, ra đường đi xe đạp hàng 3, hàng 4, phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn, vi phạm nghiêm trọng Luật giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng không tốt trật tự ATXH. Những tiểu phẩm về ATGT của Liên đội Thông qua những hoạt động mang tính thiết thực trên giúp cho học sinh hiểu biết thêm về pháp luật, Luật giao thông, về các kĩ năng hoạt động tập thể, tinh thần kỉ luật. Từ đó, các em tuyên truyền những ý tốt đến bạn bè cùng trang lứa là phải đến trường, đến lớp học. Vì chính trường lớp là nơi giáo dục cho các em nên người, có đầy đủ vốn kiến thức để từ đó biết vận dụng những kiến thức vào cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày đồng thời phát triển kỹ năng sống. - Qua giáo dục HĐNGLL việc tu dưỡng đạo đức của các em ngày được nâng cao cụ thể là: Thực hiện đầy đủ toàn trường 100%. - Giảm hẳn tỉ lệ học sinh bỏ học, học sinh cá biệt chưa ngoan. - Học sinh rất thích các hoạt động lớn do nhà trường và Liên đội tổ chức. - Tham gia rèn luyện nhiều kỹ năng hoạt động do nhà trường tổ chức. - Tập thể giáo viên phát huy lòng nhiệt tình, có nhiều am hiểu trong cuộc sống, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà trường. 2. Hiệu quả phổ biến: - Trẻ cá biệt, chưa ngoan đã thay đổi được hành vi, thói quen xấu và có hướng sửa chữa tốt, các em đã có tinh thần trách nhiệm hơn với trường, lớp, ý thức được từng việc làm, cử chỉ và lời nói của mình. Hoà nhập tốt cùng bạn bè. - phát huy tốt tinh thần đoàn kết thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết góp sức mình vào việc xây dựng nề nếp tác phong và làm đẹp trường, đẹp lớp. - Công tác từ thiện được đông đảo các em tham gia và đạt hiệu quả cao. - Gương điển hình, người tốt, việc tốt được nhân rộng và đạt hiệu quả. - Trẻ biết tôn trọng, lễ phép với thầy cô, người lớn, biết bảo vệ của công, tham gia tốt việc phát hiện báo cáo các hành vi xấu lên thầy cô để xử lý kịp thời. -Thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục : Nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo công tác xã hội hoá giáo dục. * Qua thời gian thực hiện việc giáo dục HĐNGLL cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Để thực hiện việc giáo dục HĐNGLL cho Đội viên, học sinh thì đòi hỏi người giáo viên TPT phải là người có đầy đủ các chuẩn mực trong cuộc sống đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Chí công vô tư. - Biết thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của HĐĐ các cấp và nhà trường đề ra. - Nhạy bén với tình hình thực tế, biết tận dụng những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho việc giáo dục. - Thực hiện tốt việc phối hợp nhịp nhàng giữa ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. - Phải biết học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và những kinh nghiệm ở đồng nghiệp, phụ huynh. - Luôn gần gũi thương yêu, hoà nhập cùng Đội viên, học sinh và có trách nhiệm trong việc giáo dục các em cũng như lương tâm nghề nghiệp. - Kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, khéo léo trong công tác tuyên truyền, không nóng vội mà phải cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện. - Luôn tự học tự rèn để nâng cao năng lực trong công tác phong trào, phấn đấu bền bỉ, liên tục vì sự nghiệp giáo dục. - Kết quả, nhiều năm liền Liên đội được Hội đồng đội Huyện, Tỉnh khen là đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào hoạt động Đội và công tác thiếu niên trong trường học. - Qua các đợt hoạt động GDNGLL, không những giúp các em học sinh hiểu biết thêm về kiến thức Pháp luật, trong giao tiếp, ứng xử, trong cuộc sống xã hội trong cũng như ngoài nhà trường. Nhờ đó, giáo viên đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục pháp luật, thu hút Thiếu niên, nhi đồng đến trường giảm số lượng học sinh bỏ học đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học một cách toàn diện hơn. - Hiện nay vẫn còn nhiều trường chưa mạnh dạn tổ chức cho các em học sinh tham gia các Hội thi và Lễ hội áp dụng công nghệ thông tin như soạn thảo câu hỏi trên chương trình Microsoft Office Power Point 2003, bởi vì cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa có hệ thống đèn chiếu, trình độ tin học của một số giáo viên còn chưa cao. Vì thế, việc trao đổi những kinh nghiệm trong công tác tổ chức giữa các trường là hết sức cần thiết. Những suy nghĩ mà tôi viết ra trên đây chưa dám gọi là hoàn thiện lắm, nhưng đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế của bản thân. Mong có sự phối hợp giữa các trường về các loại hình tổ chức GDHĐNGLL trong trường TH. Mong có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay, được Ngành phổ biến để học tập rút kinh nghiệm, áp dụng các hoạt động trong đơn vị mình đạt được nhiều kết quả giáo dục cao. Rất mong có sự cảm thông, chia sẻ, góp ý, phê bình để việc Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày càng thiết thực hơn. Gia An, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người viết Lê Văn Minh Hội đồng khoa học trường đánh giá, xếp loại ..... . . . . xếp loại chung Gia An, ngày tháng năm 2011 HIỆU TRƯỞNG Kiêm Chủ tịch HĐKH trường
File đính kèm:
- kinh nghiem ve hoat dong GDNGLL 2010.doc