Nâng cao kỹ thuật động tác của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản Lớp 4
Trong các bậc phổ thông thì bậc giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng nền móng. Giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về: Đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp trên.
Đối với công cuộc giáo dục đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ mới có đủ tri thức và phẩm chất đạo đức để kịp sánh vai với các nước trên thế giới. Để cùng góp phần hưởng ứng với chủ trương của ngành giáo dục: Phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt “ Dạy tốt, học tốt” Bản thân tôi là giáo viên thể dục trực tiếp giảng dạy trong trường Tiểu học, tôi nhận thấy Giáo dục thế chất có vị trí rất quan trọng đối với suốt chặng đường học tập của các em.
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhất định. Đặc điểm của quá trình này là tất cả những dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm như người học vừa là chủ thể của quá trình nhận thức vừa là đối tượng giáo dục. Người dạy có vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển quá trình giáo dục có mục tiêu, có phương tiện, có phương pháp, có tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả. Giáo dục thể chất khác so với giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức ở chỗ nó mang tính chất chuyên môn giáo dục, giáo dưỡng, nhằm hoàn thiện thể chất tài năng thể thao và nhân cách của học sinh. Sản phẩm của nó là phát triển toàn diện nhân cách con người, bởi vì trong qua trình giáo dục thể chất hình thái và các chức năng của các cơ quan trong cơ thể từng bước được hoàn thiện hình thành và phát triển các phẩm chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện năng lực vận động của con người. Vì vậy có những quy luật đặc thù trong môi trường giáo dục là trường học. Nghĩa là giáo dục thể chất trong nhà trường lấy học sinh và nhà trường làm đối tượng nghiên cứu.
Phần 1. Đặt vấn đề. Trong các bậc phổ thông thì bậc giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng nền móng. Giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về: Đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp trên. Đối với công cuộc giáo dục đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ mới có đủ tri thức và phẩm chất đạo đức để kịp sánh vai với các nước trên thế giới. Để cùng góp phần hưởng ứng với chủ trương của ngành giáo dục: Phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt “ Dạy tốt, học tốt” Bản thân tôi là giáo viên thể dục trực tiếp giảng dạy trong trường Tiểu học, tôi nhận thấy Giáo dục thế chất có vị trí rất quan trọng đối với suốt chặng đường học tập của các em. Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhất định. Đặc điểm của quá trình này là tất cả những dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm như người học vừa là chủ thể của quá trình nhận thức vừa là đối tượng giáo dục. Người dạy có vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển quá trình giáo dục có mục tiêu, có phương tiện, có phương pháp, có tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả. Giáo dục thể chất khác so với giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức ở chỗ nó mang tính chất chuyên môn giáo dục, giáo dưỡng, nhằm hoàn thiện thể chất tài năng thể thao và nhân cách của học sinh. Sản phẩm của nó là phát triển toàn diện nhân cách con người, bởi vì trong qua trình giáo dục thể chất hình thái và các chức năng của các cơ quan trong cơ thể từng bước được hoàn thiện hình thành và phát triển các phẩm chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện năng lực vận động của con người. Vì vậy có những quy luật đặc thù trong môi trường giáo dục là trường học. Nghĩa là giáo dục thể chất trong nhà trường lấy học sinh và nhà trường làm đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó khi giảng dạy môn Thể dục ở trường Tiểu học mà cụ thể là ở nội dung chương trình môn Thể dục ở lớp 4 tôi thấy được nội dung bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản có nhiều ý nghĩa đối với các em học sinh tiểu học. Hơn nữa đó cũng là nội dung bài tập phát triển toàn diện các cơ bắp trong cơ thể của các em học sinh, giúp các em điều hoà và giữ gìn sức khoẻ cho chính bản thân mình. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng biên độ động tác thì tác dụng của bài tập sẽ không có ý nghĩa, hiệu quả đối sự phát triển của các em. Chính bởi vây tôi mong muốn giúp các em có thể tập bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản một cách đúng kĩ thuật nên tôi đi đến quyết định chọn đề tài: " Nâng cao kĩ thuật động tác của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 4". Phần II: giải quyết vấn đề I. Đặc điểm tình hình của trường, lớp. 1, Đặc điểm chung. Trường tiểu học số I Kim Sơn có số lượng học sinh rất đông. Năm học 2009 - 2010 ở điểm trường trung tâm có 2 lớp 4 tổng số có 43 em học sinh 100% các em là người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Tày), điều kiện sinh hoạt của các em còn nhiều hạn chế. Trình độ nhận thức, sức khoẻ và sự phát triển của các em chưa đồng đều do đó ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của các em. 2, Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi : Giáo dục thể chất ở trong các trường học nói chung và trường TH số I Kim Sơn nói riêng không còn là môn học mới mà đó là môn học quen thuộc tập luyện thường xuyên hàng ngày nhằm nâng cao sức khoẻ của học sinh. Chính vì vậy các em nhìn chung đều tập luyện rất tích cực và tự giác trong khi học tập môn học này. Bên cạnh đó BGH và giáo viên chủ nhiệm các lớp rất quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ giáo dục ý thức học sinh, tạo điều kịên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện tập luyện tốt nhất để cho các em hoc môn thể dục. * Khó khăn: Tuy nhiên do trường học nằm trên vùng chưa có điều kiện phát triển nên các em còn gặp nhiều khó khăn về trang phục và bên cạnh đó các em vẫn chưa hoàn toàn được tập luyện trong điều kiện tập luyện tốt nhất, dụng cụ tập vẫn còn thô sơ. Một số em sức khoẻ không đảm bảo cho tập luyện.Chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc học tập cuả các em. Bên cạnh đó một số gia đình học sinh chưa thật sự có trách nhiệm với việc học hành của con mình mà còn phó thác cho thầy cô giáo. II. Thực trạng về vấn đề tập luyện bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản ở trường Tiểu học số I Kim Sơn. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và kĩ năng vận động cơ bản là nội dung bắt buộc có trong phân phối chương trình và nội dung giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ lớp 1 đến lớp 5 mà một năm học các em phải hoàn thành các bài tập khác nhau sao cho phù hợp với lứa tuổi và nội dung học tập của khối lớp mình. Đối với các em học sinh lớp 4 với tâm lý mải chơi, lơ đãng không chú ý trong giờ học, chủ quan khi tập luyện chính vì vậy có nhiều em ngay từ những bài tập đầu tiên các em còn tập chưa đúng. Có một vài em do điều kiện sức khoẻ và dị tật của tay hoặc chân khiến cho các em thực hiện động tác có đúng nhưng chưa được rõ ràng. - Năm học 2009 - 2010 tôi được sự phân công của nhà trường dạy môn Thể dục ở khối 4 (Lớp 4A,4B). Trong quá trình giảng dạy tôi nhân thấy rằng học sinh còn rất nhiều bỡ ngỡ, các động tác trong bài tập rèn luyên tư thế và kĩ năng vận động cơ bản chưa được thuần thục, đôi lúc tập sai. Tôi đã ra bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động ở lớp 3 (Nhảy dây kiểu chụm hai chân; tung và bắt bóng bằng hai tay; tung và bắt bóng theo nhóm 2 người) làm đề khảo sát đầu năm học 2009 - 2010 cho các em. Kết quả như sau: TT Lớp TSHS Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn thành. 1 4A 22 6 12 4 2 4B 21 5 11 5 iII. Biện pháp tiến hành. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi học hỏi các phương hay để àp dụng vào giảng dạy sau khi khảo sát xong hai lớp (4A, 4B) tôi đã bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch cho việc rèn luyện nâng cao kĩ thuật động tác bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 4 bằng việc thiết kế bài giảng một cách rõ nét, đầy đủ các phương pháp. Một số phương pháp tôi dùng cho quá trình rèn luyện của mình bao gồm: Phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan và phương pháp tập luyện, mỗi phương pháp tôi đều sử dụng một cách triệt để, cụ thể và hiệu quả. Có thể nói như sau: Tôi sử dụng phương pháp lời nói của mình để giải thích, phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác cho các em học sinh nghe và tư duy về động tác đang học. Khi sử dụng phương pháp trực quan tôi làm mẫu động tác khi bắt đầu động tác mới và làm mẫu lại động tác khi ôn luyện mà các em chưa hiểu để thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó tôi còn cho các em quan sát tranh đồng thời kết hợp với 2 phương pháp tôi vừa làm mẫu vừa phân tích từng động tác và các yêu cầu của kĩ thuật động tác . Khi sử dụng phương pháp tập luyện thì tôi có thể sử dụng các phương pháp tập luyện nhỏ như : Phương pháp phân đoạn, phương pháp hoàn chỉnh ( hợp nhất ), phương pháp tập luyện ổn định và biến đổi, phương pháp tập vòng tròn ( quay vòng ). Ngoài ra tôi còn tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm và tổ chức thi đấu theo nhóm và cá nhân với nhau để nâng cao hiệu quả tập luyện tôi thường sử dụng thêm phương pháp trò chơi để các em củng cố kĩ thuật động tác trong niềm say mê và thích thú khi tham gia vào phương pháp tập luyện này. Để giảng dạy các động tác của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận đông cơ bản lớp 4 được tốt tôi luôn có các phương pháp giảng dạy cụ thể như sau: 1. Khi ôn động tác: + Tôi chuẩn bị sân tập và phương tiện cho học sinh tập luyện tốt nhất. + Nêu tên bài tập: Ví dụ: Đi vượt chướng ngài vật, đi chuyển hướng phải trái, nhảy dây kiểu chụm hai chân + Tôi hoặc cho cán sự làm mẫu để học sinh nhớ lại động tác ( có thể kết hợp giải thích và nhấn mạnh một số trộng tâm của động tác). + Chia tổ tập luyện tôi nêu yêu cầu, phương pháp tập luyện phân công địa điểm từng tổ). + Tôi trực tiếp giúp đỡ, kiểm tra sự tập luyện của các tổ, có thể đành giá tại chỗ, có thời gian cho các tổ trình diễn , đánh giá lẫn nhau. 2. Khi dạy động tác mới. Tôi luôn thay đổi hình thức tập luyện cho phong phú để học sinh không bị nhàm chán. + Chuẩn bị sân tập và phương tiện cho học sinh tập luyện tốt nhất. + Nêu tên bài tập: Ví dụ: Bật xa, các bài tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác... + Tôi làm mẫu kết hợp giải thích động tác và chỉ dẫn trên sân + Cho một số học sinh tập thử, tôi kết hợp giải thích thêm. + Tôi điều khiển học sinh tập 1 - 2 lần. + Chia tổ cho học sinh tập luyện. + Tôi hướng dẫn cán sự tổ chức tập luyện. + Khi học sinh nắm được các bài tập tôi cho các em tập luyện như một trò chơi tiếp sức co phần thua, phần thắng. 3. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa. a, Bật xa - Sai: + Phối hợp các động tác không nhịp nhàng. + Khi bật, chân chưa duỗi hết hoặc bật cao quá. + Khi tiếp đất không chùng chân hoặc để mông chạm đất. Cách sửa: + Tập từng động tác lẻ, sau đó phối hợp và hoàn thiện. + Tôi dùng còi tác động đúng lúc học sinh bật nhảy để tạo hưng phấn. + Tập nhảy từ trên cao xuống, thực hiện chùng chân và lao người về trước. + Tập một số bài tập phát triển sưc mạnh của chân. b, Các bài tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác - Sai : + Chạy đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân. + Chay lệch hướng. + Khi nhảy chưa duỗi hết chân. + Không chùng chân khi chân tiếp đất. + Để bóng rơi khi đang chạy. Cách sửa: + Chỉ dẫn cho học sinh biết thế nào là chạy đặt chân bằng gót bàn chân, chạy lệch hướng, không chùng chân khi tiếp đất sau khi nhảy. + Tập các bài tập rèn luyện bước nhảy. + Tập các bài tập phát triển thể lực chân. + Tập nhảy từ trên cao xuống để rèn cách chùng chân khi tiếp đất. + Hướng dẫn lại cho học sinh cách cầm và giữ bóng khi chạy. + Tập dưới hình thức thi đua xem ai thực hiện đúng hoặc tập như trò chơi tiếp sức. c, Di chuyển tung và bắt bóng - Sai : + Cầm bóng không đúng. + tung bóng không đúng đích. + Tư thế hai bàn tay khi bắt bóng không đúng, không biết cách thu bóng về để giảm dần tốc độ bay của bóng. Cách sửa: + Làm mẫu kết hợp giải thích, chỉ dẫn tư thế hai bàn tay cầm bóng đúng, sai. Cho học sinh tập cách cầm bóng, uỗn nắn kiểm tra. + Tập đứng tại chỗ chuyền bóng , khi thấy học sinh chuyền tương đối đúng mới tập di chuyển. + làm mẫu kết hợp giải thích, chỉ dẫn tư thế hai bàn tay khi tiếp xúc bóng đúng, sai và cách co dần tay để giảm tốc độ bay của bóng. Đứng tại chỗ bắt bóng do bạn tung đến. + Tập có thi đua , đánh giá, tập như trò chơi tiếp sức. 4. Thiết kế bài giảng áp dụng phương pháp trên Lớp 4 Ngày soạn: 22/01/2011 Ngày giảng:24/01/2011 Bài 46 bật xa, tập phối hợp chạy, nhảy Trò chơI: “con sâu đo”. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Ôn kỹ thuật bật xa. - Học phối hợp chạy, nhảy. - Chơi trò chơi: “Con sâu đo”. 2. Kỹ năng. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy). - Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy. Động tác phối hợp chạy, nhảy chỉ cần chạy 1 - 3 bước, sau đó thực hiện bật nhảy. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. 3. Thái độ. - Tự giác, tích cực, đoàn kết. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: 1 còi, sân tập, kẻ sân cho trò chơi, dụng cụ tập luyện bật xa. 2. Học sinh: Vệ sinh sân. III.Hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 6- 10 phút. a. Nhân lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. b. Khởi động: - Đứng hát, vỗ tay. - Chạy khởi động: 80- 90m - Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện kĩ thuật bật xa. 2. Phát triển bài: 18- 22 phút. a. Hoạt động 1: Ôn kỹ thuật bật xa: 7- 8 phút. - Mục tiêu: Biết thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy). - Các tiến hành: + Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác Bật xa, nhấn mạnh các yêu cầu cơ bản của động tác. + Giáo viên hô cho học sinh tập luyện, gv chú ý quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho HS. + Giáo viên cùng cán sự lớp điều hành lớp tập luyện, gv chú ý quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho HS +Tiểu kết. b. Hoạt động 2: Học phối hợp chạy, nhảy: 7- 8 phút. - Mục tiêu: Biết thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy. - Các tiến hành: + Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác phối hợp chạy, nhảy, nhấn mạnh các yêu cầu cơ bản của động tác. + Giáo viên hô cho học sinh tập luyện, giáo viên chú ý quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho HS. + Giáo viên cùng cán sự lớp điều hành lớp tập luyện, gv chú ý quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho HS +Tiểu kết. c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “Con sâu đo”.7- 9 phút. - Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi. - Cách tiến hành: + Nêu và phân tích lại cách, luật chơi của trò chơi. + Cho HS chơi thử. + Nhấn mạnh lại cách và luật chơi. + Cho HS chơi thật. + Nhận xét, đánh giá. + Tiểu kết. 3. Kết luận:4- 6 phút. a. Hồi tĩnh: Thả lỏng tay, lưng, hông, chân. b. Xuống lớp:- Giáo viên cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn dò HS về nhà. - ĐH nhận lớp (ĐH1). x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x | 3-5m GV - ĐH hoạt động (ĐH2). x x x x x x x x x x x x x x x | 5- 7m GV - 4- 6 HS lên thực hiện. - ĐH hoạt động (ĐH3). X x x x x x GV X x x x x x - Quan sát, lắng nghe. - Tập luyện cả lớp. - Tập theo tổ. - Thi giữa các tổ. - ĐH hoạt động (ĐH3). --------------- X x x x GV X x x x - Quan sát, lắng nghe. - Tập luyện cả lớp. - Tập theo tổ. - Thi giữa các tổ - ĐH hoạt động( ĐH4). x x x x x x TT GV x x x x x x - Quan sát, lắng nghe. - Tham gia chơi thử. - Chú ý lắng nghe. - Tham gia chơi thật - Thực hiện đồng loạt. - ĐH xuống lớp: (ĐH5). x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x | 3- 5m Gv IV. Kết quả đạt được. Với cách làm như trên, tôi tiến hành đồng bộ, có kiểm tra - đánh giá chất lượng học sinh trong khối lớp 4 (4A, 4B). Từ đó tôi tự đánh giá được các biện pháp tôi đang áp dụng có đạt được kết quả hay không để mà tự điều chỉnh các phương pháp, xem phương pháp nào tối ưu tôi tiếp tục áp dụng và phát huy, phương pháp nào không thích hợp tôi loại bỏ. Sau khi sử dụng các phương pháp trên đến hết năm học 2009 – 2010 kết quả đạt được của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản như sau: TT Lớp TSHS Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn Thành 1 4A 22 10 12 0 2 4B 21 9 12 0 Và đến năm học 2010 - 2011 tôi vẫn áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy kết quả đến hết học kì I đạt được bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản như sau: TT Lớp TSHS Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn Thành 1 4A 22 11 11 0 2 4B 22 10 12 0 Phần III. Kết luận, kiến nghị Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp rèn luyên nâng cao kĩ thuật động tác của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản mà bản thân tôi đang và tiếp tục thực hiện. Tôi rất mong được các đồng chí đồng nghiệp giúp đỡ, đóng góp và bổ sung ý kiến để tôi thực hiên đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua nghiên cứu của mình tôi xin kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến công tác Giáo dục thể chất và cụ thể là về cơ sở vật chất, sân bãi tập riêng cho môn học này để các em học sinh được đáp ứng cao hơn về nhu cầu học tập sáng tạo của mình. Về bản thân cá nhân tôi cũng kính mong các đồng chí giáo viên luôn quan tâm và đóng góp ý kiến về phương pháp giảng dạy của tôi để giúp tôi có điều kiện phát huy vai trò của mình trong việc giảng dạy môn Thể dục ở trường Tiểu học số I Kim Sơn được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nhận xét của BGH Kim Sơn, ngày 04 tháng 04 năm 2011 Người thực hiện: Nguyễn Quốc Khánh
File đính kèm:
- sang kien.doc
- bia sang kien.doc