Nâng cao ý thức rèn luyện thể dục cho học sinh tiểu học

Trong những năm trước đây có không ít giáo viên có quan niệm cho rằng giảng dạy bậc tiểu học chủ yếu là dạy tốt các môn học công cụ như: Toán,Tiếng Việt, mà chỉ xem môn Thể dục là môn phụ. Do đó, giáo viên ít quan tâm,ít đầu tư vào việc giảng dạy môn này sao cho đạt hiệu quả cao. Thực trạng ở trường Tiểu học tôi nhận thấy tình hình học sinh về học lực cũng như đạo đức ở các năm hầu hết có phần hạn chế. Do nhiều nguyên nhân, trong đó vấn đề sức khỏe có phần ảnh hưởng.Với vai trò quan trọng của người giáo viên Thể dục tôi buộc phải suy nghĩ: ”Làm thế nào để nâng cao ý thức rèn luyện Thể dục cho học sinh Tiểu học ?’’, để các em thay đổi tinh thần học tập trở lại hòa nhập vào tập thể, cư xử tốt với bạn bè, lễ phép với người lớn. Đồng thời giúp các em thực sự trở thành con ngoan trò giỏi có đủ năng lực học tập và có đủ sức khỏe.

Tuy nhiên gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có quy định đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở Tiểu học kể cả Chương trình và Sách Giáo Khoa, giáo viên đã có cách nhìn đúng đắn hơn, không xem đây là môn phụ nữa, mà giáo viên đã nắm được mục tiêu, nhiệm vụ cũng như cả về kiến thức của môn học.

Trong chương trình thể dục bậc Tiểu học nhằm góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển các yếu tố thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.Qua đó, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện và vui chơi hằng ngày. Trong đó, nâng cao ý thức rèn luyện thể dục cho học sinh góp phần đảm bảo sự phát triển tự nhiên và toàn diện cho cơ thể trẻ, uốn nắn tư thế cơ bản cho học sinh. Tập luyện thường xuyên có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bản thân, sự phối hợp nhịp điệu của hệ thần kinh có ảnh hưởng tốt đến cơ quan nội tạng khác cũng như ít nhiều đến sự học tập văn hóa của các em.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao ý thức rèn luyện thể dục cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:2009-2010
NÂNG CAO Ý THỨC RÈN LUYỆN THỂ DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm trước đây có không ít giáo viên có quan niệm cho rằng giảng dạy bậc tiểu học chủ yếu là dạy tốt các môn học công cụ như: Toán,Tiếng Việt,… mà chỉ xem môn Thể dục là môn phụ. Do đó, giáo viên ít quan tâm,ít đầu tư vào việc giảng dạy môn này sao cho đạt hiệu quả cao. Thực trạng ở trường Tiểu học tôi nhận thấy tình hình học sinh về học lực cũng như đạo đức ở các năm hầu hết có phần hạn chế. Do nhiều nguyên nhân, trong đó vấn đề sức khỏe có phần ảnh hưởng.Với vai trò quan trọng của người giáo viên Thể dục tôi buộc phải suy nghĩ: ”Làm thế nào để nâng cao ý thức rèn luyện Thể dục cho học sinh Tiểu học ?’’, để các em thay đổi tinh thần học tập trở lại hòa nhập vào tập thể, cư xử tốt với bạn bè, lễ phép với người lớn. Đồng thời giúp các em thực sự trở thành con ngoan trò giỏi có đủ năng lực học tập và có đủ sức khỏe.
Tuy nhiên gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có quy định đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở Tiểu học kể cả Chương trình và Sách Giáo Khoa, giáo viên đã có cách nhìn đúng đắn hơn, không xem đây là môn phụ nữa, mà giáo viên đã nắm được mục tiêu, nhiệm vụ cũng như cả về kiến thức của môn học.
Trong chương trình thể dục bậc Tiểu học nhằm góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển các yếu tố thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.Qua đó, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện và vui chơi hằng ngày. Trong đó, nâng cao ý thức rèn luyện thể dục cho học sinh góp phần đảm bảo sự phát triển tự nhiên và toàn diện cho cơ thể trẻ, uốn nắn tư thế cơ bản cho học sinh. Tập luyện thường xuyên có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bản thân, sự phối hợp nhịp điệu của hệ thần kinh có ảnh hưởng tốt đến cơ quan nội tạng khác cũng như ít nhiều đến sự học tập văn hóa của các em.
Bằng nhiều biện pháp học tập được ở trường sư phạm và nhiều năm giảng dạy, cùng với lương tâm trách nhiệm của người giáo viên tôi đã vận dụng để giáo dục, giúp đỡ các em rèn luyện để có sức khỏe trong học tập và lao động, có đủ sức khỏe thì mới có thể làm tốt các công việc khác vì “Sức khỏe là vàng” Đó là lí do tôi chọn đề tài trên.
II. NỘI DUNG,BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm:
a/ Mục đích :
Với những lí do trên thì bước đầu tôi tìm hiểu thực trạng học sinh ở các lớp ,để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách cụ thể,giúp các em có ý nghĩ tốt, chăm ngoan nhất là phải biết rèn luyện thể lực ,siêng tập thể thao.
b/ Nhiệm vụ:
Khi chọn đề tài này tôi thiết nghĩ: ”Để giáo dục tốt,phải quản lí tốt”. Từ đây tôi có nhiệm vụ giải quyết như sau:
-Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thái độ không hòa nhã, sinh hoạt xa rời tập thể, trốn học, thường xuyên không thuộc bài …Vì lí do sức khỏe hay vì lí do khác…
-Đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng nhằm giúp các em yêu thích thể thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của trường.
Với phương châm giáo dục toàn diện về “Đức-Trí- Thể -Mỹ” tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao .Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra khảo sát đặc điểm tình hình, hoàn cảnh của học sinh để nắm tình hình sức khỏe ,cũng như kỹ năng nhận biết về phân môn Thể dục như thế nào và hiểu luôn tâm tư ,tình cảm của các em đối với môn học .
c/ Phương pháp:
Với học sinh ở trường tiểu học các em còn bở ngở .Trước hết,tôi giáo dục các em hiểu rõ lợi ích của việc luyện tập thể dục. Để thành công trong việc nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều phương pháp: quan sát, điều tra, trò chuyện, hướng dẫn tập luyện…
-Quan sát: Hơn nữa giáo viên quan sát, theo dõi học sinh trong giờ học, giờ chơi, và các hoạt động khác để nắm sở thích, hứng thú của từng học sinh, giúp các em tập đúng hơn khi tập trên cả lớp.
-Điều tra: Mục đích là tìm hiểu nguyên nhân các em hay trốn học, không thuộc bài học sinh có sức khỏe kém ,thể chất phát triển chưa phù hợp ,học sinh còn lười tập, ỷ lại… sống xa rời tập thể.
-Trò chuyện:Tôi luôn trao đổi với học sinh khác để nắm ưu, khuyết điểm của học sinh, thăm hỏi gia đình học sinh, trò chuyện với phụ huynh học sinh để biết hoàn cảnh sống ,đặc điểm tâm sinh lí của các em thể hiện ở nhà và cách giáo dục của gia đình nhằm giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
-Hướng dẫn luyện tập: Thông qua tập luyện các động tác giúp các em nắm bắt được các kỉ thuật và tập đúng các bài thể dục phát triển chung là phải tập đúng từng nhịp và phối hợp hài hòa với hít thở ,thực hiện chính xác mới đạt hiệu quả cao.Trong việc hình thành giáo viên làm mẫu là rất quan trọng vì đó là hình thành kiến thức mới và sinh động nhất cho học sinh nên giáo viên không nên sai sót từng cử chỉ nhỏ, những chỗ dễ nhầm lẫn muốn thực hiện chính xác kiến thức đó giáo viên cần phải có một quá trình tập luyện thành thạo mới trở thành kỹ năng được.
Như khi dạy một động tác mới tôi thường nêu tên động tác và làm mẫu ,sau đó phân tích rõ từng nhịp của động tác và phối hợp với cách hít thở sâu.Ở đây tôi đòi hỏi các em phải nắm được cách di chuyển của tay, chân … Sau đó từng bước thực hiện lại chính xác .Nếu sai sót hoặc thiếu thì lập tức sửa chửa ngay.
-Chia nhóm: Để các em nắm chắc được kiến thức vừa học tôi còn vận dụng phương pháp chia nhóm cho học sinh tập,ở môi trường này các em tập luyện động tác mình mới học để các em thuộc và tự tập được động tác đúng và chính xác ,các em sẽ gần gủi hơn ,thấy được cái đúng, cái sai hơn các em nhận ra và sửa chửa một cách có hiệu quả .
Trên cơ sở hình thành kiến thức ban đầu của giáo viên và việc tập luyện nhóm, tổ nó hình thành cho các em kỹ năng thuộc và tập được động tác ở mức tương đối đúng .Đến đây tôi đòi hỏi cao hơn theo từng tiết học ,các em phải biết tập đúng trước ,sau đó phối hợp ăn ý với nhau sao cho các động tác thực hiện phải đều,uyển chuyển ,mà quan sát sao cho đẹp mắt .Để khuyến khích các em trong nhóm tôi tổ chức cho tập dưới hình thức thi đua ,rồi từng nhóm biểu diễn trước lớp để nắm được kỹ năng như thế nào?.Ngoài ra,còn cho các em còn lại nhận xét đánh giá cho từng tổ.Cuối cùng tôi nhận xét một lần nữa,nếu cần tôi có thể phân tích thêm cho các em hiểu.Sau khi thực hiện xong tuyên dương, khích lệ tổ tập đúng ,đẹp .Đồng thời ,hướng dẫn và giúp đỡ tổ còn sai sót .Sau đó cho cả lớp đồng diễn.Đây là giai đoạn khó nhất,vì số học sinh cả lớp nên khó phối hợp nhịp nhàng giữa các em,cho nên tôi phải tập trung theo từng hàng,sau đó tập khoảng ½ lớp nếu đúng đều đẹp thì tiếp tục tập ½ lớp còn lại .Học sinh phải nghiêm túc khi tập nếu không sẽ dẫn đến sai nhịp hoặc trể nhịp … Khi đã tương đối đúng ,tôi cho tập cả lớp tiết đầu sẽ khó đạt kết quả tốt,nhưng qua tiết 2 trở lên các em sẽ quen dần và thực hiện tốt .
-Trò chơi vận động: Sau khi học xong các kiến thức đã học nên cho các em chơi một trò chơi sinh động để các em phấn khởi và yêu thích môn Thể dục.
Tôi đã vận dụng từng bước ,phối hợp hài hòa giữa các phương pháp đã được học ở trường và các đồng nghiệp .Nên khi dạy đều đạt kết quả cao và các em cũng thích thú với phân môn Thể dục .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Giảng dạy phân môn Thể dục là việc làm đơn giản ,mà nó đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, hường xuyên.Giáo viên phụ trách phải hết sức kiên trì, nhẫn nại và phải có quyết tâm cao.Phải coi đó là nhiệm vụ quan trọng do chính bản thân mình thực hiện.Xây dựng thói quen luyện tập thể dục trước tiên giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen, hướng dẫn thật kĩ lưỡng và thật cụ thể.
1/Đội hình đội ngũ:
Đây là nội dung thường xuyên được thực hiện ở mọi lúc ,mọi hoạt động. ó đòi hỏi giáo viên phải giảng dạy hết sức và hướng dẫn các em tập luyện thật cụ thể và rõ ràng từ khẩu lệnh cho đến cách thực hiện .
Giúp các em nắm thật kĩ nội dung các khẩu lệnh, thực hiện nhanh chóng và chính xác theo sự hướng dẫn của giáo viên .Khi dạy cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh .Giáo viên cần phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt cho hợp lí. Trong quá trình giảng dạy đội hình đội ngũ giáo viên cần sử dụng phong phú phương pháp tổ chức và nhiều biện pháp tập khác nhau để sửa chữa kịp thời,cho các em tập một cách chính xác. Nên cho các em ứng dụng vào một số nội dung khác nhau như: xếp hàng ra vào lớp,chào cờ,hay trong các hoạt động học tập khác.
2/Bài Tập Phát triển chung:
Đây là nội dung quan trọng giúp các em phát triển thể chất một cách phù hợp với lứa tuổi.Khi tập luyện giáo viên cần cho học sinh nắm cơ bản về các động tác .Giáo viên cần hô nhịp chậm để học sinh thực hiện đúng yêu cầu động tác, rồi mới tăng dần nhịp điệu, giúp các em dễ định hình được động tác ngay từ những lần tập đầu tiên. Đối với những động tác khó hơn,giáo viên nên cho học sinh tập trước các cử động khó một số lần rồi kết hợp tập cả động tác một cách liên hoàn. Trước khi giới thiệu động tác mới giáo viên cần cho học sinh ôn lại một số hoặc toàn bộ động tác đã học và rút ra những sai sót cần lưu ý sửa chữa. Quá trình tập luyện của học sinh, giáo viên nên kết hợp các hình thức tập luyện như: thi đua,trò chơi, nhằm khuyến khích các em tập luyện .Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự tập luyện ở nhà bước đầu tạo cho các em có ý thức vận động tập luyện, dần dần hình thành thói quen tự tập luyện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe .
3/Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản:
Khi dạy nội dung này giáo viên cần tập trung rèn luyện cho các em tư thế ngay từ đầu ,sửa chữa tư thế không chính xác ,giáo viên nhắc nhở ngay các em khi thực hiện từng động tác của tư thế tay ,chân ở những biên độ và cự ly khác nhau.Trong khi các em thực hiện giáo viên luôn động viên, nhắc nhở, hay tổ chức thi đua giữa các em…Vì vậy,giáo viên cần dành nhiều thời gian tập luyện. Một điều cần lưu ý là những bài tập này thường đơn điệu quá ,khối lượng vận động không lớn các động tác lặp lại nhiều lần dễ gây cảm giác nhàm chán. Do đó, khi tập giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi ,thi đấu giữa các tổ ,cá nhân có kết hợp trình diễn để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn. Quá trình tập luyện giáo viên luôn theo dõi,khuyến khích giúp các em tích cực tập luyện.
4/Trò chơi vận động:
Nội dung này cần áp dụng rộng rãi trong các phân môn khác. Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung trò chơi, chuẩn bị tốt các phương tiện để tổ chức học sinh học tập,vui chơi.Tổ chức phân công nhiệm vụ và tổ chức đội hình chơi hợp lí có hiệu quả. Giáo viên nên trực tiếp điều khiển trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn và có trật tự. Quá trình các em chơi giáo viên nên sử dụng phương pháp thi đấu,động viên, khuyến khích các em tham gia chơi một cách tích cực, chủ động. Có thể cho các em reo hò, cổ vũ, động viên lẫn nhau nhưng không nên gây quá ồn. Khi các em đã nắm vững cách chơi giáo viên có thể tăng thêm yêu cầu ,thay đổi nhịp độ trò chơi, phạm vi hoạt động của trò chơi, phạm vi hoạt động của trò chơi (Về khoảng cách, thời gian, cự li…) nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong khi chơi. Giáo viên cần lưu ý về tổ chức kỉ luật tốt khi chơi đề phòng mọi bất trắc đảm bảo an toàn cho học sinh. Kết thúc trò chơi giáo viên cần đánh giá kết quả cuộc chơi cho công bằng, khách quan, trung thực, tránh tình trạng thiên vị làm cho các em không thoải mái, thiếu tập trung.Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tổ chức chơi ở nhà, biết sử dụng những phương tiện có sẵn để vui chơi có hiệu quả và khoa học.
FĐối với giáo viên:
Giáo viên chuẩn bị kĩ chuẩn kiến thức cho mình dù đó là động tác đơn giản chúng ta cần phối hợp hài hòa nhịp nhàng và rèn luyện cho mình một trình độ kỹ thuật nhất định để các em noi theo. Giáo viên dạy những động tác khéo léo, uyển chuyển, thì các em càng thích thú.Cho nên ,giáo viên không ngừng phấn đấu rèn luyện cho mình một hình ảnh gương mẫu để các em lấy đó noi theo. Giáo viên có lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề ,thương yêu học sinh thì chắc chắn các em sẽ tiến bộ.
FĐối với học sinh:
Cần nghiêm túc trong tập luyện ,quan sát và theo dõi kỹ lưỡng từng cách thức thực hiện của giáo viên,đối với các động tác khó,cần phải tập nhiều lần,phải tập luyện theo sự điều khiển của giáo viên hoặc tổ trưởng.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Tôi đã tiến hành khảo sát lại sau khi đã áp dụng sáng kiến trên kết quả đạt được:
| Năm học : 2007-2008 như sau : 436 em
-Học sinh hoàn thành tốt : 63 em
-Học sinh hoàn thành : 373 em
| Năm học : 2008-2009 như sau : 511 em
-Học sinh hoàn thành tốt : 99 em
-Học sinh hoàn thành : 412 em 
Nhìn vào kết quả từng năm học tôi thấy số học sinh hoàn thành tốt có tiến bộ và các em luôn phấn khởi ,yêu thích khi học môn thể dục.
Trong những năm vừa qua với những việc làm trên bước đầu có kết quả khả quan cụ thể như sau:
-Nề nếp: ra vào lớp, chào cờ rất tốt và nhất là giờ học thể dục các em xếp hàng ngay ngắn, trật tự…
-Các em siêng năng tập luyện thể dục.
-Tinh thần thể dục được nâng lên rõ rệt. Các em có trách nhiệm hơn trong học tập và trong các hoạt động khác .
-Sự yêu thích thể dục thể thao được nhân rộng trong và ngoài nhà trường.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ thực tế các lớp tôi phụ trách,tôi rút ra được một số bài học như sau:
ØChúng ta cần tạo nên không khí sôi nổi, sinh động trong lớp học. Từ đó, học sinh luôn phấn khởi, tạo điều kiện tốt để các em tập tiếp thu nhanh hơn.
ØCần phải sửa sai kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ để học sinh nắm chắc chỗ sai mà có hướng khắc phục.
ØPhương pháp làm mẫu cần thực hiện nghiêm túc và chính xác, giáo viên chọn vị trí thích hợp để học sinh không cần nhầm lẫn.
ØKhông lạm dụng quá vào tranh ảnh vì nó rất dễ nhầm lẫn nếu không có sự hướng dẫn, phân tích kỹ của giáo viên.
ØPhải luôn trao đổi cách trình tự,các phương pháp thực hiện với đồng nghiệp để từ đó rút ra được biện pháp phù hợp nhằm giúp học sinh thực hiện đúng và đẹp.
ØNhận biết và không ngừng phát huy tính tích cực của các em trong mỗi tiết dạy.
V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI:
¯ Nguyên nhân thành công:
-Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu trường,các Đoàn thể sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ với những đề nghị hợp lí của giáo viên cho công tác giảng dạy. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm cho học sinh vui chơi,thi đấu.
-Một số phụ huynh quan tâm, hổ trợ nhà trường giúp cho những em có hoàn cảnh khó khăn.
-Giáo viên quan tâm đến học sinh,tìm hiểu hoàn cảnh .Đặc biệt là học sinh yếu,kém, chưa ngoan.Lập kế hoạch tham mưu với các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức phong trào thể dục thể thao.
-Tổ chức cho các em cùng học cùng chơi tạo không khí thoải mái trong học tập,kích thích các em tìm tòi học hỏi,hứng thú học tập ,tự tin mình có khả năng học tốt các môn học khác.
-Tạo sự đoàn kết ,thi đua lành mạnh trong học sinh,có biện pháp khen thưởng kịp thời cần sử lí nghiêm chỉnh đến nơi đến chốn cho các em thấy được sai sót của mình nhằm sửa chữa kịp thời .
-Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học,tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao tay nghề của giáo viên,nâng cao chất lượng dạy học.
-Giáo viên có thể theo dõi về chuyên cần học sinh,phát hiện những em có năng khiếu.Từ đó,có hướng phát triển cho các em.
¯ Nguyên nhân tồn tại:
-Đa số gia đình các em là nông dân, buôn bán nhỏ,làm mướn, kiến thức hạn chế, kinh tế khó khăn, ít quan tâm đến giáo dục và học tập của con em mình, giao hẳn việc giáo dục cho nhà trường và giáo viên .
-Các em ngoài giờ học ở trường tiếp gia đình ruộng đồng,việc nhà…Nên ít có thời gian học tập và rèn luyện thể dục thể thao.
-Vẫn còn một vài học sinh do nhiều yếu tố khách quan như: Không năng khiếu về môn thể dục, các em không tha thiết với môn học nên còn lơ là trong tập luyện.
VI.KẾT LUẬN:
Với các vấn đề đã nêu trên trong việc thực hiện môn học trong tình hình mới, đã đẩy chất lượng dạy học thể dục có hiệu quả lên một bước đáng kể, khẳng định vai trò của môn thể dục trong nhà trường không thể thiếu được. Do đó, nó có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hiểu sai lệch về môn học ít tiết. Mặt khác, nó vừa tạo ra tính hứng thú trong việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ sư phạm. Đồng thời tạo ra nguồn sinh khí mới, kích thích khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn của từng giáo viên .
Vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu bản thân người giáo viên không ngừng học tập, luôn tìm tòi, sáng tạo ra các biện pháp để giáo dục học sinh ngày càng tiến bộ,phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước và thế giới.
Người giáo viên luôn quan tâm chăm sóc, thương yêu học sinh với những cố gắng của bản thân kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục các em.Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, nguyên nhân vì sao các em yếu kém về thể chất hay lười tập luyện để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, kịp lúc, phù hợp với từng đối tượng,nhằm giúp các em khắc phục những yếu kém, tạo cho các em tự tin vào khả năng của mình có thể sửa đổi để tiến bộ.
Xây dựng khối tập thể lớp, bạn bè cùng nhau học tập,vui chơi, các em khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém.Với những biện pháp trên những học sinh lười tập chuyển sang ham muốn tập thể dục thể thao.
Trên đây là một số kết quả đạt được và chưa được của tôi, rất mong ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để tôi dạy được tốt hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN_LE_THANH_HAI_GVTHE_DUC_20092010.doc