SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi đạt được các chỉ số đánh giá ở lĩnh vực phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển

Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã có lời dặn dò với ngành học mầm non :“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế trước hết phải yêu trẻ . Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu . Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây mới nên tốt . Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”

“ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”

Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Có thể nói rằng trẻ độ tuổi mầm non chính là thời điểm quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu học ăn, bắt đầu học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.Tất cả những cử chỉ đó đều có thể hình thành nên cho trẻ từ những thói quen, không chỉ có những thói quen tốt mà còn có cả những thói quen xấu. Chính vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, cấp học mầm non đã nghiên cứu và đưa bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào nội dung giáo dục và theo dõi đánh giá trẻ. Bộ Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.

Theo điều 4, Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ GD & ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Mục đích của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Bộ chuẩn phát triển trẻ là căn cứ để xây dựng chương trình, là tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi gồm 120 chỉ số thể hiện trên 4 lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất; phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, và phát triển nhận thức. Trong Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, 4 lĩnh vực được thể hiện tách biệt nhau, nhưng trong thực tế, chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác

 

doc32 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi đạt được các chỉ số đánh giá ở lĩnh vực phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
***************
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 TUỔI ĐẠT ĐƯỢC CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ Ở LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN”
 Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học: Mầm non
 Tài liệu kèm theo: Phụ lục 
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MỤC LỤC
PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2
PHẦN II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Trang 3
1.
Cơ sở lý luận ..
Trang 3
2.
Cơ sở thực tiễn.
Trang 5
2.1
Thuận lợi 
Trang 5
2.2
Khó khăn .
Trang 6
3
Các biện pháp đã tiến hành 
Trang 7
Biện pháp 1: Khảo sát khả năng của trẻ trong lớp
Trang 7
Biện pháp 2: Lập kế hoạch thực hiện 
Trang 8
Biện pháp 3: Xây dựng bộ công cụ ..
Trang 11
Biện pháp 4: Phát triển thể chất qua việc xây dựng môi trường học tập vận động, dụng cụ đồ dung tập luyện.
Trang 13
Biện pháp 5: Phát triển thể chất thông qua hoạt động chung ...
Trang 15
Biện pháp 6: Tổ chức theo dõi đánh giá trẻ .
Trang 19
Biện pháp 7: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục mọi lúc mọi nơi ..
Trang 20 
Biện pháp 8: Tích cực tuyên truyền phụ huynh học sinh.
Trang 23
4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Trang 23
PHẦN III.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Trang 26
1.
Kết luận .
Trang 26
2.
Bài học kinh nghiệm .
Trang 27
3.
Khuyến nghị ..
Trang 27
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
	Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã có lời dặn dò với ngành học mầm non :“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế trước hết phải yêu trẻ . Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu . Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây mới nên tốt . Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
“ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”
Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Có thể nói rằng trẻ độ tuổi mầm non chính là thời điểm quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu học ăn, bắt đầu học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình....Tất cả những cử chỉ đó đều có thể hình thành nên cho trẻ từ những thói quen, không chỉ có những thói quen tốt mà còn có cả những thói quen xấu... Chính vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, cấp học mầm non đã nghiên cứu và đưa bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào nội dung giáo dục và theo dõi đánh giá trẻ. Bộ Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.
Theo điều 4, Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ GD & ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Mục đích của Bộ chuẩn  phát triển trẻ 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Bộ chuẩn phát triển trẻ là căn cứ để xây dựng chương trình, là tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi gồm 120 chỉ số thể hiện trên 4 lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất; phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, và phát triển nhận thức. Trong Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, 4 lĩnh vực được thể hiện tách biệt nhau, nhưng trong thực tế, chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác. 
Đặc biêt là lĩnh vực phát triển thể chất ( hay giáo dục thể chất) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng. Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động cho trẻ...và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển vận động là những nội dung chính trong lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ trong bô chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tuy nhiên phát triển vận động cho trẻ giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.
Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước và lớp 1 bởi :.. Sức khỏe là cái vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất trong vận động, góp phần phát triển toàn diện. Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất chỉ dựa vào các chương trình có sẵn, các bài tập, trò chơi cũ chưa thực sự lôi cuốn, thu hút được trẻ tham gia hoạt động chính vì vậy để trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên luôn luôn phải tìm tòi, đổi mới sáng tạo ra các hình thức, các bài tập, trò chơi mới thực sự lôi cuốn hấp dẫn với trẻ, kích thích lòng đam mê của trẻ với những giờ vận động luôn là những suy nghĩ trăn trở của tôi để nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ. 
Qua nhiều năm thực hiện áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên người trực tiếp giảng dạy hàng ngày đã nhận thức được tầm quan trọng của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đối với trẻ, với giáo viên và với phụ huynh học sinh. Do đó việc công tác tổ chức hoạt động nhằm giúp trẻ thực hiện tôt bộ chuẩn đã được quan tâm tuy nhiên các biện pháp và hình thức tổ chức chưa thật phong phú, đa dạng và sáng tạo, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn các cơ hội để thể hiện khả năng của mình qua các hoạt động, bài tập vận động . Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi đạt được các chỉ số đánh giá ở lĩnh vực phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển” với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phát huy tính tích cực, chủ động vận động của trẻ mẫu giáo lớn đồng thời tiếp tục thực hiện và phát huy kết quả chuyên đề phát triển vận động nhằm mục tiêu “... Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non giai đoan 2016-2019...”
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những mục tiêu quan trọng của bậc học mầm non, giúp hình thành, phát triển các tố chất thể lực, giáo dục thói quen vận động của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 
 Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục ,thể dục sáng được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.Các biện pháp được nghiên cứu và đề xuất dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo, dựa trên các nội dung phát triển thể chất theo chương trình giáo dục mầm non mới, các chỉ số phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và các nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục phát triển thể chất vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. 
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
 Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ
Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.
Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi. Đây là một yêu cầu đầu tiên và là việc phải củng cố tốt hơn nữa về thể lực, sức khỏe và các vận động của trẻ, là một việc quan trọng, có ý nghĩa giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở trường tiểu học. Trẻ khỏe mạnh, thể lực tốt mới có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu đánh giá cao nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Nó cho thấy sự quan tâm của cấp cao nhất của ngành giáo dục trong việc xây dựng các chuẩn mực cho giáo dục, mà cụ thể là giáo dục dành cho lứa tuổi chuẩn bị đến trường. Bộ Chuẩn là sự định hướng cho nhà trường mầm non, mẫu giáo và các bậc phụ huynh nhằm giúp cho các em 5 tuổi có được sự phát triển toàn diện để sẵn sàng cho một giai đoạn mới: giai đoạn bước vào lớp 1.
Một số chuyên gia cho rằng: Bộ chuẩn được biên soạn công phu, mang tính khoa học cao về mặt chuyên  môn giáo dục học và tâm lý học phát triển. Xét về tính hợp lý, bộ tiêu chuẩn đánh giá được một cách toàn diện sự phát triển nhân cách của trẻ 5 tuổi ở tất cả các lĩnh vực: thể chất, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ và nhận thức. Do đặc trưng của trẻ 5 tuổi là chuẩn bị vào lớp 1, nên bộ chuẩn cũng có đề cập đến việc đo lường tính sẵn sàng đi học của trẻ. Điều này phù hợp hoàn toàn với xu hướng của thế giới khi các trường mầm non luôn đưa ra khung tiêu chuẩn để đánh giá xem trẻ có hội đủ các điều kiện để vào lớp 1 hay chưa 
Bộ chuẩn ra đời, vừa là công cụ để đánh giá tổng thể sự phát triển toàn diện của trẻ về nhiều mặt vừa mang tính định hướng để nhà trường và gia đình có chương trình và chuẩn bị tâm thế giáo dục trẻ. Đồng thời, là thước đo để đánh giá quá trình học tập và phát triển của trẻ.
Việc đưa ra bộ chuẩn là rất cần thiết cho công tác biên soạn nội dung chương trình đào tạo. Bộ chuẩn bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau giúp cho giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Đồng thời bộ chuẩn giúp giáo viên, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bộ chuẩn cũng nhằm mục đích hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình hay theo dõi trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ.
Tùy theo khả năng, nhu cầu của trẻ, tùy theo từng chủ đề, tùy theo điều kiện của nhóm lớp... mà giáo viên tự lựa chọn nội dung chỉ số phát triển cho trẻ phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trên cở sở các nội dung chính của môn thể dục giờ học các biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất vừa phải đảm bảo đúng nguyên tắc, vừa mang tính linh hoạt, cần hướng tới việc giáo dục đồng bộ ở trẻ cả kiến thức, kỹ năng và thái độ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
 2. Cơ sở thực tiễn.
Thuận lợi
Trường được xây dựng khang trang, phòng lớp rộng rãi được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. 
 Ban giám hiệu nhiệt tình, trình độ chuyên môn vững vàng, sáng tạo, thường xuyên kiểm tra thăm lớp, dự giờ, tổ chức nhiều hoạt động, nhiều hội thi để giáo viên tìm tòi thực hiện, phát huy được năng lực và sự sáng tạo.
Trong nhiều năm liền tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn và bước đầu đạt được một số thành tích như: Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Năm học này tôi tiếp tục được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn. Lớp có 3 cô với 45 trẻ.
Lớp tôi chủ nhiệm 100% trẻ trong lớp đều cùng độ tuổi và tham gia bán trú, trẻ trong lớp nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Lớp tôi chủ nhiệm luôn là lớp điểm xây dựng chuyên đề giáo dục thể chất để kiến tập cho toàn trường. Và sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Một số phụ huynh phối hợp rất tốt với các cô trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 b. Khó Khăn:
 Trong quá trình lựa chọn các vận động cơ bản phù hợp với chỉ số phát triển thể chất của trẻ còn lúng túng.
 Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo.
 Tỷ lệ trẻ thấp còi cao, sức khỏe chưa đảm bảo nên rất ít tham gia các vận động.
 Lớp chưa có nhiều đồ dùng dụng cụ sáng tạo.
 Các bài tập, trò chơi vận động cũ, nội dung chơi chưa phong phú, không thu hút được sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻ. 
Sự phát triển của trẻ ở trong cùng một lớp không đồng đều cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn các bài tập, trò chơi. Về phía giáo viên cũng chưa chủ động phát huy sáng tạo trong việc thiết kế các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ.
Đa số phụ huynh trong lớp trẻ tuổi, chủ yếu là công nhân tại khu công nghiệp và các địa bàn lân cận , công việc phải thường xuyên đi theo ca, kíp làm việc nên thời gian quan tâm, chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế hoặc không quan tâm tới việc học tập của con em mình tại trường mầm non và chưa hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của phát triển vận động đối với trẻ. Phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1.
Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, muốn đưa chất lượng học tập của trẻ đạt hiệu quả cao và thực hiện tốt đánh giá các chỉ số. Tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể lớp. Xác định rõ những khó khăn thuận lợi của trường, của lớp của bản thân. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất. 
3. Các biện pháp đã tiến hành
	Biện pháp 1: Khảo sát khả năng của trẻ trong lớp.
 Để đánh giá chính xác tình hình, khả năng nhận thức của cô và trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát 100% trẻ lớp mẫu giáo A3 và giáo viên phụ trách các lớp lớn.
1.1 Mục đích:
- Củng cố kiến thức mà trẻ đã học. Đánh giá nhận thức của giáo viên về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
- Giúp trẻ làm quen với hoạt động đánh giá. Giúp giáo viên nắm bắt được khả năng của từng trẻ và có cách ứng xử phù hợp
1.2. Chuẩn bị:
- Bài trắc nghiệm cho cô
- Bài tập cho trẻ. Bảng tổng hợp đánh giá.
1.3. Cách tiến hành:
- Trao đổi với các giáo viên trong lớp về cách thực hiện Bộ chuẩn, tiến hành thực hiện lựa chọn đáp án trong bài trắc nghiệm.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung phát triển thể chất chương trình lớp mẫu giáo lớn, giao bài tập, nêu rõ yêu cầu và cho trẻ thực hiện theo yêu cầu đó.
1.4. Kết quả
 Bảng khảo khát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
NỘI DUNG
Khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt
Tổng số trẻ tham gia khảo sát đánh giá.: 45
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
23
22
20
25
19
26
51%
49%
44%
56%
42%
58%
- Về sức khỏe:
Nội dung
Cân nặng
Chiều cao
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
40
5
43
2
Tỉ lệ %
88,8%
11,2%
95,5%
4,5%
	Nhìn vào bảng tổng kết, có thể dễ dàng nhận thấy đối với trẻ đã có kiến thức theo độ tuổi nhưng kỹ năng về lĩnh vực phát triển thể chất chưa cao. Từ kết quả khảo sát này cho thấy, cần có những biện pháp tích cực nâng cao khả năng lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, hoạt động, đưa nội dung các chỉ số phát triển của Bộ chuẩn vào kế hoach chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên. Đồng thời cần xây dựng những biện pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động đồng thời phát huy tính tích cự hoạt động và khả năng tư duy phán đoán cho trẻ.
 Biện pháp 2: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục có chủ đích
 	 Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số. Trong đó, lĩnh vực phát triển thể chất bao gồm 26 chỉ số ( từ chỉ số 1 đến chỉ số 26) trong đó chỉ số phát triển vận động cho trẻ gồm 9 chỉ số. Đây là mục tiêu giáo dục thể hiện đầu ra của trẻ 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục. Căn cứ vào các chủ đề tôi đã nghiên cứu, lựa chọn, phân bổ các mục tiêu phù hợp nhất vào các chủ đề. Dựa vào mục tiêu giáo dục tôi đã cụ thể nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non tương ứng với nội dung của các chỉ số phát triển của lĩnh vực thể chất.. Cụ thể như sau:
Thời gian
Mục tiêu
Hoạt động giáo dục
Tháng 9
- Chỉ số 1. 
Bật xa tối thiểu 50cm
- Thảo luận về: Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
“ Trường mầm non”. 
- Lập kế hoạch chi tiết cho tiết học
+ Khởi động: Cô tổ chức cho trẻ dưới dạng hội thi bé khỏe bé ngoan: Cho trẻ đi khởi động các khớp cổ,tay chân, đi, chạy theo hiệu lệnh của cô, trên nền nhạc :” Bé khỏe bé ngoan”
+ Trọng động: 
*Cho trẻ tập BTPTC theo hình thức erobic: 
“ Cùng tập thể dục ” tập kết hợp với cờ. Các động tác theo thứ tự: Tay ( 2lần x 8 nhịp), Thân ( 2lần x 8 nhịp), Chân ( 3lần x 8 nhịp), Bât ( 3lần x 8 nhịp)
* VĐCB: 
. Vận động mới :Bật xa tối thiếu 50cm.
. Vận động ôn: Đi nối gót.
. Trò chơi: Đôi bạn thân.( 2 bạn hợp sức chuyển bóng bằng lưng về đích)
Tháng 10
- Chỉ số 11. Đi thăng bằng trên ghế thể dục ( 2m x 0,25 x 0,35)
gọn gàng.
- Thảo luận về: Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
“ Bản thân”. Hỏi trẻ có những cách nào giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
- Lập kế hoạch chi tiết cho tiết học
+ Khởi động: Cho trẻ bắt chước làm các thao tác vệ sinh cá nhân của Tí Sún: Đi vào nhà vệ sinh
( cho trẻ đi nối gót, đi thường), Tí Sún rửa đánh răng( trẻ mô phỏng thao tác đánh răng), Tí Sún rửa mặt( trẻ mô phỏng thao tác rửa mặt), Tí Sún chạy tập thể dục.
+ Trọng động: 
*Cho trẻ tập BTPTC theo hình thức erobic: “ Cu Tí dễ thương” tập kết hợp với phách tre. Các động tác theo thứ tự: Tay ( 2lần x 8 nhịp), Thân
( 2lần x 8 nhịp), Chân ( 3lần x 8 nhịp), Bât ( 2lần x 8 nhịp)
* VĐCB: 
. Vận động mới : Đi thăng bằng trên ghế thể duc.
. Vận động ôn: Ném xa bằng 2 tay
. Trò chơi: Nhảy bao bố.
Tháng 11 
- Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách 4m
- Thảo luận về: Trò chuyện với trẻ về chủ đề:
 “ Gia đình của bé”. Hỏi tr

File đính kèm:

  • docgdmgkim_lienmnpt2_31202013.doc
Giáo Án Liên Quan