Phó hiệu trưởng với công tác chỉ đạo, tổ chức kiểm tra chuyên môn

Trong nhiều năm quản lý chuyên môn , chúng tôi thường chú trọng vào công tác triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản chuyên môn nên hiệu quả đạt được chưa cao do công tác kiểm tra , tổ chức kiểm tra còn hạn chế . Mà trong quá trình tổ chức, quản lý ở trường Tiểu học, công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn được xem là một nhiệm vụ đăc biệt và quan trọng . Nó chi phối rất nhiều thời gian, công sức trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của đơn vị . Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra quản lý chuyên môn của Phó Hiệu trưởng không những nâng cao được chất lượng giáo dục, mà còn thúc đẩy quá trình thi đua dạy tốt, học tốt cũng như các hoạt động khác cùng diễn ra. Chính vì vậy mà đòi hỏi người Phó Hiệu trưởng môn phải có phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình của đơn vị và phát huy tốt khả năng của từng thành viên, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16158 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phó hiệu trưởng với công tác chỉ đạo, tổ chức kiểm tra chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận 
 	 Hiện nay , đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế. Để bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về các mặt : kinh tế, giáo dục, y tế  mà trong đó vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX, khoá X gần đây bàn nhiều về giáo dục và đào tạo , coi giáo dục và đào tạo là điểm mấu chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn , lạc hậu , trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. 
Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục năm học 2002-2003 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh : “ Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tiếp theo thì yếu tố quyết định là ở đội ngũ nhà giáo ”. 
Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra. Chúng ta biết kiểm tra là một quá trình xem xét thực tế đánh giá thực trạng khuyến khích cái tốt , phát hiện những cái sai để cĩ những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu đặt ra và gĩp phần đưa tồn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn . Vì thế , kiểm tra cĩ vai trị quan trọng trong quá trình quản lý . Thơng qua kiểm tra để kết thúc cho một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo . Ngồi ra , kiểm tra cịn cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới cơng tác quản lý giáo dục vì thơng qua kiểm tra , người quản lý sẽ :
+ Đảm bảo sự lãnh đạo , quản lý chính xác hơn . 
+ Đánh giá đúng thực trạng , đơn đốc , thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng hồn thành tốt nhiệm vụ đặt ra . 
+ Đánh giá khen thưởng chính xác những các nhân tập thể cĩ thành tích đồng thời phát hiện kịp thời những lệch lạc để uốn nắn , điều chỉnh , bổ sung hợp lý . 
- Kiểm tra cịn là điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu vì kiểm tra sẽ đem lại những thơng tin phản hồi cĩ độ tin cậy nhất . trên cơ sở đĩ mà người quản lý điều hành các hoạt động cĩ hiệu quả các mục tiêu đã đặt ra. 
Vì vậy, những người làm công tác giáo dục càng phải nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục. Vấn đề kiểm tra không chỉ dừng lại ở chỗ, phát hiện sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là: tư vấn, hướùng dẫn các đối tượng cá nhân, tập thể làm được, làm tốt hơn nữa những gì đã, đang tiến hành thực hiện. 
 Do đó, đòi hỏi ở người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải là người có: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , phẩm chất đạo đức tốt , kiến thức và kĩ năng sư phạm. Để thực hiện tốt được ba yếu tố trên, bên cạnh sự nhiệt tình, nỗ lực của mỗi giáo viên thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, giám sát, đôn đốc, tư vấn  của Phó hiệu trưởng chuyên môn rất quan trọng . Nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục trong toàn đơn vị vì trong giáo dục không kiểm tra là không quản lý . 
2. Cơ sở thực tiễn 
Trong nhiều năm quản lý chuyên môn , chúng tôi thường chú trọng vào công tác triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản chuyên môn nên hiệu quả đạt được chưa cao do công tác kiểm tra , tổ chức kiểm tra còn hạn chế . Mà trong quá trình tổ chức, quản lý ở trường Tiểu học, công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn được xem là một nhiệm vụ đăïc biệt và quan trọng . Nó chi phối rất nhiều thời gian, công sức trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của đơn vị . Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra quản lý chuyên môn của Phó Hiệu trưởng không những nâng cao được chất lượng giáo dục, mà còn thúc đẩy quá trình thi đua dạy tốt, học tốt cũng như các hoạt động khác cùng diễn ra. Chính vì vậy mà đòi hỏi người Phó Hiệu trưởng môn phải có phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình của đơn vị và phát huy tốt khả năng của từng thành viên, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn  Từ những nội dung phân tích trên , tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phó Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo , tổ chức kiểm tra chuyên môn ” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích để xây dựng một số biện pháp thực hiện tốt công tác chỉ đạo kiểm tra và tổ chức kiểm tra trong quá trình quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường Tiểu học . 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Để đạt được mục đích trên , tôi xác định rõ các nhiệm vụ để nghiên cứu đề tài như sau : 
1. Nghiên cứu lý thuyết : Đọc các văn kiện Đại hội Đảng , Luật giáo dục , điều lệ trường tiểu học , Quy chế chuyên môn , tạp chí GD Quyết định số 16/2006/QĐ.BGD-ĐT
2. Quan sát : thực trạng về công tác kiểm tra ở đơn vị 
3. Xây dựng biện pháp chỉ đạo , tổ chức kiểm tra . 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên có hiệu quả , tôi chọn các phương pháp nghiên cứu như sau : 
1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phân tích , tổng hợp , khát quát các tài liệu liên quan đến đề tài . 
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : 
- Quan sát hoạt động dạy và học . 
- Dự giờ thăm lớp GV 
- Xem xét hồ sơ của GV ; vở học và đồ dùng học tập của học sinh .
3. Phương pháp điều tra
4.Phương pháp thống kê , tổng hợp số liệu , so sánh kết quả . 
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 
Kiểm tra là một trong những cơng tác cần thiết trong quá trình quản lý chuyên mơn . Vì vậy cơng tác kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên và định kì nhằm giúp giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ năm học . Do đĩ , muốn làm tốt cơng tác quản lý thì phải làm tốt cơng tác kiểm tra . Chính vì thế , tơi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này và những năm học tới đây . 
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Một số biện pháp chỉ đạo và tổ chức kiểm tra chuyên môn ở trường tiểu học .
Thời gian nghiên cứu và thực hiện từ tháng 10 năm 2009 đến hết năm học .
PHẦN II : NỘI DUNG CÔNG VIỆC
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi :
- Trong những năm gần đây, công tác chỉ đạo , tổ chức kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, từng bước đã đi vào nề nếp, ổn định.
- Các thành viên từ Phó hiệu trưởng đến các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trong đơn vị có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiên quy chế, nhiệm vụ chuyên môn được giao. 
- Nôi dung, cách thức tiến hành kiểm tra được thực hiện đúng theo phân cấp quản lý như : 
+ Hiệu trưởng kiểm tra Phó hiệu trưởng , các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh.
 + Phó hiệu trưởng kiểm tra các tổ chuyên môn , giáo viên .
 + Khối trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và học sinh .
+ Ban phụ trách Đội kiểm tra nền nếp học tập học sinh . 
Mặc dù điều này đã đem lại kết quả rất tốt trong những năm qua của đơn vị, song xét trên tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và cũng còn gặp một số khó khăn hạn chế nhất định .
2. Khó khăn, hạn chế:
- Các khối trưởng được Hiệu trưởng phân cơng hàng năm là một chức danh kiêm nhiệm, họ vẫn làm nhiệm vụ nặng nề của một giáo viên chủ nhiệm lớp . Chính vì vậy , sự tập trung cần đầu tư cho công tác kiểm tra còn nhiều giới hạn.
- Số lượng các lớp trong tổ chuyên môn tuy không nhiều nhưng lại rải ra ở hai điểm khác nhau , đđồng thời công tác kiểm tra chỉ được coi là một trong nhiều công việc của quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học mà thôi . Chính vậy mà cơng tác kiểm tra chưa thật sự được quan tâm .
- Công tác kiểm tra của Phó Hiệu trưởng cũng chỉ có giới hạn nên không thể tránh khỏi hạn chế về mức độ thường xuyên, chi tiết , sâu rộng ở tất cả các lần, các đợt kiểm tra. Nhiều khi còn mang tính chủ quan, cá nhân của người kiểm tra đối với người được kiểm tra và có tính chất lặp đi, lặp lại nhiều lần. 
- Hình thức kiểm tra cịn đơn điệu , gị ép , rập khuôn, thiếu sáng tạo, năng động chưa có bước đột phá trong công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn.
- Chưa phát huy hết năng lực sở trường của các thành viên trong vấn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn. 
- Chưa tạo ra được trong phạm vị rộng để toàn thể các thành viên trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, học tập qua công tác kiểm tra chuyên môn. Giáo viên luôn là người “ được kiểm tra ”, nên ít có điều kiện trao đổi, học tập các kinh nghiệm cũng như kĩ năng soạn, giảng của bạn bè đồng nghiệp.
- Số lần, số lượt kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn từ Phó Hiệu trưởng đến các tổ khối trong những năm qua còn hạn chế, thiếu tính thường xuyên, liên tục nên nhiều lúc phát hiện những thiếu sót còn chậm, chưa được kịp thời 
- Chưa tạo được tính thường xuyên, chủ động, tự tin của mỗi giáo viên trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra.
- Sự nhận thức của đội ngũ về công tác kiểm tra chưa cao nhất là đội ngũ tổ trưởng chuyên môn vì cho đây không phải là nhiệm vụ chính trong hoạt động dạy và học . 
II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Trong quá trình quản lý GD , Phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng về công tác chuyên môn , vì vậy Phó Hiệu trưởng cần linh hoạt chủ động , sáng tác trong công tác quản lý , chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường và trong đó có việc chỉ đạo , tổ chức kiểm tra chuyên môn . 
Để khắc phục những khĩ khăn , hạn chế được nêu trên , chúng tôi đã tập trung vào giải quyết nội dung sau để đạt hiệu quả tốt trong cơng tác kiểm tra cũng như hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học : 
+ Những điều chỉnh về cơng tác tổ chức kiểm tra . 
+ Một số biện pháp chỉ đạo và tổ chức kiểm tra chuyên mơn như : 
Thời gian kiểm tra gồm có tuần , tháng 
Nội dung kiểm tra : 
Việc thực hiện hồ sơ sổ sách 
Việc thực hiện chương trình 
Việc soạn bài theo hướng đổi mới 
Việc giảng dạy trên lớp ( dự giờ ) 
Việc chấm trả bài , đánh giá xếp loại học sinh 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ( thao giảng bằng GAĐT ) 
Việc sử dụng đồ dùng dạy học 
Công tác chủ nhiệm 
Công tác coi và chấm thi 
Việc thực hiện nền nếp , giờ giấc đến lớp 
Việc chuẩn bị dụng cụ học tập , bài vở của học sinh trước khi đế lớp . 
Các kĩ năng hoạt động ngoài giờ , kĩ năng giao tiếp ứng xử của học sinh . 
Hình thức tổ chức kiểm tra : định kỳ , thường xuyên , đột xuất . 
 - Đối tượng được kiểm tra : Tổ khối chuyên môn ( 6 ) 
Giáo viên ( 39 ) 
Học sinh ( 1201 ) 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
A. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA :
1. TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC :
- Hiệu trưởng kiểm tra toàn bộ các thành viên trong đơn vị (các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh ) 
- Khối trưởng kiểm tra giáo viên trong khối, học sinh .
- Ban tự tra kiểm tra giáo viên và học sinh trong toàn trường. 
2. TRONG NĂM HỌC 2009 - 2010 : 
- Ban giám hiệu ( chủ yếu là Phó Hiệu trưởng ) kiểm tra giáo viên và tổ chức cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra.
- Khốùi trưởng kiểm tra và tổ chức chỉ đạo cho các thành viên của tổ thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra .
- Thực hiện kiểm tra chéo giữa các thành viên trong đơn vị ( Phó Hiệu trưởng cùng với khối trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện ) 
- Giáo viên tự kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn hàng tháng sau đó báo cáo lại cho Tổ trưởng và tổ trưởng báo cáo cho Phó Hiệu trưởng. ( Kèm theo mẫu báo cáo ) 
B. BIỆN PHÁP KIỂM TRA , TỔ CHỨC KIỂM TRA 
Ngay từ đầu năm học , được sự phân công của hiệu trưởng , chúng tôi tổ chức triển khai kế hoạch chuyên môn của năm học , sinh hoạt quy chế chuyên môn , phân công trách nhiệm cho tổ trưởng tổ chuyên môn ( vì tổ trưởng CM là người đứng đầu trong một khối , chịu sự quản lý trực tiếp của BGH . Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về chuyên môn , về các hoạt động khác cho các tổ viên nắm bắt và thực hiện đồng thời tổ trưởng còn có nhiệm vụ nhắc nhở , động viên giúp đỡ các tổ viên trong khối thực hiện tốt quy chế chuyên môn ) và thống nhất biện pháp kiểm tra với Phó Hiệu trưởng vì trong quản lý mà không kiểm tra thì không hiệu quả . 
Với sự nhất trí cao trong đội ngũ , chúng tôi tiến hành biện pháp chỉ đạo kiểm tra và tổ chức kiểm tra song song với việc quản lý, chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn như sau : 
I. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐỊNH K Ì
 1.Phó Hiệu trưởng : Kiểm tra các đối tượng gồm các tổ chuyên môn , giáo viên , học sinh 
1.1. Kế hoạch kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn : 
 a. Phó Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của tổ trưởng tổ chuyên môn 2 tháng / lần. 
 b. Cách tiến hành : 
- Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến các tổ trưởng chuyên môn để các tổ có thời gian chuẩn bị hoàn tất nội dung công việc.
- Thông thường mỗi lần kiểm tra tổ chuyên môn, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như : 
	 Thứ nhất : Kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi kết hợp với kiểm tra hồ sơ của một số giáo viên chủ nhiệm lớp , qua đó để nắm bắt được những vấn đề nào trong tổ đã thực hiện , những vấn đề nào nhà trường triển khai mà tổ chưa thực hiện hoặc thực hiện ra sao ? 
 Thứ hai : Kiểm tra hoạt động dạy và học của cả tổ thông qua các nội dung dự giờ, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ , kiểm tra kiến thức học sinh thông qua các bài luyện tập thực hành sau tiết dạy 
 Thứ ba : Ngoài việc kiểm tra nội dung, kiến thức của học sinh , chúng tôi đồng tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động của học sinh thông qua hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học . Qua đó đánh giá được quá trình kiểm tra quản lý của tổ chuyên môn.
* Sau mỗi lần kiểm tra , chúng tôi tổng hợp đánh giá chi tiết các mặt. Tuyên dương , động viên , nhân rộng các ưu điểm từ tổ này sang tổ khác , đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại , hạn chế nhằm giúp tổ trưởng có cái nhìn toàn diện hơn và lấy đó làm bài học kinh nghiệm . 
- Bên cạnh đó, chúng tôi rất chú trọng đến việc tư vấn , giúp đỡ , định hướng những vấn đề cần phải làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tiếp theo. 
1.2. Kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên : 
 a. Phó Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học , kiểm tra hồ sơ của giáo viên 6 tuần / lần . 
 b. Cách tiến hành:
- Lập kế hoạch , thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến giáo viên chủ nhiệm các lớp để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo cho tất cả các nội dung theo quy định.
- Thông thường mỗi lần kiểm tra giáo viên, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như: 
Thứ nhấ t : Kiểm tra toàn bộ hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm lớp, kết hợp với việc kiểm tra tập vở của học sinh, thông qua đó chúng tôi nắm được nội dung, kiến thức mà giáo viên đã dạy trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao. 
Thứ hai : Kiểm tra dự giờ trên lớp để đánh giá tổng thể hoạt động dạy và học . Sau các tiết dự giờ có kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh . Từ đó có được cái nhìn chính xác về khả năng truyền đạt nội dung , vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức , tiếp thu bài của học sinh , nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng .
Thứ ba : Kiểm tra các kỹ năng hoạt động khác của học sinh thông qua hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học.
Thứ tư : Kiểm tra các công tác chủ nhiệm, về các mảng như : 
+ Kiểm tra việc bồi dưỡng , phụ đạo , đánh giá theo dõi kết quả học tập của học sinh trong lớp , đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên thông qua việc phối hợp với gia đình học sinh. 
+ Kiểm tra việc làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất 
1.3. Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh : 
- Đối với học sinh, ngoài kiểm tra kiến thức bằng bài làm định kỳ, không định kỳ, còn kiểm tra vở ghi bài học hàng ngày của các em. Thông qua đó chúng tôi nắm bắt được việc học sinh đã lĩnh hội, tiếp thu được nội dung kiến thức gì ? Giáo viên giảng dạy ra sao ? Từ đó có biện pháp điều chỉnh , định hướng cho từng nội dung , từng hoạt động cụ thể .
- Phó Hiệu trưởng phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức kiểm tra các nội dung ngoài giơ ø, kiểm tra các kỹ năng thực hành đạo đức .
- Thời gian cho tổ chức kiểm tra hoạt động trên lớp được quy định 1 tháng một lần , đối tượng tham gia kiểm tra học sinh gồm có : 
 	 + Giáo viên chủ nhiệm các lớp trong cùng khối (kiểm tra chéo lẫn nhau và ghi biên bản cụ thể ở từng lớp )
 + Có sự tham gia của Tổng phụ trách Đội . 
1.4. Kế hoạch kiểm tra coi và chấm thi 
Song song với việc tổ chức kiểm tra theo định kỳ ( GKI , CKI , GKII, CN ) theo kế hoạch đề ra , Phó hiệu trưởng còn kiểm tra việc coi và chấm thi của giáo viên như giờ giấc , thái độ , ý thức chấp hành nội qui quy chế coi thi , chấm bài có đúng đáp án không ? cách ghi điểm , . . . . . 
 2. Đối với tổ chuyên môn ( Tổ trưởng ) : Kiểm tra các đối tượng gồm giáo viên , học sinh 
2.1. Kế hoạch kiểm tra hoạt động đối với các thành viên trong tổ : 
 a. Tổ trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong tổ 1 tháng / lần và kiểm tra giáo án của tất cả các thành viên trong tổ vào ngày thứ tư hoặc thứ sáu hàng tuần ( Tùy theo tổ quy định ) .
 b. Cách tiến hành :
- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra thông báo với Phó Hiệu trưởng các thành viên được kiểm tra để họ có thời gian chuẩn bị đầy đủ , chu đáo các nội dung theo quy định.
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau :
	 Thứ nhất : Kiểm tra giáo án được quy định vào ngày thứ tư hoặc thứ sáu hàng tuần , sẽ giúp các đồng chí tổ trưởng theo dõi chi tiết quá trình soạn giảng của giáo viên trong tổ.
 Thứ hai : Kiểm tra hồ sơ sổ sách , quy chế chuyên môn , đánh giá trình độ tay nghề , nghiệp vụ sư phạm , thông qua dự giơ ø, đánh giá việc vận dụng phương pháp , kiểm tra kiến thức –

File đính kèm:

  • docSKKN(7).doc
Giáo Án Liên Quan