Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

 I. MỤC TIÊU CHUNG

 Giúp HV hiểu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về phẩm chất nghề nghiệp của GVMN trong giai đoạn hiện nay và biết cách vận dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp của mình.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Kiến thức

-Nắm được những yêu cầu về PCNN của GVMN trong giai đoạn hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện PCNN cũng như cách thức tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện PCNN của GVMN.

-Hiểu và nắm được các quy định pháp lí về PCNN của GVMN.

Kỹ năng

Vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện PCNN của GVMN trong các tình huống thực tiễn.

Thái độ

– Chủ động, sáng tạo trong tổ chức rèn luyện PCNN cho đội ngũ giáo viên mầm non phù hợp với điều kiện thực tiễn.

– Có thái độ tích cực trong tự học, tự rèn luyện PCNN của GVMN.

 

doc5 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 I. MỤC TIÊU CHUNG
 Giúp HV hiểu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về phẩm chất nghề nghiệp của GVMN trong giai đoạn hiện nay và biết cách vận dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp của mình.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Kiến thức
-Nắm được những yêu cầu về PCNN của GVMN trong giai đoạn hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện PCNN cũng như cách thức tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện PCNN của GVMN.
-Hiểu và nắm được các quy định pháp lí về PCNN của GVMN.
Kỹ năng
Vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện PCNN của GVMN trong các tình huống thực tiễn. 
Thái độ
– Chủ động, sáng tạo trong tổ chức rèn luyện PCNN cho đội ngũ giáo viên mầm non phù hợp với điều kiện thực tiễn.
– Có thái độ tích cực trong tự học, tự rèn luyện PCNN của GVMN.
III. PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA GVMN 
PCNN là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức XH đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động NN, có tính đặc trưng của NN.
 PCNN của GVMN là hệ thống những chuẩn mực đạo đức người giáo viên mầm non cần có trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
 Rèn luyện PCNN của GVMN chính là luyện tập một cách thường xuyên những tình cảm, thái độ, hành vi tốt đẹp để hình thành nhân cách nghề nghiệp
IV. NHỮNG PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CẦN RÈN LUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Yêu trẻ, yêu nghề;
 Kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; 
 Có tinh thần trách nhiệm cao;
 Có những kiến thức, năng lực chuyên môn; 
 Có khả năng ứng xử sư phạm khéo léo.
Khả năng học hỏi và tiếp thu cái mới; 
Có óc sáng tạo và đóng góp sáng kiến để phát triển
 nghề nghiệp; 
Có khả năng làm việc nhóm; 
Sử dụng được ngoại ngữ, tin học.
V. BIỂU HIỆN CỦA PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP Ở NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON 
Đối với các đối tượng liên quan đến hoạt động NN: trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên
Đối với công việc
Đối với bản thân
VI. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA VIỆC RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
Trong Luật Giáo dục ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 
Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Điều lệ Trường mầm non (số 04/VBHN-BGDĐT24 tháng 12 năm 2015)
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 
Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2015 
Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII ban hành ngày 15/5/2016
Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
Chỉ thị số: 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo ngày 07 tháng 05 năm 2018. 
VII. ĐẶC TRƯNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GVMN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Mục tiêu nghề nghiệp
Đối tượng của nghề nghiệp
Lao động của nghề nghiệp
Nhiệm vụ của nghề nghiệp
Thời gian làm việc
Yêu cầu của nghề nghiệp về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn 
VIII. BỐI CẢNH VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGHỀ GIÁO VIÊN MẦM NON 
Bối cảnh quốc tế đổi mới giáo dục
Ưu điểm: 
GV năng động hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; 
Ý thức hơn trong việc cập nhật các PP, biện pháp GD trẻ hiệu quả, 
Tích cực tham gia các quan hệ giao lưu, học hỏi...
Hạn chế: 
Xuất hiện bộ phận GV vi phạm đạo đức NN. 
Đặt ra yêu cầu mới đối với GVMN
Lòng tin của PH, của XH vào nghề giáo bị suy giảm
GV thiếu lòng tin vào nghề, vào xử lý tình huống
. Nhận thức xã hội đối với nghề giáo viên mầm non
 Coi trọng và tôn vinh nghề GVMN
 GVMN có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm vị trí việc làm 
 MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân
 Một bộ phận nhận thức chưa đúng về nghề GVMN: bảo mẫu, chỉ trông giữ trẻ, không dạy
IX. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA GVMN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Đối với trẻ mầm non phải:
Yêu thương, không cáu gắt, đánh, mắng, trách phạt trẻ. 
Đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ. 
Luôn thấu hiểu trẻ. 
Tạo được niềm tin yêu, giúp trẻ
 mạnh dạn, tự tin và phát triển hơn
Đối với nghề nghiệp phải:
Yêu nghề
Thật sự kiên nhẫn, biết chờ đợi, lắng nghe, không nổi nóng, không làm trẻ hoảng sợ
Biết kiểm soát cảm xúc 
Có tinh thần trách nhiệm cao
Nhận thức được giới hạn hành vi NN
Luôn hoàn thành tốt nhiệm 
Đối với bản thân phải:
 Biết giữ gìn đạo đức, giữ gìn hình ảnh của mình trong các hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
 Luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh với cái sai, cái chưa đúng.
 Biết giữ gìn uy tín của bản thân.
 Biết trọng danh dự, coi trọng những vinh dự của bản thân, của nghề. 
 Biết bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần cao quý của nghề.
 Tự giác rèn luyện, hun đúc phẩm chất nghề nghiệp.
 Mạnh dạn, công khai hơn trong việc phê bình và tự phê bình.
 Tạo dựng tấm gương mẫu mực về phẩm chất, phong cách nhà giáo.
Đối với phụ huynh phải:
 Giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử 
 Tuyên truyền kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ đến các bậc phụ huynh.
 Phối kết hợp trong các hoạt động CS,GD trẻ
Đối đồng nghiệp và cấp trên phải:
 Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện PCNN cũng như chyên môn, nghiệp vụ.
 Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, thân thiện.
 Giao tiếp và ứng xử với cấp trên theo tinh thần lắng nghe, cầu tiến, chấp hành tốt nhiệm vụ, biết giữ gìn, bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên, tạo không khí vui vẻ, thân thiện
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC RÈN LUYỆN PCNN
CHO GV CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ GDMN
BP1: TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ NGHỀ CHO GV CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ GDMN
Phổ biến nội dung các văn bản pháp lý của ngành, địa phương, nhà trường liên quan đến PCNN tới từng GVMN; 
Lập kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể trao đổi, thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm về các vụ việc có liên quan đến PCNN;
 Tăng cường công tác tuyên truyền về vị thế của NN qua các buổi tập huấn chuyên đề;
Tổ chức cho GV rèn luyện PCNN qua các hoạt động đoàn thể,qua câu lạc bộ
Đấu tranh nghiêm khắc và kịp thời phát hiện những biểu hiện suy thoái về PCNN 
Quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực công tác, trình độ chuyên môn;
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
Khơi dậy ở giáo viên tình yêu của người mẹ, người cô, với trẻ
Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác truyền thông về giáo dục;
Tổ chức đánh giá GV thông qua các hoạt động hằng ngày ở trường MN 
 Tạo dựng một tấm gương mẫu mực về đạo đức, phong cách nhà giáo 
BP2: ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ GVMN RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP
Có những hỗ trợ phù hợp về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GVMN;
Tạo môi trường làm việc thân thiện, quan tâm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ GVMN khi cần thiết;
Động viên, khích lệ, sát cánh với giáo viên, giúp họ khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ;
Nếu GV chưa hoàn thành yêu cầu thì cần tìm hiểu nguyên nhân để có những hướng giải quyết phù hợp. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ TỰ RÈN LUYỆN PCNN CỦA GVMN
BP1: TỰ GIÁC RÈN LUYỆN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PCNN CỦA GVMN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG MN
Nắm vững các quy định của ngành, của trường liên quan đến PCNN; 
Tự hào, tự tôn về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn: nghề đặc biệt, dễ dàng có được thiện cảm của trẻ và mọi người xung quanh, nghề có nhiều niềm vui;...
Xác định đúng mục đích của nghề GVMN;
Hiểu về nghề, trước cũng như trong khi làm nghề để có nhận thức đúng cũng như trong việc đưa ra các quyết định phù hợp;
Xây dựng kế hoạch phấn đấu cụ thể và phù hợp;
Giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp: sự tự tin vào năng lực của bản thân, tin ở đoàn thể, vào tương lai nghề nghiệp; 
Không ngừng rèn luyện, nâng cao PCNN qua xử lí tình huống
BP 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ PHÙ HỢP VỚI TRẺ, VỚI PHỤ HUYNH VÀ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
Đối với trẻ:
Tôn trọng và công bằng với trẻ, yêu thương nhưng không có nghĩa là nuông chiều trẻ;
 Tùy vào từng độ tuổi mà khi giao tiếp với trẻ, giáo viên có những cử chỉ yêu thương, tình cảm khác nhau: Có thể ngồi xuống hoặc hơi cúi xuống thấp ngang tầm mặt của trẻ để giao tiếp với trẻ;
Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, có thể sử dụng các câu ngắn gọn nhưng đầy đủ thành phần câu, tránh nói trống không hoặc câu thiếu thành phần, có thể gọi tên thân mật của trẻ để thu hút trẻ. 
Đối với phụ huynh và cộng đồng xã hội
Thường xuyên thông tin, phối kết hợp về kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ;
Tạo lập được niềm tin ở phụ huynh, ở cộng đồng xã hội bằng chính cách thể hiện tình yêu với trẻ, với các công việc hàng ngày;
Luyện tập sự chỉn chu để thu hút cảm tình của người tham gia giao tiếp
Chủ động, bình tĩnh, tự tin, hoà nhã, vui vẻ, ân cần khi giao tiếp với PH;
Tôn trọng tuyệt đối những thông tin cá nhân của gia đình trẻ, của PH;
Trao đổi với phụ huynh những thông tin cụ thể, chính xác và trung thực nhất về trẻ. 

File đính kèm:

  • docren_luyen_pham_chat_nghe_nghiep_cua_giao_vien_mam_non_trong.doc
Giáo Án Liên Quan