Rèn trẻ cá biệt 5 tuổi vào nề nếp, thói quen ở trường mầm non
Một lớp học, một nhóm trẻ trong trường mầm non, với mỗi trẻ là một thực thể riêng biệt có đời sống tâm sinh lý khác nhau không trẻ nào giống trẻ nào, mỗi trẻ thể hiện một cá tính khác nhau, có trẻ thì năng động thích tung tăng chạy nhảy, có trẻ nô đùa tự do theo ý thích cá nhân, có trẻ trầm tính hơn thì hoạt động tĩnh tại chỗ, trong số trẻ năng động này còn có một số trẻ hiếu động, lúc nào cũng có thể hoạt động, vui chơi không ngồi yên một chỗ, thậm chí nhóm trẻ này còn bày biện những trò chơi, trò đùa, những hành động tinh nghich, trái tính kỳ lạ, nghịch ngợm trong các hoạt động người ta thường gọi bằng hai từ “cá biệt” hoặc trên miệng hay nói “quậy quá”, và những trẻ này thường được các giáo viên đặc biệt lưu ý, quan tâm để mắt tới hơn. Trẻ cá biệt thường rất hiếu động không ngồi yên một chỗ, lúc này chỗ này, sau đó ít phút trẻ đã đến góc chơi khác với những trò chơi hồn nhiên dễ thương, có lúc rất tai hại, nghịch ngợm, có thể gây nguy hiểm cho bản thân, cho bạn bè. Thậm chí trẻ không tự chơi một mình mà có thể trẻ còn rủ rê , lôi kéo bạn bè khác cùng tham gia chung. Đôi khi, do bận rộn với công việc hay quá mệt mỏi, vì số lượng trẻ nhiều hơn so với hai giáo viên đứng lớp dạy, có lúc bỏ qua, không chú ý đến trẻ, cho trẻ tự do thoải mái hoạt động theo ý.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN TRẺ CÁ BIỆT 5 TUỔI VÀO NỀ NẾP, THÓI QUEN Ở TRƯỜNG MẦM NON I/.ĐẶT VẤN ĐỀ: Một lớp học, một nhóm trẻ trong trường mầm non, với mỗi trẻ là một thực thể riêng biệt có đời sống tâm sinh lý khác nhau không trẻ nào giống trẻ nào, mỗi trẻ thể hiện một cá tính khác nhau, có trẻ thì năng động thích tung tăng chạy nhảy, có trẻ nô đùa tự do theo ý thích cá nhân, có trẻ trầm tính hơn thì hoạt động tĩnh tại chỗ, trong số trẻ năng động này còn có một số trẻ hiếu động, lúc nào cũng có thể hoạt động, vui chơi không ngồi yên một chỗ, thậm chí nhóm trẻ này còn bày biện những trò chơi, trò đùa, những hành động tinh nghich, trái tính kỳ lạ, nghịch ngợm…trong các hoạt động người ta thường gọi bằng hai từ “cá biệt” hoặc trên miệng hay nói “quậy quá”, và những trẻ này thường được các giáo viên đặc biệt lưu ý, quan tâm để mắt tới hơn. Trẻ cá biệt thường rất hiếu động không ngồi yên một chỗ, lúc này chỗ này, sau đó ít phút trẻ đã đến góc chơi khác với những trò chơi hồn nhiên dễ thương, có lúc rất tai hại, nghịch ngợm, có thể gây nguy hiểm cho bản thân, cho bạn bè. Thậm chí trẻ không tự chơi một mình mà có thể trẻ còn rủ rê , lôi kéo bạn bè khác cùng tham gia chung. Đôi khi, do bận rộn với công việc hay quá mệt mỏi, vì số lượng trẻ nhiều hơn so với hai giáo viên đứng lớp dạy, có lúc bỏ qua, không chú ý đến trẻ, cho trẻ tự do thoải mái hoạt động theo ý. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang phát triển mạnh và hoàn thiện nhân cách toàn diện sau này,thông qua hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày mà tác động mạnh đến từng cá tính, đặc điểm tâm lý riêng của mỗi trẻ ở trong nhóm lớp mình một cách phù hợp hơn nhằm để phát trẻ hài hòa và toàn diện hơn, vì không có cá tính trẻ nào xấu không giáo dục được mà cái chính là giáo viên có giải pháp tốt hợp lý với từng đặc điểm cá tính trẻ, biết trẻ cần gì ,muốn gì, có nhu cầu, động cơ gì khi vui chơi, hoạt động. Đồng thời chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều sở thích, nguyện vọng của trẻ cá biệt hơn mà trước đó chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa kịp thời đáp ứng cho trẻ. Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu, tìm chọn đề tài ''Những biện pháp rèn trẻ cá biệt 5 tuổi đi vào nề nếp, thói quen tại trường mầm non”. Sau đây là những giải pháp thực hiện của tôi. II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * Thực trạng trẻ ở lớp Trẻ chưa nắm bắt, tuân giữ nề nếp trong lớp, chưa tích cực hoạt động tham gia trao đổi ý kiến cùng bạn, cô giáo. Trẻ còn hiếu động, nghịch ngợm chưa có ý thức tự giác tập trung, chú ý còn bỏ nhóm hoạt động riêng lẻ, làm việc cá nhân. Chưa mạnh dạn giao tiếp, thể hiện nhu cầu của mình với giáo viên, giao tiếp trẻ còn lúng túng, ngập ngừng miễn cưỡng, nếu có thì cụt ngũn không đầu không đuôi, đôi lúc lại hỗn xược... Còn đối với giáo viên có lẽ do áp lực công việc nhiều, sỉ số trẻ quá tải khiến giáo viên mệt mỏi, ngán ngẫm trong các hoạt động từ sáng đến chiều. Chưa gây được hứng thú với trẻ khi giao tiếp,tổ chức các hoạt động. Chưa có giải pháp tác động giáo dục phù hợp cho từng trẻ, còn xem nhẹ việc rèn luyện đưa trẻ vào nề nếp, chưa tác động cá nhân trẻ nhiều, mang nặng hình thức, rập khuôn, đồng loạt xem mọi trẻ đều giống như nhau. Để khắc phục giải quyết thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn trẻ như là: Trong chương trình giáo dục mầm non, hàng ngày tại lớp học, các trẻ được giáo viên phân chia, giáo dục nề nếp, thói quen sinh hoạt, nội quy tại lớp khi tham gia các hoạt động cùng các bạn, điều này bắt buộc trẻ phải chấp hành tuân theo. Nhưng đối với trẻ cá biệt thì vấn đề này có phần khó khăn hơn, hầu hết trẻ không hưởng ứng cùng bạn tuân theo quy định, nề nếp mà ngược lại trẻ hoạt động theo ý thích, theo ý muốn cá nhân, thậm chí trẻ không tham gia vào hoạt động với bạn mà bỏ nhóm, mất tập trung,và gây khó khăn cho việc chăm sóc giáo dục cho giáo viên ở lớp. Quan trọng hơn, nếu tình trạng xảy ra lâu dài hơn nữa là trẻ sẻ mất dần tính hứng thú khi đến giờ hoạt động chung, giảm dần khả năng chú ý có chủ định ở trẻ ảnh hưởng đến năng lực học tập sau này cho trẻ khi vào lớp Một. Rèn trẻ cá biệt có ý thức nề nếp hơn khi sinh hoạt tập thể, vui chơi, học tập cùng các bạn trong hoạt động hàng ngày là nhiệm vụ căn bản, quan trọng của người giáo viên mầm non. Có như vậy mới hình thành dần dần ở trẻ những thói quen, kỷ luật, những nề nếp, nội quy phải tuân giữ, tạo tiền đề nhân cách sống của con người văn minh sau này cho trẻ. Một trẻ biết chấp hành nội quy tại nhóm lớp, có ý thức giữ trật tự khi tham gia vào hoạt động học tập sẻ tạo được nhiều tình cảm tốt đẹp với mọi người. Chính vì mỗi trẻ có một đặc điểm tâm lý khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày, học tập mà giáo viên là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày cần nắm rõ để có thủ thuật tạo ứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động, hoặc có biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả đối với trẻ cá biệt. Chính điều này cho thấy trẻ sẻ cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm của giáo viên dành cho trẻ và qua thời gian sẻ được trẻ đáp ứng lại mà tuân theo quy tắc, nội quy của nhà trường. Để có thể đạt được điều này cần có thời gian nhất định, giáo viên không nên nóng vội, gấp rút….Trẻ 5 tuổi sắp vào lớp một cần phải học hỏi, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng đặc biệt là kỹ năng sống, trong đó thói quen nề nếp, hành vi văn minh cũng được xem là kỹ năng sống không kém phần quan trọng.Vì vậy ngay từ lứa tuổi mầm non này trẻ cần được giáo viên, người lớn tại gia đình rèn luyện, giáo dục nề nếp khi mới vào lớp theo ông bà ta có câu “Uốn cây từ thưở còn non”. Ngược lại, nếu cứ để tình trạng “thả nổi”trẻ sẻ không được lòng mọi người, giảm tính kỷ luật trong tập thể gây chán nản, tức giận ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, hiệu quả giáo dục cháu không cao.. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên trò chuyện, trao đổi gần gũi với trẻ tạo tâm lý thoải mái khi giao tiếp với trẻ. Khi giao tiếp với trẻ giáo viên phải nhẹ nhàng, uyển chuyển biết lựa chọn phù hợp 1 số từ ngữ xưng hô thích hợp với trẻ, đem lại cảm giác gần gũi, yêu thương, trìu mến, tạo lòng tin đối với trẻ. Có như vậy giáo viên mới nắm bắt được cơ hội quan sát, chú ý đặc điểm cá nhân riêng của từng trẻ để có biện pháp, hướng giải quyết cụ thể, rõ ràng phù hợp với từng cá nhân trẻ. *VD: khi giao tiếp với trẻ, cô giáo xưng là cô – các con( các bạn) chứ không nên là tôi – bạn. Trong tình huống trẻ có tâm lý thích nghe những câu nó ngọt ngào, mềm mại thì giáo viên cần tận dụng phát huy ưu thế nầy, để trò chuyện giao tiếp với trẻ những câu nói mềm mỏng, dịu dàng, dễ nghe qua đó giáo viên sẽ khai thác được tâm tư, nguyện vọng nhu cầu muốn gì, cần gì ở trẻ. Lúc đó cả 2 sẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi trò chuyện cùng nhau, giao tiếp với trẻ dễ dàng, thuận lợi hơn tôi tìm hiểu, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này để có biện pháp cụ thể trong khi giao tiếp với trẻ. Có như vậy trẻ sẻ chia sẻ những nhu cầu, ý muốn kỳ lạ, nghịch ngợm của trẻ cho giáo viên biết. Từ đó tôi luyện kỹ năng cho bản thân mình những lúc giao lưu tình cảm với trẻ. Quan trọng hơn nữa là giáo viên phải biết kiềm chế thái độ, hành vi phản ứng của mình khi được trẻ đưa nêu ra ý kiến,suy nghĩ, phát biểu nhu cầu của trẻ. *VD: Trẻ chơi với nhau đánh bạn, cô giáo hỏi lý do tại sao? Trẻ trả lời vì bạn đánh con trước cho nên con mới đánh lại. Lúc này giáo viên nên kiềm chế thái độ tức giận của mình cũng như không nên la mắng trẻ. Giáo viên cần xem xét kỹ, trao đổi với trẻ về thái độ hành vi của trẻ khi đánh bạn và bị bạn đánh. Cô cần giáo dục cháu tại sao không nên đánh bạn? Con sẽ làm gì nếu bạn đánh con? Lúc đó trẻ tự hiểu ra rằng đánh bạn là thái độ, hành vi kém văn minh, đáng chê. *Biện pháp Kết hợp với phụ huynh Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình nề nếp, thói quen của trẻ tại trường mầm non để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Từ đó nhờ phụ huynh hỗ trợ, kết hợp cùng nhà trường, giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn nhằm tránh hiện tượng “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Nghĩa là tại trường học, lớp học trẻ được cô giáo rèn luyện cho trẻ các thói quen nề nếp văn minh: ăn ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, tham gia vào hoạt động cùng bạn, không đánh bạn….mà ở nhà thì cha mẹ thiếu quan tâm, không nhắc nhở trẻ có khi còn đồng tình, bỏ qua trước những thái độ, hành vi không tốt của trẻ thì giáo dục như vậy chưa mang lại hiệu quả cao, phản tác dụng. Vì ngoài yếu tố giáo dục tại trường ra thì gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục, rèn luyện thói quen nề nếp văn minh cho trẻ cần có sự quan tâm của gai đình, nhà trường cùng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh làm gương cho trẻ noi theo. Hoặc tuyên dương cá nhân tốt, có nề nếp, lễ phép, ngoan thông qua sinh hoạt hàng ngày. III/.KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: *Kết quả đạt được: * Về phía trẻ Số trẻ (35 trẻ) Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Số trẻ % Số trẻ % Trẻ đang thực hiện tốt nề nếp, thói quen 10 30% 20 60% Trẻ chưa thực hiện tốt nề nếp, thói quen 10 30% 20 60% Trẻ đã thể hiện tốt 15 40% 15 70% -Trẻ dần dần có ý thức biết tuân giữ nề nếp, thói quen tại trường, lớp, tự tin khi giao tiếp, trò chuyện với giáo viên, thể hiện nhu cầu, ý muốn của mình với cô giáo. -Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ có cố gắng thay đổi, biết chú ý vào hoạt động, tham gia cùng nhóm bạn. *Về phía giáo viên: - Nâng cao được nghệ thuật khi trò chuyện giao tiếp với trẻ. Sưu tầm các loại sách, báo tuyển chọn về giáo dục rèn nề nếp thói quen cho trẻ. - Tạo được hưng thú cho trẻ khi giao lưu, trò chuyện thoải mái, tự nhiên. Có nhiều tiết dạy giáo dục nề nếp, thói quen , hành vi văn minh cho trẻ * Về phía phụ huynh - Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức trong chăm sóc giáo dục cháu. Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ tại trường mầm non. Thường xuyên quan tâm đến quá trình học tập của con em, trao đổi ý kiến cùng giáo viên. *Bài học kinh nghiệm: Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng cho trẻ như sau: - Giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm cá nhân riêng, tam lý từng trẻ để có phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động trò chuyện với từng trẻ. - Luôn chú ý đến đặc điểm cá nhân để phát huy ưu điểm, hoặc khắc phục hạn chế cho bản thân trẻ. - Chú ý sửa sai cho trẻ và giúp trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi sai phạm - Tạo cho trẻ có thói quen nhận xét hành vi của bản thân, của bạn.Rút ra bài học cho bản thân. - Khuyến khích trẻ tự tin, mạnh dạn trò chuyện tham gia giao lưu cùng các bạn mọi người trong các hoạt động. - Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng ''Các biện pháp rèn trẻ cá biệt 5 tuổi đi vào nề nếp thói quen tại trường.” IV/.KẾT LUẬN: Tóm lại việc hướng dẫn trẻ 5 tuổi đi vào nề nếp thói quen không phải một sớm một chiều, nhất là đối với trẻ cá biệt hiếu động, cần có thời gian. Giáo viên, gia đình không nên nóng vội, bỏ qua giai đoạn nhằm tạo điều kiện cho trẻ dễ chai lỳ trước những tác động giáo dục của nhà trường mà có thể tìm nhiều biện pháp lấy ngắn để giáo dục dài. Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại yêu cầu về nhân cách con người cũng không ngừng nâng cao cho phù hợp với thực tiễn xã hội. Rèn trẻ có được thói quen, hành vi văn minh, có nề nếp là đào tạo một con người văn minh là đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Nề nếp, thói quen tốt là thước đo giá trị nhân cách, lối sống của một con người, nhất là đối với trẻ em, đang trong thời gian hoàn thiện nhân cách. Vì vậy phải rèn luyện, giáo dục cháu mọi lúc mọi nơi có ý thức nề nếp, thói quen tốt. Giáo viên Lê Thị Mỹ Linh Các tài liệu tham khảo: -Tâm lý trẻ mầm non. -Truyện tranh Bé học lễ giáo. -Các loại sách thơ, truyện đọc cho thiếu nhi Ô Môn, Ngày tháng 11 năm 2011 Ô Môn, Ngày tháng năm 2011 HĐ chấm SKKN trường HĐ chấm SKKN Quận
File đính kèm:
- SKKN-REN TRE CA BIET 5T.doc