Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi

Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng, bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước.

Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kĩ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kĩ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kĩ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kĩ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “ dạy trẻ kĩ năng sống” nghe có vẻ rất khó mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “ kĩ năng sống” cơ bản. Những kĩ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.

 Đối với trẻ mầm non, chúng ta muốn các con lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành công?.thì hãy dựa vào đó mà dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, giúp trẻ có khả năng bảo vệ phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống

Ngoài ra việc xây dựng kĩ năng sống không gì hơn là tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ tự thể hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi.

Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt, chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên hiệu quả đạt chưa cao. “ Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” ( Maria Montessori).

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên bản thân tôi suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”

 

doc20 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG HÀ
 -------***--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI
 Tác giả: Đỗ Thị Bích Liên
 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non	
 Tài liệu kèm theo: Không
NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC 
TT
NỘI DUNG
TRANG
 A/
Đặt vấn đề
 B/
Giải Quyết vấn đề
I/
Cơ sở lý luận
 II/ 
Cơ sở thực tiễn
III/
Thực Trạng
1
Thuận lợi và khó khăn
2
Thực trạng
IV/
Biện pháp thực hiện
1
Biện pháp 1 : Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên
2
Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và các sự kiện
3
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống cho trẻ qua các hoạt động
4
Biện pháp 4: Dạy trẻ 1 số tình huống bất trắc
5
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập rèn kỹ năng sống cho trẻ
6
Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng sống
V/
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
VI/
Bài học kinh nghiêm
C/
Kết luận và kiến nghị
I
Kết luận
II
Kiến nghị
D/
Tài liệu tham khảo
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng, bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước.
Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kĩ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kĩ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kĩ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kĩ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “ dạy trẻ kĩ năng sống” nghe có vẻ rất khó mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “ kĩ năng sống” cơ bản. Những kĩ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 
 Đối với trẻ mầm non, chúng ta muốn các con lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành công?....thì hãy dựa vào đó mà dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, giúp trẻ có khả năng bảo vệ phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống
Ngoài ra việc xây dựng kĩ năng sống không gì hơn là tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ tự thể hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi. 
Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt, chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên hiệu quả đạt chưa cao. “ Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” ( Maria Montessori). 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên bản thân tôi suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chúng ta đã biết, bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là:. Học để biết, gồm các kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. Học để làm, gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu. Học để cùng chung sống, gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm. Học để làm người,gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên định.
Giáo dục “ kĩ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại.Giáo dục cho trẻ những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát,thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018-2019.
Kĩ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng vệ sinh, kĩ năng thích nghi với môi trường sống, kĩ năng hợp tác chia sẻ..
Dạy kĩ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kĩ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ngày xưa trong giáo dục truyền thống trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ . Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên không ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh. Trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình.Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng phải có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kĩ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểu giảng suông, dạy vẹt, học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này. Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta, có những lựa chọn và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến.
Tuy nhiên giáo dục kĩ năng sống không dễ chút nào.Trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kĩ năng cho trẻ. Trẻ luôn được bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác dẫn tới các kĩ năng trong cuộc sống rất hạn chế.Đó là khó khăn chung của toàn xã hội và cũng là khó khăn của trường, lớp chúng tôi khi giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
III/ THỰC TRẠNG
 Cũng như các trường mầm non khác trong huyện, trường mầm non tôi công tác cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng của mình.
1. Thuận lợi và khó khăn.
1.1/ Thuận lợi.
	Trường mầm non tôi công tác được về trường mới từ tháng 8 năm 2018. Tuy mới được thành lập nhưng nhà trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ đạo của Ngành- địa phương và các bậc phụ huynh. Trong thời gian đầu mới được thành lập, nhà trường gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất,về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên nhất là nghiệp vụ mầm non còn bị hạn chế. Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2018-2019 nhà trường đã vinh dự được sở giáo dục trao quyết định đạt trường chuẩn quốc gia mức đợt I .
 	Ngoài ra năm học 2018-2019 được sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp trường đã được đầu tư kinh phí sửa chữa lại toàn bộ hệ thống các lớp học, sân trường tại khu hạ. Đến tháng 10 /2018 nhà trường đã hoàn thiện được khu vui chơi, khu vườn rau cho trẻ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để trường phát triển được số lượng trẻ ở các độ tuổi tới lớp giúp nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học.
 	100% học sinh ra lớp ăn bán trú, nhà trường đã tạo được niềm tin của phụ huynh.
 	1.2/ Khó khăn
	- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ học tập, thăm quan, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa có nhiều sáng tạo, còn mày mò, cứng nhắc. 
 	- Học sinh đa số được nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
 	- Nhận thức của một số phụ huynh về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế. Một số phụ huynh qua nôn nóng về việc dạy chữ, dạy tính toán cho trẻ mà quên mất việc dạy các kĩ năng cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo,không có nề nếp kỹ năng. 
 	 2. Thực trạng
 Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát nhằm đánh giá vốn kĩ năng sống hiện tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài, kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh về vốn kĩ năng sống (Số học sinh 28 trẻ)
Nội dung
Đ
CĐ
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Trẻ mạnh dạn tự tin
20
71
8
29
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
22
78
6
22
Kĩ năng giao tiếp với người lớn
24
85
4
15
Kĩ năng lao động tự phục vụ bản thân.
25
89
3
11
Kĩ năng hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ.
23
82
5
18
 Qua bảng khảo sát tôi thấy trẻ ở lớp tôi chưa mạnh dạn tự tin, hay nói trống không, chưa thật sự lễ phép với mọi người, còn nhút nhát chưa biết cách hợp tác chia sẻ, giúp đỡ mọi người, kĩ năng tự lập còn rất hiều hạn chế.
 	Đứng trước tình hình thực trạng đó tôi suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vì vậy tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp sau.
	IV/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	1/Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho bản thân.
 Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến trẻ thông qua bản thân nhân cách của mình. Bên cạnh đó người giáo viên cần có năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền thống như: năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát triển của trẻ, những nhu cầu giáo dục của từng trẻ.
	Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả.
 	Việc bồi dưỡng cho bản thân là việc làm thường xuyên liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần. Khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học tập một cách tốt nhất.
 	Tự bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống qua các lớp tập huấn chuyên đề, các đợt hội giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
 	 100% giáo viên có những kĩ năng cơ bản cần phải dạy trẻ.
	+ Kĩ năng sống tự tin: Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. 
	+ Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát. Giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. 
	+ Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này, là sự khát khao được học. 
	+ Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. 
	+ Kĩ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm.
	+ Ngoài ra ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng nhẹ, không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cất bát, thìa đúng nơi quy định 
 	2/ Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống vào các sự kiện.
	*Tháng 9: 
	- Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tới giáo viên.
	- Hướng dẫn cho trẻ làm quen với một số kĩ năng sống đơn giản hàng ngày.
	- Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại lớp theo từng sự kiện sao cho phù hợp.
	- Giúp trẻ nhận thức bản thân. Dạy trẻ chào hỏi người lớn, cách xưng hô..
	* Tháng 10.
	- giáo viên tập cho trẻ một số thói quen tốt và các kĩ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày.
	- Chú ý lồng ghép kĩ năng sống vào giờ hoạt động có chủ đích, mọi lúc, mọi nơi và các hoạt động khác.
	- Dạy trẻ lễ giáo. 
	* Tháng 11.
	- Tham dự các tiết kiến tập có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ.
	- giáo viên rèn cho trẻ một số thói quen tốt và kĩ năng sống cơ bản trong sinh hoạt như: Biết lắng nghe, biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, biết phòng tránh một số nơi nguy hiểm.
	- Tập cho trẻ làm quen với các thao tác kĩ năng phòng chống các tai nạn thông thường hàng ngày trẻ hay gặp.
	* Tháng 12.
	- Trẻ được thực hiện hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về các kĩ năng sống hàng ngày.
	- Trẻ biết thực hiện thao tác chơi ở góc phân vai và thao tác chơi tương đối thành thạo.
	- Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề trong tháng về các kĩ năng tình cảm xã hội.
	- Giáo dục vệ sinh thân thể. Tập tính ngăn nắp, tính chính xác.
	* Tháng 1+2 
	- Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về các hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trẻ.
	- Trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện kĩ năng sống cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
	- Trẻ thể hiện được các kĩ năng sống qua quá trình trẻ chơi và khám phá, trải nghiệm.
	- Giáo dục trẻ tự buộc tóc, thay quần áo, tự mang giày dép, tự sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
	* Tháng 4.
	- Sưu tầm tranh ảnh về giáo dục kĩ năng sống của trẻ qua các hoạt động hàng ngày.
	- Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề trong tháng về những kĩ năng nhận thức.
	* Tháng 5.
	- Theo dõi sự tiến bộ của trẻ về thực hiện các kĩ năng sống cơ bản hàng ngày.
	- Tham gia đánh giá kết quả trên trẻ qua phiếu khảo sát về kĩ năng sống. 
 	 Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của chủ đề để lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống tích hợp một cách hợp lý và lập kế hoạch cụ thể các kĩ năng sống phù hợp vào sự kiện.
	*Sự kiện : Trường mầm non. Bản thân. Gia đình.
	- Dạy trẻ kĩ năng sắp xếp đồ dùng. Đồ chơi gọn gàng.
	- Dạy trẻ phân biệt môi trường sạch và bẩn ở trường mầm non và gia đình.
	- Biết xây dựng môi trường xanh, sạch: Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, lau dọn đồ dùng..
	- Có ý thức tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày.
	- Biết bảo vệ sức khỏe. Rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống chín, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, khi ngửi thấy mì lạ không ăn, không uống nước phẩm pha nhiều màu.
	- Giáo dục trẻ biết cách ứng xử với người lớn, biết cách xưng hô phù hợp với từng đối tượng, dạy trẻ nghe và trả lời điện thoại.
	* Sự kiện : Nghề nghiệp.
	- Dạy trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, nghề nào cũng cao quý, có ích cho xã hôi, thông qua đó giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp và kĩ năng chia sẻ.
	* Sự kiện giao thông:
	- Dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân đi đi trên đường hoặc đi trên các phương tiện giao thông.
	- Dạy trẻ cách ứng xử có văn hóa khi đi trên các phương tiện giao thông
	- Dạy trẻ kĩ năng thực hiện các luật lệ giao thông.
	* Sự kiện: nước- hiện tượng thời tiết.
	- Dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi nắng, rét, khi thời tiết thay đổi.
	- Dạy trẻ biết chia sẻ thông cảm với người khác khi bị tai nạn, thiên tai.
	- Dạy trẻ biết cách phòng chống bão lũ.
	- Dạy trẻ biết nguyên nhân gây ra lũ lụt: Con người chặt phá rừng làm cho nước chảy nhanh từ rừng về.
	- Ngoài việc giáo gục trẻ có kĩ năng tự bảo vệ bản thân thì còn giáo dục trẻ có kĩ năng biết tỏ thái độ với những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ thiên nhiên, tạo môi trường sống an toàn cho mọi người.
	* Sự kiện: thực vật- động vật.
	- Rèn trẻ nhận biết con vật và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, tiếng ồn, giảm nhiệt độ ngày hè. Con người cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi, cây trồng.
	- Dạy trẻ biết quan tâm đến động vật và biết phản đối những người săn bắn thú rừng và động vật nguy hiểm.
	* Sự kiện: quê hương- đất nươc- Bác Hồ.
	Dạy trẻ biết địa danh nơi trẻ sống. Biết các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền thống. Biết cảm thông chia sẻ. Có ý thức giữ gìn khi đi thăm quan các di tích, các danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
	3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống cho trẻ qua các hoạt động.
	Ở lứa tuổi mầm non có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đó là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng tự phục vụ..
Muốn dạy trẻ biết được các kĩ năng sống cơ bản, trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học tập và vui chơi.
Thông qua các giờ hoạt động chung: Cô rèn trẻ ý thức lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà rèn trẻ những kĩ năng riêng.
	*Trong giờ tạo hình: Cô giáo phải luôn động viên, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình, tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ, gợi ý cho trẻ được nói chuyện với các thành viên trong lớp. Rèn trẻ kĩ năng mạnh dạn, kĩ năng hợp tác khi làm bài nhóm, kĩ năng sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân. Với tiết học cắt dán: Giáo viên rèn trẻ “kĩ năng sử dụng kéo” để cắt theo yêu cầu của cô hoặc theo ý thích của trẻ. Sau khi học xong giáo viên rèn trẻ kĩ năng 
“ quét rác trên sàn”, “ cách rửa tay sạch sẽ”. Vậy là trong một tiết học các con được học không chỉ một kĩ năng mà có thể 2-3 kĩ năng mà cũng không gây mệt mỏi, nặng nề cho trẻ (Hình ảnh1: giờ học)
	*Trong giờ hoạt động ngoài trời. Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên bằng các đối tượng trẻ được quan sát, cô tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Ví dụ khi cho trẻ quan sát cây trong sân trường dạy trẻ không bẻ cây, dẫm lên cỏ, chăm sóc cây. Khi quan sát thời tiết, dạy trẻ đặc điểm thời tiết và biết cách ăn mặc phù hợp với từng mùa. 
	*Trong giờ hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động vui chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai. Khi chơi trong góc xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm cùng nhau hoàn thành công trình, và để làm được điều đó tất cả trẻ cùng thảo luận, phân công công việc cho nhau,cùng nhau làm công việc được giao, cuối cùng trẻ cùng nhau hoàn thiện những cái cuối cùng của công trình. Đó là một cách hợp tác cùng làm việc (Hình ảnh 2: trẻ chơi trong góc KNS)
	Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Các con lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các con phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề như trò chơi “ ô ăn quan”. Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây” ở trò chơi này ngoài rèn cho trẻ một số tố chất thì cũng rèn cho trẻ tinh thần đoàn kết hợp tác với nhau. Tất cả trẻ làm con rắn phải đoàn kết, đồng lòng với nhau để “ cái đuôi” không bị bắt.
	Đối với chủ đề giao thông, rèn trẻ có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, thông qua các tiêt học, các tình h

File đính kèm:

  • docgiao_duc_mau_giaodo_thi_bich_lienmn_duong_ha_21520209.doc