Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Phúc Lai

Trường mầm non Phúc Lai cách trung tâm thị trấn Đoan Hùng 12km, giao thông đi lại khó khăn, thu nhập của người dân còn hạn chế. Nhưng trường mầm non Phúc Lai luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh và sự nỗ lực của cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đặc biệt năm học 2019 – 2020 nhà trường đã được giám đốc SGD&ĐT tỉnh Phú Thọ tặng giấy khen tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Tháng 12/2020 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2021-2022 Nhà trường nhận được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu.

doc10 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Phúc Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LAI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 	Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã có câu “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” nhưng trong thực tế bây giờ phụ huynh rất chiều trẻ và nghĩ rằng trẻ nhỏ không biết làm gì cả. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy khi đến trường cô giáo Mầm non luôn là người uốn nắn, dìu dắt trẻ.
Một trong những kỹ năng không thể thiếu là rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Để trẻ tự hòa mình, làm quen với những việc gần gũi hàng ngày như: Đi giầy dép, nhặt rác bỏ vào thùng, lau chùi bàn ghế, dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi và đi vệ sinh sao cho đúng.
Đây là một trong những nội dung rất quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ để trẻ tự tin trong xã hội. Đồng thời giúp trẻ có thêm kiến thức trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ , kỹ năng chăm sóc giáo dục. 
Biểu đồ thể hiện trước khi áp dụng biện pháp được khảo sát trên trẻ
Tổng số: 20 trẻ
STT
NỘI DUNG
Đầu năm
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
Trẻ tập mang và cất giày dép, ba lô
5/20
25%
15/20
75%
2
Trẻ biết lấy và thu gọn đồ chơi khi chơi xong
4/20
20%
16/20
80%
3
Trẻ biết tự rửa tay.
10/20
50%
10/20
50%
4
Trẻ tự phục vụ trong giờ ăn, ngủ
4/20
20%
16/20
80%
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Phúc Lai”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trường mầm non Phúc Lai cách trung tâm thị trấn Đoan Hùng 12km, giao thông đi lại khó khăn, thu nhập của người dân còn hạn chế. Nhưng trường mầm non Phúc Lai luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh và sự nỗ lực của cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đặc biệt năm học 2019 – 2020 nhà trường đã được giám đốc SGD&ĐT tỉnh Phú Thọ tặng giấy khen tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Tháng 12/2020 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2021-2022 Nhà trường nhận được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. 
1. Thuận lợi: 
Trường mầm non Phúc Lai là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, có khuôn viên rộng rãi, có nhiều cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, lớp học đảm bảo theo quy định điều lệ trường mầm non, có đủ trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
 Khuôn viên trường mầm non Phúc Lai
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi chuyên đề, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
	Đa số trẻ được tiếp cận công nghệ số. 
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng nên việc tìm ra nhiều biện pháp kinh nghiệm mới vận dụng vào thực tiễn cũng thuận lợi hơn.
2. Khó khăn:
- Một số trẻ đến lớp còn có tính thụ động, phụ thuộc vào cô giáo và các bạn. Trẻ chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động tự phục vụ vì hầu hết trẻ chưa có kỹ năng.
 3. Hạn chế:
- Do sự nuông chiều của phụ huynh nên trẻ chưa có ý thức tự giác.
- Khi ở gia đình trẻ chưa được giáo dục thường xuyên về các kỹ năng tự
 phục vụ.
- Bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa chưa có thời gian gần gũi, chia sẻ, giáo dục trẻ.
- Đồ dùng cho trẻ tự phục vụ ở nhà còn chưa đa dạng.
 ( Hình ảnh trẻ tự rửa tay ở nhà)
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và công việc vừa sức với trẻ 3-4 tuổi:
Đối với trẻ việc xác định được các kỹ năng tự phục vụ cơ bản phù hợp với lứa tuổi là một việc làm rất quan trọng giúp giáo viên lựa chọn những nội dung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. 
Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó tôi đã xác định được các công việc vừa sức với trẻ 3-4 tuổi như: Xếp ghế, tự rửa tay, cất giày dép đúng nơi quy định, biết tự cất đồ chơi đúng chỗ, giúp người lớn dọn dẹp.
 Hình ảnh trẻ tự cất dép đúng nơi quy định
 Hình ảnh trẻ tự rửa tay dưới vòi nước
 Đặc biệt đối với trẻ mầm non thích bắt chước người lớn, thích được người lớn khen ngợi, động viên, khích lệ kịp thời khi trẻ làm được việc tốt.
Để giúp trẻ có được kỹ năng tự phục vụ thì yêu cầu người giáo viên cần
 hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ đồng thời sử dụng nhiều biện pháp để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Giáo viên sẽ là tấm gương để cho trẻ học tập, làm theo vì những việc làm của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ.
2. Tạo cho trẻ có môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi trong rèn luyện kỹ năng tự phục vụ:
Như chúng ta đã biết môi trường lớp học đóng vị trí quan trọng trong việc nhận thức của trẻ. Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp. Tôi đã lên kế hoạch trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường trong lớp học: Trang trí các góc đảm bảo phân chia hợp lý giữa động và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Ở các góc đồ dùng đồ chơi sắp xếp phù hợp dễ tìm, dễ thấy để trẻ được tự mình lấy mỗi khi hoạt động, phát huy hết tính tích cực của trẻ.
 Hình ảnh môi trường trong lớp học
Môi trường ngoài lớp: Đã xây dựng góc trải nghiệm phù hợp với trẻ. Trẻ được vui chơi ở góc theo các hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội được trải nghiệm. 
Hình ảnh trẻ trải nghiệm ở môi trường ngoài lớp học
3. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động ở lớp:
	Thông qua giờ đón, trả trẻ: Tôi có thể khuyến khích trẻ tự cất và lấy ba lô, giày dép... của mình vào giá treo đồ, ngày nào trẻ cũng được thực hiện như vậy sẽ thành thói quen, lâu dần trẻ sẽ tự biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
 Hình ảnh trẻ tự cất ba lô
 Hình ảnh trẻ tự cất dép vào giá dép
	Trong hoạt động học: Tôi cho trẻ tự thực hiện những công việc vừa sức như: Trong giờ hoạt động tạo hình tôi cho trẻ đi lấy màu, lên trưng bày sản phẩm hoặc trong giờ toán tôi cho trẻ tự lấy sách, lấy đồ dùng học tập về vị trí của mình để ngồi học. Khi kết thúc tiết học trẻ biết thu dọn đồ dùng, dụng cụ cất gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định. 
Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng học tập
 Trong hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi kết hợp trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu vì sao cần chăm sóc cây, con vật. Cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc đang làm giúp trẻ thân thiện với môi trường, có ý thức bảo
 vệ môi trường.
Hình ảnh trẻ nhặt rác vệ sinh môi trường
 Trong giờ hoạt động ăn, ngủ: Trẻ biết giúp cô kê bàn ghế, lấy khăn lau tay. Cơm của trẻ được chia theo suất, trẻ đã biết tự xúc thức ăn. Sau khi ăn xong biết cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định. Trước khi đi ngủ tôi cho trẻ tự lấy gối và sắp xếp vị trí nằm. Khi ngủ dậy trẻ tự cất gối vào đúng nơi quy định .
 Hình ảnh trẻ tự xếp gối trước khi đi ngủ
 Hình ảnh trẻ tự cất bát sau khi ăn xong
	4. Kết hợp với phụ huynh trong rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ:
 “ Ở nhà có mẹ, ở lớp có cô”, cô giáo luôn là người mẹ thứ 2 gương mẫu, yêu thương tôn trọng trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, học tập còn khi ở nhà thì phụ huynh có thể rèn cho các con những kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành (Nhặt rau, quét nhà, giúp bố mẹ công việc hàng ngày).
 Hình ảnh trẻ giúp đỡ bố mẹ khi ở nhà
Bên cạnh đó tôi còn làm một số góc tuyên truyền bố trí ở ngoài lớp, phụ huynh có thể nhìn thấy rõ nhất những hoạt động tự phục vụ của các con. Từ đó để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và có sự phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP:
 Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Phúc Lai” tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
 1. Đối với giáo viên:
	- Có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, giáo viên tự tin hơn, gần gũi, hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hơn.
 - Mang lại nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi thực hiện các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
2. Đối với trẻ:
- Trẻ đã có kỹ năng tự phục vụ như: Biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết lấy và cất, dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ, biết làm các công việc vừa sức....
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động tự phục vụ.
- Trẻ đều hứng thú, tham gia các hoạt động của trường, lớp đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục cùng cô và các bạn.
3. Đối với phụ huynh:
- Không còn nuông chiều con, biết rèn cho con có ý thức tự giác, tự phục vụ trong các hoạt động hàng ngày.
- Trẻ được phụ huynh quan tâm, gần gũi và chia sẻ nhiều hơn.
- Đã biết mua sắm nhiều đồ dùng cho trẻ khi trẻ được tự thực hành lúc ở nhà.
Biểu đồ thể hiện trước và sau khi áp dụng biện pháp được khảo sát trên trẻ
Tổng số: 20 trẻ
STT
NỘI DUNG
Đầu năm
Tháng 11/2022
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
Trẻ tập mang và cất giày dép, ba lô
5/20
25%
15/20
75%
18/20
90%
2/20
10%
2
Trẻ biết lấy và thu gọn đồ chơi khi chơi xong
4/20
20%
16/20
80%
17/20
85%
3/20
15%
3
Trẻ biết tự rửa tay.
10/20
50%
10/20
50%
20/20
100%
0/20
0 %
4
Trẻ tự phục vụ trong giờ ăn, ngủ
4/20
20%
16/20
80%
17/20
85%
3/20
15%
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân sẽ giúp trẻ hình thành một số thói quen và thái độ tốt với công việc, các bài học có giá trị về cuộc sống “không phải mọi thứ đều có sẵn mà phải do con người lao động làm nên”.
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua giờ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân là rất thiết thực với trẻ mẫu giáo 3 tuổi. Nhằm tạo cơ hội cho trẻ tự làm để hình thành ở trẻ ý thức và suy nghĩ “con có thể tự làm được”, tin tưởng trẻ và tạo cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm theo mức độ tăng dần tùy vào độ tuổi, khả năng của trẻ. 
2. Bài học kinh nghiệm:
Cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tự phục vụ trong các nhà trường hiện nay.
Giáo viên dành thời gian để lồng ghép giáo dục trẻ tự phục vụ phù hợp, luôn động viên khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích trẻ cố gắng thực hiện những nhiệm vụ trong các hoạt động hàng ngày.
Công tác phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường là rất cần thiết vì khi giáo viên thực sự tâm huyết, cố gắng giáo dục trẻ tự phục vụ thì nhận thức của trẻ và gia đình đều được nâng lên.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Đề xuất tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường đưa nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ vào bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ. Thiết kế các hoạt động về rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ trong các giờ ăn, ngủ, tự vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non.
Trên đây là “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non Phúc Lai” mà bản thân tôi đã thực hiện thành công. Rất kính mong quý cấp trên đóng góp ý kiến để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Đoan Hùng nói chung và ở trường mầm non Phúc Lai nói riêng. 
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Phúc Lai, ngày ... tháng ... năm 2022.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
Trịnh Kim Thùy
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Thị Thu Trang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_tu_phuc_vu.doc
Giáo Án Liên Quan