Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Thực trạng

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần từ các cấp lãnh đạo và hội cha mẹ học sinh.

- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, mến trẻ, được qua lớp đào tạo chính quy, được ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn.

- Dễ dàng nắm bắt được kỹ năng trẻ đã có và chưa có thông qua quá trình, tiếp xúc và quan sát trẻ sinh hoạt hàng ngày.

- Luôn thường xuyên tham khảo tài liệu, lên mạng internet để học hỏi về các phương pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

2. Khó khăn:

 Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải những khó khăn khi thực hiện như:

Trước hết, chưa có tài liệu riêng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dành cho giáo viên hay tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Phụ huynh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Một số bậc phụ huynh thường chiều chuộng, làm thay con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: trungquanz7 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp con người tồn tại, phát triển và thích nghi trong cuộc sống. 
Khi xã hội ngày càng phát triển, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, những văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, suy thoái về đạo đức, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, xã hội với muôn ngàn cạm bẫy, Giới trẻ hiện nay thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực từ gia đình và xã hội. 
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kỹ năng cơ bản mà cần phải được nhìn một cách toàn diện hơn, trong đó yếu tố quan trọng nhất không chỉ nằm ở cách thức, phương pháp, nội dung mà còn nằm ở thời kỳ, thời điểm thích hợp. Giai đoạn vàng hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. 
 Nhận thức được nh u cầu thiết yếu của việc của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ và kinh nghiệm đúc rút từ bản thân trong cuộc sống nên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
I. Thực trạng 
1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm, đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần từ các cấp lãnh đạo và hội cha mẹ học sinh. 
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, mến trẻ, được qua lớp đào tạo chính quy, được ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn. 
- Dễ dàng nắm bắt được kỹ năng trẻ đã có và chưa có thông qua quá trình , tiếp xúc và quan sát trẻ sinh hoạt hàng ngày. 
- L uôn thường xuyên tham khảo tài liệu, lên mạng internet để học hỏi về các phương pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
2. Khó khăn: 
 Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải những khó khăn khi thực hiện như: 
Trước hết, chưa có tài liệu riêng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dành cho giáo viên hay tiêu chí đánh giá cụ thể . 
- Phụ huynh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ . 
Một số bậc phụ huynh thường chiều chuộng, làm thay con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ. 
 II. Mục tiêu 
 Giáo dục kỹ năng sống phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học. 
 Rèn kỹ sống giúp trẻ biết tự chủ bản thân, tự đưa ra quyết định, khả năng thích nghi, hóa giải được những tác động tiêu cực, khó khăn trong cuộc sống hằng ngày . 
III. Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi một số biện pháp để hình thành kỹ năng sống cho trẻ  mầm non qua đề tài: “Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi“. 
1. Tự học hỏi và bồi dưỡng nâng cao kiến thức về hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
  Như ông cha ta có câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, không phải tự nhiên cô giáo nào cũng có những kinh nghiệm về kỹ năng sống để dạy trẻ mà đó là một quá trình không ngừng học hỏi và tu dưỡng bản thân. 
Là một giáo viên trẻ, tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu kiến thức hay các phương pháp mới, sáng tạo để áp dụng dạy trẻ có hiệu quả. Tôi luôn trăn trở, lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. 
VD:  Bản thân phải chịu khó tìm tòi các tài liệu dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ tính tự lập thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình, qua chương trình “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Kỹ năng sống tuổi thơ”, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày,Từ đó tôi đã có được vốn kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng sống cho bản thân. 
2. Quan sát - Người lớn là tấm gương cho trẻ noi theo. 
Trẻ mẫu giáo hay bắt chước người lớn dù đó là việc to hay nhỏ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Vì vậy muốn giáo dục cho trẻ, vai trò của cô giáo, người lớn  rất quan trọng trong việc hình thành cho trẻ những thói quen tự lập, nề nếp tốt thì trước hết cô giáo phải là tấm gương để trẻ noi theo. 
 VD : Hàng ngày khi  đến lớp tôi thường cất đồ dùng đúng nơi quy định, khi làm tôi trò chuyện với trẻ vì sao lại phải làm như thế, đồng thời khen ngợi, khuyến khích trẻ làm theo. 
Ngoài ra, tôi còn giữ gìn sạch sẽ môi trường, lớp học.. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau dọn đồ dùng đồ chơi, nhổ cỏ, nhặt rác. 
 VD: Ngoài ra tôi cho trẻ tham quan vườn rau, kể cho trẻ về quá trình làm ra những cây rau như làm đất, làm luống, bỏ phân, gieo hạt từ đó trẻ biết yêu quý người lao động, trân trọng sản phẩm làm ra, có ý thức chăm sóc bảo vệ cũng như khi sử dụng các loại rau, thực phẩm không lãng phí. 
3. Lồng ghép giáo dục trẻ thông qua các hoạt động. 
*  Thông qua các hoạt động học: 
- Hoạt động tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” 
Cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng... 
- Hoạt động thể dục: 
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau... 
 - Hoạt động âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo” 
Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ. 
+ Bài hát về ATGT: Dạy trẻ đi bên tay phải, khi sang đường phải có người lớn đi cùng tránh tai nạn giao thông. 
- Hoạt động văn học: Qua câu chuyện “Người bạn tốt” 
Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân tình khi được người khác giúp đỡ mình. 
- Hoạt động khám phá xã hội: 
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tôi.. 
- Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà. 
Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn. 
* Thông qua hoạt động vui chơi, trò chơi: 
Tôi chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. 
VD : Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa , phải đợi bố mẹ về đã”. 
Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi chợ mua hàng và đưa ra tình huống: “Con bị lạc bố mẹ ở chợ” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón. 
Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ. 
Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”. 
* Thông qua giờ đón, trả trẻ: 
VD : Trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường chú ý theo dõi trẻ xem trẻ đến lớp đã biết tự giác chào cô, chào bố mẹ rồi đi cất đồ dùng cá nhân ở tủ đồ ngay ngắn chưa? 
+ Nếu trẻ còn chưa tự giác làm những việc đó tôi sẽ nhắc nhở và động viên khuyến khích trẻ thực hiện .Dần dần sẽ tạo thành thói quen đến lớp chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng ngay ngắn . 
* Thông qua giờ ăn: 
+ Trong giờ ăn tôi rèn cho trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn và trong khi ăn không nói chuyện, ăn ngọn gàng và ăn hết suất của mình. Ngoài ra, tôi còn dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết tự dọn, cất đúng chỗ, biết giúp cô dọn dẹp,  
* Thông qua các hoạt động khác: 
Tôi rèn cho trẻ kỹ năng gọn gàng, ngăn nắp ở mọi hoạt động trong ngày. 
VD : + Đồ chơi không được để lung tung, mũ treo ở giá, dép xâu lại cất ở giá dép, cốc úp đúng nơi.. mọi thứ phải được dọn dẹp gọn gàng trước giờ học. Cuối cùng, khen ngợi khi trẻ làm đúng những công việc yêu cầu. 
4. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh 
Thông qua bảng tuyên truyền, đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. 
Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động. 
VD : Ở lớp tôi có cháu Nghĩa, thời gian đầu đi học cháu không thể tự mình mặc quần, áo, nếu không có sự giúp đỡ của cô và bạn. Tôi có trao đổi với mẹ cháu rằng để cháu tập làm mọi thứ bắt đầu từ chỗ chọn việc dễ nhất để con làm. 
5. Đánh giá kỹ năng sống của trẻ thường xuyên. 
Sau mỗi hoạt động trong ngày, tôi luôn dành thời gian để nhận xét đánh giá hoạt động đó nhằm cũng cố các kỹ năng cho trẻ và tìm ra biện pháp để trẻ thực hiện tốt hơn. 
Ví dụ : Qua hoạt động góc, tôi nhận xét đánh giá góc bán hàng: Hôm nay bác Hà bán hàng thật là khéo, biết chào mời khách lịch sự, biết nhận tiền của khách và đưa bằng 2 tay, biết cảm ơn khách, nhưng tôi thấy tiền của bác cất chưa cẩn thận. Tôi khuyên bác lần sau nếu có nhiều tiền như vậy nên cất vào túi, đừng để lên bàn như vậy nhé! Khi nghe những lời nhận xét đơn giản như vậy, trẻ có thêm tự tin vào bản thân, nắm được kỹ năng giao tiếp lịch sự, hình thành tính cẩn thận cho trẻ. 
Hoặc qua việc nhận xét giờ ăn trưa: Hôm nay cô cảm ơn bạn Hòa, bạn Duyên đã giúp cô chuẩn bị bữa ăn cho các bạn, 2 bạn đã biết chia thìa vào bát, bê cơm cho các bạn bằng 2 tay và khi đưa cho các bạn thì đặt nhẹ nhàng. Như vậy bản thân cháu Hòa, cháu Duyên sẽ tự tin vào hoạt động của mình và các bạn khác trong lớp hôm sau cũng cố gắng làm tốt như vậy để được cô khen. 
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ được tăng lên rõ rệt. 
 Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng giao tiếp, phán đoán ,suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt. Qua khảo sát đánh giá cuối năm, các chỉ số ở các lĩnh vực trẻ đạt cao hơn so với đầu năm học: 
Nội dung 
Trước khi áp dụng biện pháp 
Sau khi áp dụng biện pháp 
Cháu 
Tỉ lệ 
Cháu 
Tỉ lệ 
Tăng 
Kỹ năng tự phục vụ 
19/28 
68 % 
25/28 
89 % 
21 % 
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép. 
20/28 
71 % 
26/28 
93 % 
22 % 
Kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh 
18/28 
64 % 
27/28 
96 % 
32 % 
Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội 
24/28 
68 % 
31/35 
88 % 
20 % 
 - Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về phong cách, về lời ăn tiếng nói và quan tâm đến con em mình ngày càng nhiều hơn. 
 - Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ . 
Xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_ky_nang_song_cho_tre_mau_gi.pptx