Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp Giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Chính vì thế đồ dùng đồ chơi là hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng, ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các con làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội, dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai, cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

doc22 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH
HỒ SƠ SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mầm non
làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo”
Tác giả: Trịnh Thị Minh Ngọc
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh
Nghĩa Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2020
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:...................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý chuyên môn trong trường mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 20 tháng 8 năm 2020 đến ngày 20 tháng 4 năm 2021
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Trịnh Thị Minh Ngọc
	Năm sinh: 1968
	Nơi thường trú: Nghĩa Minh- Nghĩa Hưng- Nam Định
	Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non 
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
Điện thoại: 0944169382
	Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 85%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
	Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh- Nghĩa Hưng- Nam Định
	Điện thoại: 0944169382 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 	I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp Giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Chính vì thế đồ dùng đồ chơi là hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng, ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các con làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội, dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai, cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Nhu cầu sử dụng thì cần nhiều, nhưng điều kiện trường, lớp ở nông thôn có hạn, trong khi đó nguồn nguyên vật liệu phế thải, có thể tái sử dụng dễ kiếm, dễ tìm thì rất nhiều. Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường. Là hiệu trưởng trường Mầm non, tôi nhận thấy được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tự làm, chính nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ những lý do trên, tôi đã đưa ra “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” làm báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và chỉ đạo trong năm học 2020- 2021 của trường mầm non xã Nghĩa Minh.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
Trường mầm non xã Nghĩa Minh là một trường trong tốp đầu của ngành giáo dục Mầm non trong huyện. Luôn được sự quan tâm sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Nghĩa Hưng, Đảng uỷ, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã, ủng hộ tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
Trường có 10 phòng học kiên cố đủ cho 10 nhóm, lớp; có đầy đủ bàn ghế đúng quy cách; đồ dùng đồ chơi trong từng nhóm, lớp đáp ứng từ 92 - 100%, tuy nhiên kỹ và mỹ thuật đã và đang xuống cấp.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 30 đồng chí, trình độ chuyên môn chuẩn trở lên đạt 87%, trong đó trình độ trên chuẩn là: 11/30 đ/c = 37%, trình độ chuẩn 15/30 đ/c = 50 %; trình độ chưa đạt chuẩn 4/30 đ/c =13% (hiện đang theo học để đạt chuẩn). Đội ngũ được nhà trường sắp xếp, phân công đứng lớp phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi giáo viên. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non, giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, khéo tay, chịu khó thu thập những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. 
Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn: Địa phương là xã rất khó khăn về điều kiện ngân sách, chủ yếu nguồn hoạt động của nhà trường đều phụ thuộc ngân sách nhà nước cấp, nguồn học phí để lại; dân số độ tuổi so các xã lân cận thấp (toàn xã có trên 5.000 nhận khẩu). Công tác xã hội hóa khó khăn do mấy năm gần đây nguồn xã hội hóa đều ưu tiên xã làm nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. 
Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp hoặc làm công nhân giầy da. Do điều kiện kinh tế hoặc do bận rộn công việc nên sự quan tâm mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho cá nhân trẻ hoạt động còn hạn chế; 
Kinh phí của nhà trường cho việc mua đồ chơi, các nguyên vật liệu còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngày càng tăng. Giáo viên do phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cả ngày, thời gian bố trí để nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi không nhiều; một số giáo viên tiếp thu, tự học hỏi, tự họccòn hạn chế. Nên việc làm đồ dùng đồ chơi đúng theo nguyên tắc, có tính giáo dục và tính thẩm mỹ chưa cao, chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng, chưa phong phú, đa dạng về chủng loại, kích thước chưa đáp ứng tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết, hứng thú của trẻ và hiệu quả sử dụng. Khi làm giáo viên còn phải tính toán nhiều đến chi phí.
Việc chỉ đạo giáo viên thực hiện làm đồ dùng đồ chơi trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn trên tôi đã thực hiện làm công tác khảo sát việc thực hiện làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên và việc tham gia cùng cô làm; kết quả như sau:
KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI:
GV có kỹ năng làm/ số GV tham gia làm ĐDĐC
Số lượng ĐDĐC
đã làm
Đảm bảo tính giáo dục
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Đảm bảo tính sáng tạo
Số lượng
GV
Tỷ lệ %
Số lượng (bộ)
Số GV
%
Số GV
%
Số GV
%
20/26
77
102
20/26
77
14/26
54
14/26
54

KHẢO SÁT TRẺ THAM GIA LÀM CÙNG CÔ:
Số lượng trẻ tham gia ĐDĐC 
Trẻ hiểu được kiến thức khi làm ĐDĐC
Trẻ có kỹ năng làm ĐDĐC.
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
85/215
39,5
52/215
24,1
52/215
24,1

	Từ những kết quả khảo sát trên, tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để khắc phục nâng cao hứng thú, kiến thức, kỹ năng, tính sáng tạo, tính thẩm mỹ cho giáo viên, giúp giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi và hướng dẫn trẻ cùng tham gia làm, bằng cách yêu cầu giáo viên khảo sát thực tế nhu cầu của trường lớp mình, để có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện và thực hiện làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề, phù hợp với từng độ tuổi, biết cách sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh ủng hộ giáo viên thực hiện kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo giúp cho trẻ có đồ dùng đồ chơi trực quan trong các hoạt động hàng ngày.
 	2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Từ thực tế trên tôi thấy cần có những giải pháp phù hợp để cải tiến công tác chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hiệu quả hơn; đó là:
2.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo trên cơ sở thực hiện kế hoạch năm học:
Trên cơ sở thực hiện kế hoạch năm học tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo phát động giáo viên đứng lớp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Khi triển khai kế hoạch, giáo viên đứng lớp sẽ đăng ký kế hoạch tham gia làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo trong năm học; trong đó kế hoạch hàng tháng được giáo viên đăng ký cụ thể; ví dụ: Mỗi chủ đề một giáo viên tối thiểu phải làm 4 - 5 bộ đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề đang thực hiện, phục vụ cho việc giảng dạy của cô và hoạt động của trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục theo các chủ đề. Ban giám hiệu tổng hợp, thống nhất với các tổ chuyên môn để tổ chức triển khai đến giáo viên trong trường và triển khai thực hiện. Phải đầy đủ chủng loại đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sưu tầm, hoặc vận động phụ huynh học sinh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải tái chế để làm. Đồ dùng đồ chơi sáng tạo vừa là đồ chơi cho hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ định đối với trẻ mẫu giáo, vừa là chơi hoạt động góc, chơi ngoài trời, trang trí lớp theo chủ đề thực hiện hàng tháng trong năm học. 
Kết quả làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo của từng giáo viên sẽ là kết quả một trong những tiêu chí đưa vào đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng. 
Kế hoạch đưa ra được giáo viên nhóm lớp ủng hộ nhiệt tình và tích cực đăng ký thực hiện; BGH luôn động viên giáo viên xây dựng ý tưởng, có thể sáng tạo làm được mang tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho trẻ, phù hợp với chủ đề độ tuổi lớp mình thực hiện, đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy và hoạt động của trẻ.
2.2. Cùng giáo viên tìm hiểu các nguồn tài liệu, tư liệu được cấp trên cấp phát; tìm hiểu qua Internet; tham quan học tập kinh nghiệm ở trường bạn:
* Cùng giáo viên tìm hiểu tài liệu, tư liệu được cấp trên cấp phát: 
Tài liệu "Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu dễ 
tìm": Khi thiết kế đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ tìm phải nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Đảm bảo tính sư phạm: Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm về toán, về khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi.
+ Đảm bảo tính phù hợp: Màu sắc kích thước phù hợp, an toàn không động hại, không nguy hiểm.
+ Đảm bảo tính phổ biến: Nguyên liệu dễ tìm có thể sử dụng phù hợp vào nội dung giáo dục.
+ Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.
- Tài liệu: "Hướng dẫn tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên": 
+ Hướng dẫn lợi dụng nguồn nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Hoa, lá, hột hạt, vỏ cây, sỏi đá, mo cau, vỏ trứng,  để tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình hấp dẫn và thú vị...
- Và các nguồn sách hướng dẫn khác
* Cùng giáo viên tìm hiểu tài liệu, tư liệu qua Internet: Tham khảo, sưu tầm sách, báo, những sách có hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng nguyên vật liệu dành cho trẻ mầm non để giáo viên tham khảo thêm từ đó xây dựng ý tưởng sáng tạo giúp cho việc làm đồ chơi của giáo viên thuận lợi hơn.
* Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm ở trường bạn trong cụm chuyên môn, nhất là các trường có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng chơi sáng tạo, như trường mầm non xã Nghĩa Thịnh, trường mầm non xã Hoàng Nam, trường mầm non xã Nghĩa Đồng: Qua thăm quan và trao đổi, thảo luận giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn về việc làm nhiều loại đồ chơi khác nhau, đa dạng, phong phú và sáng tạo 
2.3. Chỉ đạo giáo viên vận động, tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh thu gom nguyên vật liệu có sẵn ở mọi lúc mọi nơi để tái chế làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo:
	Tôi hướng dẫn giáo viên: Muốn có nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, rẻ tiền, tiết kiệm được kinh phí, đa dạng và dồi dào để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, mỗi giáo viên phải kết hợp cùng với phụ huynh để tích luỹ những nguyên vật liệu phế thải trong môi trường sống thì mới có được. Qua những giờ đón và trả trẻ, qua những buổi họp phụ huynh, giáo viên các nhóm lớp đã tích cực tuyên truyền, vận động, trao đổi với phụ huynh về kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động giáo dục của cô và các hoạt động của trẻ, cô cần làm những đồ dùng đồ chơi nào? cho chủ đề gì? Cần phụ huynh cung cấp những nguyên vật liệu phế thải gì? Cần được phụ huynh ủng hộ tích cực, cô giáo cần giới thiệu sản phẩm tự tay cô và trẻ tạo ra được trưng bày ở các góc chơi trông ngộ nghĩnh, đẹp mắt và được sử dụng trong các hoạt động của trẻ.
Với trẻ: Hàng ngày cô giáo nên nhắc nhở các con nhớ thu gom những hộp sữa, hộp thạch rau câu, lọ C sau khi các con ăn xong mang đến lớp với hai tác dụng: Thứ nhất làm sạch, bảo vệ môi trường; thứ hai giúp cô có nguyên liệu cô sẽ hướng dẫn các con cùng cô làm đồ dùng đồ chơi.
 Với cách huy động này giáo viên đã có rất nhiều nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi. Đồng thời góp phần tạo cho môi trường nói chung và môi trường học tập của trẻ nói riêng được xanh, sạch, đẹp.
Nguồn nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo là rất dễ kiếm, dễ tìm, sẵn có, không tốn kém, phong phú và đặc biệt tạo ra nhiều cơ hội để sáng tạo. Để vận động, tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh và trẻ hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có, trước hết tôi chỉ đạo các đồng chí giáo viên cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương, dễ sưu tầm: Ví dụ: Đồ vỏ hộp nước uống, can đựng các loại nước trong sinh hoạt gia đình bằng nhựa; vỏ ốc, vỏ hến, vỏ trai, cọng rơm, hộp giấy, lọ keo dán; các loại vỏ hộp, giấy cứng, hạt lúa, ngô, hạt nhãn, hạt bưởi, vỏ hộp sữa, đá sỏi nhỏ, vỏ hộp sữa chua, hộp dầu gội đầu, hộp kem, phấn, kem đánh răng bằng nhựa, lõi giấy vệ sinh, sữa tắm, lon bia, hộp rau câu, que kem, hay nguyên vật liệu trong thiên nhiên các lá cây tươi, lá khô ở ngoài vườn, ngoài đồng như rơm, bẹ ngô, lõi ngô, cói, hoặc hột hạt Tất cả những nguồn vật liệu kể trên trong gia đình của trẻ đều phong phú và đa dạng có thể làm ra rất nhiều loại đồ dùng đồ chơi hữu ích. Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn phụ huynh và trẻ cách sưu tầm, lựa chọn thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu đã sưu tầm được mang đến cho cô giáo trong giờ đón và trả trẻ. Khi có những nguyên vật liệu giáo viên thu lượm được; giáo viên cần làm vệ sinh, khử khuẩn, phơi khô  Khi có nguồn nguyên liệu rồi giáo viên cần xây dựng ý tưởng sáng tạo dựa trên kế hoạch đã xây dựng cho từng chủ đề, từng hoạt động, từng góc chơi, để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. 
Qua những việc làm ý nghĩa và thiết thực trên đã bồi dưỡng các kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho đội ngũ giáo viên mầm non hiệu quả, đặc biệt là ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, nhất là với trẻ và phụ huynh học sinh về trách nhiệm bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
2.4. Tổ chức cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo:
Để tạo ra sản phẩm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, trên cơ sở nội dung kế hoạch theo từng tháng, theo từng chủ đề. Tôi gợi ý trước hết giáo viên cần có định hướng phần việc nào giáo viên làm, phần việc nào giúp trẻ kết hợp cùng cô để hoàn thành sản phẩm; những đồ chơi nào trẻ tự làm và lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với trẻ. Phần việc nào cần huy động phụ huynh tham gia giúp cô giáo.
	Giáo viên tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải từ sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các con học sinh và tự sưu tầm để tận dụng. Với đôi bàn tay khéo léo, giáo viên đã sáng tạo ra những sản phẩm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đáp ứng tính thẩm mỹ, tính giáo dục và tính sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ vỏ chai, hộp nhựa; vỏ hộp sữa và các nguyên vật liệu khác:
Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ xốp; dạ cũ, len sợi và các nguyên vật liệu khác :
Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ que kem đã dùng, được vệ sinh sử dụng làm tranh ghép hoặc dùng sơn vẽ tranh trên những chiếc mẹt bằng tre nứa :
Giáo viên tận dụng nguyên vật liệu có trong thiên nhiên và hướng dẫn trẻ cùng cô sáng tạo ra đồ chơi:
Giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh phối hợp cùng cô giáo để tạo ra môi trường hoạt động cho trẻ phong phú và đa dạng:
Kết quả cho thấy với những nỗ lực kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của cô giáo, các góc chơi ở từng chủ đề và trên những hoạt động hàng ngày trong nhóm lớp cho thấy: Đồ dùng đồ chơi các cô tạo nên rất sinh động, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu, nhiều màu sắc, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp tiết kiệm, hiệu quả sử dụng cao. Được các cô sử dụng, tận dụng rất hiệu quả.
2.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi qua tổ chức cho trẻ hoạt động.
Để đánh giá giáo viên có tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo qua tổ chức cho trẻ hoạt động hay không. Mỗi chủ đề tôi lên kế hoạch cùng Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra theo kế hoạch hay kiểm tra đột xuất, lần lượt các giáo viên; kiểm tra thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ định đối với mẫu giáo, hoạt động góc, hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều để đánh giá kết quả giảng dạy cũng như đánh giá giáo viên có tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi qua tổ chức cho trẻ hoạt động có thực chất và hiệu quả hay không. Cũng từ đó làm căn cứ xếp loại thi đua giáo viên theo hàng tháng. 
Từ thực tế kiểm tra, dự giờ, đánh giá ở các nhóm lớp tôi nhận thấy việc giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã giúp cho trẻ hoạt động hứng thú tích cực và chú ý tập trung hơn. Mỗi hoạt động chơi, mỗi hoạt động chơi - tập có chủ định (đối với nhà trẻ), hoạt động học có chủ định (đối với mẫu giáo) có đủ đồ dùng sẽ giúp trẻ say sưa khám phá một cách tích cực, không nhàm chán. Nhờ đó chất lượng dạy và học đạt chất lượng hiệu quả hơn rất nhiều.
2.6. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo:
Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm đánh giá, tổng kết lại thành quả lao động và sáng tạo miệt mài của giáo viên trong trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, là dịp cho cán bộ giáo viên thể hiện tài năng, sự sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu khoa học của mình. Là nơi để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách làm đồ dùng dạy học, qua đó khơi dậy và nhân rộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Từ đó mà tôi đã phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường lên kế hoạch phát động mỗi năm học tổ chức tối thiểu là một lần, tối đa hai lần; phát động phong trào lấy thành tích chào mừng ngày những ngày Hội, ngày lễ trong năm; như: Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày 8/3... Qua hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho thấy mỗi một loại đồ dùng mang tính thẩm mỹ, tính giáo dục và tính sáng tạo riêng để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Song qua đó thể hiện sự khéo léo, kiên trì, yêu nghề mến trẻ của các giáo viên trong nhà trường. 
Ở hội thi mỗi giáo viên được trưng bày sản phẩm mà mình cho là đẹp, có ý nghĩa nhất mang đến hội thi. Ban tổ chức thành lập ban giám khảo là đại diện cho BGH, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn Thanh niên thống nhất chấm thi theo 5 tiêu chí: Sử dụng nguyên vật liệu: 10 điểm - Về số lượng: 10 điểm, về giáo dục: 10 điểm - Về thẩm mỹ: 10 điểm, - Về giá trị sử dụng (Tính sáng tạo): 10 điểm. 
Hình ảnh: Trưng bày sản phẩm tự làm của giáo viên trong hội thi đồ dùng đồ chơi tự làm cấp trường:
Bằng những nỗ lực cộng với khả năng và bàn tay khéo léo, sáng tạo của các cô giáo đã mang đến hội thi những bộ đồ chơi sáng tạo đẹp mắt, hấp dẫn thật sự có giá trị, sinh động, an toàn thân thiện và gần gũi với trẻ mầm non, hiệu quả sử dụng cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non. Thực sự có ý nghĩa và đặc biệt đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
 	III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 
1. Hiệu quả kinh tế:
 Vị trí vai trò của đồ dùng đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đáp ứng yêu cầu về tính trực quan trong dạy học và khuyến khích phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường với mục đích sử dụng phương tiện trực quan vào c

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_mam.doc
Giáo Án Liên Quan