Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

 Từ khi bước vào nghề được trực tiếp, tiếp xúc cọ sát với trẻ nhất là đối với trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng tuổi mà lại là trẻ thuộc vùng nông thôn nơi tôi đang công tác. Bản thân tôi nhận thấy nhiều trẻ ở nhà được bố mẹ nuông chiều, bao bọc chưa quan tâm đến việc rèn luyện nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ, kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ còn kém, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình lên đến lớp nhiều trẻ còn nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô giáo, các bạn

 Là một giáo viên hàng này tiếp xúc dạy dỗ trẻ tôi không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống được tốt nhất. Tôi hiểu rằng giáo dục trẻ là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai và phải có sự kết hợp từ phía gia đình trẻ. Với mong muốn trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp ngay từ nhỏ, bước đầu hình thành và phát triển nhân cách con người của trẻ để trẻ có kỹ năng tự nhận thức, tự phục vụ, giao tiếp tốt hơn, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. Lên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi”

 

doc21 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA HÙNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 - 36 THÁNG
 TÁC GIẢ: PHẠM THỊ TRANG
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: CĐSP MẦM NON
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA HÙNG
Nghĩa Hùng, ngày 30 tháng 06 năm 2020
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và giao tiếp
Thời gian áp dụng sáng kiến:
 Từ ngày 05 tháng 9 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Tác giả: Phạm Thị Trang
Năm sinh: 17/ 11/ 1983
Nơi thường trú: Xã Nam Điền - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng sư phạm Mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên nhà trẻ
Nơi làm việc: Trường mầm non Xã Nghĩa Hùng 
Địa chỉ liên hệ: Xã Nghĩa Hùng - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0949666875
Tỷ lệ đóng góp sáng kiến :100%
Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường mầm non Nghĩa Hùng
Địa chỉ: Xã Nghĩa Hùng - Huyện Nghĩa Hưng - Nam Định
Điện thoại: 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
 Từ khi bước vào nghề được trực tiếp, tiếp xúc cọ sát với trẻ nhất là đối với trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng tuổi mà lại là trẻ thuộc vùng nông thôn nơi tôi đang công tác. Bản thân tôi nhận thấy nhiều trẻ ở nhà được bố mẹ nuông chiều, bao bọc chưa quan tâm đến việc rèn luyện nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ, kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ còn kém, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình lên đến lớp nhiều trẻ còn nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô giáo, các bạn
 Là một giáo viên hàng này tiếp xúc dạy dỗ trẻ tôi không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống được tốt nhất. Tôi hiểu rằng giáo dục trẻ là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai và phải có sự kết hợp từ phía gia đình trẻ. Với mong muốn trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp ngay từ nhỏ, bước đầu hình thành và phát triển nhân cách con người của trẻ để trẻ có kỹ năng tự nhận thức, tự phục vụ, giao tiếp tốt hơn, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. Lên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi”
Mục đích của đề tài: Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản ngay từ nhỏ, trẻ thích, (đòi) đến nhóm/lớp, mạnh dạn, tự tin, không quấy khóc để các bậc phụ huynh yên tâm hơn
Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ”.
Phạm vi áp dụng: Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non của tôi năm học: 2019 - 2020.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Trước đây nhiều bậc phụ huynh cũng có suy nghĩ ở độ tuổi nhà trẻ thì trẻ đến trường cô giáo chủ yếu là trông coi chứ ít khi dạy trẻ học. Mặt khác phụ huynh chủ yếu là nông dân ngoài việc đồng áng thì đi làm công nhân may lên ít có thời gian gần gũi, quan tâm chăm sóc con trẻ. Bên cạnh đó một số phụ huynh chỉ quan tâm tới việc ăn uống của con, bao bọc con quá khiến con thụ động, ỷ lại, nhút nhát. Chính vì những suy nghĩ đó mà phụ huynh ít chưa hiểu việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và quan tâm đến vấn đề này.
Tôi nhận thấy ở độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi khả năng nhận thức, tự ý thức còn hạn chế, khả năng ghi nhớ kém và thường làm theo ý thích của bản thân. Vì vậy cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết đoàn kết giúp đỡ, chơi thân thiện với các bạn trong lớp và thích nghi được với môi trường lớp học. Với cương vị là một giáo viên bản thân tôi luôn quan tâm nhắc nhở, hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ thực hành để trẻ có kỹ năng và thói quen tốt 
Thực tế những năm qua trong trường mầm non việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng chưa được nhấn mạnh, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay trong gia đình. Chính vì thế sáng kiến này đưa ra một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng tuổi kỹ năng sống nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
- Năm học 2019-2020 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách nhóm/lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại khu B. Nhóm/lớp có 2 cô giáo, đều đạt chuẩn nghề nghiệp trở nên. 
- Nhóm/lớp 24- 36 tháng tuổi tôi phụ trách có 19 trẻ.
+ Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1.Thuận lợi:
 - Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường thân thiện nằm cạnh cánh đồng làng với không gian thoáng mát ngập tràn màu xanh của lúa, tạo không khí trong lành cho cô và trò chúng tôi mỗi buổi đến lớp.
 - Bên cạnh đó nhà trường cùng với chính quyền địa phương và Phòng giáo dục đào tạo kết hợp bổ sung, mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ cho từng nhóm lớp và cả những thiết bị đồ chơi ngoài trời.
 - Ban giám hiệu chỉ đạo rất sát sao việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
 - Nhà trường có kế hoạch thực hiện chỉ đạo đến toàn bộ cán bộ, giáo viên các nhóm lớp về việc phát triển giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. 
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con. Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
	Lớp đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 02/2010/TT ngày 11/02/2010 của BGDĐT và thông tư số 34/2013/TT ngày 17/09/2013 của BGDĐT để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
2.2.Khó khăn:
 - Trẻ 24-36 tháng tuổi còn nhỏ chưa có nề nếp thói quen, nhiều cháu đến lớp còn đang nói ngọng, phát âm chưa rõ ràng mạch lạc, còn tụt rè, nhút nhát
 - Hầu hết trẻ là con gia nhà nông dân, điều kiện gia đình còn khó khăn, nên ít có sự quan tâm đến các cháu.
 - Nhiều phụ huynh quan tâm quá mức,nuông chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại không tự phục vụ bản thân, không hòa đồng cùng các bạn.
 - Bản thân tôi chưa được tham gia tập huấn đào tạo bồi dưỡng về dạy kỹ năng sống cho trẻ cho lên phương pháp tổ chức hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ chưa phong phú, sáng tạo
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích đến nhóm/lớp. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
 Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi để dạy trẻ.
- Bản thân tôi hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn cố gắng chăm sóc giáo dục trẻ với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là: “phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học”(Theo cuốn: Chương trình giáo dục mầm non - Bộ giáo dục Đào tạo, phần 1)
 - Để giúp cho việc tổ chức các hoạt động, nhằm rèn tính tự tin vào bản thân cho trẻ thì bắt đầu từ tháng 9, khi nhận học sinh vào lớp, sau khi trẻ làm quen với cô giáo và nội quy, nề nếp của lớp, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức, sự tự tin vào bản thân ở trẻ. Kết quả cụ thể cho thấy: Đa số trẻ còn nhút nhát, nói nhỏ khi được hỏi, tinh thần hợp tác cùng bạn trong các hoạt động chưa cao cụ thể như sau:
NỘI DUNG LỰA CHỌN.
Kỹ năng tự phục vụ
-Biết cất dép đúng nơi quy định
- Biết cất balô vào đúng tủ của mình
- Biết bê ghế về tổ, về bàn của mình.
- Biết nhặt cơm rơi, vãi vào đĩa.
- Đa số trẻ biết tự xúc cơm ăn
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Biết lấy khăn, cốc để dùng.
Kỹ năng giao tiếp
- Bước đầu trẻ biết cách xưng hô, chào hỏi cùng cô và một số trẻ tự biết cách xưng hô tốt với người khác khi không có cô giúp đỡ
- Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người
Kỹ năng tự nhận thức
- Trẻ tò mò ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh.
- Trẻ nhận biết được tên tuổi của mình, người thân và địa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến
Kỹ năng hợp tác
- Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi.
- Trẻ biết đoàn kết với bạn.
- Trẻ có thái độ cư xử đúng mực với bạn và mọi người xung quanh.

Kết quả: Với biện pháp trên tôi đã xác định được một số kỹ năng sống cơ bản cần thiết và quan trọng với trẻ vì vậy thông qua việc xác định được những kỹ năng sống cơ bản cần cung cấp cho trẻ nêu trên đã giúp tôi thuận tiện trong quá trình dạy các kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ, lao động.
* Bảng khảo sát tỉ lệ trẻ đầu năm
 STT

 Tiêu chí đánh giá

 Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Tự tin giao tiếp với người khác
4/17
23,5
2
Tự tin trong các hoạt động
6/17
35,2
3
Mạnh dạn trình bày ý kiến với người lớn
3/17
17,6
4
Tự mình làm một số việc đơn giản
9/17
52,9
5
Tự tin thể hiện tài năng của mình
3/17
35,2
6
Khả năng hợp tác nhóm
12/17
70,5
7
Trẻ rụt rè nhút nhát
15/17
88,2

Qua bảng khảo sát trên tôi nhận thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn rất thấp, Trẻ còn rụt rè nhút nhất chưa mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến với người lớn và chưa tự tin trong giao tiếp cũng như chưa tự tin thể hiện tài năng của mình lên tôi đã phải cố gắng tìm ra các phương pháp phù hợp để dạy trẻ có kỹ năng sống.
 	Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi mầm non, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
 	 Nhiều người còn nhầm lẫn giữa kỹ năng và hành động nên trong việc dạy trẻ có được những hành động theo yêu cầu của người lớn thì cho rằng trẻ đã có kỹ năng, điều đó hoàn toàn chưa đúng. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, khi bạn cho trẻ đi chơi, bạn nhắc trẻ con hãy bỏ rác vào thùng rác và trẻ thực hiện theo những gì bạn nói thì đó là hành động. Phần lớn những trẻ ở lứa tuổi mầm non đều có những hành động đơn giản diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗinhưng đó nhiều khi vẫn là những hành động làm theo yêu cầu của người lớn và để những hành động đó trở thành kỹ năng cho trẻ thì đòi hỏi phải có một quá trình. Khi hành động đó trở thành kỹ năng chính là lúc trẻ nhìn thấy rác tự nhặt cho vào thùng rác hoặc trẻ gặp người lớn tự chào hỏi mà không cần người lớn phải nhắc nhở nữa. 
 Trong một tình huống giáo viên đưa trẻ đi tham quan dạo quanh sân trường nhìn thấy rác thay vì sai trẻ nhặt rác bỏ vào thùng cô giáo nhặt luôn rác và bỏ vào thùng. Sau đó có thể hỏi trẻ có biết tại sao cô lại nhặt rác và bỏ vào thùng rác không. Cô phân tích cho trẻ hiểu hành động đó là để góp phần làm cho môi trường sạch sẽ. Khi đã hiểu được ý nghĩa của việc làm có ích, những lần khác trẻ nhìn thấy rác sẽ tự động nhặt. 
Giáo viên có những bài dạy thiết thực áp dụng ngay trong thực tế cuộc sống hàng ngày của trẻ. Khi trẻ ra sân trường chơi trẻ nhìn thấy trên sân trường có một chiếc vỏ kẹo tuy rất nhỏ thôi nhưng cháu đã có ý thức nhặt chiếc vỏ kẹo bé tí đó bỏ vào thùng rác và cùng không quên nhắc bạn là chúng mình hãy bỏ rác vào thùng nhé!
Cô và trẻ cùng vệ sinh môi trường
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống không phải là ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà là dạy trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện chúng đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ mới được hình thành và nó sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là việc đưa hành động vào ý thức, nếu làm được điều này thì bố mẹ hay thầy cô giáo đều có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách đơn giản.
Vậy làm thế nào để hành động trở thành ý thức cho trẻ?
 	Nhiều phụ huynh cảm thấy bực mình khi hàng ngày dạy con việc chào hỏi người lớn nhưng khi ra ngoài thì con lại không bao giờ tự giác chào hỏi mà cứ đợi bố mẹ phải nhắc thì con mới chào, thậm chí nhiều khi nhắc con cũng không chào. Như vậy trẻ chưa hình thành ý thức trong việc chào hỏi. Việc dạy cho trẻ một hành động thì không phải khó, ví dụ như việc nói cảm ơn, nhận biết nguy hiểm hay việc nhặt rác đúng chỗnhưng làm sao để trẻ tự nhận thức được những việc đó và tự thực hiện thì là điều không hề đơn giản chút nào.
 Nhiều khi người lớn luôn tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm gương cho trẻ. Ví dụ rất đơn giản, chúng ta luôn nhắc nhở trẻ phải chào hỏi mọi người nhưng chính nhiều phụ huynh lại không chào trẻ khi con chào mình, như vậy sẽ khó có thể hình thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng. Khi còn nhỏ trẻ được dạy về những hành vi đẹp, cách ứng xử đẹp với môi trường và những người xung quanh sẽ giúp trẻ hoàn thiện nhân cách.
Trẻ chào cô giáo khi đến lớp
 	Trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình trẻ cần được học các kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, vệ sinhNgoài ra trẻ cần nhận biết được các nguy hiểm xung quanh mình như những nguy hiểm từ lửa, điện, nước, người lạtừ đó trẻ biết ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Những kỹ năng về giao tiếp xã hội cũng rất cần thiết với trẻ mầm non như những kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin lỗivà các tình huống trong giao tiếp. Việc dạy các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi là hành trang cần thiết cho trẻ.
 	 Dạy kỹ năng sống cho trẻ, 24-36 tháng tuổi cần phải bắt nguồn từ gia đình vì trẻ học hỏi nhiều nhất từ chính bố mẹ của mình. Phụ huynh phải là những tấm gương để trẻ noi theo.
 3.1. Thông qua hoạt động vui chơi:
 Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ; “ Học mà chơi, chơi mà học.” Chơi là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người. Thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
 	Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy... việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.
Cô và trẻ cùng hoạt động âm nhạc
3.2. Kỹ năng an toàn khi tự chơi
Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,
3.3.Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động ăn ngủ
Trong giờ ăn của trẻ giáo viên hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi ăn : Trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, ngồi cách xa bàn ăn khoảng 10 - 15 cm, cách cầm thìa: ngón cái áp vào cán thìa, đặt nhẹ ngón trỏ lên ngón giữa để đỡ thìa và ý thức trong ăn uống trẻ ăn hết xuất, khi ăn không để cơm, thức ăn rơi vãi trên bàn, biết gom thức ăn thừa vào bát, xếp bát, thìa cùng loại vào với nhau. Trong khi trẻ ăn không nô đùa, nói chuyện
Trẻ ăn xong có ý thức lau bàn, dọn bàn, ghế vào nơi quy định. Nhắc trẻ khi đi ăn sáng ho 
Khi đi ăn ở nhà hàng không được làm ồn, đi lại ăn quà hãy giữ vệ sinh chung ăn xong nhớ bỏ rác vào nơi quy định không để lộn xộn.
3.4. Giáo dục kỹ năng trong giao tiếp trong hoạt động chơi ở các góc
Thông qua các góc chơi bé được phân vai đóng các vai mà bé thích trong đó trẻ biết thể hiện vai chơi của mình, cách giao tiếp với các bạn trong góc chơi.
 Bé muốn mượn đồ của bạn bé nhớ hỏi bạn nhé, mượn đồ xong nhớ phải trả đồ cho bạn.
Khi bé được giúp đỡ bé biết nói lời cảm ơn đến người đã giúp mình và ai đó tặng mình món quà hay có những lời khen thì bé nhớ phải cảm ơn nhé.
Trẻ chơi trong góc xây dựng trẻ cũng học được nhiều những kỹ năng sống như bảo vệ bản thân mình: không chơi với vật sắc nhọn, nếu là chú công nhân xây dựng khi ra công trường phải mặc áo công nhân, đội mũ bảo hộ.
Cô và trẻ cùng chơi hoạt động góc
3.5.Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong giờ trả trẻ
Trẻ biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn lắp vào nơi quy định. Chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Trẻ đi học về biết chào ông bà, bố mẹ. Trẻ về nhà kể lại cho ông bà, bố mẹ những chuyện mà bé học được ở trường mầm non
Cô dạy trẻ xếp ghế
3.6. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong giờ chơi và hoạt động ngoài trời
Trẻ dạo quanh sân trường nhìn thấy rác ở ngoài sân biết nhặt rác và bỏ vào thùng rác gần nhất, không chơi gần những nơi nguy hiểm như ao hồ. Cùng với đó là giáo dục kỹ năng cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường, đi bộ phải đi trên vìa hè bên phải, không đi bên trái, đi theo hàng và theo chỉ dẫn của cô giáo 
3.7. Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non
- Xây dựng các góc chơi có kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tại các khu vực tuyên truyền của nhà trường đều có những hình ảnh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như không chơi gần những nơi nguy hiểm ao, hồ, sông, suối, đường giao thông, không nghịch điện...
- Treo tranh ảnh có tính giáo dục kỹ năng sống như ở trước cửa lớp 24 -36 tháng tuổi 
- Dạy trẻ các bài thơ, câu đố giáo dục kỹ năng cho trẻ
3.8. Phối hợp với các bậc phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay tại gia đình
 - Nhận thức được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức nhau như qua buổi họp phụ huynh đầu năm, qua các bài viết tuyên truyền và qua các buổi đón, trả trẻ tôi đã cho phụ huynh biết về tầm quan trọng trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
- Người lớn luôn là tấm gương phản chiếu hình ảnh của trẻ vì vậy bản thân người lớn chúng ta phải gương mẫu, đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi và học tập.
- Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra mỗi liên hệ bạn bè tại gia đình, cho trẻ mời bạn đến nhà chơi, cho trẻ đi chơi nhà bạn bè, chơi nhà bác hàng xóm...
Trẻ thích đến lớp
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
 1. Hiệu quả kinh tế: 
 	 Qua một năm nghiên cứu và áp dụng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Nghĩa Hùng thì: Đối với sáng kiến kinh nghiệm của bậc học mầm non không như các bậc học khác về hiệu quả kinh tế không lớn nhưng thu lại được những hiệu quả nhất định như:
 1.1.Đối với giáo viên:
 - Bản thân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là đã nắm vững được nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Thiết kế và bổ sung một số loại đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học kỹ năng sống.
 - Tích lũy được chút kiến thức để thực hành giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
1.2. Đối với trẻ: 
 - Trẻ có thái độ ứng xử phù hợp với tình huống mà trẻ trải qua
 - Có kỹ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi (biết chào hỏi khách khi đến thăm lớp, có cách nói chuyện tự nhiên thân thiện với mọi người xung quanh).
 Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được theo dõi và đánh giá như sau
 STT

Tiêu chí đánh giá
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ/lớp
Tỷ lệ %
Số trẻ/lớp
Tỷ lệ %
1
Tự tin giao tiếp với người khác
4/17
2

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.doc
Giáo Án Liên Quan