Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học

 Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là những Mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh, sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, nhân cách con người. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.” Vì vậy chúng ta càng cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Hướng tích cực của việc đổi mới đó là sự tiến bộ và phát triển hiệu quả chăm sóc giáo dục được cao hơn. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu mỗi Giáo viên phải có phương pháp chủ đạo“Lấy học sinh làm trung tâm”, song song với việc ấy cũng rất cần sự phát triển đồng đều đối với trẻ trong lớp học và yêu cầu cần đạt được ở mỗi cháu của từng hoạt động mà nhất là hoạt động làm quen văn học. Thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giầu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.Truyện và thơ giúp cho trẻ làn quen dần với ý hay lời đẹp hình tượng trong sáng. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã reo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, nảy sinh ở trẻ lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội.Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp. Việc cho trẻ làm quen văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, thông qua bài thơ, câu chuyện thì trẻ cảm nhận được về thế giới xung quanh, về vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống

doc26 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON LỆ CHI
===== óóó =====
s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đề tài: “Một số biện giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học.”
 Tên tác giả: Phạm Thị Dung 
 Lĩnh vực/ môn: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non
Năm học 2017-2018
MỤC LỤC
Stt
NỘI DUNG
Trang
1
Phần I: đặt vấn đề
2
Phần II. Giải quyết vấn đề
3
Cơ sở lý luận
4
Cơ sở thực tiễn
5
Đặc điểm tình hình
6
Thuận lợi- khó khăn
7
Đề xuất một số kinh nghiệm
8
3.1. Kinh nghiệm khảo sát trên trẻ
9
3.2. Kinh nghiệm xây dựng môi trường ngôn ngữ theo nguyên tắc đổi mới nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ
10
3.3. Kinh nghiệm lựa chọn tác phẩm cho chủ đề. Đưa dân ca, bài hát, trò chơi lồng ghép vào trong hoạt động
11
3.4. Kinh nghiệm đổi mới các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện, dậy trẻ kể lại chuyện, đóng kịch hay dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
12
3.5. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy trẻ
13
3.6. Kinh nghiệm cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và phối hợp cùng phụ huynh
14
3.7. Gợi ý một số hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ
15
4. Kết quả thực hiện
16
PHẦN III- Kết luận
17
1. Kết luận, bài học kinh nghiệm.
18
2. Ý kiến đề xuất.
19
2.1. Đối với Phòng Giáo dục.
 20
2.2. Đối với Ban Giám hiệu.
 21
2.3. Đối với giáo viên.
22
Phần IV: Phụ lục
  23
Tư liệu tranh ảnh
A / ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là những Mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh, sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, nhân cách con người. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.” Vì vậy chúng ta càng cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Hướng tích cực của việc đổi mới đó là sự tiến bộ và phát triển hiệu quả chăm sóc giáo dục được cao hơn. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu mỗi Giáo viên phải có phương pháp chủ đạo“Lấy học sinh làm trung tâm”, song song với việc ấy cũng rất cần sự phát triển đồng đều đối với trẻ trong lớp học và yêu cầu cần đạt được ở mỗi cháu của từng hoạt động mà nhất là hoạt động làm quen văn học. Thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giầu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.Truyện và thơ giúp cho trẻ làn quen dần với ý hay lời đẹp hình tượng trong sáng. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã reo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, nảy sinh ở trẻ lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội.Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp. Việc cho trẻ làm quen văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, thông qua bài thơ, câu chuyện thì trẻ cảm nhận được về thế giới xung quanh, về vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống . Văn học là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Từ đó giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết , bồi dưỡng cho trẻ tình cảm lành mạnh và ước mơ cao đẹp, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong mối quan hệ xã hội và nhất là vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam.Cho trẻ làm quen văn học góp phần làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm , biết thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau, tác phẩm văn học còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa con người cới con người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm.Thông qua những những tác phẩm viết về lịch sử thì giúp trẻ hiểu biết về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta ngày trước, biết được bản chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thông qua tác phẩm mang tính chất đề tài sinh hoạt thì giúp trẻ hiểu biết về một số quy định chuẩn mực cư xử của con người trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua chuyện cổ tích giáo dục lòng nhân ái, thái độ bênh vực, đồng tình với cái thiện, lên án cái ác, điều bất công.Tác phẩm viết về gương người tốt việc tốt, viết về lãnh tụ thì giáo dục cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp của con người mới, giáo dục lòng kính yêu và biết ơn vị lãnh tụ. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên  cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng  thời trẻ  đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. Từ khi lọt lòng cho đến khi chập chững biết đi, biết viết , biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối , là phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành con người mới , trẻ được nghe , được xem và được nhập vai vào những nhân vật , được nói lên cảm xúc của mình qua nhân vật hay tác phẩm. Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo(ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn. Là 1 người giáo viên được phân công dạy lớp MGB 3-4 tuổi nhiều năm tôi nhận thấy các cháu chưa thể tự học, tự sinh hoạt, tự điều khiển một số hoạt động dưới sự gợi mở khéo léo của người lớn nhưng việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, tiếp thu của các cháu cũng có hạn. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của người giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài“Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm thực hiện trong năm học này.
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Cơ sở lý luận:
 	Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đỗi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyen5 theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.Trong mỗi tác phẩm văn học, thề giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cấn giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷ năng đọc và kể tác phẩm.
 Trẻ 3-4 tuổi trong khi nghe kể những câu chuyện có tính hài hước đã biểu hiện hành động điệu bộ cho thấy chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bất bình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm. Qua quan sát, người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo và chúng khoái trí cười theo khi xuất hiện những nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề. Người lớn thấy cảnh đó chắc là ngạc nhiên vì sao một cô, cậu bé lại hiểu được những truyện khôi hài, khó hiểu dến như vậy. Nhưng rõ ràng là các em có khả năng bẩm sinh hiểu được sự hài hước. Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm.
II. Cơ sở thực tiễn.
1.Đặc điểm tình hình:
Trường Mầm Non Lệ Chi được biết đến là một trường ở nông thôn. Trường vẫn còn khu lẻ. Trường có tổng số 70 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: có 3 cán bộ, 45 giáo viên, 15 nhân viên. Trường có tổng số: gần 700 trẻ được chia về 16 lớp, trong đó có: 3 lớp nhà trẻ, 4 lớp mẫu giáo bé, 5 lớp mẫu giáo nhỡ, 4 lớp mẫu giáo lớn. Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy ở lớp mẫu giáo bé C2 gồm 55 cháu. 
2.Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: 
- Được ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi như: Trường đầu tư đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho các hoạt động của trẻ ở lớp như: máy tính, màn hình tivi lớn, đầu, đài, và rất nhiều các trang thiết bị khác, luôn tận dụng thời gian giúp giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm khi có thể.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững chắc, nhiều năm dạy lớp mẫu giáo, và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp trường.
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tích cực học hỏi kinh nghiệm qua các chị em đồng nghiệp, qua sách báo, internet Bản thân cũng đã được kiến tập, kiến tập một số tiết mẫu của trường, của quận nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với văn học
*Khó khăn: 
- Bên cạnh những thuận lợi đáng kể chúng tôi cũng còn gặp không ít những khó khăn trở ngại trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như:
- Trường vẫn còn khu lẻ nên việc học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, tuyên truyền... còn hạn chế.
- Nhiều giáo viên chưa thực sự ngiên cứu đi sâu để hiểu rõ chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu, kết quả mong đợi, để lựa chọn nội dung, hoạt động và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm, học mà chơi. Giáo viên thường trú trọng đặt mục tiêu phát triển ngôn ngữ chủ yếu qua hoạt động làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động nhận biết, chưa nhận thức đượctầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày, ở mọi hoạt động.
- Hầu hết giáo viên mầm non kiêm nhiệm 1 lúc quá nhiều việc thời gian dành cho việc làm đồ dùng còn ít.
- Việc dạy trẻ còn có nhiều hạn chế. Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn.
- Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ hoặc kể chuyện sáng tạo, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có.Bên cạnh đó khả năng cảm nhận các tác phẩm văn học của một số giáo viên còn hạn chế: giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc nên chưa hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, hiệu quả trên tiết học và kết quả trên trẻ chưa cao. Hơn nữa hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ.
- Lớp học có số trẻ trong lớp vượt quá so với quy định, løa tuæi nµy phát âm của trẻ chưa rõ ràng, rÊt hiÕu ®éng nên khi tổ chức hoạt động còn lúng túng khoảng không gian cho trẻ hoạt động đồng thời hạn chế phần nào giáo viên quan tâm đến cá nhân trẻ, sửa câu từ, ngữ điệu, sửa giọng, phát triển lời nói, giao lưu xúc cảm trong các hoàn cảnh, ngữ cảnh, tình huống thực tế. Mặt khác giáo viên chưa tư duy đổi mới khuyến khích trẻ động não, còn dập khuôn nhiều câu hỏi, phần lớn giáo viên cho trewr ngồi học theo chữ U. Việc đầu tư tài liệu tham khảo cho giáo viên khai thác, học tập tại nguồn internet, bộ nghe nhìn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,, sách tranh chuyện cho trẻ tự đọc, xem tranh.
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Họ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học . Môi trường gia đình, xã hội thiếu lành mạnh ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ. Vì chưa quan tâm, nên việc tạo điều kiện cho con mình được tham gia theo yêu cầu của giáo viên không được theo yêu cầu.
- Khả năng tiếp thu của trẻ còn chưa đồng đều, một số trẻ còn chưa qua lớp nhà trẻ. Một số cháu còn nhút nhát và thụ động trong các hoạt động, chưa tự giác nhận vào vai của mình, chưa mạnh dạn phát biểu cho dù trẻ hiểu và nhận ra nội dung của tác phẩm.
III. Biện pháp
1. Biện pháp 1: Khảo sát trên trẻ.
 Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu về văn học như kể chuyện diễn cảm, ngâm thơ..., cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua chơi, "trẻ chơi mà học, học mà chơi". 
 Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, tìm tòi mình phải làm như thế nào để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động này. Tôi trò chuyện và nắm bắt tâm lý của từng cháu, liệt kê số trẻ không thích hoạt động này với lý do gì? Tại sao? Qua một thời gian ngắn tôi đã có kết quả điều tra như sau 
Tổng số trẻ khảo sát: 25 trẻ
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Kết quả (%)
Đạt
CĐ
1
Nhớ tên tác phẩm, hiểu nội dung thơ, truyện
35
65
2
Thể hiện được ngữ điệu giọng các nhân vật
40
60
3
Trả lời các câu hỏi của cô, kể truyện, đọc thơ chưa đủ ý.
40
60
4
Trẻ thuộc tác phẩm và đọc, kể diễn cảm
25
75
5
Biết nhập vai và đóng kịch theo vai, biết kể chuyện sáng tạo.
30
70
6
Cô kể chưa hấp dẫn, hình thức chưa phong phú.
30
70
7
Đồ dung trực quan chưa hấp dẫn, truyện không hay, chưa phù hợp.
30
70
 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ còn thấp, tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ không khí học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, luôn hứng thú trong giờ học Vì vậy tôi đã áp dụng thêm một số kinh nghiệm sau:
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường ngôn ngữ theo nguyên tắc đổi mới nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ:
- Đảm bảo an toàn vè mặt tâm lý cho trẻ thường xuyên giao tiếp, thể hiện mối quan hệ than thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh. Hành vi cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người ung quanh luôn mẫu mực để trẻ noi theo
- Môi trường vật chất trong và ngoài lớp đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi phù hợp với điều kiện thực tế
- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không dan cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, có các góc hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
- Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
 * Khi chuẩn bị môi trường học tập, giáo viên phải kiểm soát và loại bỏ các mối nguy hiểm như đồ vật nhọn, sắc, hạt nhỏ để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ. Tận dụng môi trường, học liệu sẵn có, thế mạnh tại vùng miền để giúp trẻ học hiệu quả. Sắp xếp các đồ vật trong và ngoài lớp học cần giúp trẻ có hứng thú, tích cực trải nghiệm và sáng tạo. Khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào việc tạo ra đồ dùng, đồ chơi và trẻ được tham gia vào việc sắp sếp môi trường hoạt động.
* Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ trong nhóm, lớp.
- Tạo môi trường ngôn ngữ đa dạng, sinh động, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ, phù hợp với độ tuổi.Tận dụng không gian, vị trí hợp lý để tạo ra môi trường ngôn ngữ cho trẻ.
+ Môi trường trong lớp: Sử dụng chữ cái trong môi trường lớp để trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với chữ.
+ Môi trường ngoài lớp: Tận dụng các vị trí, khu vực hợp lý để gắn các biển chỉ dẫn kèm hình ảnh minh họa giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các kí hiệu.
Ví dụ:
Lập một bảng gồm những bức ảnh hoặc vẽ những nhiệm vụ mà trẻ cần phải thực hiện trong ngày và có thể cho điểm đối với mỗi việc mà trẻ hoàn thành được.Trẻ được khuyến khích đọc sách và kích thích sự phát triển đọc viết, tương tác với các chữ viết trong môi trường, trong các trò chơi và các phương tiện chơi như trong các tấm card, thẻ thư viện, tờ quảng cáo poster, ký hiệu, các nhãn dán mác phù hợp ở trong lớp Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc loè loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá và muốn sáng tạo ra cái đẹp vì vậy mỗi một chủ đề tôi trang trí tạo môi trường khác nhau nhằm giúp trẻ làm quen với các câu từ, các tình tiết qua tranh ảnh, giúp cho trẻ có s

File đính kèm:

  • docdung_skkn_1_2019_van_271220199.doc