Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ trong trường mầm non

Trên thực tế, ranh giới lớn nhất giữa thành công và thất bại xuất phát từ những thói quen khác nhau. Thói quen tốt là chìa khoá mở cánh cửa thành công. Thói quen xấu, tức là một cánh cửa đi đến thất bại đã mở sẵn. Thành công nảy mầm từ những thói quen tốt – Bạn đã xây dựng được những thói quen gì trên con đường tự tạo thành công cho chính mình? Nhà triết Aristotle đã khẳng định rằng: “Mỗi người thể hiện mình qua những việc thường làm. Thế nên, sự xuất sắc của một con người không phải là ở hành động, mà là thói quen”. Thói quen quan trọng như thế nào ? Thói quen tốt giúp bạn thành công, hạnh phúc. Thói quen xấu cản trở, phá hỏng sự phát triển của bạn. Ngạn ngữ có câu:

 Gieo suy nghĩ, gặt hành động;

 Gieo hành động, gặt thói quen;

 Gieo thói quen, gặt tính cách;

 Gieo tính cách,gặt số phận.

Chính vì vậy: trẻ em nếu được chăm sóc tốt, rèn luyện uốn nắn ngay từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì vấn đề nuôi dưỡng con cái càng được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Phần lớn các gia đình hiện đại chỉ có từ 1-2 con, cho nên cha mẹ luôn muốn dành hết mọi sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương hết mực cho con cái. Tuy nhiên mặt trái của sự quan tâm thái quá của cha mẹ lại làm cho trẻ phát sinh các thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. điển hình là những thói quen nói dối, tự ti, thiếu sáng tạo, thiếu kiên nhẫn, ích kỷ, lười biếng

Vậy trong tình hình xã hội hiện nay buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi “ phải giáo dục con trẻ như thế nào?” để các con trưởng thành lành mạnh, nhanh chóng nên người, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cha mẹ học sinh.

Làm thế nào để con trẻ không có những thói hư tật xấu đang tràn lan ngoài xã hội. Và cho trẻ có một môi trường học tập trong sạch – lành mạnh.

Đáp ứng tốt với xu hướng chung của một nền giáo dục truyền thống “ Tiên học lễ - Hậu học văn” ở bất cứ cấp học nào, nhất là với trẻ mần non, tư duy còn non nớt, dễ học tập những thói hư của người lớn và cho rằng mình phải làm theo được như thế thì mới ngoan, mới đáng yêu.

 Ngược lại với người lớn khi con trẻ có những thói quen xấu, người lớn thường coi đó là sự hài hước đáng yêu của trẻ con và do chúng còn nhỏ nên mới thế, chứ không hề biết rằng những thói quen xấu đó có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này của trẻ.

 Do vậy việc giáo dục con trẻ cần có một thái độ đúng mực để từ đó trẻ học tập và nhận ra những thói quen tốt và tránh xa những thói quen xấu. Đó là một điều cần thiết và cấp bách của giáo dục mần non hiện nay.

Bản thân tôi là giáo viên mầm non, lại trực tiếp giảng dạy lớp trẻ 5-6 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình, sẽ là người hướng lái cho các con có một thói quen tốt, một nề nếp tốt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho các con.

Trong thời gian đầu qua quá trình làm quen, trò chuyện hoạt động và gần gũi trẻ, tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại và lười vận động, nói dối, tự ti, chưa có tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ, cô có nhắc trẻ làm thì trẻ cũng bạ đâu bỏ đó. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình.

Vì vậy tôi thấy rằng cần hình thành cho trẻ những thói quen tốt, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo, và có khả năng tự phục vụ bản thân, bước vào tương lai với tâm thế vững vàng nhất.

Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ trong trường mầm non” Nhằm giúp trẻ tự lập, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động. Hình thành nơi trẻ những giá trị và thói quen tốt, đặc biệt là tính Trung Thực, Lắng nghe và biết chia sẻ với người khác.trẻ tự rèn luyện và tự kỷ luật, biết đợi, biết suy nghĩ, lễ phép, nề nếp

 

docx17 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trên thực tế, ranh giới lớn nhất giữa thành công và thất bại xuất phát từ những thói quen khác nhau. Thói quen tốt là chìa khoá mở cánh cửa thành công. Thói quen xấu, tức là một cánh cửa đi đến thất bại đã mở sẵn. Thành công nảy mầm từ những thói quen tốt – Bạn đã xây dựng được những thói quen gì trên con đường tự tạo thành công cho chính mình? Nhà triết Aristotle đã khẳng định rằng: “Mỗi người thể hiện mình qua những việc thường làm. Thế nên, sự xuất sắc của một con người không phải là ở hành động, mà là thói quen”. Thói quen quan trọng như thế nào ? Thói quen tốt giúp bạn thành công, hạnh phúc. Thói quen xấu cản trở, phá hỏng sự phát triển của bạn. Ngạn ngữ có câu: 
                     Gieo suy nghĩ, gặt hành động; 
                               Gieo hành động, gặt thói quen; 
                               Gieo thói quen, gặt tính cách;
                               Gieo tính cách,gặt số phận.
Chính vì vậy: trẻ em nếu được chăm sóc tốt, rèn luyện uốn nắn ngay từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì vấn đề nuôi dưỡng con cái càng được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. 
Phần lớn các gia đình hiện đại chỉ có từ 1-2 con, cho nên cha mẹ luôn muốn dành hết mọi sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương hết mực cho con cái. Tuy nhiên mặt trái của sự quan tâm thái quá của cha mẹ lại làm cho trẻ phát sinh các thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. điển hình là những thói quen nói dối, tự ti, thiếu sáng tạo, thiếu kiên nhẫn, ích kỷ, lười biếng 
Vậy trong tình hình xã hội hiện nay buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi “ phải giáo dục con trẻ như thế nào?” để các con trưởng thành lành mạnh, nhanh chóng nên người, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cha mẹ học sinh.
Làm thế nào để con trẻ không có những thói hư tật xấu đang tràn lan ngoài xã hội. Và cho trẻ có một môi trường học tập trong sạch – lành mạnh. 
Đáp ứng tốt với xu hướng chung của một nền giáo dục truyền thống “ Tiên học lễ - Hậu học văn” ở bất cứ cấp học nào, nhất là với trẻ mần non, tư duy còn non nớt, dễ học tập những thói hư của người lớn và cho rằng mình phải làm theo được như thế thì mới ngoan, mới đáng yêu. 
  Ngược lại với người lớn khi con trẻ có những thói quen xấu, người lớn thường coi đó là sự hài hước đáng yêu của trẻ con và do chúng còn nhỏ nên mới thế, chứ không hề biết rằng những thói quen xấu đó có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này của trẻ. 
          Do vậy việc giáo dục con trẻ cần có một thái độ đúng mực để từ đó trẻ học tập và nhận ra những thói quen tốt và tránh xa những thói quen xấu. Đó là một điều cần thiết và cấp bách của giáo dục mần non hiện nay.
Bản thân tôi là giáo viên mầm non, lại trực tiếp giảng dạy lớp trẻ 5-6 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình, sẽ là người hướng lái cho các con có một thói quen tốt, một nề nếp tốt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho các con.
Trong thời gian đầu qua quá trình làm quen, trò chuyện hoạt động và gần gũi trẻ, tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại và lười vận động, nói dối, tự ti, chưa có tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ, cô có nhắc trẻ làm thì trẻ cũng bạ đâu bỏ đó. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình.
Vì vậy tôi thấy rằng cần hình thành cho trẻ những thói quen tốt, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo, và có khả năng tự phục vụ bản thân, bước vào tương lai với tâm thế vững vàng nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ trong trường mầm non” Nhằm giúp trẻ tự lập, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động. Hình thành nơi trẻ những giá trị và thói quen tốt, đặc biệt là tính Trung Thực, Lắng nghe và biết chia sẻ với người khác...trẻ tự rèn luyện và tự kỷ luật, biết đợi, biết suy nghĩ, lễ phép, nề nếp
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung lí luận
1. Cơ sở lí luận
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Vậy việc giúp con trẻ nhìn nhận đúng những thói quen xấu, tốt của người lớn để từ đó rút ra bài học cho bản thân còn quan trọng và cần thiết hơn gấp bội. Trong thời đại hiện nay xã hội càng phát triển bao nhiêu, thì lứa tuổi trẻ mẫu giáo lại được sự quan tâm của toàn xã hội bấy nhiêu. Muốn con trẻ có ý thức trở thành một con người tốt, thì cha mẹ và cô giáo cũng phải là một tấm gương đạo đức thật tốt và đúng mực.
Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người. Và những nhận thức sai lầm của con trẻ về những thói quen xấu –tốt chưa phân biệt được. Ở trẻ mầm non việc hình thành những thói quen tốt là vô cùng quan trọng nó không chỉ giúp chúng ta có những đứa trẻ ngoan hiện tại, mà nó còn hứa hẹn mang lại một ý thức, một nhân cách đúng mực cho trẻ trong tương lai.
Thói quen chính ở đây chính là một chuỗi phản xả có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện, đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người
Thói quen tốt của trẻ mầm non chính là những thói quen như ngăn nắp, nề nếp, đúng giờ, trung thực, lễ phép...những thói quen tốt cho bản thân trẻ và cho người khác.
* Nguyên tắc giáo dục thói quen tốt cho trẻ:
 Nuôi dạy trẻ thế nào để trẻ tự tin và tích cực trong cuộc sống là điều khiến nhiều bố mẹ ngày nay nghĩ đến. Cuộc sống bận rộn, chúng ta không còn có thể theo sát con trẻ và dạy bảo chúng nữa. Vì thế, cách tốt nhất để một đứa trẻ chủ động và cố gắng trong cuộc sống đó là dạy cho trẻ sự tự tin và cách nhìn nhận tốt về bản thân.
 - Không chiều theo yêu cầu của trẻ quá dễ dàng
-  Giáo dục cho trẻ hiểu về giá trị lao động
-  Cho trẻ quyền lựa chọn, quyết định và vấp ngã
* Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển thói quen tốt ở trẻ:
- Hình thành lên nhân cách của con người
- Tạo tính nề nếp, ngăn lắp
- Tạo cho trẻ cản giác an toàn
- Trở thành con người có trách nhiệm
- Tặng sự tự tin
- Phát huy được tính tích cực
- Biết các chia sẻ, yêu thương
Từ những cơ sở lí luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hình thành và phát triển thói quen tốt cho trẻ trong trường Mầm non”
2. Cơ sở thực tiễn:
Nhiệm vụ năm học của ngành phát động. Và mục tiêu của giáo dục mầm non “Trẻ được phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 – Điều 22 Luật giáo dục năm 2005” và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo, cho trẻ có những thói quen lành mạnh  là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách tốt theo mục tiêu của ngành cũng như của toàn xã hội.
Trong thực tế khi là một giáo viên Mầm non, tôi thấy còn rất nhiều điều mà người giáo viên phải tâm huyết không chỉ trong công việc đang đảm nhận mà còn là cái tâm đối với những tâm hồn bé bỏng, đang từng ngày lớn lên, được khám phá học hỏi, được trải nghiệm những tác động diễn ra trong cuộc sống. Để trẻ khỏe mạnh và cảm thấy hạnh phúc với sự yêu thương của cô giáo.
Vì vậy người giáo viên phải có những biện pháp giáo dục nhân cách của trẻ đúng đắn nhất tạo ra những thói quen tốt bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau.  Khi người giáo viên rèn luyện cho trẻ những thói tốt và hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày để trẻ có nền tảng vững chắc cho việc hoàn thiện nhân cách  sau này. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin, vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống. Nếu trẻ hình thành và phát triển những thói quen tốt 
Trong năm học 2019-2020 này bản tôi nói riêng được sự tín nhiệm của BGH nhà trường giao cho việc đảm nhiệm các bé 5-6 tuổi. Lớp tôi có 45 cháu xong ở độ tuổi của các con việc tiếp nhận những ý thức sai lầm, muốn thể hiện mình hơn, và những gì mình tiếp nhận được từ những người xung quanh đều đúng. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời có những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên, không có tinh thần đoàn kết với bạn, khi chơi đồ chơi xong không biết cất dọn, các con còn nói tục chửi bậy rất nhiều, nhiều trẻ còn đọc những bài vè, bài hát có nội dung không phù hợp với lứa tuổi, việc nói dối ở trẻ trong thời gian này là thường xuyên
Chính vì vậy là người giáo viên đã gắn bó với các bé trong quá trình nhiều năm làm tôi trăn trở là phải giúp các bé hình thành và phát triển những thói quen tốt để trẻ phát triển một cách toàn diện. 
II- Tình hình thực tiễn khả năng hình thành và phát triển thói quen tốt ở trẻ
a.Đặc điểm thực tế những thói quen của trẻ
- Trẻ mầm non có nhu cầu phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người lớn, đặc biệt là những việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói
quen của trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn ( bố mẹ, cô giáo).
- Ở nhà trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh lấy những câu chửi tục, tính ích kỷ, hành động đánh nhau với bạn của con mình là niềm vui vì con có những phản ứng mạnh mẽ, và mai sau lớn sẽ không bị ai bắt nạt.Bên cạnh đó nhiều phụ huynh còn cho rằng, việc con, em mình có những phản ứng quá khích, hành động sai trái là bình thường vì chúng còn nhỏ và dạy dỗ các con là trách nhiệm của cô giáo .
- Trẻ chưa có thói quen chào hỏi, tập trung chú ý vào các hoạt động của giáo viên dạy. 
- Trẻ chưa có thói quen, nề nếp trong các hoạt động học. 
- Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời có những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên, không có tinh thần đoàn kết với bạn, khi chơi đồ chơi xong không biết cất dọn, các con còn nói tục chửi bậy rất nhiều, nhiều trẻ còn đọc những bài vè, bài hát có nội dung không phù hợp với lứa tuổi, việc nói dối ở trẻ trong thời gian này là thường xuyên
- Trẻ chưa có tính tự giác chủ động trong mọi việc
- Môi trường học tập thiếu hấp dẫn, một số giáo viên thiếu nhạy cảm phương pháp dạy học ,thiếu đổi mới nội dung dạy học. 
b. Những số liệu khi chưa thực hiện :
Qua khảo sát tình hình đầu năm: của 45 cháu
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Trẻ
%
Số
Trẻ
%
Số
Trẻ
%
Số
Trẻ
%
1
Nề nếp lớp học 
12
27
22
49
9
20
2
4
2
Hoạt động tự phục vụ bản thân
9
20
17
38
14
31
5
11
3
Vai trò của trẻ trong hoạt động của tiết học
10
22
18
40
14
31
3
7
4
Hành vi giao tiếp –cư xử đúng mực
12
27
11
24
19
42
3
7
5
Giữ gìn vệ sinh thân thể - giữ gìn vệ sinh môi trường
13
29
14
31
16
36
2
4
Xuất phát từ đặc điểm của trẻ, để giải quyết vấn đề đó tôi đã lựa chọn  một số biện pháp như sau:
III. Một số biện pháp
Đối với hình thành và phát triển thói quen tốt cho trẻ chính là bước quan trọng đầu tiên hình thành nhân cách của trẻ.  Vì vậy để trẻ có những thói quen tốt bản thân tôi đã học hỏi tham khảo một số biện pháp sau:
1.Biện pháp 1 : Cô làm gương cho trẻ
Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô, cô giáo vừa là bạn, vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, cùng học, cùng chơi, chăm chút từ bữa ăn giấc ngủ cho trẻ. Mọi hành vi cử chỉ của cô đều được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng “cô và con”, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, luôn tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ khi trẻ có yêu cầu.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, tôi không nói dối trẻ, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. 
Về tác phong tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích. Cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay cô giáo là mẹ hiền, “mẹ và cô đấy hai mẹ hiền”, trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan - trò giỏi.
  VD : -Khi đến lớp cô giáo cất gọn gàng đồ dùng cá nhân của mình và khi trẻ đến trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng theo cô.
                -Khi dạy xong cô cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định, và yêu cầu trẻ cất đồ dùng của trẻ đúng chỗ. 
Trong mọi hoạt động sinh hoạt cô giáo luôn là tấm gương trong việc giữ gìn sạch sẽ môi trường, lớp học không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau dọn đồ dùng đồ chơi. Khi được giúp cô, trẻ thấy mình được làm việc có ích, từ đó hình thành thói quen thích được làm việc và thói quen nề nếp giữ gìn vệ sinh chung.
          VD : Trước giờ ăn cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn cơm xong nhắc trẻ cất bát, cất ghế, lau mặt, uống nước súc miệng .
Cô rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. Hình thành cho trẻ nề nếp gọn gàng, dần dần cho trẻ có một thói quen tốt làm đâu gọn đấy.
Sau khi thực hiện biện pháp này hàng ngày tôi thấy được trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rất nhiều: trẻ không còn nói dối mà biết nhận lỗi và biết xin lỗi. Khi đến lớp trẻ lễ phép và cò nề nếp hơn.
2.Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành những thói quen tốt cho trẻ
           Bước đầu tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lớp tôi có nhiều trẻ không có những thói quen tốt, đặc biệt một số cháu còn rất thụ động trong giao tiếp, khi đi học nếu bố mẹ không nhắc con chào cô là con sẽ không chào, một số cháu khi đi học với vẻ ngoài không gọn gàng, khi cha mẹ đến đón còn lấy nhầm dép của bạn khác nhưng hôm sau lại không mang trả bạn. Khi chơi xong các con chưa ý thức tự cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, các con thường xưng hô với bạn bằng ngôn ngữ không đẹp, không biết chia sẻ đồ dùng đồ chơi với bạn, còn ích kỷ và hay nói dối.
Tôi đã tận dụng giờ đón và trả trẻ để trò chuyện với phụ huynh xem khi ở nhà cháu sinh hoạt ra sao, cách giao tiếp của trẻ với bạn cùng trang lứa ở trong xóm như thế nào với  nhau. Đồng thời cũng cho phụ huynh biết tình hình của con trên lớp để phụ huynh nắm bắt kịp thời và cùng cô giáo ở lớp tìm ra những biện pháp giáo dục cho trẻ thật tốt.
Chỉ trong một thời gian ngắn số phụ huynh quan tâm tới tình hình học tập của trẻ và đặc biệt là việc hình thành những thói quen tốt ở trẻ đã tăng lên rõ rệt.
Nhiều phụ huynh đã cho con tự làm công việc vệ sinh cá nhân của mình, thay vì cha mẹ làm hộ con như trước, phụ huynh cũng đã hướng lái con trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Một số thói quen lao động tự phục vụ của trẻ đã được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình.
Nhờ làm tốt sự phối kết hợp của cô giáo và các bậc phụ huynh trong việc hình thành các thói quen tốt cho trẻ đã được thuận lợi. Tôi đã bước đầu thấy trẻ có những sự chủ động, tích cực trong sinh hoạt tập thể ở lớp, như xưng hô với bạn bằng đại từ nhân xưng chứ không “mày, tao” như trước nữa .
3. Biện pháp 3 :Giáo dục hình thành thói quen tốt  thông qua các hoạt động tại trường
          Đối với độ tuổi mầm non để hình thành cho các con một thói quen tốt không hề đơn giản. Muốn tạo cho trẻ những thói quen tốt thì phải thực hiện thường xuyên thông qua những hoạt động hàng ngày gần gũi với trẻ:
3.1- Thông qua hoạt động trò chuyện đầu giờ và cuối giờ
Lồng nội dung giáo dục hình thành các thói quen tốt vào các buổi trò chuyện đầu giờ và trả trẻ buổi chiều có rất nhiều ưu thế
VD: khi trò chuyện cô hỏi trẻ :Vì sao chúng mình phải chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về ?
Khi chơi với bạn thì có những nguyên tắc gì để trong lúc chơi ai cũng được vui vẻ ?
Tại sao nói dối lại không tốt?
Tại sao phải lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình khi ra về?
Qua đó trẻ hiểu và dần dần sẽ có thói quen không nói dối, chỉ lấy đúng đồ dùng của mình, biết chia sẻ đồ chơi với bạn và chào hỏi lễ phép khi ra về. 
Đối với trẻ lớp 5 tuổi như lớp tôi đang phụ trách việc đánh giá trẻ theo 28 chuẩn và 120 mục tiêu là vô cùng cần thiết trong đó có những chỉ số tôi không đưa vào bài dạy mà tôi tổ chức dưới hình thức “ Cô và trẻ cùng thảo luận”
VD : như mục tiêu 5 ( Tự mặc và cởi được áo”.Cô hỏi trẻ theo các con:  Tại sao phải tự mặc và cởi áo. Qua đó trẻ hiểu là để rèn luyện sự khéo léo của các ngón tay. và có ý thức làm được một số công việc đơn giản để tự phục vụ bản thân.
Với mục tiêu 15,16 ,18 .Tôi và trẻ cùng trò chuyện để trẻ hiểu:
Tại sao phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ?
Tại sao phải tự rửa mặt rửa tay hàng ngày ? 
Tại sao phải giữ đầu tóc quần áo gọn gàng? 
Qua đó trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh và tự làm vệ sinh cá nhân một cách tự nguyện.(Hình ảnh 1)
          Đối với thói quen che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Tôi đã tổ chức cho trẻ xem video về kỹ năng sống “ Che miệng khi ho, hắt hơi ,ngáp” và một số hình ảnh về những căn bệnh có thể lây qua đường không khí từ cách hắt hơi, ho, ngáp. Từ đó trẻ sẽ hiểu và nhận ra cần phải che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi.
 Đôi khi trẻ còn có thể truyền đạt lại những gì được học cho những người xung quanh biết, để nhắc nhở những người khác có ý thức hơn trong sinh hoạt, đó là sự thành công lớn của tôi với những chuyển biến tích cực về nhận thức của các con.
3.2- Thông qua các hoạt động vui chơi
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. (Hình ảnh 2)
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
+ Trẻ chơi bán hàng: 
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống không, câu cụt, câu què. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực.
3.3- Thông qua hoạt động học
Đưa việc hình thành những thói quen tốt cho trẻ vào bài dạy vốn không hề đơn giản. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ từng chủ đề để đưa ra bài dạy cho phù hợp.
VD : Ở chủ đề trường mầm non. Tôi đã lựa chọn chủ đề nhánh : Những quy định của lớp A5. Để đưa ra những quy định khi học, khi chơi, khi ăn, khi thảo luận. Tuy là những quy định nhưng tôi không đưa ra một cách cứng nhắc, mà tôi  dựa trên nguyên tắc cô –trò cùng bàn luận và thống nhất ( Ở bộ môn Khám Phá Xã Hội ).
Với bộ môn Văn học tôi chọn những bài thơ, câu chuyện mang tính giáo dục cao về tình bạn, tình cô trò, và những hoạt động nổi trội khi đến lớp : Như bài thơ “Tình bạn” –“Món quà của cô giáo” “Anh chàng mèo mướp”.Qua đó gắn bó tình cảm yêu thương, quý mến nhau của các thành viên trong lớp.
          Khi sang chủ đề bản thân là một trong những chủ đề mà tôi cho rằng nó vô cùng quan trọng với nhận thức của trẻ.
 Ở chủ đề này, trẻ sẽ nói lên được những suy nghĩ và sở thích của mình. Qua đó tôi có thể đánh giá những sở thích nào của trẻ nên phát huy và những sở thích nào của trẻ cần hạn chế. Và tôi cho trẻ chơi trò chơi: Tìm và gạch chân những hành động mà trẻ cho là sai.  Qua đó củng cố khái niệm “đúng – sai” còn non nớt ở trẻ.Qua những tiết học như vậy trẻ hình thành các thói quen tốt một cách có chủ định nhưng lại đầy hứng thú.
 Ở bộ môn văn học với câu chuyện “ Gấu con chia 

File đính kèm:

  • docxMỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG THÓI QUEN TỐT CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON.docx
Giáo Án Liên Quan