Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi - Đàm Thị Huế

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

- Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc từ giai điệu cho đến nội dung, cũng như âm sắc vui tươi, hồn nhiên dễ đi vào lòng trẻ. Âm nhạc còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Âm nhạc thông qua các hoạt động như: hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc, trẻ được tiếp cận nhiều thể loại âm nhạc, trang phục, dụng cụ âm nhạc, trẻ được tiếp cận âm nhạc từ rất sớm, đã đi vào lòng trẻ thơ ngay từ thủa còn nằm trong nôi, khi nghe tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ là cảm xúc của trẻ đã được hình thành, lớn lên trẻ sẽ dần cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của cuộc sống, mang đến cho trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi giữa mọi người.

Nâng cao hiệu quả trong âm nhạc hiện nay tiếp cận theo hướng mới, trẻ phải được tiếp cận nhiều cái mới, sáng tạo hơn trong hoạt động âm nhạc hiện nay. Với trào lưu mạng xã hội ngày càng phát triển trẻ đã không còn được nghe những bài hát gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, bao thế hệ. Mặc dù như vậy tôi vẫn tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển theo 4.0 nhưng vẫn không làm phai mờ những thể loại dân ca, hò, hát ru.

 

docx23 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi - Đàm Thị Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Lĩnh vực(mã), cấp học: Giáo dục 03/Mầm non
Tác giả: Đàm Thị Huế
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung
 Nghĩa Hưng, ngày 25 tháng 04 năm 2024
 (TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:...................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:..........................................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: PGD&ĐT huyện Nghĩa Hưng
 BGH Trường mầm non xã Nghĩa Trung.
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Đàm Thị Huế
16/08/1994
Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Giáo viên mầm non hạng III
Đại học sư phạm mầm non
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03) / Mầm non
- Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2023.
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, chia sẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” mà tôi đã và đang thực hiện.
Tính mới của sáng kiến đó là: Trẻ chủ động, sáng tạo là một điều vô cùng quan trọng để trẻ tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm, đó cũng là điều mà phương pháp giảng dạy đổi mới “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đang hướng tới vì vậy tôi đã trăn trở tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Các biện pháp tôi nêu trên phù hợp với khả năng của giáo viên và phù hợp với tâm - sinh lý của trẻ mầm non, có tác động tích cực đến các bậc phụ huynh, dễ vận dụng rộng rãi trong nhà trường và với bậc học mầm non.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử, áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến áp dụng có hiệu quả, nâng cao tính chủ động, trẻ hứng thú tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm hơn
Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
TT
Họ và tên
Ngày tháng 
năm sinh
Nơi
 công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Nguyễn Thị Hiền
28/12/1984
Trường mầm non Nghĩa Trung
Giáo viên lớp 5 tuổi
Đại học sư phạm mầm non
Áp dụng thử
2
Phạm Thị Ngọc Cài
11/12/1969
Trường mầm non Nghĩa Trung
Giáo viên lớp 5 tuổi
Cao đẳng sư phạm mầm non
Áp dụng thử
3
Đinh Thanh Thư
20/10/1992
Trường mầm non Nghĩa Trung
Giáo viên lớp 5 tuổi
Đại học sư phạm mầm non
Áp dụng thử
4
Bùi Thị Hồng Lan
09/11/1987
Trường mầm non Nghĩa Sơn
Giáo viên lớp 5 tuổi
Đại học sư phạm mầm non
Áp dụng thử lần đầu

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
 Nghĩa Trung, ngày 22 tháng 5 năm 2024
Người nộp đơn
 Đàm Thị Huế 

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Đàm Thị Huế
	Năm sinh: 16/08/1994
	Nơi thường trú: Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non 
Chức vụ công tác: Giáo Viên
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung
Điện thoại: 0968053523
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100 %
5. Đồng tác giả (nếu có): Không có
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung
	Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 
- Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc từ giai điệu cho đến nội dung, cũng như âm sắc vui tươi, hồn nhiên dễ đi vào lòng trẻ. Âm nhạc còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Âm nhạc thông qua các hoạt động như: hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc, trẻ được tiếp cận nhiều thể loại âm nhạc, trang phục, dụng cụ âm nhạc, trẻ được tiếp cận âm nhạc từ rất sớm, đã đi vào lòng trẻ thơ ngay từ thủa còn nằm trong nôi, khi nghe tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ là cảm xúc của trẻ đã được hình thành, lớn lên trẻ sẽ dần cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của cuộc sống, mang đến cho trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi giữa mọi người.
Nâng cao hiệu quả trong âm nhạc hiện nay tiếp cận theo hướng mới, trẻ phải được tiếp cận nhiều cái mới, sáng tạo hơn trong hoạt động âm nhạc hiện nay. Với trào lưu mạng xã hội ngày càng phát triển trẻ đã không còn được nghe những bài hát gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, bao thế hệ. Mặc dù như vậy tôi vẫn tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển theo 4.0 nhưng vẫn không làm phai mờ những thể loại dân ca, hò, hát ru.....
 Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. 
 Từ những điều cần thiết trên tôi đã nghiên cứu và chọn ra đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” nhằm phát triển toàn diện cho trẻ một cách hoàn thiện nhất.
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
 Hoạt động âm nhạc, trẻ được làm quen với nhiều hình thức âm nhạc phong phú đa dạng vùng miền, thể loại như: mang tính dân tộc rõ nét ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian, hát ru, dân ca các vùng miền, nhạc nước ngoài, nhạc hòa tấu... Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm, tình yêu quê hương...cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng. Từ các căn cứ chỉ đạo của ngành và dựa trên cơ sở của nhà nghiên cứu nêu trên nhất là dựa vào thực tế hiện tại nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa phát triển được năng khiếu vốn có của trẻ của trẻ, đa phần tôi thường chú trọng làm sao cho trẻ có thể hát thuộc lời, đúng giai điệu của bài hát. Chính vì vậy, năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi với tổng số cháu là 29 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn hiểu biết âm nhạc của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
Thuận lợi 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu về chuyên môn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
- Lớp có hai giáo viên cùng thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ và việc tổ chức hoạt động cho cháu cũng được thuận lợi hơn.
- Tìm bài hát, bản nhạc từ các nguồn tư liệu sách báo, internet, băng đĩa tương đối phong phú.
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững phương pháp dạy học.
- Bản thân được tham gia một số tiết chuyên đề trường, chuyên đề huyện về hoạt động âm nhạc.
- Lớp có một số đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc 
- Phụ huynh trao đổi chia sẻ về năng khiếu, tâm sinh lí của trẻ.
	 Khó khăn
- Trẻ chưa có các kỹ năng gõ đệm theo tiết tấu âm nhạc, múa vận động minh họa theo nhạc.
- Các trò chơi kết hợp vận động theo nhạc chưa đa dạng và phong phú.
- Trẻ chưa có hứng thú trong quá trình dạy hát, vận động theo nhạc và kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ còn hạn chế.
- Một số trẻ còn nhút nhát nên việc rèn kỹ năng vận động theo nhạc và khả năng bộc lộ năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ còn khó khăn.
 - Một số trẻ nhàm chán khi hoạt động âm nhạc.
- Cô chưa biết tận dụng mọi cơ hội để phát huy kỹ năng vận động theo nhạc ở trẻ.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế ở lớp đây là một hoạt động mà trẻ còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các kỹ năng vận động theo nhạc. Ngoài ra, một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, chưa phát huy được khả năng vận động theo nhạc của mình, đó là điều khiến tôi trăn trở và quyết định đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ như sau:
a. Tạo môi trường âm nhạc và sự hứng thú cho trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc.
Việc tạo môi trường cho trẻ tôi phải luôn đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động, làm sao cho trẻ luôn hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc tôi tìm và trang trí góc âm nhạc sau cho thật sinh động, các dụng cụ âm nhạc phong phú, tôi chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho trẻ tự tay làm ra những dụng cụ âm nhạc như: micro, kèn, ống sáo, trống, phách gõ.tôi còn cho trẻ tạo ra nhiều bộ trang phục đẹp mắt. Trong quá tạo môi trường âm nhạc sau cho đẹp mắt và phong phú về đồ dùng tôi luôn chuẩn bị kỹ cho từng hoạt động âm nhạc.
Bản thân tôi cần tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động theo nhạc, yêu thích với các nội dung cô đưa ra thì trẻ sẽ tích cực hoạt động và từ đó việc nâng cao kỹ năng cho trẻ sẽ thuận lợi hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động múa bài “Ba em là bộ đội hải quân”, tôi giới thiệu bài vận động cùng kết hợp với trang phục hải quân.
Hình ảnh trẻ mặc trang phục hải quân
Hình ảnh trẻ tham gia tiết học âm nhạc
- Ngoài những dụng cụ mà nhà trường đầu tư như đàn, tivi, đầu đĩa, máy vi tính, loa tôi còn cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau như: các loại lon, thùng thiếc, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, chén bằng sành... Bên cạnh đó, tôi còn tự làm thêm nhiều dụng cụ âm nhạc với muôn hình muôn vẻ.
Hình ảnh trẻ sử dụng những chiếc cốc giấy để tạo ra âm thanh
Ngoài các loại nhạc cụ kích thích trẻ hoạt động, một nơi mà trẻ cũng rất thích thú mỗi khi được vào, đó là phòng âm nhạc. Ở phòng âm nhạc có nhiều gương soi, trẻ có thể nhìn thấy mình và bạn, từ đó mà tự điều chỉnh các động tác sao cho phù hợp và đẹp mắt trẻ. Phòng âm nhạc cũng có sân khấu để cho trẻ biểu diễn văn nghệ, thế nên trẻ cảm thấy hào hứng mỗi khi được lên biểu diễn. Vì vậy, tôi thường xuyên cho trẻ được hoạt động trên phòng âm nhạc, không chỉ là trong giờ học mà vào bất cứ lúc nào mà trẻ yêu cầu.
- Tạo sự hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ là tạo một bước ngoặc để trẻ có điều kiện phát huy khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, tôi đã động viên, khuyến khích trẻ bằng nhiều hính thức như tặng hoa, tặng quà, tuyên dươngđể trẻ có thêm nhiều niềm vui, hứng thú trong giờ học. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
Ví dụ: Trẻ nhìn thấy góc nghệ thuật của bé bày rất nhiều đồ dùng như: Trống lắc, kèn, miro, trống, mũ múa, phách tre, phách dừatạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc một cách tích cực cùng cô và các bạn.
- Với những vật liệu phế liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, dễ sưu tầm như: Chai nước suối, lon sữa gấu, phách tre, gáo dừa, hạt sạn, hạt đạn xe, vỏ hộp kẹoTôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
 Ví dụ: Tôi dùng lon hộp sữa đã sử dụng, tôi tận dụng lại và nhặt đạn xe đạp hoặc hạt sạn bỏ vào bên trong chiếc lon, sau đó tôi dùng xốp màu dán lại và trang trí xung quanh cho đẹp mắt, sau khi tôi làm hoàn thành, tôi cho trẻ dùng chiếc lon này để chơi lắc theo tiết tấu mà bé thích, kết hợp màu sắc của chiếc lon và tiếng động của những hòn bi bên trong phát ra âm thanh vui nhộn làm tăng thêm sự hứng thú của trẻ khi chơi vỗ theo tiết tấu. 
Bên cạnh đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới âm nhạc, tôi đã lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để để các sản phẩm của âm nhạc của trẻ thơ ngày thêm hấp dẫn và phong phú.
Có thể khẳng định rằng, việc giúp trẻ sáng tạo và sử dung đa dạng các loại đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và trang phục biểu diễn trẻ đã được trải nghiệm thông qua các dụng cụ âm nhạc, mỗi dụng cụ trẻ đã được khắc sâu về tính chất, ý nghĩa khi sử dụng hiệu quả đã nâng lên rõ rệt.
b.Tạo nhiều cơ hội cho thể hiện âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi.
- Đối với trẻ âm nhạc là gồm có những động tác biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu, tiết tấu nhất định của bài hát. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh được nghe trong bản nhạc. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do đó khả năng vận động theo nhạc của từng trẻ khác nhau, để phát huy hết năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻ tôi thường dành thêm thời gian để giúp các cháu luyện tập phát triển năng khiếu của mình 
- Để giúp trẻ bộc lộ được hết năng khiếu của bản thân tôi không chỉ cho trẻ vận động trong giờ hoạt động chung mà tôi luôn tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho trẻ vận động theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi.
 - Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng: Trong giờ đón trẻ tôi luôn sử dụng những bài hát vui tươi phù hợp cho từng chủ đề trẻ có thể dễ dàng thuộc và cảm nhận được bài hát trong chủ đề. Trong giờ thể dục sáng tôi thay những động tác khởi động khô cứng theo hiệu lệnh của mình bằng một số vận động theo nhạc từ đó tôi có thể quan sát được năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ tại lớp. Ngoài kết hợp động tác thể dục với nhạc theo chủ đề thì tôi còn cho trẻ lồng ghép vận động nhạc cha cha cha, aerobic .
- Giờ hoạt động chung: Đối với hoạt động học để thu hút sự chú ý của trẻ khi bắt đầu tiết học. Ở phần ổn định tổ chức, tôi cho trẻ vận động theo các bài hát mà tôi dã dạy để gây hứng thú cho trẻ khi bắt đầu vào học. Hoặc khi kết thúc hoạt động học tôi cho trẻ vận động theo nhạc để chuyển sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng
.
Ngoài các giờ hoạt động chung có nội dung trọng tâm dạy vận động theo nhạc, tôi còn cho trẻ vận động theo nhạc vào các hoạt động khác như hoạt động phát triển thể chất, hoạt động phát triển nhận thức, hoạt động phát triển ngôn ngữ một mặt để gây hứng thú cho trẻ vào giờ học, thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ trong quá trình học tập đồng thời giúp trẻ có thêm cơ hội phát triển năng khiếu củng cố các kỹ năng vận động theo nhạc.
- Giờ học thể dục nhịp điệu: Tôi đã chú ý đến các cháu có tham gia học thể dục nhịp điệu, quan sát và thấy những cháu này có kỹ năng vận động theo nhạc rất tốt. 
- Giờ hoạt động góc: Trong giờ hoạt chung, vận động âm nhạc cũng được đưa vào để trẻ hoạt động góc một cách tích cực và hiệu quả một mặt làm tăng thêm sự phong phú của hoạt động, mặt khác chất lượng được nâng lên rõ rệt qua hoạt động ôn luyện và biễu diễn tại sân khấu nghệ thuật của lớp, từ đó trẻ thích thú và hưng phấn khi về đây biễu diễn và được biễu diễn cho các bạn cùng xem. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Việc trẻ tự do vận động theo nhạc thông qua hoạt động góc cũng là biện pháp hữu hiệu để phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻ. Vì là giờ chơi, trẻ dễ dàng thể hiện cùng bạn những gì mình thích. 
- Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát...khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
- Giờ trả trẻ: Tôi đã tận dụng thời gian này để mở nhạc cho trẻ nghe và gợi ý trẻ vận động theo các bài hát đó, có thể là múa, vỗ tay theo nhịp, theo tiết tấu chậm 
 Hoặc sưu tầm và sáng tác một số trò chơi kết hợp vận động theo nhạc như sau:
* Trò chơi “Thử tài siêu nhí”
Mục đích, yêu cầu:
Phát triển kỹ năng múa hát, phát triển thẩm mỹ.
Chuẩn bị:
Một số động tác minh họa cho bài hát.
Cách chơi:
Cho trẻ chia làm 3 tổ. Cho trẻ quan sát giáo viên hát múa hoặc minh họa theo bài hát ngắn. Sau đó cho 3 tổ thực hiện lại động tác múa hoặc minh họa cho bài hát đó. Tổ nào nhớ và thực hiện lại được các động tác là tổ đó thắng cuộc. Để trẻ có thể ghi nhớ tốt, giáo viên nên chọn những bài hát ngắn và mỗi câu nhạc chỉ sử dụng một động tác.
Luật chơi:
Trẻ quan sát, ghi nhớ và thực hiện lại được các động tác.
Bằng hình thức này sẽ giúp trẻ bộc lộ sáng tạo năng khiếu của bản thân giúp trẻ biết so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của các động tác vận động.
c. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các sự kiện, lễ hội nhằm phát triển năng khiếu, sự mạnh dạn tự tin cho trẻ.
Vận động âm nhạc trong lễ hội là hoạt động chủ đạo, trong các hoạt động ngày hội ngày lễ và tổ chức cho trẻ vui chơi bằng nhiều hình thức và kết hợp với nhiều thể loại âm nhạc nhẹ dân ca, dân gian, rock, hiphop, nhạc nước ngoài.....trong quá trình tập luyện để biểu diễn tôi tạo sự cuốn hút tất cả các trẻ vào tham gia hoạt động từ đó tất cả trẻ trong lớp đều háo hức được tham gia từ đây trẻ sẽ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn trước đám đông và trên sân khấu tại trường.
- Việc tổ chức biểu diễn lễ hội trẻ tham gia vào các hoạt động kỷ niệm đem lại cho trẻ những niềm vui chung, giúp trẻ trở nên cởi mở hơn, gần gũi nhau hơn, có những hành vi lịch sự hơn. Song song đó những tranh ảnh trang trí, cùng những bài hát điệu múa, những bài thơ. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn văn nghệ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày lễ ở trường, giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, trẻ được tham gia hoạt động. Đây cũng là việc hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.
- Việc biểu diễn các tiết mục này trong các ngày lễ, hội và được mặc những trang phục nhiều màu sắc giúp trẻ phát triển năng khiếu vận động theo nhạc, mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ niềm vui, những cảm xúc mạnh mẽ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc và góp phần năng cao kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàng trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thơi tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật..
d. Phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc:
Để thực hiện tốt việc giáo dục trẻ thì không thể thiếu sự phối hợp với gia đình thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.
Vì vậy tôi luôn tạo sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc thống nhất các nội dung, phương pháp cách thức tổ chức tránh được những mâu thuẫn về giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường về hình thành thói quen và các phẩm chất, nhân tố trẻ. Để thực hiện công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ở các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh của trẻ, thống nhất một số biện pháp giáo dục nâng cao chất lượng giảnh dạy môn âm nhạc. Thông qua các buổi họp phụ huynh cũng như các buổi đón trả trẻ tôi đã vận động cha mẹ học sinh huy động nguồn phế liệu tái sử dụng làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
Ví dụ: - Từ những lá cây rụng tôi c

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
Giáo Án Liên Quan