Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là thành tựu lớn nhất của loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể kết nối, trao đổi cho nhau những thông tin về xã hội, truyền cho nhau những kinh nghiệm hay, bày tỏ nguyện vọng, ý muốn của mình trong tương lai. Với trẻ em, giáo dục ngôn ngữ giúp trẻ định hình và phát triển tư duy, đạo đức sớm. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất mạnh mẽ, tạo điều kiện cơ hội để trẻ nắm bắt thông tin từ những người xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với người lớn, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở mầm non, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi.
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn nghÜa hƯng TRƯỜNG mÇm non nghÜa trung .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỪ 24 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI Tác giả: Hoàng Thị Thảo Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH Trường Mần Non Xã Nghĩa Trung Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Hoàng Thị Thảo 29/8/1994 Trường MN Xã Nghĩa Trung Giáo viên ĐH Sư Phạm MN Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: - Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp hoc GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 1 tháng 09 năm 2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 24-36 tháng tuổi - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non giúp cho ngôn ngữ của trẻ phong phú, đa dạng hơn khi trẻ ở nhà với bố mẹ, ông bà - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):............................................. ................................................. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 21 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Thảo THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. 4. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Thảo Năm sinh: 29/ 08/ 1994 Nơi thường trú: Xã nghĩa trung – Huyện nghĩa Hưng – Tỉnh nam định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã nghĩa trung Điện thoại: 0359694701 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định SĐT: 0350715169 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là thành tựu lớn nhất của loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể kết nối, trao đổi cho nhau những thông tin về xã hội, truyền cho nhau những kinh nghiệm hay, bày tỏ nguyện vọng, ý muốn của mình trong tương lai. Với trẻ em, giáo dục ngôn ngữ giúp trẻ định hình và phát triển tư duy, đạo đức sớm. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất mạnh mẽ, tạo điều kiện cơ hội để trẻ nắm bắt thông tin từ những người xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với người lớn, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở mầm non, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi. Có thể thấy, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy ở trẻ, là công cụ giúp trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc với những người xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với thế giới bên ngoài, góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của mình với những người xung quanh, giúp bản thân trẻ phát huy những năng lực, khả năng vốn có của mình. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các bậc phụ huynh đều rất bận rộn với công việc, lo lắng cho cuộc sống của cả gia đình, nên ít có thời gian trò chuyện, tâm sự với trẻ để trẻ phát triển vốn từ ngữ, ngữ pháp của mình. Một số khác, do thiếu hiểu biết và thiếu nhận thức về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển của tr, nên một số các bậc phụ huynh là ông bà, bố mẹ còn cho trẻ thường xuyên xem tivi, điện thoại mà chưa dành nhiều thời gian để dạy trẻ mở rộng vốn từ, nên trẻ thường chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa, nghèo nàn về từ vựng, khó diễn đạt cảm xúc với mọi người xung quanh và ít nhận được sự uốn nắn về câu, từ của người lớn. Do đó, nhiều bậc phụ huynh chọn phương pháp đưa trẻ đến trường mầm non ở độ tuổi từ 24 - 36 tháng để trẻ được giao lưu với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh để trẻ nhanh biết nói hơn, có môi trường cho trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ. Song, không phải trường mầm non nào cũng quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi, nhất là ở những vùng quê có điều kiện khó khăn, số lượng trẻ trong một lớp quá đông, nên giáo viên cũng chưa quan tâm được đến từng cá nhân trẻ. Hơn nữa, trong một số hoạt động của lớp, trẻ chỉ được nhìn, được nói cùng tập thể nhiều lần, do đó còn hạn chế về ngôn từ, các giác quan khác của trẻ chưa được phát huy hết khả năng, kìm chế sự phát triển về mặt tư duy của trẻ. Trước thực trạng trên, tôi luôn trăn trở những câu hỏi: “Làm sao thế nào để các con có vốn ngôn ngữ phát triển tốt theo yêu cầu của độ tuổi?”, “Làm sao để các con phát âm chuẩn, chính xác đúng ngữ âm Tiếng Việt?”, “Làm thế nào để giúp các con tự tin khi giao tiếp, biết diễn đạt tình cảm, mong muốn của bản thân thông qua lời nói” và còn nhiều băn khoăn khác. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu. II. Mô tả giải pháp kỹ thuật Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ mầm non, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Bởi vì, ngôn ngữ là phương thức giao tiếp chủ yếu giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, là nhân tố giúp trẻ hình thành tư duy, trí tuệ trong những năm đầu đời. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, mà còn giúp trẻ trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những chỉ dẫn của người lớn, nhờ có môi trường để giao tiếp, trẻ nhanh chóng hiểu được những quy định chung của xã hội, hiểu được nguyên tắc chung mà ai cũng phải tuân thủ. Ngôn ngữ cũng là phương tiện để trẻ tìm hiểu, khám phá và có những nhận thức mới về môi trường xung quanh. Thông qua lời nói, cử chỉ, hành động của người lớn, trẻ sẽ hiểu và dần thích nghi với môi trường, làm quen với các sự vật, hiện tượng đang tồn tại. Cũng nhờ ngôn ngữ mà trẻ nhận biết được nhiều màu sắc, hình ảnh, âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày các con thường tiếp xúc.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự chung tay của gia đình và nhà trường để làm phong phú hơn vốn từ cho trẻ, để trẻ có thể tự diễn đạt ý muốn của bản thân, của các sự kiện, nhân vật, hiện tượng mà trẻ thường gặp thông qua ngôn ngữ. Đồng thời, giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ, cách sử dụng từ phù hợp với hoàn cảnh, tình huống, giúp trẻ phát âm chính xác, nói được các câu từ đơn giản đến phức tạp có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Do đó, giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mầm non là công việc rất cần thiết để giáo dục văn hóa giao tiếp cho trẻ. Đặc biệt, đối với độ tuổi từ 24 - 36 tháng, người lớn cần giúp trẻ mở rộng và làm phong phú vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết sử dụng nhiều loại câu với cấu trúc khác nhau, thường xuyên nói chuyện với trẻ về các sự vật, hiện tượng, âm thanh, hình ảnh hằng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ được tiếp xúc, nói cho trẻ hiểu đặc điểm, tính chất và công dụng của các sự vật, hiện tượng đó để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở độ tuổi từ 24 - 36 tháng, trẻ có nhu cầu tìm hiểu về các danh từ, động từ, tính từ, các đại từ nhân xưng, lớn hơn một chút, nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ chỉ sự vật, hành động cụ thể mà còn hiểu các từ chỉ tính chất của sự vật như màu sắc, thời gian Ở giai đoạn này, trẻ còn khá nghèo nàn về vốn từ, mức độ hiểu biết còn hạn chế do đó trẻ sẽ phát âm chưa đúng, nói lắp, nói ngọng rất nhiều. Chính vì vậy, việc quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần được phụ huynh và nhà trường quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, trong trường mầm non cần bổ sung, phát triển nhiều hoạt động hơn nữa để các con có cơ hội giao tiếp, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩa của mình. Từ đó trẻ sẽ có vốn từ phong phú hơn, nói rõ ràng hơn, khả năng nghe, hiểu sẽ được nâng cao hơn giúp trẻ tự tin và chủ động trong giao tiếp a.Thuận lợi : Trường mầm non Nghĩa Trung là trường có cơ sở vật chất tốt của huyện Nghĩa Hưng và là một trong những trường tiên tiến trong khối mầm non của huyện. Về phía Phòng giáo dục: Trường thường xuyên được học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tham gia các buổi kiến tập ở trường bạn trong khu vực để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Trường nược sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, thường xuyên được bồi dưỡng phương pháp dạy và học cho trẻ, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp, tạo điều kiện thực hiện tốt các chương trình giáo dục mầm non. Cơ sở vật chất của nhà trường: Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành trong huyện như Ủy ban nhân dân, Phòng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng, sửa chữa khang trang hơn, các phòng học cho trẻ đều rộng, thoáng mát, đầy đủ đồ chơi. Sân trường rộng, thoáng, xanh, sạch, đẹp. Về phía trẻ: Các con đi học đều, lên lớp đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Đa số trẻ trong độ tuổi từ 24 - 36 nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham gia vào cá hoạt động của lớp. Về phía phụ huynh: Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của trẻ khi ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là phát triển ngôn ngữ trong độ tuổi 24 - 36 được phụ huynh đặc biệt quan tâm. b. Khó khăn: Về phía trẻ: Trong độ tuổi từ 24-36 tháng nhiều trẻ mới bắt đầu đi học, chưa quen với trường lớp, bạn bè, thầy cô, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ, khóc nhiều ở thời gian đầu. Mỗi cháu có những sở thích và cá tính khác nhau, chưa chia sẻ nhiều với các cô trên lớp. Đặc biệt, trong độ tuổi này ngôn ngữ của trẻ cũng khá hạn chế, trẻ cũng chỉ nói được một vài từ đơn như: Ông, bà, bố, mẹ, côTrẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin. Hơn nữa, trong độ tuổi từ 24 - 36 tháng trí nhớ của trẻ còn hạn chế nên chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu nên khi nói trẻ thường bớt âm, bớt từ. Trong độ tuổi này, ở trường có đến trên 70% trẻ phát âm chưa chính xác, nhiều trẻ nói ngọng dấu ngã, dấu sắc, dấu hỏi, ngọng chữ “s” và chữ “x”, chữ “n” và chữ “l” Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh của các con đều là công nhân đi làm công ty ở quanh khu vực huyện cả ngày, ít có thời gian gần gũi, trò chuyện với con. Một số khác, phụ huynh còn xem nhẹ khả năng nói của trẻ, họ nghĩ không cần dạy con nói, để con phát triển tự nhiên, rồi dần dần con sẽ tự biết nói. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần được thực hiện thường xuyên với nhiều hoạt động phong phú ở mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: * Trong giờ đón trẻ/trả trẻ Giờ đón trẻ mỗi ngày cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp các cô phải thật gần gũi, hòa đồng, tích cực trò chuyện với trẻ nhằm giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ ngữ hơn, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Cô giáo có thể trò chuyện với các con về gia đình, hỏi han các con hằng ngày như: Ai đưa, đón con đi học, bằng phương tiện gì? Hoặc gia đình con có những ai?, Ai là người mà con yêu nhất trong gia đình?... Những câu hỏi đơn giản trong cuộc trò chuyện đó không chỉ giúp các con mở mang thêm vốn từ mà còn giúp các con tự tin hơn khi giao tiếp, nhờ đó mà ngôn ngữ của trẻ được mở rộng và phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, khi đón trẻ hoặc trả trẻ, các cô cũng luôn nhắc nhở các con biết chào ông, bà, bố, mẹ, anh, chị để hình thành thói quen, cử chỉ lễ phép, biết vâng lời ngay từ khi các con ở môi trường mầm non. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động phát triển thể chất Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động phát triển thể chất cho trẻ không những mang lại hiệu quả về sức khỏe cho trẻ mà còn giúp trẻ năng động, hoạt bát hơn. Trước khi vào giờ học, giáo viên có thể dành 15 - 30 phút để dạy trẻ tập thể dục, khởi động nhẹ nhàng bằng các động tác đơn giản như: xoay tay, xoay gối, hông, cổ hoặc có thể dạy trẻ các động tác cơ bản, dễ nhất của môn yoga Thường xuyên thực hiện hoạt động giáo dục thể chất sẽ giúp các giác quan của trẻ phát triển nhanh, toàn diện hơn, trẻ sẽ nhận biết thêm các vốn từ về các bộ phận trên cơ thể người như chân, tay, bụng; các động tác tập thể dục như “hai tay song song trước mặt”, “tay dang ngang bờ vai”, “hít thở” Điều này cũng giúp trẻ phát huy khả năng nhận biết, tư duy kết hợp với động tác nhanh nhẹ, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ. * Đọc thơ, truyện cho trẻ Kể chuyện, đọc thơ cũng là một phương pháp quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trong các giờ học, cô sẽ chuẩn bị các câu chuyện ngắn với nhiều chủ đề khác nhau. Thông qua các câu chuyện giáo viên sẽ cung cấp các từ mới cho trẻ, thường đó là các tính từ, động từ, từ láy, giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe hiểu, kỹ năng phát âm chuẩn xác khi đọc thơ, giúp trẻ biết thể hiện ngữ điệu, giọng điệu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc, rõ ràng. Để giờ thơ, truyện có kết quả cao, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ hứng thú học hỏi, tìm tòi nhiều hơn, các cô cũng cần chuẩn bị đồ dùng đẹp, màu sắc phù hợp, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đối với các tranh vẽ phải sống động, phù hợp với câu truyện và có chữ to để giúp trẻ nhận biết và phát triển vốn từ được thuận lợi hơn. Khi đọc thơ hay kể chuyện, giáo viên cũng phải thuộc truyện, giọng đọc trong sáng, diễn đạt biểu cảm, ngữ điệu thể hiện đúng nội dung, tình huống, nhân vật được nhắc tới. Sau khi kể chuyện, đọc thơ, các cô kết hợp cho các con xem tranh, giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong câu chuyện, thơ, từ đó trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện và từ ngữ mình vừa được học. Đồng thời, sau khi kết thúc câu chuyện, cô giáo sẽ lấy một nhân vật làm ví dụ để giáo dục cho trẻ về lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn Trong hoạt động đọc thơ, giáo viên cần sửa lỗi nói lắp, nói ngọng cho các con, để các con nhớ và không lặp lại khi giao tiếp. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc: Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, giáo viên cần có những sáng tạo trong phương pháp dạy học để đạt hiệu quả với tất cả các trẻ trong độ tuổi từ 24 - 36 tháng. Đặc biệt, hoạt động âm nhạc ở trên lớp sẽ giúp các con tiếp xúc với nhiều dụng cụ âm nhạc như kèn, trống, mõ, lắc trẻ được học hát, học múa với những giai điệu vui tươi, trong sáng. Từ đó, giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn, nhận thức vốn từ phong phú hơn, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, tài năng ca múa nghệ thuật của mình, giúp trẻ yêu âm nhạc hơn. Qua những giờ học hát, học múa, trẻ được vận động nhẹ nhàng theo nhịp điệu, theo lời bài hát giúp trẻ biết kết hợp giữa ngôn ngữ, cử chỉ và các động tác thuần thục hơn khi diễn đạt, miêu tả những sự vật, hiện tượng xung quanh. * Thông qua hoạt động giáo dục nhận biết, hoạt động góc Ở giai đoạn từ 24-36 tháng tuổi, trẻ bắt đầu học nói, song bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn chỉnh, do đó, trẻ thường nói thiếu từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên rất cần các hoạt động nhận biết và hoạt động góc chơi để gây hứng thú cho trẻ, giúp tể rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, nghe, hiểu và giao tiếp tự tin hơn. Trong một số giờ học giáo viên sẽ đưa các hình ảnh thực của sự của sự vật, hiện tượng ở đời sống vào lớp học để giúp các con nhận biết về tính chất của sự vật, hiện tượng đó, giúp các con tăng thêm sự hiểu biết và vốn sống thực tế. Ví dụ trong giờ học nhận biết về quả “dưa hấu”, để trẻ nhận biết quả dưa hấu có những gì? Các cô sẽ chuẩn bị một quả dưa hấu bổ sẵn để trẻ quan sát, tích cực đưa các con cảm nhận bằng các giác quan như nhìn, sờ, ngửi để các con cảm nhận về quả dưa hấu, từ đó giúp các con ghi nhớ tính chất của sự vật. Khi tham gia hoạt động nhận biết, giáo viên sẽ chuẩn bị các câu hỏi như: “Đây là quả gì? - “Quả dưa hấu”; “Quả dưa hấu khi chín bên trong có màu gì?” - “màu đỏ”; “Khi ăn quả dưa hấu có vị gì?” - “vị ngọt” Khi cô giáo đưa ra các câu hỏi, các con sẽ trả lời, nếu bạn nào trả lời cộc lốc, không đúng, cô sẽ sửa trực tiếp cho các con để các con ghi nhớ. Ví dụ về hoạt động góc: Giáo viên hướng dẫn các con làm thiệp tặng mẹ ngày 8-3. Trong hoạt động này, giáo viên sẽ chuẩn bị các dụng cụ như giấy, kéo, keo dán và giúp trẻ tạo những tấm thiệp đơn giản nhất. Khi hướng dẫn trẻ làm, cô giáo sẽ hỏi các con một số câu hỏi như: “Con đang làm gì vậy?”, “Bông hoa con gắn trên thiệp màu gì?”, “Con làm thiệp này muốn tặng ai nào?” Thông qua các câu hỏi, giao tiếp với trẻ, trẻ sẽ chủ động trả lời, diễn tả bằng cảm xúc của mình, đồng thời rèn cho trẻ sự kiên nhẫn, khéo léo hơn. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động thực tế ngoài trời Ở trường mầm non, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động ngoài trời như: đi dã ngoại, đi dạo quanh sân trường, đi chợ giúp mẹ, ươm mầm trồng cây xanh để trẻ được tiếp xúc thực tế với các tình huống ngoài đời thực. Việc hỏi trẻ các câu hỏi liên quan đến hoạt động như: “Cây hoa hồng các con nhìn thấy có màu gì?”, “Cây này để làm gì?”, “Quả xoài chín màu gì”, sẽ giúp trẻ nhận biết mọi vật xung quanh dễ dàng hơn, trẻ sẽ tích lũy được vốn từ mới nhiều hơn khi trực tiếp được nhìn, quan sát, tiếp xúc. Đồng thời, trong giai đoạn này, có rất nhiều trẻ nói trống không, nói không có nghĩa. Khi đó, cô giáo sẽ là người giúp trẻ, nhắc nhở trẻ, uốn nắn cho trẻ nói đúng. 3.1.2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi Đối với trẻ mầm non, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất. Trò trơi giúp trẻ tích lũy nhiều vốn từ, sử dụng vốn từ thành thạo, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn, nói lưu loát hơn. Không những thế trò chơi còn tạo ra sân chơi khiến trẻ hứng thú hơn khi bước vào bài học, tiếp thu nhanh và thoải mái hơn. Ví dụ: Trò chơi: Chi chi chành chành Chuẩn bị Tiến hành chơi: Kho¶ng 4-5 trÎ mét nhãm. Mét trÎ lµm "c¸i" xoÌ bµn tay ra. C¸c trÎ kh¸c ®Æt ngãn tay vµo lßng bµn tay trÎ lµm "c¸i". TrÎ làm "c¸i" võa gâ ngãn tay vừa ®äc theo lêi bµi h¸t chi chi chành chành. §Õn tõ "Ëp", trÎ lµm "c¸i" n¾m tay vµo ®Ó b¾t c¸c ngãn tay cña c¸c b¹n. C¸c b¹n rót nhanh ngãn tay ra khái bµn tay cña trÎ lµm "c¸i". Ai bÞ "c¸i" b¾t ngãn tay th× xoÌ bµn tay ra cho c¸c b¹n ch¬i tiÕp. 3.1.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua sự kết hợp với phụ huynh Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, bên cạnh các hoạt động ở trường, lớp, vai trò của bậc phụ huynh rất quan trọng. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là việc làm rất cần thiết, luôn được giáo viên trong các trường mầm non quan tâm, thường xuyên tuyên truyền về các biện pháp dạy trẻ từ khi trẻ bắt đầu tập nói. Thông qua trao đổi với phụ huynh, giáo viên sẽ tìm hiểu khả năng giao tiếp của từng trẻ ở góc độ như
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx