Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Phạm Thị Kiều
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Đó là câu thơ của Bác Hồ thể hiện việc chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Việc chăm sóc và giáo dục trên ngày càng được chú trọng. Trong mỗi gia đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc trưng, việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự chuyển đổi về chất và lượng.
Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là một quá trình giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, khoa học, theo định hướng phát triển của trẻ và yêu cầu của xã hội. Đây là giai đoạn đầu tiên chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một đời người.
Như chúng ta đã biết từ lúc sinh ra bé được lớn lên trong vòng tay của bà của mẹ, của những người thân trong gia đình. Lớn lên bé được đến trường học dưới sự chăm sóc nuôi dạy của các cô giáo Mầm Non và cô giáo được ví như là người mẹ thứ hai của trẻ. Trường Mầm Non là cái nôi đầu tiên để trẻ trưởng thành Vì mục tiêu của giáo dục Mầm Non chính là: “ Vừa nuôi vừa dạy” Thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người và tạo nền móng đầu tiên cho trẻ bước vào lớp một.
Để thực hiện tốt chương trình GDMN ngoài nhiệm vụ chính của cố giao chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của công tác XHHGD, tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh nhằm thống nhất nội dung biện pháp CSGD trẻ có hiệu quả. Bởi vì trẻ MN mỗi độ tuổi đều có đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu phát triển khác nhau. Đối với trẻ 3 tuổi giai đoạn này tâm sinh lý đang trên đà phát triển rất mạnh.Trẻ chóng nhớ lại mau quên, thích tìm tòi khám phá vào các hoạt động. trong ngày nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu phát triển về độ tuổi.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” Tác giả: Phạm Thị Kiều Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH Trường MN xã Nghĩa Trung Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Phạm Thị Kiều 13/06/1987 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Đại học sư phạm mầm non 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): ................................................................................................ - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp học GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Ban giám hiệu trường mầm non xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Phạm Thị Kiều 13/06/1987 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Đại học sư phạm mầm non Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/cấp học: GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 01 tháng 09 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 3 – 4 tuổi, phụ huynh giáo viên lớp mẫu giáo độ tuổi 3 – 4 tuổi. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp mua sắm trang thiết bị, đồ dựng học tập như : Bàn ghế, giá để các góc, chiếu chăn, 1 số đồ dùng tranh ảnh nhằm phục vụ cho các cháu học tập ,vui chơi. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:............................................. ........................................................... Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Kiều THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Kiều Năm sinh: 13/06/1987 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Điện thoại: 0917273506 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0915781566 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan Đó là câu thơ của Bác Hồ thể hiện việc chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Việc chăm sóc và giáo dục trên ngày càng được chú trọng. Trong mỗi gia đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc trưng, việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự chuyển đổi về chất và lượng. Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là một quá trình giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, khoa học, theo định hướng phát triển của trẻ và yêu cầu của xã hội. Đây là giai đoạn đầu tiên chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một đời người. Như chúng ta đã biết từ lúc sinh ra bé được lớn lên trong vòng tay của bà của mẹ, của những người thân trong gia đình. Lớn lên bé được đến trường học dưới sự chăm sóc nuôi dạy của các cô giáo Mầm Non và cô giáo được ví như là người mẹ thứ hai của trẻ. Trường Mầm Non là cái nôi đầu tiên để trẻ trưởng thành Vì mục tiêu của giáo dục Mầm Non chính là: “ Vừa nuôi vừa dạy” Thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người và tạo nền móng đầu tiên cho trẻ bước vào lớp một. Để thực hiện tốt chương trình GDMN ngoài nhiệm vụ chính của cố giao chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của công tác XHHGD, tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh nhằm thống nhất nội dung biện pháp CSGD trẻ có hiệu quả. Bởi vì trẻ MN mỗi độ tuổi đều có đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu phát triển khác nhau. Đối với trẻ 3 tuổi giai đoạn này tâm sinh lý đang trên đà phát triển rất mạnh.Trẻ chóng nhớ lại mau quên, thích tìm tòi khám phá vào các hoạt động. trong ngày nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu phát triển về độ tuổi. Chính vì vậy bản thân là giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi tôi nhận thấy rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục Mầm Non rất cần thiết đến sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường nên tôi đã đưa đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” “Đây yếu tố quyết định để thực hiện tốt các hoạt động trong ngày nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ” II. Mô tả giải pháp kỹ thuật II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện . Chính tính chất rất quan trọng này mà môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trở thành một môn học trọng tậm, bắt buộc trong giáo dục học Mầm non ở mọi bậc học. Môn học cung cấp cho giáo viên mầm non một nền tảng kiến thức sâu rộng về phương pháp dạy ngôn ngữ cho trẻ, củng cố vững chắc cho giáo viên kiến thức về ngôn ngữ học, kỹ năng sử dụng, ứng dụng ngôn ngữ cũng như cách thức và các phương pháp tổ chức cho trẻ tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách tích cực, hiệu quả. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi : Được sự quan tâm tận tình của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nghành giáo dục năm học 2021-2022 trường Mầm Non đã xây dựng thêm và đưa vào sử dụng 6 phòng học cao tầng, các phòng học đều là nhà kiên cố, diện tích rộng rãi, thoáng mát khang trang, khuôn viên vườn rộng đẹp, đồ dùng trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của nghành, đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình. Bản thân giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình công tác, yêu nghề mến trẻ, đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đa số phụ huynh đã nhận thức được phần nuôi dạy trẻ theo khoa học, đã thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non nên họ đã đưa trẻ đến trường với tỷ lệ rất cao, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%, trẻ chuyên cần 96-98%, Các cháu ngoan, sạch, hứng thú tham gia vào các hoạt động hàng ngày như thơ, chuyện , LQVT,KPKH, Âm nhạc, ăn, ngủ b. Khó khăn: - Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn. - Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại: Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chưa quan tâm đến các cháu thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường Mầm Non. Phu huynh cho rằng việc nuôi dạy trẻ Mầm Non chỉ là giữ trẻ, chủ yếu vài bài hát bài thơ, câu chuyện chứ học hành gì? Soạn bài cái gì? Thực tế thì các cô giáo Mầm Non đang thực hiện hai nội dung chính đó là: Chăm sóc và nuôi dạy khoa học theo chương trình giáo dục Mầm Non. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền về nội dung chương trình CSGD trẻ chưa có hiệu quả. Việc hướng dẫn trẻ tập làm nội trợ còn mang tính hình thức, ít khi trẻ được thực hành trải nghiệm. Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị theo TT 02/ BGD &ĐT tuy đã mua sắm và cấp trên cấp nhiều nhưng vẫn còn thiếu một số hạng mục, nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Đặc biệt hiện nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ rất cần thiết nhưng máy tính còn thiếu . Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ” nhằm làm sao tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn trong năm học.. cụ thể các biện pháp như sau : 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: a.Lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ. – Phát triển vốn từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ , vốn từ nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ. – Trong biện pháp này giáo viên cần chủ động lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ theo nội dung trẻ quan tâm hoặc chủ điểm. Vốn từ cung cấp cần tăng dần độ khó, tăng thêm về số lượn– Sau khi đã lập kế hoạch trên thì tôi sẽ lồng ghép nội dung vốn từ cần cung cấp và các giờ học, trò chuyện đầu giờ, trong hoạt động vui chơi ( hoạt động ngoài trời).. mọi lúc mọi nơi khi có thể giao tiếp trò chuyện với trẻ (hình thức là cô đọc mẫu trẻ đọc theo). Ngoài việc thực hiện trên lớp tôi sẽ phô tô kế hoạch phát triển vốn từ cho mỗi phụ huynh và kèm theo hướng dẫn thực hiện để khi về nhà bố mẹ trẻ có thể cung cấp thêm cho trẻ khi có thời gian rảnh rỗi. b. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các trò chơi. – Ngôn ngữ của trẻ có quan hệ mật thiết với các hoạt động của trẻ. Không thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu tách rời trẻ khỏi các hoạt động. Hoạt chủ đạo của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng là hoạt động vui chơi. Chính vì thế mà tôi chọn tổ chức trò chơi là cách phát triển vốn từ, khả năng vận dụng vốn từ vào việc luyện câu cho trẻ trong nội dung nay được tổ chức thường xuyên trong lớp học của tôi. Như trò chơi dân gian, trò chơi học tập, trò chơi sáng tạo.. VD Trò chơi học tập : chiếc túi kỳ lạ, hoặc cánh cửa thần kỳ. Cách thức thực hiện như sau: Cách tổ chức trò chơi: + Chuẩn bị : Một chiếc túi hay một chiếc hộp, và các loại đồ chơi xoong, chảo, bát, thìa. Các loại rau củ quả. Các con vật nuôi gà, cho, mèo ( mỗi chủ đề giáo dục thì chọn các loại đồ chơi tương ứng VD: chủ điểm phương tiện giao thông thì chúng ta chọn nhóm đồ chơi bỏ vào trong chiếc túi kỳ lạ là: xe máy, ô tô, máy bay.. + Cách chơi: Cho đồ chơi ( có thể là vật thật như: rau củ quả ) vào trong chiếc túi ( không cho trẻ nhìn thấy) sau đó gọi trẻ lên và yêu trẻ thò tay và túi kỳ lạ dùng cảm giác của bàn tay xờ mó và kết hợp dùng lời nói miêu tả lại món đồ mà mình nắm được và phải đoán được tên của đồ vật trong túi kết hợp đem ra cho cô giáo cùng các bạn trọng lớp kiểm tra kết quả. Như vậy qua trò chơi “ chiếc túi kỳ lạ” trong quá trình trẻ xờ mó bằng tay và phải kết hợp lời nói để miêu tả đồ vật, thì đã kích thích trí tưởng tượng, chú ý và đặc biệt là kích thích khả năng huy động sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt. Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển ( khả năng diễn đạt mạch lạc). c. Tăng cường dạy trẻ nghe – nói thông qua vật thật và đồ dùng trực quan. – Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo là trực quan hình tượng, trẻ ghi nhớ và nhớ lại những sự kiện, những ấn tượng mà trẻ đã được trải nghiệm, vì vậy lựa chọn vật thật và đồ dùng trực quan dạy trẻ phải là những đồ vật gần gũi, có ở địa phương. – Việc dạy trẻ thông qua vật thật, vừa giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, vừa cung cấp vốn từ cho trẻ. Cần biết lựa chọn đối tượng cung cấp gần gũi với cuộc sống trẻ, kết hợp chuẩn bị vật thật hoặc đồ dùng trực quan để trẻ quan sát, lựa chọn câu hỏi ngắn gọn, từ dễ đến khó. Khuyến khích trẻ trả lời đủ câu. Ví dụ: Đề tài : làm quen một số loại rau ( chủ điểm: thế giới thực vật) – Chọn đối tượng làm quen: Các loại rau có ở địa phương như: rau cải, rau muống, rau gót, su hào – Số lượng làm quen : vừa phải (5- 6loại) – Phương pháp hướng dẫn: Giáo viên chỉ vào từng loại rau và nói tên. Ví dụ : Cô chỉ vào “củ cà rốt” cho trẻ nhắc lại “củ cà rốt” mỗi từ như vậy nhắc lại 2-3 lần. Sau khi trẻ nắm vững từ mới thì dạy trẻ nói cả câu “Đây là củ cà rốt”. sau đó đưa ra từ mệnh lệnh “để củ cà rốt” vào rổ và đặt lên bàn cho cô”. Khi trẻ thực hiện đúng yêu cầu của cô giáo có nghĩa là trẻ đã hiểu được nghĩa của từ. – Ngoài ra tôi còn tích cực thu thập các nguyên liệu thiên nhiên và phế liệu gia đình để dạy trẻ tạo sản phẩm theo chủ để. Đưa sản phẩm của trẻ tạo ra vào các hoạt động vui chơi, học tập. d, Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể, đọc thơ Đọc thơ, kể chuyện sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu về ngôn ngữ giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ có tính hiếu thảo” trong truyện “ ba cô gái”. – Dạy trẻ kể chuyện theo tranh trừu tượng. VD : dũng cảm ( chú dê đen ) hay sẽ giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc rèn luyện khả năng diễn đạt câu. Với hình thức này tôi sẽ tổ chức thực hiện như sau: VD: Truyện: Tích chu Hoạt động 1: cho trẻ làm quen với câu truyện bằng cách cô sẽ kể cho trẻ nghe 1-2 kết hợp với tranh minh họa hay mô hình câu truyện. Hoạt động 2: Giúp trẻ nhớ, hiểu nội dung câu truyện tôi sẽ đặt ra một hệ thống câu hỏi lôgic theo diễn biến của câu truyện, và giải thích các từ khó. Như “ hóa thành chim, gian nan, ..” nhằm giúp trẻ nhớ trình tự câu truyện: Hệ thống câu hỏi: Truyện có tên là gi? Trong truyện có những nhân vật nào? Tích chu sống với ai? Bà đối sử với tích chu thế nào? Lớn lên tích chu thế nào? Một hôm bà bị làm sao? Bà gọi tích chu như thế nào? Bà đã hóa thành con gì? Tích chu qọi bà như thế nào? Ai đã xuất hiện để giúp Tích chu? Câu chuyện kết thúc thế nào?.. – Qua việc trả lời câu hỏi trẻ đã rèn được khả năng diễn đạt của mình. Nội dung này tôi sẽ ôn luyện ở mọi nơi mọi lúc để trẻ có thể nhớ cốt truyện. Hoạt động 3: Cho trẻ kể chuyện theo tranh: yêu cầu trẻ quan sát tranh minh họa truyện và kể lại nội dung câu truyện bằng ngôn ngữ của chính mình, như vậy trẻ vừa rèn được kĩ năng vận dụng sắp xếp câu, khẳ năng ghi nhớ, khẳ năng diễn đạt ngôn ngữ . từ đó trẻ sẽ nói mạch lạc hơn. – Với những bài thơ, đồng giao sẽ góp phần rất lớn trong việc luyện phát âm chuẩn khả năng diễn cảm, cung cấp thêm vốn từ nghệ thuật VD: Bài đồng giao: Đi cầu đi quán Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mau lược chải tóc Mua kẹp gài dầu Đi mau về mau Kẻo trời sắp tối – Khi trẻ đọc bài đồng giáo trẻ có thêm từ mới: cái xoong; gài; biếu;đun nấu ..và khi trẻ đọc lặp đi lặp lại sẽ có tác dụng luyện âm, luyện tai ghe rất tốt. Với nhưng bài đồng giao, bài thơ tôi sẽ thường xuyên cho trẻ lớp tôi luyện tập ở mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức khác nhau. e. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. Huy động phụ huynh đóng góp tiền ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhặt những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo họa mi, vải vun, len vụn, các vỏ hộp, mút xốpkết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh. Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1.Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền): - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém về kinh phí. - Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp mua sắm trang thiết bị, đồ dựng học tập như : Bàn ghế, giá để các góc, chiếu chăn, 1 số đồ dùng tranh ảnh nhằm phục vụ cho các cháu học tập ,vui chơi. 2.Hiệu quả xã hội * Về phía giáo viên: - Tôi đã thấy mình nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp,giọng kể được trau rồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gai vào tiết học. - Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dậy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình. - Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc văn học. - Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều lại rối phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dậy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng phát triển ngôn ngữ cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Đóng góp kinh phí và nhiều vật liệu để tạo góc văn học co lớp. * Về phía trẻ: Nội dung Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Phát âm rõ ràng mạch lạc 55% 95% ( Tăng 45%) Hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo 20% 90% ( Tăng 70%) Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn chỉnh ( kể chuyện sáng tạo) 20% 80% ( Tăng 60%) Phát âm câu phức 40% 95% (Tăng 55%) 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có chất lượng lại càng khó hơn. Là một giáo viên mầm non, tôi hết sức tâm huyết với công việc của mình và cố gắng tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để cùng với chị em đồng nghiệp thực hiện tốt chuyên đề. Có thể những giải pháp trên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx