Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có những vận động nhỏ từ các cơ non nớt. Cùng với thời gian, các cơ trong cơ thể lớn dần, hoạt động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt hơn với sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển cả hệ thần kinh. Do đó, vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giú hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Bác Hồ đã từng nói: “Một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả đất nước yếu đi từng ngày , một người dân khỏe mạnh, tức là làm cho cả đất nước giàu mạnh. Nhận thức rõ vai trò của vận động, luyện tập thể dục vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người, ngành học mầm non luôn coi hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động không thể thiếu trong mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Giáo dục mầm non là ngành học, bậc học giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trước khi bước vào lớp một. Trong đó, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy, bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua tập luyện thể chất trẻ sẽ nâng cao kỹ năng vận động để có một thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ; đồng thời, giúp trẻ rèn luyện những đức tính tốt đẹp và tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí lực.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Hưng; BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung. Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Hoàng Thị Thảo 29/8/1994 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên mầm non hạng III Đại học sư phạm mầm non 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GD (03)/ Mầm non - Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2023. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác tổ chức các hoạt động trong trường mầm non, chia sẻ “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng” mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Bản thân cùng giáo viên trong khối nắm rõ nội dung sáng kiến để áp dụng trên trẻ - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Các biện pháp tôi nêu trên phù hợp với khả năng của giáo viên và phù hợp với tâm - sinh lý của trẻ mầm non, có tác động tích cực đến các bậc phụ huynh, dễ vận dụng rộng rãi trong nhà trường và với bậc học mầm non. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử, áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến áp dụng có hiệu quả, nâng cao sức khỏe cho trẻ, rèn kỹ năng vận động, tăng sự tự tin, kích thích trí tuệ. Từ đó thúc đẩy giao tiếp xã hội. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung và công việc hỗ trợ 1 Phạm Thị My 11/10/1992 Trường mầm non Nghĩa Trung Giáo viên 24-36TH Cao đẳng sư phạm mầm non Áp dụng thử lần đầu 2 Dương Thị Hường 12/08/1983 Trường mầm non Nghĩa Trung Giáo viên 24-36TH Cao đẳng sư phạm mầm non Áp dụng thử lần đầu Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024 Người nộp đơn Hoàng Thị ThảoỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG” Lĩnh vực ( mã)/cấp học: Giáo dục ( 03) / cấp học GDMN Tác giả: Hoàng Thị Thảo Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung Nghĩa Hưng, ngày 02 tháng 05 năm 2024 Địa danh, Ngày......tháng.......năm ..... THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng” 2. Lĩnh vực /cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2023 đến ngày 25 tháng 5 năm 2024 4. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Thảo Năm sinh: 1994 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Điện thoại: 0359694701 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có những vận động nhỏ từ các cơ non nớt. Cùng với thời gian, các cơ trong cơ thể lớn dần, hoạt động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt hơn với sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển cả hệ thần kinh. Do đó, vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giú hệ thần kinh của trẻ phát triển. Bác Hồ đã từng nói: “Một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả đất nước yếu đi từng ngày , một người dân khỏe mạnh, tức là làm cho cả đất nước giàu mạnh. Nhận thức rõ vai trò của vận động, luyện tập thể dục vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người, ngành học mầm non luôn coi hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động không thể thiếu trong mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Giáo dục mầm non là ngành học, bậc học giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trước khi bước vào lớp một. Trong đó, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy, bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua tập luyện thể chất trẻ sẽ nâng cao kỹ năng vận động để có một thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ; đồng thời, giúp trẻ rèn luyện những đức tính tốt đẹp và tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí lực. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, các hoạt động phát triển thể chất sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa; đồng thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm. Trong quá trình hoạt động trẻ sẽ lắng nghe và thực hiện theo các động tác, hướng dẫn của cô, được nghe và biết thêm nhiều từ mới, kiến thức mới giúp trẻ phát triển ngôn ngũ và nhận thức về thế giới xung quanh sinh dộng hơn, kích thích khả năng khám phá thế giới, tích lũy nhiều kinh nghiệm góp phần làm tăng vốn kến thức, rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của trẻ. Những bài tập vận động cùng cô và các bạn cũng giúp phát triển tốt mối quan hệ giữ cô và trẻ, giữa trẻ và bạn bè xung quanh. Đặc biệt, với những bài tập vận động có nhịp điệu, kết hợp với nhạc, trang phục luyện tập sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn và thể hiện tốt hơn. Tuy nhiên đối với trẻ 24 -36 tháng tuổi các hệ xương của trẻ còn non nớt chưa phát triển mạnh hầu ở hầu hết các cơ. Vì thế mà khả năng vận động của trẻ còn gặp nhiều khó khăn và có sự khác biệt giữa các trẻ với nhau. Do đó, trẻ thường khó tập trung khi luyện tập, nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên các động tác đã được hướng dẫn. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động vận động thể chất? Hoạt động thể chất nào phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi của trẻ? Đây là những câu hỏi đặt ra cần phải giải quyết. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực tế, công tác chăm sóc, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động như thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài trời, các trò chơi còn nhiều hạn chế về thời gian tổ chức, góc độ vận động chưa phù hợp, chưa lôi cuốn trẻ tích cực tham gia. Hầu hết các hoạt động thể chất ở trường mầm non còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, mùa trong năm, thời gian trong ngày. Nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa thích ứng kịp với những hoạt động như bò, chạy, nhảy. Vì thế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của trẻ. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ mầm non trong quá trình hình và phát triển nhân cách, trí lực và thể lực. Chính vì vậy, năm học 2023-2024 tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi” làm nghiên cứu của mình nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường và hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể; phát triển những nhân tố về thể lực và rèn luyện thói quen vận động cho trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe sau này. a.Thuận lợi: Về phía Nhà trường: Trường mầm non Nghĩa Trung là trường đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt của huyện Nghĩa Hưng và đạt nhiều thành tích xuất sắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục của nhà trường, giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nên được nhà trường đặc biệt quan tâm, lưu ý. Trường có 19 nhóm lớp, các lớp không có trẻ khuyết tật nên việc tổ chức các hoạt động cho cho trẻ cũng thuận lợi hơn. Các lớp đều được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. Trường có khuôn viên rộng rãi, sạch sẽ, có nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn sự tham gia của trẻ. Vì vậy, trẻ có thể tham gia các hoạt động thể chất dưới nhiều hình thức, vui chơi an toàn. Ban giám hiệu nhà trường luôn bám sát các chuyên đề, có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên tổ chức các hoạt động thể chất cho trẻ hiệu quả. Nhà trường còn phối hợp với giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với cô và trẻ của từng lớp, phong trào xây dựng môi trường vận động và tổ chức cho trẻ vận động diễn ra sôi nổi ở tất cả các nhóm lớp. Về phía trẻ: Ở lứa tuổi 24-36 tháng, các chức năng cơ thể của trẻ được phát triển hoàn chỉnh hơn, giúp trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Trẻ đã có thể chạy nhanh hơn, đứng co chân trong khoảng 3 giây, bật nhảy tại chỗ, ném bóng vào rổ, thực hiện các bài tậ thể dục, xếp các khối gỗ theo kiểu bắc cầu Nhiều trẻ rất hứng thú với các hoạt động thể chất, các cháu rất thích tham gia. Đa số phục huynh học sinh quan tâm, có sự ủng hộ và phối hợp với giáo viên. b. Khó khăn: Về phía nhà trường: Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng dành cho hoạt động giáo dục thể chất, nên việc rèn luyện, hình thành một số kỹ năng vận động còn gặp khó khăn. Đồ dùng học tập phục vụ cho việc rèn luyện thể chất và các vận động cơ bản của trẻ còn thiếu, chưa phù hợp. Về phía trẻ: Một số trẻ trong lớp mới bắt đầu đi học còn nhút nhát, bỡ ngỡ, thiếu tự tin. Một số trẻ nam hiếu động, chưa tập trung nên khu tổ chức rèn luyện, vận động ý thức kỷ luật còn gặp khó khăn. Hơn nữa, các kỹ năng của trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng còn rất yếu nên chỉ có một số cháu thực hiện đúng các yêu cầu đơn giản theo mục đích đề ra. Ở lứa tuổi này các phản xạ có điều kiện ở trẻ đã được hình thành song còn khá chậm, khiến cho các động tác vận động được hình thành không bền vững, dễ sai lệch. Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò vận động đối với sự phát triển của trẻ nên chưa mong muốn con tham gia vận động nhiều sợ ảnh hưởng đến các hoạt động khác cũng như sức khỏe của con. Khảo sát tình hình: Thông qua khảo sát thực tế 100% trẻ trong lớp trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, tôi nhận thấy, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tích cực tham gia vận động. Nhiều trẻ chưa có kỹ năng, còn quên động tác, chưa tập trung trong hoạt động thể chất. Nhiều trẻ còn sử dụng đồ chơi, đồ dùng chưa đúng cách. Các khẩu lệnh và nội quy của giờ hoạt động thể chất còn hạn chế. Với những thuận lợi và khó khăn trên, qua thời gian theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, tính cách, điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng cháu. Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ tích cực vận động của từng cháu để xây dựng những biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với lứa tuổi, thể chất của từng trẻ. Kết quả cho thấy: STT Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Xếp loại Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ 1 Kỹ năng vận động của trẻ 15 5 33,3% 10 66,6% 2 Tính mạnh dạn, tự tin của trẻ khi tham gia vận động 15 8 53,3% 7 46,7% 3 Khả năng ứng thú của trẻ khi tham gia vận động 15 7 46,7% 8 53,3% Theo kết quả khảo sát trên có thể thấy kỹ năng vận động của trẻ còn thấp, bài tập chưa linh hoạt, chưa đúng kỹ thuật, nhiều trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin, một số trẻ còn ngại, chưa chủ động tham gia các hoạt động vận động thể chất. II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: II.2.1 Biện pháp cũ a. Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học Ưu điểm: Nắm bắt các đặc điểm về chiều cao, cân nặng, thể lực, nhận thức và khả năng phát triển vận động, kỹ năng của từng trẻ ở lớp giúp giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để kịp thời giáo dục, bồi dưỡng trẻ. Nhược điểm: Một số trẻ mới đi học nên cô chưa nắm rõ được khả năng phát triển vận động, kỹ năng, nhận thức của từng trẻ. Một số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng đến khả năng vận động. b. Tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ Ưu điểm: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, khả năng tiếp thu của trẻ giúp ích cho giáo viên xây dựng bài tập vận động cho phù hợp từ dễ đến khó, từ đơn gian đến phức tạp để rèn luyện kỹ năng vận động của trẻ. Đảm bảo cho trẻ được vận động và phát triển toàn diện. Nhược điểm: Trình độ, sức khỏe và khả năng nhận thức, tiếp thu của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, tâm lý khác nhau. Ngoài việc quan tâm, chăm sóc, định hướng các hoạt động thể chất cho trẻ trong lớp chung còn phải tìm hiểu, hướng dẫn và giúp đỡ những trẻ cá biệt của lớp. c. Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ Ưu điểm: Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày để lựa chọn và sắp xếp các nội dung trò chơi, vận động phù hợp với độ tuổi của trẻ, giúp trẻ phát triển vận động thông qua các bài tập chung và bài tập cơ bản. Nhược điểm: Coi trọng dạy trẻ theo chương trình để đảm bảo chất lượng, chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa phát triển thể chất và chăm sóc, giáo dục. Một số trò chơi vận động khá đơn giản, ít tương tác khiến trẻ chưa hứng thú. II.2.2: Biện pháp mới a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ * Trang trí lớp học Trang trí lớp học đẹp giúp trẻ yêu thích tới lớp, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ phát huy sáng tạo, vừa giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động thể chất. Lớp học được trang trí theo từng chủ đề, bảo đảm không gian thực tế, thẩm mỹ với các hình ảnh gần gũi, dễ thương, sinh động, đẹp mắt, tiết kiệm tối đa diện tích phòng học. Các góc được trang trí gọn gàng, đồ chơi sắp xếp hợp lý đảm bảo khoảng cách an toàn cho trẻ Với mỗi góc chơi của trẻ được thiết kế linh hoạt, các góc chơi được đặt tên như góc TTV, góc hoạt động với đồ vật, ...để trẻ dễ nhận biết, gần gũi. Đối với góc vận động cô lựa chọn đồ chơi như bóng, vòng, bập bênh, nhảy dây, bé xếp nhà góp phần tạo môi trường học tập đẹp, sáng tạo giúp trẻ thích thú với các hoạt động trên lớp. Với trẻ nhỏ thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy khi trẻ ở trong môi trường thuận lợi trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình. Môi trường lớp học kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Ví dụ như khi trang trí góc vận động, tôi tạo ra những đồ dùng đồ chơi để trẻ vận động một cách hợp lý. Trẻ có thể lấy, cất đồ dùng thuận tiện. Một số đồ dùng vận động như bóng, vòng để trẻ có thể chơi theo hướng dẫn của cô giáo Trang trí lớp học- góc sách truyện Trang trí lớp theo góc TTV *Sáng tạo đồ dùng phát triển vận động cho trẻ Sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, đa dạng, phong phú sẽ giúp hoạt động thể chất của trẻ thêm sinh động, khiến trẻ có thêm hứng thú hơn, đạt kết quả cao hơn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện phù hợp với thể chất, kỹ năng của trẻ cũng rất quan trọng. Ngoài các đồ chơi có sẵn, giáo viên đã tận dụng những nguyên liệu đơn giản như vỏ hộp sữa, hộp đựng cháo, bìa catton, chai nhựa để làm các đồ chơi sáng tạo ở các góc vận động, thu hút trẻ tham gia vận động. Các loại đồ dùng thường được lựa chọn luôn tuân thủ nguyên tắc dễ làm, đẹp, bền chắc, không sắc nhọn, không gây tai nạn cho trẻ, màu sắc của các dụng cụ học tập có màu sắc hấp dẫn, thu hút trẻ. Trong các trò chơi vận động, giáo viên sẽ sáng tạo đồ dùng, dụng cụ cho trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao. * Sân chơi ngoài trời Sân chơi ngoài trời là môi trường giúp trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm, thử thách vận động. Không gian ngoài trời được thiết kế ngay tại khuôn viên của trường với các trang thiết bị bền đẹp phục vụ cho trẻ vận động như cầu trượt, bập bênh, xích đu, thang leo, thang dây, cầu treo Cùng với các thiết bị nhà trường mua sắm, các cô giáo cũng tích cực sáng tạo trong thiết kế môi trường ngoài lớ học để trẻ hào hứng, tự tin vận động. Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, giáo viên nên tổ chức cho trẻ các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: dung dăng dung dẻ, bóng tròn to Các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp chơi, giáo viên sẽ động viên trẻ tham gia chơi càng đông càng vui, từ đó tạo sự gắn kết, thân thiện giữa các bé với nhau. Trẻ chơi với lá cây b. Biện pháp 2: Lồng ghép các hoạt động chăm sóc, giáo dục và vận động thể chất cho trẻ hằng ngày * Thể dục buổi sáng Tập thể dục buổi sáng có vai trò quan trọng đối với thể chất và sức khỏe của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy các kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Buổi sáng nên cho trẻ tập thể dục vào một thời gian nhất định khoảng 10 phút cùng với nhạc và những động tác đơn giản để trẻ ghi nhớ và vận động toàn thân. Giáo viên nên quan sát cách đứng, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Giúp trẻ đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu, giữ tư thế thoải mái ngay cả khi nghỉ hoặc chuyển sang các cử động khác. Những động tác khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 1-2 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên lặp lại 2-3 lần. Trẻ tập thể dục cùng cô giáo * Hoạt động tạo hình Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ còn khá thấp, cho nên cần tổ chức các hoạt động tạo hình để rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, kỹ năng xé, dán chồng, dán cạnh, đặt hình khít vào các nét chấm mờ. Chính vì thế khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để trẻ thực hành Ví dụ: Đề tài “Tô màu con vật”, giáo viên chuẩn bị bút màu, giấy vẽ . Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách cầm bút bằng tay phải, giữ vở bằng tay trái, dần dần di chuyển màu vào vở, nhẹ nhàng tô theo từng nét mẫu có sẵn. Giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm của mình tạo ra Ví dụ: Đề tài “Nặn quả cam”, giáo viên hướng dẫn trẻ cách nhào đất, bóp đất bằng các đầu ngón tay, sau đó dùng lòng bàn tay xoay tròn và lăn dọc đất để tạo ra hình quả cam và cái lá Trẻ tô màu *Hoạt động góc Hoạt động trong các góc chơi nên được kèm theo các hoạt động vận động như đi, chạy, nhảy giúp trẻ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng lưu thông máu, tăng khả năng hô hấp và giúp các cơ quan của cơ thể phát triển toàn diện. Giáo viên nên tổ chức các trò chơi như “chi chi chành chành”, “kéo cưa lửa xẻ”, hướng trẻ vào các góc chơi. Ví dụ như góc TTV giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “cho em ăn”, “rửa mặt cho em” để phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ở các góc chơi khác như xâu vòng, xếp các khối gỗ, hoạt động với đồ vật để trẻ rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay. Trẻ chơi xâu vòng ở các góc *Hoạt động âm nhạc Âm nhạc giúp trẻ linh hoạt, mạnh dạn hơn thông qua các động tác đã được minh họa mẫu kết hợp với hát theo nhịp điệu sẽ giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai qua các động tác, thúc đẩy sự vận động của cơ thể. Giáo viên nên cho trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc như trống, kèn, mõ, vỗ sắc xô để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động tinh và vận động thô của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng giáo viên nên hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ đó cho trẻ Trẻ tham gia hoạt động âm nhạc * Hoạt động trò chơi Trò chơi được sử dụng ở tất cả các hoạt động của giáo dục mầm non vì nó mang lại hiệu quả rất cao. Bởi vì, khi tổ chức các hoạt động có sử dụng trò chơi khiến trẻ rất hứng thu khi tham gia, trẻ có thể thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán. Khi trẻ tham gia các trò chơi, kỹ năng vận động của trẻ cũng được hình thành một cách tự nhiên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_c.docx