Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

- Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Cá nhân tôi cho rằng hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.

- Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻvì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục. ( Tìm đọc cẩm nang hạnh phúc)

- Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực.

- Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm.

- Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến trường.

- Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

- Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này.

 

docx31 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON AN PHÚ A
–––––––––––––––––––––
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
Lĩnh vực	: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học	: Mầm non
Tên tác giả	: Bùi Thị Hạnh
Đơn vị công tác	: Trường mầm non An Phú A
Chức vụ	: Giáo viên
NĂM HỌC 2020 - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Mọi thông tin đưa ra trong đề tài đều chính xác. Không có việc thêu dệt những quan điểm và nhận định của các nhà khoa học.
Tôi cam đoan các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong đề tài chưa từng được công bố ở bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của tôi.
Mỹ Đức, tháng 04 năm 2021
 Tác giả
Bùi Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN!
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu nghiên cứu đề tài nay cho đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. 
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô trong trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. 
Hơn thế nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua, giúp tôi có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trong mọi quá trình.
Trân trọng. 
Mỹ Đức , tháng 04 năm 2021
 Tác giả
Bùi Thị Hạnh	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cẩm nang hạnh phúc ( của thầy Thích Nhất Hạnh)
Mạng Google
Tâm lý học trẻ em ở lưa tuổi mầm non
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
- Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Cá nhân tôi cho rằng hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.
- Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻvì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục. ( Tìm đọc cẩm nang hạnh phúc)
- Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực...
- Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm.
- Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến trường.
- Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. 
- Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này.
=>Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”
2.Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm kém, rụt rè.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.
- Giúp cho học sinh và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. Giáo dục đạo đức, tình cảmcho học sinh .Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
- Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Điều tra thực trạng ở các lớp học mầm non về các tiêu chí: Yêu thương – Tôn trọng – An toàn.
- Phân tích những nguyên nhân liên quan đến đề tài
- Đề xuất, nêu giải pháp cải thiện thực trạng.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lý của học sinh và giáo viên khi đến trường và giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc .
- Lớp học hạnh phúc trong trường mầm non. 
5. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trường mầm non An Phú A
6.Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu: Xây dựng lớp học hạnh phúc.
- Địa bàn nghiên cứu: Lớp 4 tuổi B1 khu Tái Định Cư – Trường mầm non An Phú A.
7. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Khả năng trao đi yêu thương, đón nhận yêu thương giữa các giáo viên với giáo viên là khác nhau; giữa học sinh với học sinh là khác nhau; giữa giáo viên và học sinh là khác nhau.
Khả năng tôn trọng và được tôn trọng giữa các chủ thể là khác nhau.
Khi yêu thương đong đầy thì con người sẽ hạnh phúc. Tiêu chí: Yêu thương - Tôn trọng – An toàn, tạo nên lớp học hạnh phúc.
Những lớp học thực hiện được các tiêu chí trên thì lớp học đó là lớp học hạnh phúc.
8. Phương pháp nghiên cứu.
	Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
8.1. Phương pháp lý thuyết: 
Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc có liên quan đến đề tài. 
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
8.3. Phương pháp quan sát.
	8.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi
	8.5. Phương pháp thống kê bằng toán học
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
1.1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu về vấn đề xây dựng lớp học hạnh phúc
	Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. Vấn đề về xây dựng lớp học hạnh phúc đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Trên thế giới
- Đại học Yale tổ chức "lớp học hạnh phúc" trực tuyến miễn phí, tôi đã quyết định tham gia. Tờ New York Times gọi đó là "khóa học được yêu thích nhất từ ​​trước đến nay" của trường, hàng trăm sinh viên nói rằng sau khi kết thúc khóa học này, họ đã có những tiến bộ lớn trong việc thay đổi cuộc sống.
- Trong cuốn Đạo đức học Nicomachean, Aristotle đã nói rằng hạnh phúc là điều duy nhất mà con người mong muốn vì lợi ích của mình. Không giống như giàu có, danh dự, sức khỏe hay tình bạn.
- Từ điển Oxford định nghĩa “Hạnh phúc là cảm thấy hoặc thể hiện niềm vui hoặc sự hài lòng. Hiểu theo định nghĩa của từ điển Oxford, hạnh phúc là một trạng thái, không phải là một đặc điểm. Nói cách khác, đó không phải là một tính cách lâu dài, vĩnh viễn mà là một trạng thái có thể thay đổi, thoáng qua hơn. 
- Trong Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới năm 2015, Richard Layard, giám đốc Chương trình Hạnh phúc tại Trung tâm Hiệu quả Kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, và Tiến sĩ Ann Hagell đã nghiên cứu về sức khỏe và tinh thần của trẻ em trên toàn thế giới, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện các điều kiện đó. Họ lưu ý vai trò quan trọng của môi trường giáo dục đối với hạnh phúc của trẻ em. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng đáp ứng nhu cầu của trẻ em đồng nghĩa với việc mang đến cho học niềm hạnh phúc. 
Như vậy việc nghiên cứu về hạnh phúc nói chung, lớp học hạnh phúc nói riêng của các tác giả nước ngoài ở một mức nào đó đã thu được những hiệu quả nhất định.
Kết quả cung cấp cho chúng ta những tri thức khoa học trong việc nhìn nhận vai trò cụ thể của việc được hạnh phúc đối với một hoạt động, với một lĩnh vực lao động nhất định trong xã hội.
1.1.3. Trong nước
- Tại Việt Nam trong tâm lý học đề tài nghiên cứu về hạnh phúc, trường lớp hạnh phúc đang là vấn đè nổi, là trọng tậm, là nhiệm vụ của toàn ngành. 
- PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, việc xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc là việc làm của người dạy và người học, của gia đình, của địa phương và nhiều tổ chức xã hội liên quan.
- Hiện nay, để trường học được an toàn cần được các địa phương chú trọng thực hiện.An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Các chế độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương cam kết thực hiện. Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo dục trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.
- Trong nhà trường, GV chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không khí thân thiện, yêu thương. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. Khi đó GV sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ HS kịp thời, để tạo cho HS cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. 
- Có 3 tiêu chí cốt lõi tạo nên lớp học hạnh phúc : YÊU THƯƠNG – TÔN TRỌNG – AN TOÀN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản 
1.2.1. Hạnh phúc
+ “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần”. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. 
+ Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
- Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ.
- Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình.
- Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện.
 - Được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm.
+ Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội. 
	1.2.2. Tôn trọng
- Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng, bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác và cư xử sao cho họ thấy được sự quan tâm của bạn. Nói tóm lại, thể hiện sự quan tâm tức là tôn trọng quan điểm, thời gian và không gian của người khác
- Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những hỉ nộ ái ố như người lớn. Không nên nghĩ rằng đi học là một ưu đãi và các em phải tự bằng lòng với điều mà mình nhận được.   
- Tôn trọng người khác là gì? Đó là sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó; là luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình Thái độ, ý thức tôn trọng người khác chính là biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có văn hóa.
- Biết tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp. Đối với chính bản thân ta và với người khác, nhiều khi món quà vô giá dành cho nhau chính là sự tôn trọng.
1.2.3. An toàn
- Về tiêu chí an toàn, Bộ trưởng trao đổi: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.
- Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Bộ trưởng nhấn mạnh về an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.
1.2.4. Lớp học hạnh phúc
	- Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. 
- Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn...
- HS đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp...
	2. Thực trạng
	2.1. Về giáo viên
	- Trường mầm non An Phú A đóng trên địa bàn của một xã miền núi có đội ngũ giáo viên còn trẻ nên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Tôi đã thực hiện điều tra khảo sát toàn bộ giáo viên với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” 
TT
Mức độ
Đầu năm (%)
1
Chưa bao giờ hạnh phúc 
2,5
2
Hiếm khi hạnh phúc 
30,7
3
Thỉnh Thoảng hạnh phúc 
46,3
4
Thường xuyên hạnh phúc 
20,5
Kết quả cho thấy đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía:
+ Trước hết, chúng ta không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, thành tích trong giáo dục. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh, tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội. Dư luận xã hội luôn đặt kì vọng cao cho giáo viên đứng lớp và ngành Giáo dục. Theo quan niệm từ xưa đến nay, giáo viên phải là những người chuẩn mực nhất, vừa có tài vừa có tâm. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với sự phát triển của báo chí, của truyền thông mạng thì các tồn tại của ngành Giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên với những tiêu đề giật gân.
Và cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo viên, mỗi giáo viên luôn muốn làm tròn các vai xã hội của mình. Do đó, chúng ta đã tự đưa chúng ta và học sinh vào những khuôn khổ, những đích do chúng ta tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải yêu thích bộ môn của mình, phải học đều các môn, phải ngoan ngoãn lễ phép và phải thế này, thế kia...
+ Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà mình lập trình sẵn. Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi. Và thế là, dồn tất cả mọi áp lực lên vai người giáo viên. Rồi giáo viên đã dồn tất cả những áp lực ấy lên đôi vai bé nhỏ của học trò lúc nào không hay. Đến khi thực tế học trò không đạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độ không đúng đắn...Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút. Thậm chí có giáo viên còn định bỏ nghề.. Và thế là với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường không còn là mỗi ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục.
2.2. Về phía học sinh
- Tôi đã khảo sát học sinh với các tiêu chí trước khi thực hiện đề tài:
TT
Mức độ
Đầu năm (%)
1
Chưa bao giờ hạnh phúc 
4,9
2
Hiếm khi hạnh phúc 
34,1
3
Thỉnh Thoảng hạnh phúc 
43,9
4
Thường xuyên hạnh phúc 
17,1
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu của đề tài
1.1. Khách thể nghiên cứu
- Điều tra bằng bảng hỏi 25 học sinh đang học tại lớp 4 tuổi B1 – Trường mầm non An Phú A.
- Phỏng vấn 30 giáo viên đang làm việc tại các trường mầm non An Phú A
- Phỏng vấn và Quan sát 25 học sinh đang học tại lớp 4 tuổi B1
1.2. Địa bàn nghiên cứu
	- Trường mầm non An Phú A, Lớp 4 tuổi B1
2. Tổ chức nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 với các bước thực hiện như sau:
Tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận.
+ Thiết kế bảng hỏi.
+ Điều tra thử và điều tra thật.
+ Đưa các biện pháp và thực hiện .
Tháng 11,12 năm 2020 Xây dựng đê cương.
Tháng 3 năm 2021 đến tháng 4 năm 2021:
+ Viết đề tài, xử lý số liệu, bảo vệ đề tài.
3. Hệ phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
- Mục đích: Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về hạnh phúc và lớp học hạnh phúc. 
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
3.2.Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về lớp học hạnh phúc
Chúng tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn giáo viên và học sinh sau khi tác động thực nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung câu hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả từ phiếu trắc nghiệm tâm lý.
3.3 Phương pháp quan sát.
Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn cảnh giáo viên và học sinh thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học.
3.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi
Tôi thiết kế các câu hỏi về hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để tìm hiểu những khía cạch khác nhau ở từng hoàn cảnh khác nhau của khách thể nghiên cứu.
Mục đích của việc điều tra này nhằm phát hiện thực trạng đối với giáo viên và học sinh.
3.5. Phương pháp thống kê bằng toán học
	Phương pháp này dùng để xử lý số liệu thông tin một cách chính xác nhất. Từ đó kế thể đưa ra được những số liệu đáng tin cậy cho đề tài. 
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
Xây dựng tổ chức hoạt động với tiêu chí : Yêu thương
Tôi đã xây dựng và thực hiện hoạt động mang tên : “Lời chào yêu thương”
Như thường lệ trẻ đến trường vẫn là thể hiện sự lễ phép, và rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ.
Mỗi ngày trẻ đến lớp sẽ được chọn cách chào yêu thương mà trẻ thích. Cô và trẻ cùng thể hiện cảm xúc yêu thương. Trao đi yêu thương và đón nhận yêu thương thông qua thông điệp lời chào. Đó là tiền đề đầu tiên để trẻ cảm nhận được việc mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Xa hơn là trẻ và cô đều cảm thấy hạnh phúc khi học – chơi cùng nhau. ( Minh chứng 1 )
Xây dựng tổ chức các biện pháp với tiêu chí : Tôn trọng
“Nghiêm túc trong công việc, tôn trọng lẫn nhau, vì học sinh hành động”.
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng, bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác và cư xử sao cho họ thấy được sự quan tâm của bạn. Nói tóm lại, thể hiện sự quan tâm tức là tôn trọng quan điểm, thời gian và không gian của người khác
- Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
Giáo Án Liên Quan