Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên trường mầm non xã Nghĩa Minh tiếp nhận CSVC mới với đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ và các phòng học cho các độ tuổi. Lớp học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện tốt nhất cho các con đến trường được tiếp xúc với môi trường mới, hiện đại và các trang thiết bị mới. Song song với việc chuẩn bị môi trường, tạo cảnh quan và thiết kế không gian theo hướng trẻ được trải nghiệm thì việc quan trọng nhất vẫn là thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã chỉ đạo trong CSGD trẻ. Là một giáo viên lâu năm và được BGH tin tưởng, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường. Khi ngành giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học phúc” tôi cũng là người được BGH giao nhiệm vụ thực hiện ý tưởng: Mô hình lớp điểm phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc”. Khi nhận nhiệm vụ, bản thân cũng không khỏi lo lắng, không biết bản thân có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không. Nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ, mỗi ngày đến trường được nhìn thấy những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, được thấy các con luôn vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày đến trường thì mọi lo lắng lại tan biến, thay vào đó là quyết tâm để trẻ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non xã Nghĩa Minh. 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 đến ngày 29 tháng 4 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Tống Thị Phương Năm sinh: 1988 Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên 5 tuổi Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh Điện thoại: 0337333001 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại: 0944169382 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên trường mầm non xã Nghĩa Minh tiếp nhận CSVC mới với đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ và các phòng học cho các độ tuổi. Lớp học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện tốt nhất cho các con đến trường được tiếp xúc với môi trường mới, hiện đại và các trang thiết bị mới. Song song với việc chuẩn bị môi trường, tạo cảnh quan và thiết kế không gian theo hướng trẻ được trải nghiệm thì việc quan trọng nhất vẫn là thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã chỉ đạo trong CSGD trẻ. Là một giáo viên lâu năm và được BGH tin tưởng, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường. Khi ngành giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học phúc” tôi cũng là người được BGH giao nhiệm vụ thực hiện ý tưởng: Mô hình lớp điểm phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc”. Khi nhận nhiệm vụ, bản thân cũng không khỏi lo lắng, không biết bản thân có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không. Nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ, mỗi ngày đến trường được nhìn thấy những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, được thấy các con luôn vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày đến trường thì mọi lo lắng lại tan biến, thay vào đó là quyết tâm để trẻ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hạnh phúc – với mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, nhưng trong con mắt trẻ thơ hạnh phúc chỉ đơn giản là được an toàn, được yêu thương và tôn trọng. Sống trong một ngôi trường an toàn, hạnh phúc, ấm áp yêu thương và tràn ngập tiếng cười, trẻ sẽ được phát triển toàn diện về tâm lý, thể chất, trí tuệ và cảm xúc tích cực, từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin, mạnh dạn khi đến lớp, yêu thích đến trường mỗi ngày. Để làm được điều đó, bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp xây dựng một lớp học hạnh phúc thực sự, ở đó trẻ luôn được lắng nghe, tôn trọng và được yêu thương, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân mình. Và với những kinh nghiệm đạt được trong quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non xã Nghĩa Minh” với mong muốn chia sẻ và lan tỏa những giá trị tích cực đến những cô giáo mầm non có cùng đam mê và tâm huyết với nghề, để trường mầm non xã Nghĩa Minh thực sự là “nơi ước đến, chốn mong về” của các con học sinh mầm non xã Nghĩa Minh thân yêu. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trường mầm non xã Nghĩa Minh là trường có thành tích nằm trong tốp đầu của ngành học mầm non Huyện Nghĩa Hưng, với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong chăm sóc và giảng dạy. Tuy nhiên khi tiếp cận và thực hiện phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc” thì việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Một số giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, sáng tạo trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao. Các biện pháp giáo dục còn mang tính áp đặt đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Bên cạnh đó quá trình giáo dục vẫn còn nặng nề về kết quả mà chưa chú trọng nhiều đến quá trình, đến sự tham gia và thoải mái của trẻ trong hoạt động. Vì vậy, để thực sự đạt được hiệu quả trong thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi cá nhân giáo viên cần thay đổi từ tư duy, suy nghĩ, tạo một môi trường vui chơi và học tập tích cực cho trẻ. Tôn trọng, lắng nghe trẻ để trẻ được thoải mái nói lên suy nghĩ, được có cơ hội thể hiện khả năng của chính bản thân mình, từ đó trẻ luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi đến trường, đến lớp. Với tư duy quyết tâm thay đổi, bản thân tôi đã nghiên cứu, học hỏi và tìm tòi những biện pháp sáng tạo thông qua mạng Internet, tài liệu về GDMN. Ngoài ra, tôi còn học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước, cộng với kinh nghiệm của bản thân qua thời gian trực tiếp đứng lớp. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự động viên và tin tưởng của ban giám hiệu, luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn, cụ thể như sau: a. Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và bản thân có một số kinh nghiệm thực hiện các chuyên đề “Chuyên đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đi dự giờ các đợt về chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường học hạnh phúc” cũng như những chuyên đề, các phong trào thi đua khác do Phòng GD&ĐT huyện và các cấp tổ chức. Trường lớp được xây dựng hoàn toàn mới, tạo điều kiện cho giáo viên thỏa sức sáng tạo, linh hoạt áp dụng những cách thức tạo môi trường phát huy tính tích cực cho trẻ. CSVC, ĐDĐC lớp học tương đối đầy đủ, sạch sẽ, bảo đảm an toàn cho trẻ. Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ, luôn tìm tòi, học hỏi các phương pháp tổ chức theo hướng lấy trẻ làm trung tâm để dạy trẻ. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là những đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến lớp. Phụ huynh luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác cùng giáo viên trong CSND&GD trẻ. b. Khó khăn + Về trẻ: Do số lượng trẻ trên lớp khá đông, mỗi trẻ lại có những cá tính riêng biệt. Bên cạnh đó đa số trẻ đều được gia đình nuông chiều vì thế trẻ thường bướng bỉnh, đôi khi không thực hiện theo yêu cầu gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. + Phụ huynh học sinh: Do đa số cha mẹ trẻ đều là công nhân ít có thời gian chăm sóc và dạy dỗ trẻ, trẻ ở nhà với ông bà và được ông bà đưa đón đi học vì thế việc trao đổi, tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có ông bà ở nhà nên đôi lúc thời tiết thay đổi là cho cháu nghỉ học, dẫn đến trẻ quen được nuông chiều và không thích đi học. + Giáo viên: Thời gian làm việc ở trường lớp quá dài, đi sớm, về muộn và trực buổi trưa nên đôi khi giáo viên cảm thấy mệt mỏi, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Các hoạt động trải nghiệm còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến sự thoải mái và sự tham gia của trẻ. Vì vậy, trẻ chưa hoàn toàn chủ động và hứng thú lĩnh hội tri thức khi tham gia hoạt động. + Cơ sở vật chất: Tuy CSVC được xây dựng hoàn toàn mới song các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vẫn còn tận dụng nhiều từ trường cũ, nhiều cái đã xuống cấp, mẫu mã cũ; trang thiết bị từ nguồn XHH còn hạn chế. Nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm, song mới đủ về số lượng, tính năng và hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Từ thực tế đó, để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất, ngay đầu năm học 2021 – 2022 tôi đã tiến hành khảo sát mức độ thoải mái và sự tham gia của trẻ trong hoạt động, cảm xúc tích cực của trẻ khi đến lớp, kết quả như sau: Tổng số trẻ được khảo sát: 33/33 trẻ. STT Nội dung Kết quả Số lượng Tỉ lệ% 1 Tỉ lệ chuyên cần. 30/33 91% 2 Trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và tự tin khi đến lớp. 26/33 79% 3 Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động. 27/3 82% 4 Trẻ biết thể hiện tình cảm với cô giáo và bạn bè, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. 22/33 67% 5 Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, cô giáo. 28/33 85% Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về một ngôi trường hạnh phúc. Làm thế nào để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường? Trẻ luôn mong muốn được đến lớp, mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình, hứng thú, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động? Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các biện pháp xây dựng “Lớp học hạnh phúc” giúp cho trẻ cảm thấy trường học là mái nhà thứ hai ấm áp yêu thương và tràn ngập tiếng cười. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Sau khi khảo sát, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, dựa vào những tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc”, áp dụng những biện pháp mới vào chính lớp học mà tôi đang chủ nhiệm. Cụ thể như sau: 2.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức về phương pháp XDMT “Lấy trẻ làm trung tâm” Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, trước tiên bản thân mỗi giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, với xu thế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và nhận thức của con người ngày một nâng cao, vì vậy, để kịp thời nắm bắt các nội dung và phương pháp mới mỗi giáo viên cần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giúp bản thân có nhận thức đúng đắn và trang bị cho mình những hiểu biết, các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Từ đó giúp bản thân chủ động, tự tin trong quá trình xây dựng và tổ chức các hoạt động ND,CS&GD trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tự bồi dưỡng, bản thân tôi luôn tích cực tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp, BGH những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm như: Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm,đổi mới phương pháp giảng dạy. Các giáo viên trong trường tham gia sinh hoạt chuyên môn Bên cạnh đó, nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên. Vì thế tôi luôn tích cực tìm kiếm tài liệu, sách vở về giáo dục mầm non, học tập qua mạng internet về đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng linh hoạt những cách tạo môi trường trải nghiệm cho trẻ. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy hết khả năng và năng lực của trẻ. Hình ảnh tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn Bản thân là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, vì thế tôi luôn coi trọng và đề cao công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Nhất là từ khi thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký tự bồi dưỡng nhiều mô đun về nâng cao chất lượng CS,ND&GD trẻ để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân. Dự giờ, thao giảng cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Qua dự giờ, thao giảng, cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân để không vấp phải những tồn tại. Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để CBQL nhà trường và đồng nghiệp dự giờ. Thông qua các tiết dạy, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí CBQL phân tích cụ thể những gì đã đạt được và chưa được: Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động hay không? Trong quá trình hoạt động trẻ tham gia như thế nào, mức độ thoải mái ra sao? Có mạnh dạn, tự tin hay không?... Từ đó, tôi rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, sau đó thay đổi và áp dụng linh hoạt trong hướng dẫn các hoạt động của trẻ tại lớp. Ngoài ra, thông qua các buổi dự giờ tại trường bạn hay lớp bạn tôi cũng chú trọng quan sát cách tạo môi trường lớp học cho trẻ, học hỏi những cách thức tạo môi trường sáng tạo, mang tính trải nghiệm cho trẻ; những cách thức tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động và mức độ thoải mái của trẻ khi được trải nghiệm trên môi trường đó ra sao để áp dụng vào môi trường lớp học của mình phụ trách, giúp trẻ được trải nghiệm một cách tích cực. Các giáo viên trong trường đang tham gia dự giờ tiết dạy hội giảng. 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học sinh động, sáng tạotheo hướng trải nghiệm, thu hút sự chú ý của trẻ. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn. Đồng thời trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Bên cạnh đó môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú gây được hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, ngay từ đầu năm học 2021- 2022, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non xã Nghĩa Minh đã chung sức, đồng lòng, chung tay xây dựng môi trường giáo dục hấp dẫn mang tính trải nghiệm cho trẻ. Các mảng tường bao được thiết kế với những hỉnh ảnh ngộ nghĩnh như một bức tranh câu truyện, tạo cơ hội dẫn các bé trở về với thế giới cổ tích xa sưa, đồng thời những hình ảnh này được gắn rời giúp trẻ có thể tự thay đổi nhân vật và nội dung theo chủ đề và sự kiện. Khu vực gầm cầu thang và hành lang, được cải tạo thành góc thực hành kỹ năng cuộc sống cho trẻ, giúp trẻ thoải mái lựa chọn các hoạt động chơi mà qua đó các kỹ năng của trẻ cũng được hoàn thiện. Khoảng đất sau trường được cải tạo thành khu vực trồng rau và cây ăn quả, các khu vực đã được phân chia theo lớp giúp cô và trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trải nghiệm như: Gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cây... Phía góc trái trước sân trường là sân chơi giao thông và khu vực vườn cổ tích được thiết kế đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó nhà trường đã tận dụng các góc sân trường làm khu vận động thể chất, khu trải nghiệm, đặt xích đu, đu quay, nhà bóng, được trải cỏ nhân tạo giúp cho trẻ thỏa sức vui chơi, khám phá. Bé chăm sóc vườn rau Bé tham gia các hoạt động khu vực gầm cầu thang Là một ngôi trường mới, trường Mầm non xã Nghĩa Minh đã áp dụng mô hình “Dạy học ứng dụng các phương pháp tiên tiến như Steam, Montessori .” nhằm trao cho trẻ quyền chủ động và sáng tạo trong mở rộng và khám phá kiến thức, với sự hỗ trợ khuyến khích, khơi gợi của giáo viên, trẻ tự khám phá, tìm hiểu thực tiễn thông qua việc tham quan trong và ngoài trường. Các bé cùng cô tham gia các hoạt động tham quan trải nghiệm ngoài lớp học Bên cạnh môi trường ngoài trời, môi trường trong lớp học không kém phần quan trọng đối với trẻ mầm non. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, tôi đã nghiên cứu tạo một môi trường trong lớp học, với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ và các hình ảnh có thể tháo rời hay thay đổi theo chủ đề hay sự kiện. Các góc hoạt động được bố trí một cách hợp lí, sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ chơi. Môi trường mang tính chất mở được thay đổi theo mỗi chủ đề, thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, hứng thú phát huy tính sáng tạo của trẻ. Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ. Các góc chơi bày biện hấp dẫn, có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được đựng vào trong rổ, hộp ngăn nắp, gọn gàng, được dán kí hiệu và tên đồ dùng để trẻ dễ nhận biết, qua đó trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất đúng nơi quy định. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với chủ đề và hoạt động, phù hợp với hứng thú của trẻ.Tất cả các góc chơi đều được thiết kế gắn nhiều móc treogiúp trẻ dễ lấy ra và lắp vào khi muốn thay đổi các góc chơi, vừa thuận tiện khi thay đổi chủ đề chơi trong lớp vừa kích thích sự sáng tạo của trẻ. Các góc được bố trí hợp lí, thuận tiện và an toàn, đồ dùng, đồ chơi được để trong rổ, hộp có dán tên, kí hiệu Đặc biệt tôi thường xuyên nghiên cứu và tự làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động như: Cây, hoa, rau, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, vật dụng gia đình, biển báo giao thông, đồ dùng học tập, đồ chơi Hầu hết các sản phẩm tự làm đều được tận dụng từ các vật liệu phế thải, dễ tìm kiếm tại địa phương và được phụ huynh của lớp ủng hộ. Đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vât liệu phế thải tham gia dự thi ở trường Có thể nói việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong lớp mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ sau này; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung ", trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”. 2.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường an toàn, thoải mái, thân thiện và gần gũi cho trẻ khi đến lớp a. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn cả về thể chất và tinh thần Để xây dựng một lớp học hạnh phúc, trước tiên môi trường đó phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, cô và trẻ được sống trong tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến lớp đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái. Môi trường an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Mỗi ngày ở lớp trẻ được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến lớp trẻ có cảm nhận như được ở nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là trẻ phải được phát triển để khỏe mạnh, đảm bảo chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng thời gian biểu. Hằng ngày, tôi luôn cho trẻ ăn đúng thời gian, khuyến khích trẻ ăn hết xuất của mình, tập thể dục đúng giờ, tham gia các hoạt động đều đặn thường xuyên, đảm bảo giờ nào việc nấy. Các bé ăn trưa tại trường Trong các hoạt động tôi luôn chú ý bao quát trẻ để đảm bảo trẻ luôn vui vẻ và an toàn, nhất là khi các con ra ngoài tham gia hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể. Trong quá trình hoạt động tôi lồng ghép dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân; như: An toàn khi đi cầu thang: Xếp hàng và đi theo hàng, khi đi phải vịn tay vào lan can, không xô đẩy bạn. Khi tham gia hoạt động không được đi quá xa hoặc đến gần những nơi nguy hiểm; Không leo trèo cầu thang hay hàng rào Ngoài ra tôi còn tận dụng thời gian rảnh để dạy trẻ kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt cóc, bị lạc hay tham gia giao thông Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng cô Hoạt động dạy kỹ năng sống của cô và trò Đối với CSVC lớp học, tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài lớp học, đặc biệt là phòng vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ, các đồ dùng vệ sinh và chất tẩy rửa được sắp xếp gọn gàng, để ở vị trí cao so với tầm với của trẻ. Xô, chậu, thùng chứa nước tôi luôn úp khô không để đọng nước sau khi trẻ sử dụng xong. Tủ giá, cửa sổ được kiểm tra thường xu
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx