Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Video/audio hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid 19
Dịch bệnh COVD-19 kéo dài đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của dịch COVID-19, đặc biệt là cấp học mầm non. Trong bối cảnh đó nhằm tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực thực hiện phong trào “Ngành Giáo dục và Đào tạo Nam Định chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022” của ngành Giáo dục; Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không tạm dừng học”
Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên các cơ sở giáo dục mầm non tạm dừng việc đón trẻ đến trường tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc ở nhà và tách khỏi môi trường giáo dục sẽ làm cho trẻ có một số ảnh hưởng nhất định, nhiều trẻ em gặp tình trạng chậm nói, ngại giao tiếp, khả năng kết nối, tương tác, tình cảm xã hội, vận động sức khỏe, sẽ gây ra các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất. Thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm, tự kỉ.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC MỸ BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp xây dựng Video/audio hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid 19”. Lĩnh vực (mã) cấp học: Chăm sóc giáo dục (03)/Cấp mầm non Tác giả:. Đỗ Thị Mai Trình độ chuyên môn: CĐSPMN Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Trực Mỹ Trực Ninh, tháng 10 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Trực Mỹ ” ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC MỸ BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp xây dựng Video/audio hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid -19”. Lĩnh vực (mã) cấp học: Chăm sóc giáo dục (03)/Cấp mầm non Tác giả:. Đỗ Thị Mai Trình độ chuyên môn: CĐSPMN Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Trực Mỹ Trực Ninh, tháng 10 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng Video/audio hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid -19”. 2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Chăm sóc giáo dục (03)/Cấp mầm non 3. Thời gian áp dụng biện pháp: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022 4. Tác giả Họ và tên: Đỗ Thị Mai Năm sinh: 1986 Nơi thường trú: Xã Trực Mỹ - Trực Ninh – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Mỹ Địa chỉ liên hệ: Trường Mầm non Trực Mỹ - Trực Ninh – Nam Định Điện thoại: 0396647198 5. Đồng tác giả (nếu có): Họ và tên: Năm sinh: Nơi thường trú: Trình độ chuyên môn Chức vụ công tác: Nơi làm việc Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: 6. Đơn vị áp dụng biện pháp: Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Mỹ Địa chỉ: Trường Mầm non Trực Mỹ - Trực Ninh – Nam Định Điện thoại: 02283947400 Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Dịch bệnh COVD-19 kéo dài đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của dịch COVID-19, đặc biệt là cấp học mầm non. Trong bối cảnh đó nhằm tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực thực hiện phong trào “Ngành Giáo dục và Đào tạo Nam Định chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022” của ngành Giáo dục; Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không tạm dừng học” Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên các cơ sở giáo dục mầm non tạm dừng việc đón trẻ đến trường tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc ở nhà và tách khỏi môi trường giáo dục sẽ làm cho trẻ có một số ảnh hưởng nhất định, nhiều trẻ em gặp tình trạng chậm nói, ngại giao tiếp, khả năng kết nối, tương tác, tình cảm xã hội, vận động sức khỏe, sẽ gây ra các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất. Thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm, tự kỉ. Các hoạt động về thể chất giảm, làm giảm sức đề kháng của trẻ, tăng khả năng gặp các vấn đề về tim mạch và cân nặng. Về phát triển trí tuệ, việc thiếu vắng các tương tác xã hội đa dạng còn làm giảm chỉ số trí tuệ IQ, giảm các phản xạ xử lý thông tin từ môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Do đó, việc triển khai hình thức kết nối, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch bệnh covid 19, hình thức này giúp trẻ giữ thói quen học, chơi, sinh hoạt khoa học, đặc biệt là phát triển các kỹ năng, thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức và tìm hiểu môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi lên 5 đang ở giai đoạn hết sức quan trọng, đây là bước chuyển tiếp vào lớp 1 của trẻ em. Vì vậy, các trường cần phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh lựa chọn những nội dung học tập phù hợp để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp học đầu tiên của cấp tiểu học. Để chủ động ứng phó với diễn biến khó lường của dịch COVID-19, ngay từ đầu năm học trường mầm non Trực Mỹ đã thực hiện theo công văn chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh về việc chủ động xây dựng hai phương án tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi trẻ đến trường học trực tiếp và khi trẻ phải tạm thời nghỉ học tại nhà. Do đó, Trường mầm non Trực Mỹ đã linh hoạt thích ứng hiệu quả khi chuyển đổi hình thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp sang hình thức phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Để đảm bảo thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19 Căn cứa vào điều kiện thực tế tại trường Mầm non Trực Mỹ trong thời gian học sinh nghỉ dịch Covid – 19 nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên chủ nhiệm lớp hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Các nhóm zalo, youtube, facebook, messenger... giữa giáo viên và các phụ huynh sẽ giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình phù hợp với từng độ tuổi để trao đổi, nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại gia đình, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em tại gia đình, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của trẻ em. Là tổ trưởng phụ trách chuyên môn bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại nhóm, lớp mình đang phụ trách nói riêng, chất lượng của nhà trường nói chung đặc biệt là trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà, rất cần sự phối kết hợp chặt chẽ vào cuộc từ Ban giám hiệu, giáo viên và chính cha mẹ trẻ. Và đây chính là yếu tố thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp xây dựng Video/audio hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid -19”. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Ngay từ đầu năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ dạy lớp 5 tuổi A1 với tổng số 33 trẻ. Thời điểm đó dịch bệnh covid còn đang căng thẳng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nhà trường đã chỉ đạo tới toàn thể giáo viên chủ động xây dựng hai phương án tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi trẻ đến trường học trực tiếp và khi trẻ phải tạm thời nghỉ học tại nhà. Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, tập thể giáo viên trường Mầm non Trực Mỹ đã phải nỗ lực tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới. Do đó ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện, tổ chức cho giáo viên tham gia học tập chuyên môn về công tác công nghệ thông tin để xây dựng video ứng phó linh hoạt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh luôn quan tâm tạo điều kiện để bản thân tôi tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của giáo viên cốt cán. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu đã tiến hành chọn, phân công giáo viên thực hiện xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Sau đó tận dụng các nền tảng mạng xã hội để đăng tải nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả phụ huynh những kiến thức cần thiết trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Bên cạnh đó, do đã có danh sách trẻ, số điện thoại của phụ huynh, nên đã tạo các nhóm/lớp trên Zalo để gửi các video này cho các phụ huynh”. Mới đầu bản thân tôi và các đồng nghiệp còn bỡ ngỡ, không biết phải xuất hiện trong video, clip như thế nào cho đẹp và phù hợp, chưa thực sự tự tin trước máy quay, chưa biết sử dụng các phần mềm để chỉnh video. Ngoài ra để tạo ra được một video thì cần có đầy đủ các yếu tố về thời lượng, âm thanh, ánh sáng, cảnh quay, nội dung phù hợp. Trước những thực trạng đó thì cần có các giải pháp để tạo ra một video hoàn chỉnh. 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến Biện pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng video kết nối, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Trong giai đoạn trẻ tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh Covid-19, thì việc ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn là vô cùng cần thiết. Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn và là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ, tôi luôn tìm tòi đưa những phần mềm công nghệ ứng dụng CNTT để kết nối với phụ huynh học sinh cũng như với trẻ từ việc tạo video clip, đến việc tạo phòng họp trực tuyến Tôi đã phối hợp với ban giám hiệu có kế hoạch cụ thể về kế hoạch tương tác online, phân công thiết kế bài giảng, Để cùng nhau hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về khâu kĩ thuật trong quá trình quay, xử lý video, audio trước khi chia sẻ đến phụ huynh, nhà trường triển khai tập huấn hướng dẫn giáo viên cách sử dụng một số phần mềm quay, chỉnh sửa video, audio, kĩ thuật quay, ghi âm; cách sử dụng phần mềm tương tác để tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn, trao đổi với phụ huynh như: zoom, google meet, zalo, facebook; hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu chuyên môn trực tuyến. Hình ảnh cán bộ, giáo viên trường MN Trực Mỹ tham gia tập huấn hướng dẫn CNTT Tự tìm tòi, học hỏi các phần mềm trên mạng như: Camtasia, Canva, powerpoint, sử dụng phần mềm Cupcut hoặc Kinemaster để chỉnh sửa video. Cupcut hiện nay là phần mềm chỉnh sửa video trên điện thoại dễ sử dụng nhất, nhiều chức năng đáp ứng xu hướng nhất). Sử dụng canva để chình sửa ảnh chuyên nghiệp. Để ứng dụng có hiệu quả các phần mềm tôi đã tham khảo Youtobe xem hướng dẫn cách tạo ra các video hoàn chỉnh từ âm thanh đến chất lượng hình ảnh . Ứng dụng tốt công nghệ thông tin tôi đã tìm tòi lựa chọn các hình ảnh nền đẹp mắt phù hợp với độ tuổi mầm non tải về để tạo hình nền và tham khảo những bài nhạc hay, vui nhộn, lựa chon các hiệu ứng phù hợp để ghép vào video. Lựa chọn hoạt động phù hợp với nhóm tuổi, xây dựng kịch bản, viết lời dẫn, quay hình, tiếp đến là xử lý hậu kỳ để thành một bài giảng hoàn chỉnh, bảo đảm 4 yếu tố: theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, có tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Đó là những kỹ năng mới mà tôi cùng chị em đồng nghiệp đã phải tập huấn, học tập, nghiên cứu nhiều mới có được video đảm bảo chất lượng để gửi tới phụ huynh và trẻ. Việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin đã giúp tôi chỉnh sửa về câu từ trong video, hình ảnh trong clip, những có vấn đề về hình ảnh, chất lượng âm thanh hay những nội dung bài giảng cần chỉnh sửa để mục đích duy nhất làm sao có được các video chất lượng tốt nhất. Biện pháp 2: Xây dựng kịch bản chuẩn bị công cụ ghi hình Để có một video hoàn chỉnh kết nối tới phụ huynh việc đầu tiên là tôi lựa chọn nội dung sau đó tiến hành xây dựng kịch bản, xây dựng các cảnh quay lần lượt từ đầu video cho tới khi kết thúc. Khi đã xây dựng kịch bản tôi sẽ tiến hành quay video dựa theo kịch bản đó. Kịch bản video kết nối với phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Hoạt động: Gấp quần áo Cảnh 1: Lời chào/lời mở đầu (30s) – Giới thiệu tên hoạt động, lứa tuổi trẻ có thể thực hiện – Chia sẻ với phụ huynh về mục tiêu của bài học/hoạt động. Vì sao nên cùng con thực hiện hoạt động này? Lời dẫn: Cô Mai rất vui khi được đồng hành cùng quý phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình. – Trẻ nhỏ nên được phát triển tính ngăn nắp cẩn thận từ nhỏ. Để các con có thể tích cực hỗ trợ phụ huynh làm việc nhà, đồng thời gắn kết thêm tình cảm giữa phụ huynh và con cái, phụ huynh có thể cùng con làm một số công việc phù hợp ví dụ gấp quần áo. Sau đây là hoạt động phụ huynh tương tác, hướng dẫn con gấp quần áo. Mục tiêu bài học: – Giúp đôi bàn tay trẻ khéo léo, rèn luyện tính cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp. – Hình thành ở trẻ thói quen tự phụ vụ bản thân. – Khi được làm việc cùng phụ huynh sẽ tạo ra ở trẻ những cảm xúc tích cực, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Cảnh 2: Giới thiệu các vật dụng cần chuẩn bị (15s) Chuẩn bị đạo cụ: – Một số quần áo trẻ thường mặc. – Bàn thấp hoặc thảm, giường. Cảnh 3: Cách thức thực hiện hoạt động (4 phút) Tiến hành: Cảnh 4: Trao đổi về một số lưu ý với phụ huynh khi thực hiện (1 phút) – Quần áo nhiều màu sắc, hình dạng giúp kích thích thị giác và khả năng khám phá thế giớixung quanh ở trẻ rất nhiều. Khi gập quần áo, trẻ cảm nhận được độ cứng – mềm và nhẵn–xù xì của từng loại quần áo, giúp trẻ phát triển xúc giác tốt hơn. Với hoạt động gấp quần áo, phụ huynh ở nhà hoàn toàn có thể hướng dẫn con cách gấp các loại quần áo khác nhau như: áo dài tay, quần dài, áo khoác Từ đó hàng ngày giao nhiệm vụ gấp quần áo cho con bằng cách khuyến khích con tự gấp quần áo của mình. Và đừng quên khen ngợi khi con hoàn thành công việc. Đặc biệt phụ huynh hãy dành trọn tâm trí, tận hưởng khoảnh khắc vui chơi và làm việc bên con. * Chuẩn bị công cụ ghi hình – thu âm: Chuẩn bị tốt các công cụ ghi hình – thu âm giúp tôi chủ động thực hiện tốt hơn, quá trình quay diễn ra mạch lạc không bị gián đoạn. Một số công cụ như chân máy, micro không chỉ giúp video ổn định và đẹp hơn, mà còn tiết kiệm công sức cho tôi bớt những công việc phát sinh như cầm giữ máy, thu âm thêm Tôi lựa chọn lựa chọn công cụ ghi hình và thu âm là điện thoại thông minh. Khi ghi hình và thu âm đáp ứng mục tiêu bài hướng dẫn tôi lưu ý nội dung sau: – Chuẩn bị dung lượng lưu trữ lớn: + Trung bình mỗi video kéo dài 1 phút ở độ phân giải Full HD 1080p với 30 khung hình/giây (tiêu chuẩn) sẽ chiếm khoảng 130MB bộ nhớ. Do đó để thu một video bải giảng khoảng 5 phút, tôi cần có sẵn tối thiểu 700MB bộ nhớ trong điện thoại thông minh. – Chuẩn bị địa điểm ghi hình – Bố trí cảnh quay phù hợp – Chuẩn bị đồ dùng Biện pháp 3: Xây dựng video, clip, dựa theo các tiêu chí về thời lượng, kỹ thuật và nội dung Để có một video khoa học, bắt mắt và đảm bảo về thời lượng, nội dung phù hợp tôi đã xây dựng video dựa vào các tiêu chí sau: + Thời lượng (từ 5 đến 10 phút) Thời lượng từ 5- 10 phút là vừa đủ để phụ huynh có thể cùng trẻ tham gia vào hoạt động cùng giáo viên mà không nhàm chán, không ảnh hưởng nhiều đến thời gian của phụ huynh. + Kỹ thuật: Chất lượng, hình ảnh, ánh sáng , hiệu ứng, cắt ghép chỉnh sửa video hợp lí. Để có chất lượng hình ảnh đẹp cần điều chỉnh độ sáng của màn hình vừa phải, vừa đủ để nhìn rõ. Video cần đủ sáng để nhìn rõ biểu cảm khuôn mặt, khẩu hình và các thao tác hướng dẫn của giáo viên. Với cảnh quay sản phẩm, ánh sáng cần đủ để làm rõ các chi tiết như màu sắc, của sản phẩm. Muốn làm rõ hơn các chi tiết cho phụ huynh và trẻ xem có thể di chuyển máy quay thật chậm xung quanh sản phẩm đề cảnh quay thêm sinh động. Đảm bảo phòng quay có đầy đủ ảnh sáng - Khi quay video tôi luôn lưu ý: + Đặt máy quay cố định bằng kẹp hoặc chân quay điện thoại + Chú ý ánh sáng. + Không bao giờ quay video ở định dạng dọc (Quay định dạng khung hình ngang chữ nhật 16:9 rộng khung hình, thay vì khung hình vuông 4: 3 sẽ bị hẹp gây mất mĩ quan). + Quay video thành từng đoạn theo các phần đã chia, Nếu sai chỉ quay lại 1 phần không quay lại từ đầu gây mất thời gian, căng thẳng. + Khi thực hiện các hoạt động cần quay cận cảnh cô thực hiện, nên quay riêng 1 video cận cảnh cô thực hiện để chèn vào. Phân nhỏ các cảnh quay và chia lời dẫn thành nhiều cảnh nhỏ theo từng phần của bài hướng dẫn và quay từng cảnh, sau đó ghép lại. Cách này giúp tôi không cần nhớ quá nhiều lời thoại, có thể tập trung vào biểu cảm và diễn đạt nội dung thoải mái hơn, giúp video thêm sinh động và hấp dẫn. + Chất lượng âm thanh tốt Bên cạnh hình ảnh, âm thanh cũng cần được chú trọng khi ghi hình bài hướng dẫn. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn lọt vào video, tôi chọn không gian quay yên tĩnh, nếu quay ở trường cần chọn phòng sâu phía trong không gian trường, tránh xa các trục đường chính. Lựa chọn thời gian quay phù hợp cũng giúp hạn chế tiếng ồn hiệu quả. Nếu không thể chọn không gian tốt, tôi có thể lựa chọn quay vào những khung giờ yên tĩnh hơn như cuối giờ sáng, buổi trưa, đầu giờ chiều hoặc buổi tối. Lời dẫn của giáo viên cần rõ ràng và rành mạch, không bị lẫn vào các tiếng ồn của môi trường xung quanh. Khi xử lý video tôi chèn thêm nền nhạc nhẹ không lời với âm lượng vừa phải để vừa tạo không khí sôi động cho video, vừa che tiếng ồn từ môi trường mà không ảnh hưởng đến giọng nói. Ngoài ra để có chất lượng âm thanh tốt tôi còn có thể sử dụng ghi âm để lồng tiếng, chủ động thu âm bài hướng dẫn theo một kịch bản viết sẵn tại không gian yên tĩnh trước hoặc sau khi ghi hình. Khi quay cố gắng nói đúng theo kịch bản để khẩu hình khớp với phần thu âm. Hình ảnh và thu âm sau đó được căn chỉnh cho khớp nhau hoàn toàn trong quá trình xử lý. + Nội dung - Video có đầy đủ bố cục gồm các phần: + Giới thiệu lĩnh vực, tên hoạt động, độ tuổi và tên giáo viên thực hiện, (xác định đúng tên hoạt động) + Nêu rõ mục đích, yêu cầu ( Có chèn lời nói ) + Các video đều nhằm mục đích hướng dẫn phụ huynh cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ tại gia đình, vì vậy tôi nêu rõ hoạt động đó đem lại cho trẻ những kiến thức, kỹ năng gì đồng thời phát triển lĩnh vực gì cho trẻ từ đó phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục mầm non và sẵn sàng thực hiện cùng con. - Đối với các hoạt động có sử dụng đồ dùng tôi thêm phần chuẩn bị. - Nội dung hướng dẫn phù hợp với từng độ tuổi - Lựa chon nội dung chia đều cho các lĩnh vực - Lựa chọn góc quay đẹp, phù hợp, chuẩn bị, sắp xếp đồ dùng khoa hoc - Giáo viên hướng dẫn tự nhiên. Hình ảnh video cô hướng dẫn trẻ - Hướng dẫn theo các bước để phụ huynh dễ hiểu và dễ dàng thực hiện cùng con + Kết thúc: Có nội dung giáo dục Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung phù hợp, đa dạng, phong phú với từng độ tuổi của trẻ để xây dựng video phối hợp với phụ huynh. Trước khi quay, tôi luôn chuẩn bị thật kỹ nội dung, kịch bản, cốt làm sao có thể tạo ra một video, clip gần gũi, dễ hiểu để trẻ có thể tự làm hoặc cùng ba mẹ, anh chị cùng làm trong những ngày nghỉ dịch. Tôi luôn nỗ lực, trăn trở làm sao để những video, clip do mình làm ra có thể thu hút trẻ, do đó cô thường mày mò, tìm kiếm và ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên có sẵn tại nhà. Với những thao tác đơn giản, dễ thực hiện, lại được sự hướng dẫn của các bậc phụ huynh, trẻ đã có thể dễ dàng làm theo cô. lựa chọn nội dung, lập kế hoạch và hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tổ chức vui chơi, chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1, đảm bảo an toàn cho trẻ em, phù hợp với điều kiện tại gia đình, phát triển toàn diện 4 lĩnh vực phát triển đối với nhà trẻ và 05 lĩnh vực phát triển đối với độ tuổi mẫu giáo quy định trong chương trình giáo dục mầm non, thường xuyên tham gia họp nhóm chuyên môn đều đặn để chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình làm các bài giảng, video. Tôi lựa chọn nội dung được trải đều ở 5 lĩnh vực với các hoạt động hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng - đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên, gần gũi, dễ kiếm, dễ thực hiện. Hầu hết, các video đều thể hiện được những nội dung trọng tâm, cốt lõi, ngắn gọn, dễ hiểu đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; phù hợp với chủ đề. Nội dung hướng dẫn đều là những hoạt động thực tế. Hình thức hướng dẫn đa dạng, phong phú thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và được kết hợp các phương pháp như: hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ, thực hành, Các video đều hướng dẫn cụ thể các bước giúp cho cha mẹ/các bậc phụ huynh dễ dàng thực hiện và tương tác cùng trẻ tại gia đình. Một số video clip được đầu tư, dàn dựng công phu: hình ảnh, âm thanh trong các hoạt động thể hiện rõ ràng, sắc nét; nội dung cụ thể video clip: Đường link: https://youtube/ak2bqf4Vyqw: Hoạt động hướng dẫn phụ huynh chơi cùng con trò chơi “ Tạo bóng các con v
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_videoaudio_h.doc