Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại

“An toàn là bạn - tai nạn là thù” đó là thông điệp mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, an toàn giao thông đang là vấn đề mà cả nước quan tâm, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Mỗi năm có hàng nghìn vụ tai nạn giao thông trong đó có hàng trăm vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em. Trẻ em còn quá ngây thơ, trong sáng, các em chưa ý thức được những việc làm của mình. Nếu như khi tham gia giao thông có điều gì không may xảy ra với các em thì thật đáng tiếc. Nguyên nhân trẻ gặp tai nạn về an toàn giao thông là do trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông, bên cạnh đó các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến Luật An toàn giao thông, còn xem nhẹ Luật An toàn giao thông.

docx31 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRỰC NINH
TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông 
cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại”
Lĩnh vực(mã)/cấp học: Giáo dục (03)/ Mầm non
 Tác giả: Vũ Thị Thoa
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm mầm non
 Chúc vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường mầm non Trực Đại
Trực Ninh, tháng 4 năm 2024

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/Mầm Non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 đến ngày 25 tháng 3 năm 2024
4. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Thoa
Ngày/ tháng/ năm sinh: 02/07/1992
Nơi thường trú: Trực Đại, Trực Ninh, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Đại
Điện thoại: 0373386039
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Đại
Địa chỉ: Thôn Cường Trung – xã Trực Đại – huyện Trực Ninh – Nam Đinh
Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Thắng
Địa chỉ: xã Trực Thắng – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Đinh
Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Thái
Địa chỉ: xã Trực Thái – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Đinh
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
“An toàn là bạn - tai nạn là thù” đó là thông điệp mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, an toàn giao thông đang là vấn đề mà cả nước quan tâm, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Mỗi năm có hàng nghìn vụ tai nạn giao thông trong đó có hàng trăm vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em. Trẻ em còn quá ngây thơ, trong sáng, các em chưa ý thức được những việc làm của mình. Nếu như khi tham gia giao thông có điều gì không may xảy ra với các em thì thật đáng tiếc. Nguyên nhân trẻ gặp tai nạn về an toàn giao thông là do trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông, bên cạnh đó các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến Luật An toàn giao thông, còn xem nhẹ Luật An toàn giao thông.
Trẻ tham gia giao thông như thế nào để An toàn là vấn đề mà toàn xã hội đang rất quan tâm. Nhà nước đã Ban Hành Luật giao thông là một hệ thống văn bản về luật, với mục đích là người quản lý và điều khiển các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông, theo một quy luật trật tự nhất định đã quy định rất cụ thể nhưng bên cạnh một số người chấp hành tốt các quy định, luật giao thông thì vẫn còn một số người thực hiện chưa nghiêm túc các quy định của Luật giao thông. Vì vậy đồng thời với việc ban hành Luật giao thông chúng ta phải giáo dục an toàn giao thông cho mọi người, mọi nhà.
Đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Hàng ngày, trẻ đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều phương tiện giao thông, trẻ phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm, trẻ chưa có kiến thức, chưa có kỹ năng để bảo vệ bản thân khi ngồi trên phương tiện đang tham gia giao thông, chưa có ý thức khi tham gia giao thông khi qua đường còn tự chạy một mình, đi bộ còn đi trong lòng đường, hay đùa giỡn khi ngồi trên xe, ngồi phía trước xe, đó là những nguyên nhân làm xảy ra tai nạn giao thông, trẻ có thể tránh được những tình huống đó nếu chúng ta giáo dục trẻ. 
Bản thân tôi là giáo viên mầm non đang giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi khi thấy được thực tế về vấn đề an toàn giao thông và thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là rất cần thiết. Ca giao có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ” vì vậy để trẻ lớp tôi có ý thức sâu sắc về an toàn giao thông tôi luôn trăn trở để tìm ra các giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại” 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
An toàn giao thông là hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông, là mối quan tâm cấp thiết của toàn xã hội, bao gồm việc chấp hành luật giao thông, ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông lưu thông. Trẻ mầm non là độ tuổi rất dễ tiếp thu và đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. Giáo dục an toàn giao thông góp phần cho các con hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ giao thông, giúp giảm tải những tai nạn giao thông không đáng có. Qua đó giúp các con có ý thức văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng, trẻ chưa biết nhiều về luật giao thông, cách đi đường như thế nào để đảm bảo an toàn cho chính bản thân trẻ. Nhiều trẻ còn đi dưới lòng đường, nhiều trẻ chưa xác định được đâu là đường bên phải, đường bên trái của bản thân, chưa hiểu được đâu là lề đường, lòng đường, vẫn còn nhiều trẻ nô đùa dưới lòng đường, tự ý chạy sang đường một mình hay từ trong nhà chạy ra đường dong, ngõ xóm, chạy ra đường quốc lộ. Ở bậc học mầm non, mục tiêu cụ thể đó là giúp trẻ có hiểu biết ban đầu về các hoạt động giao thông gần gũi, nhận biết được một số hành vi tham gia giao thông đúng hoặc chưa đúng và bước đầu hình thành ý thức về đảm bảo về an toàn khi đi đường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Với trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nhận thức, tư duy của trẻ đang phát triển đó là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục luật an toàn giao thông cho trẻ. Ở độ tuổi này trẻ phải biết về ký hiệu đèn tín hiệu giao thông, biển báo cơ bản về màu sắc, hình dạng Biết một số quy định khi tham gia giao thông. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi tư duy của trẻ rất nhanh nhớ, tuy nhiên tâm lý chưa ổn định nên trẻ cũng rất mau quên. Vì vậy nhiệm vụ của cô giáo là cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; hình thành thế hệ trẻ những công dân toàn cầu thế kỷ 21 có văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia. Từ mục tiêu đó mỗi cấp học, bậc học phải đặt ra mục tiêu cụ thể khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của lứa tuổi, đồng thời phải có các nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức.
Để làm được điều đó bản thân giáo viên phải là người gương mẫu trong thực hiện luật an toàn giao thông để trẻ noi theo. Bên cạnh đó cha mẹ cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ và phối hợp với giáo viên nhà trường tạo điều kiện cho trẻ môi trường thực hành một cách tốt nhất.
Tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại ”nhằm giúp trẻ phát triển những kỹ năng sơ đẳng, sử lý một số tình huống khi tham gia giao thông.
- Làm phong phú kỹ năng sống, kỹ năng sử lý tình huống cho trẻ.
- Giúp trẻ hiểu về luật lệ giao thông đường bộ.
Trong quá trình khảo sát, thực hiện tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1 Thuận lợi:
Trường Mầm non Trực Đại là ngôi trường có khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp, sân chơi rộng rãi, có nhiều đồ dùng đồ chơi đảm bảo đầy đủ để giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Có sân chơi giao thông rộng cho trẻ thoải mái vui chơi, thực hành, diễn tập tham gia giao thông 
Bản thân tôi là giáo viên trẻ luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, có trình độ Đại học Sư phạm Mầm non.
 Tôi được ban giám hiệu quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để giáo viên triển khai các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại lớp mình. Bản thân, tuy chưa được trực tiếp tham gia các tập huấn về An toàn giao thông do Phòng giáo dục tổ chức nhưng được tham gia tập huấn tại hội nghị sinh hoạt chuyên môn của nhà trường được BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chia sẻ những tài liệu phong phú cho tôi áp dụng các biện pháp này.
Căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giao lưu: Tôi yêu Việt Nam năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Trực Đại, tôi đã lên kế hoạch để thực hiện chương trình giao lưu: Tôi yêu Việt Nam cho lớp 4 Tuổi C1 của mình.
1. 2. Khó khăn
- Qua khảo sát tôi thấy kiến thức về LLGT của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ vẫn chưa hiểu biết một số quy định cơ bản về an toàn giao thông như: Chơi dưới lòng đường, sang đường đột ngột, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, nô đùa khi ngồi sau xe, đứng trước, ngồi trước xe máy...
- Đồ chơi về giao thông chưa phong phú về số lượng và chủng loại.
- Một số phụ huynh thiếu ý thức khi tham gia giao thông, chưa đội mũ bảo hiểm, còn chen lấn, phóng nhanh vượt ẩu, dừng và đậu xe không đúng nơi quy định.
- Hàng ngày khi chứng kiến những cảnh giao thông lộn xộn đó cũng tác động không nhỏ đến ý thức và hành vi của trẻ. 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên ngay từ đầu năm học tôi đã đi vào khảo sát, đánh giá chất lượng trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong giảng dạy. Tôi đã tiến hành khảo sát trên 47 trẻ tại lớp 4 Tuổi C1 năm học 2023 - 2024, đánh giá xếp loại trẻ với kết quả như sau: 
Qua kết quả khảo sát đầu năm học 2023 – 2024 đối với 47 trẻ tại lớp 4 Tuổi C1 Trường mầm non Trực Đại, tôi nhận thấy việc hiểu biết về an toàn giao thông của trẻ chưa cao. Đối với kết quả trên bản thân tôi nhận thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ có các kiến thức cơ bản về an toàn giao thông, luật giao thông từ đó nâng dần kết quả hiểu biết về an toàn giao thông của trẻ lớp mình.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
	Sau khi phân tích, đánh giá trẻ của lớp mình tôi nhận thấy nguyên nhân, sự hiểu biết của trẻ còn rất kém về kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông là do: 
- Giáo viên chưa có kỹ năng trong việc giáo dục luật an toàn giao thông để trẻ nhận ra cần phải đảm bảo an toàn giao thông khi đi trên đường.
- Môi trường để trẻ được tiếp cận với hệ thống biển báo, quy định về giao thông còn rất hạn chế vì trẻ thuộc vùng nông thôn có ít loại biển báo giao thông và rất ít đèn tín hiệu giao thông, trẻ chỉ chủ yếu ở trường.
- Công tác phối kết hợp với phụ huynh còn hạn chế
Từ những nguyên nhân tôi đã tìm hiểu được, nhằm giúp trẻ có thêm những kiến thức về an toàn giao thông tôi đề ra một số giải pháp như sau:
1. Giải pháp 1: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ
Đặc điểm của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng thường “Chóng nhớ mau quên, hôm nay học đấy, nhớ đấy nhưng mai hỏi lại quên ngay. Do vậy mà chúng ta phải dạy trẻ thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. 
Tôi thường lồng ghép hoạt động GD ATGT vào các hoạt động 1 ngày cho trẻ như: Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ: Hôm nay con đến trường bắng phương tiện gì? Đó là phương tiện giao thông đường gì? Khi ngồi trên xe con đã ngồi như thế nào? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm? Kỹ năng sống “ An toàn khi tham gia giao thông”, “Trẻ với Biển báo giao thông”.
Trong thời gian trẻ đến trường, để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân trẻ và cho mọi người, trẻ cần phải có một số hiểu biết về luật giao thông tức là làm sao các con biết đi đường đúng quy định sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, vì thế tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày của các con nắm được cách đi đường đúng quy định
a, Đối với giờ đón trẻ:
Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tham gia giao thông của trẻ từ nhà đến trường, cô có thể hỏi trẻ: 
- Hôm nay con đi học với ai? Đi bằng phương tiện gì? 
- Đó là phương tiện giao thông đường gì? Khi tham gia giao thông con cần chú ý điều gì?
- Tại sao lại cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy?
- “ Khi đi con có đeo khẩu trang không? Và nhắc nhở trẻ, khi ra đường chúng ta phải đeo khẩu trang tránh bụi bẩn và một số loại vi rút, vi khuẩn gây hại từ đường hô hấp. 
Từ đó tôi giáo dục, động viên trẻ khi trẻ chưa thực hiện đúng quy định của Luật giao thông và khen ngợi trẻ khi trẻ tham gia tốt.
Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ trong hoạt động đón trẻ buổi sáng
Tôi có thể cho trẻ giải câu đố về các phương tiện và luật lệ giao thông, hoặc trò chuyện với trẻ về tham gia giao thông như thế nào cho an toàn. Ví dụ câu đố: 
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ.
Đáp án: Xe đạp.
Có đầu, không miệng, không tai
Đôi mắt như chẳng nhìn ai ban ngày
Đêm chạy, “đôi mắt” sáng thay
Bốn chân là bánh, chứa đầy những hơi?
Đáp án: Ô tô.
Thân tôi bằng sắt
Nổi được trên sông
Chở chú hải quan
Tuần tra trên biển
Là cái gì?
 Đáp án: Tàu thủy.
Cái gì chạy trên đường ray
Đưa em đi khắp chốn gần, nơi xa
Khi về đỗ ở sân ga
Người lên, kẻ xuống vào ra rộn ràng?
Đáp án: Tàu hỏa.
Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hàng khách
Đến mọi nơi
Giữa mây trời
Đang bay lượn
Là gì?
Đáp án: Máy bay.
Tấm thân bình bịch nặng nề
Dẻo dai nặng nhẹ chẳng hề từ nan
Ruổi rong xuôi ngược xa gần
Mắt sáng quắc, tiếng vang ngân giật mình?
Đáp án: Xe máy.
Mắt đỏ, vàng, xanh
Đêm ngày đứng canh
Ngã tư đường phố
Mắt đỏ báo ‘Dừng’
Mắt xanh báo ‘Đi’
Mắt vàng ‘Chờ nhé !
Đố biết đèn gì?
Đáp án: Đèn hiệu giao thông.
Làm bằng gỗ
Nổi trên sông
Có buồm giong
Nhanh tới bến
Là cái gì? 
Đáp án: Thuyền buồm.
Lù lù như khối sắt
Đi lại chậm rì rì
Đoạn đường nào tôi đi
Đất đá san bằng hết
Là xe gì? Đáp án: Xe lu
Trên thân nhiều đốt
Trong ruột nhiều con
Chạy như rắn trườn
Thở ra toàn khói?
Đáp án: Tàu hỏa.
Qua việc giải câu đố trẻ biết đó là đường sắt, đường sắt dành cho xe lửa, tàu hỏa và nhiều câu đố khác
b, Đối với hoạt động ngoài trời
Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, bên cạnh đó đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nắm được phần nào về tên gọi, đặc điểm và các hoạt động của các phương tiện. Kết hợp giáo dục trẻ về những hành động đúng hoặc không đúng khi tham gia giao thông. Ví dụ: Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, phải chở đúng số người quy định, khi đi phải đi bên phía phải
Cho trẻ quan sát sân trường, vì trên sân trường có môi trường giao thông, có vạch kẻ ngang cho người đi bộ sang đường, có chỗ đậu xe máy, chỗ đậu xe ô tô, các gờ giao thông giảm tốc độ và các biển báo giao thông. Từ đó trẻ sẽ nhớ rõ hơn những ký hiệu, biển báo sẽ giúp trẻ tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở mọi người xung quanh tham gia an toàn.
Hình ảnh trẻ chơi sân chơi giao thông tại hoạt động chơi ngoài trời
Cho trẻ chơi vận động “Đi đúng tín hiệu giao thông” ở vòng xoay nhà trường, trẻ chơi với các biển báo giao thông, với mô hình giao thông thông minh để trẻ biết được rằng đèn đỏ thì các con phải dừng lại, đèn xanh mới được đi và đèn vàng thì phải đi chậm cùng với việc kết hợp các bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” “ Đi đường em nhớ”, trẻ sẽ hứng thú và nhớ rõ hơn về luật lệ An toàn giao thông. 
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi đi đúng tín hiệu giao thông
Ngoài ra sân trường còn được các cô làm các biển báo về ATGT đính trên hàng rào, và ở 2 chốt trả trẻ là 2 bảng tuyên truyền về Luật lệ ATGT để trẻ khắc sâu hơn về những biển báo cũng như các luật lệ giao thông.
c, Đối với hoạt động học
Với chủ đề “Giao thông” giáo viên dạy trẻ về tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông. Dạy trẻ biết cách đi đúng nơi quy định như: đi bộ đi trên vỉa hè, khi ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn, không thò đầu qua cửa sổ, không nghịch ngợm chạy nhảy trên xe, nhất là đối với những bạn đi xe đưa rước ở trường. Khi đi qua đường phải đợi đèn đỏ và cần có người lớn dẫn qua, không chơi đùa và đọc sách khi tham gia giao thông và giới thiệu cho trẻ một số biển báo đơn giản dễ nhớ
Ngoài chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông thì các chủ đề khác chúng ta cũng có thể lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào để giáo dục trẻ.
Chủ đề Thế giới Thực vật, chủ đề nhánh “Một số loại hoa” Cô có thể dắt trẻ đi tham quan vườn hoa, lúc đó cô sẽ giáo dục các cháu khi đi không được chen lấn, xô đẩy bạn, đi bên phải 
Chủ đề bản thân Thơ “Chiếc mũ xinh của bé” sau khi học xong trẻ sẽ hiểu đã ngồi trên xe thì phải đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính tính mạng của chúng ta, biết mở khóa và gài khóa mũ bảo hiểm. Và chính trẻ sẽ là những tuyên truyền viên tuyên truyền, nhắc nhở người thân phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia thông.
Hoạt động làm quen với toán: đề tài “ xác định phía trái, phía phải” từ đó tôi lồng ghép giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đi bên phải, không đi bên trái
Giáo dục âm nhạc: Cho trẻ hát những bài hát “ Em di chơi thuyền” “ Em đi qua ngã tư đường phố” “Đường em đi” “ Đi đường em nhớ”. Thông qua bài hát, tôi giáo dục trẻ khi đi chơi thì đi bên nào? Đi đường em nhớ phải làm sao? Khi qua ngã tư đường phố, các con phải đi cùng ai ?....
Làm quen văn học: “ Vì sao thỏ bị cụt đuôi” chuyện “ Qua đường”, “ Ba ngọn đèn giao thông”, “Chú cảnh sát giao thông” Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện giáo dục trẻ những bài học về ATGT như: Tín hiệu đèn giao thông, cách đi bộ khi qua đường, khi đi tàu xe, thuyềnKết thúc giờ học ngoài việc yêu cầu trẻ nắm được nội dung bài, tôi còn nhắc nhở và giáo dục trẻ về ATGT phù hợp với độ tuổi trẻ
Hình ảnh: Trẻ thiết kế xe ô tô tải
Hoạt động tạo hình: Vẽ tranh vừa giúp trẻ rèn luyện thị lực vừa giúp trẻ khắc sâu hơn về những Luật lệ giao thông. Những bức tranh về an toàn giao thông của trẻ thường rất sinh động. Trẻ vẽ lại khung cảnh tham gia giao thông hàng ngày, trẻ thiết kế các bức tranh từ các nguyên vật liệu thiên nhiên hay thiết kế các phương tiện giao thông từ nguyên vật liệu phế thải như thiết kế xe ô tô, thiết kế xe tải chở hàng, gấp thuyền bằng giấy, tạo hình phương tiện giao thông từ lá cây... Với chủ đề an toàn giao thông, thông qua tranh bé thể hiện lại những gì bé học. Với các bé ở thành phố, đường phố nhộn nhịp, đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư, các bé sẽ đi bộ trên vỉa hè và nhờ người lớn đưa qua đường. 
Một số hình ảnh trẻ thực hiện hoạt động tạo hình chủ đề giao thông
Bên cạnh đó ba mẹ hãy hướng dẫn bé vẽ tranh theo ý tưởng của bé hoặc cùng vẽ thi với bé Khuyến khích bé tham gia các cuộc thi vẽ tranh về an toàn giao thông tổ chức tại lớp, tại trường hoặc địa phương để trẻ tự nâng cao ý thức học hỏi và hào hứng tham gia giao thông an toàn.
Tôi thường tổ chức vào giờ hoạt động chiều, để trẻ có thời gian cùng cô tạo nên những bức tranh sinh động, để trẻ khắc sâu những nội dung giáo dục an toàn giao thông
d, Hoạt động góc
Hoạt động góc là hoạt động phong phú, mô tả lại đời sống xã hội với các mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo lại, bởi thế cần quan tâm đến các nhóm chơi, tùy vào từng chủ đề sẽ lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Ví dụ: ở góc xây dựng trẻ xây ngã tư đường phố: cô giáo có thể hỏi nhiều câu hỏi để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như: Ngã tư đường phố có những gì? Xây để làm gì? Có ý nghĩa như thế nào?  Tại góc phân vai trẻ có thể bán các nguyên vật liệu tạo hình phương tiện giao thông, bán nguyên liệu sáng tạo tạo tranh ảnh tuyên truyền về giao thông. Ở góc học tập có thể bày biện nhiều loại sách có nội dung hình ảnh về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái tạo lại bằng cách vẽ, nặn, xé dán; có thể cho trẻ tìm hành động sai, hành động đúng. Tại góc nghệ thuật trẻ cùng nhau làm tranh từ nguyên vật liệu mở, thiết kế các phương tiện giao thông từ nguyên vật liệu mở đem sang chơi ngã tư đường phố cùng góc xây dựng.
Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc nghệ thuật
e, Hoạt động chiều 
Tôi thường cho thực hành một số kỹ năng an toàn, xem video, clip về các loại giao thông, an toàn giao thông đường phố và các hành vi đúng sai. Bên cạnh đó tôi cũng đưa ra các tình huống về giao thông để trẻ giải quyết các tình huống đó. 
Hình ảnh trẻ thực hành một số kỹ năng an toàn
 f, Hoạt động trả trẻ:
 Tôi thường trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục an toàn giao thông cho các cháu như: Không nên để xe lộn xộn trước cổng trường, không dừng đỗ xe không đúng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_an_toan_giao.docx