Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các lĩnh vực giáo dục (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ). Trong đó lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ là một trong năm lĩnh vực giáo dục phát triển quan trọng đối với trẻ. Thông qua lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen với văn học và làm quen với chữ cái. Trong các hoạt động này trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần được luyện nghe để giúp trẻ tri giác và phát âm đúng được các âm khó như: n-l, x-s, r-d,v-d,.Đồng thời trẻ cũng cần được luyện nghe để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các từ gợi cảm về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, dần biết sử dụng chúng trong câu nói.
Từ thực tế giảng dạy về hoạt động cho các cháu làm quen với chữ cái và ghi nhớ được chữ cái đã học tại lớp mẫu giáo 5 tuổi B trường mầm non xã Nghĩa Lâm, tôi nhận thấy rằng việc dạy trẻ ghi nhớ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả là một việc rất khó khăn vì trẻ lúc nhớ lúc quên. Để giúp trẻ làm quen với chữ cái có hiệu quả thì tôi đã chủ động, linh hoạt và tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với khả năng, thích ứng với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Từ đó giúp trẻ tự giác, hào hứng tham gia vào tiết học làm quen với chữ cái hơn.
Chính vì vậy tôi đã trăn trở suy nghĩ và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả” để nghiên cứu và áp dụng thực tế tại nhóm lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Nghĩa Lâm của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái tại đơn vị mình một cách có hiệu quả.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA LÂM BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI HIỆU QUẢ” Lĩnh vực (mã)/cấp học: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ/GDMN Tác giả: Ngô Thị Cúc Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Lâm Nghĩa Lâm, ngày 19 tháng 5 năm 2020 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả” 2. Lĩnh vực (mã) cấp học áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ/Giáo dục mầm non. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 26 tháng 8 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020. 4. Tác giả: Họ và tên: Ngô Thị Cúc Năm sinh: 28/05/1984 Nơi thường trú: xóm 1 - Nghĩa Lâm - Nghĩa Hưng - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Lâm Điện thoại : 0377088084 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Lâm Địa chỉ: Xóm 4 - Nghĩa Lâm - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 03503723673 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các lĩnh vực giáo dục (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ). Trong đó lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ là một trong năm lĩnh vực giáo dục phát triển quan trọng đối với trẻ. Thông qua lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen với văn học và làm quen với chữ cái. Trong các hoạt động này trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần được luyện nghe để giúp trẻ tri giác và phát âm đúng được các âm khó như: n-l, x-s, r-d,v-d,...Đồng thời trẻ cũng cần được luyện nghe để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các từ gợi cảm về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, dần biết sử dụng chúng trong câu nói. Từ thực tế giảng dạy về hoạt động cho các cháu làm quen với chữ cái và ghi nhớ được chữ cái đã học tại lớp mẫu giáo 5 tuổi B trường mầm non xã Nghĩa Lâm, tôi nhận thấy rằng việc dạy trẻ ghi nhớ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả là một việc rất khó khăn vì trẻ lúc nhớ lúc quên. Để giúp trẻ làm quen với chữ cái có hiệu quả thì tôi đã chủ động, linh hoạt và tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với khả năng, thích ứng với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Từ đó giúp trẻ tự giác, hào hứng tham gia vào tiết học làm quen với chữ cái hơn. Chính vì vậy tôi đã trăn trở suy nghĩ và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả” để nghiên cứu và áp dụng thực tế tại nhóm lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Nghĩa Lâm của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái tại đơn vị mình một cách có hiệu quả. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và nhóm lớp là một việc làm vô cùng quan trọng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi nhận thấy để thực hiện tốt các mục tiêu cho trẻ làm quen với chữ cái tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng của lớp mình tôi thấy có những ưu điểm và nhược điểm sau: a. Hiện trạng Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công là giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B và là tổ trưởng chuyên môn tổ 5 tuổi. Luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu về việc tổ chức các hoạt động của trẻ theo các công văn, chỉ thị của ngành, phòng giáo dục, các tài liệu chuyên môn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tạo điều kiện cho tôi được tiến hành tìm hiểu trong suốt quá trình nghiên cứu. Sĩ số lớp khá đông, nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ và việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần có sự theo dõi sát sao của cô giáo tới việc học của trẻ và sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng trẻ của lớp tôi đầu năm học. Chất lượng khảo sát trẻ 5-6 tuổi - Lớp mẫu giáo 5 tuổi B - Trường Mầm non xã Nghĩa Lâm vào đầu năm học 2019 - 2020 trên 37 học sinh đạt kết quả như sau: Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ nhận biết, phân biệt đúng chữ cái 20/37 54% Nhận ra các chữ cái đã học trong từ, cụm từ, câu hoàn chỉnh 15/37 40,5% Phát âm to, rõ ràng, không bị ngọng 25/37 67,5% Tô, đồ các nét chữ, sao chép được chữ cái và tên của mình 27/37 72,9% Tập trung chú ý trong các hoạt động làm quen chữ cái. 30/37 81% b. Ưu điểm Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ nhất là cơ sở vật chất của các lớp mẫu giáo 5 tuổi luôn được ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Được Ban giám hiệu nhà trường chọn cử làm giáo viên cốt cán về dạy hoạt động học: “Làm quen với chữ cái” và được tham gia buổi tập huấn chuyên môn cụm số 3 tổ chức tại trường mầm non xã Nghĩa Lâm vào thứ 3 ngày 08/10/2019. Được nhà trường chọn cử đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm về xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn ở trường mầm non xã Nghĩa Minh ngày 4/12/2019 Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp tài liệu chuyên môn, tổ chức các hội thi như: hội giảng cấp trường, thi hồ sơ sổ sách, thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo, thi chấm trang trí lớp, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kiểm tra toàn diện và chuyên đề về các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, vệ sinh môi trường lớp học, sử dụng đồ dùng đồ chơi, sử dụng đúng đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân của trẻ.... Thông qua đó ban giám hiệu đã trao đổi, tư vấn, góp ý, rút kinh nghiệm cho chị em để chị em rút ra được những bài học sát thực cho bản thân, nhân lên các mặt tích cực và hạn chế rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế. Bản thân tôi có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non,với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi luôn điều hành và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ đầy đủ và đúng lịch. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và việc liên lạc tuyên truyền, trao đổi với các bậc phụ huynh. Tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin để thiết kế một số giáo án điện tử cho trẻ làm quen với chữ cái. Có tinh thần học hỏi, tự tìm hiểu các loại tài liệu chuyên môn, sách báo, sách truyện, trò chơi, câu đố,...để trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tôi luôn chia sẻ và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái. Tôi luôn nhận được những lời động viên, khen ngợi tích cực và sự tin tưởng của các bậc phụ huynh. Tôi đã thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh của lớp một cách cởi mở, gần gũi, chân tình về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh với cô giáo và nhà trường. c. Nhược điểm Khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều. Một số cháu học ở nơi khác về chưa quen với môi trường học tập mới nên còn rụt rè, nhút nhát. Chưa chủ động, tự giác hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái. Một số cháu còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn còn hay phát âm sai các chữ cái khó như: l-n, s-x, b, p. Do đặc thù tiếng địa phương nên giáo viên còn nói ngọng l-n, s-x. Giáo viên còn hay nói nhiều, cách truyền đạt đến trẻ chưa mang lại hiệu quả cao, phương pháp, hình thức dạy học chưa có nhiều đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Để khắc phục và giải quyết hiện trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp: “Giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả” để áp dụng tại nhóm lớp của mình và tại đơn vị trường mầm non xã Nghĩa Lâm. * Giải pháp 1: Xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục cho hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ. Mục tiêu và nội dung giáo dục chính là phần định hướng cho toàn bộ kiến thức và kĩ năng cần rèn dạy cho trẻ trong năm học. Căn cứ vào mục tiêu để xác định yêu cầu cần đạt, xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ để có biện pháp điều chỉnh giáo dục sao cho phù hợp theo kết quả thực tế trên trẻ. Bản thân tôi luôn nghiên cứu, lựa chọn các mục tiêu, nội dung trong chương trình của độ tuổi và căn cứ vào bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tôi đã xây dựng cho nhóm lớp mình các mục tiêu phù hợp với nội dung từ đó xây dựng các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ qua các bài học cụ thể. Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và đặc biệt là mục tiêu về làm quen với chữ cái theo các chủ đề. Ví dụ: Trong chủ đề: “Lớp mẫu giáo của bé” tôi chọn mục tiêu và nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp với hoạt động giáo dục và xây dựng bài học cụ thể như sau: Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt - Nhận dạng được các chữ cái. - Nêu được cấu tạo của các chữ cái. - Phát âm đúng các âm chữ cái đã được học. - Nhận ra chữ cái in thường, chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa. - So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái. - Điểm danh: Trẻ tự điểm danh theo biển tên của mình. - Hoạt động học: Làm quen chữ cái: o, ô, ơ. - Trò chơi: Tìm về đúng nhà, tìm người láng giềng, tìm và gạch chân các chữ cái đã học qua các từ dưới tranh, bài thơ, ca dao, động dao, câu chuyện. - HĐ chơi ngoài trời: Trẻ bật nhảy vào các hình tròn chứa các chữ cái o, ô, ơ trên sân trường, viết phấn, xếp hột hạt, đá sỏi các chữ cái o, ô, ơ trên sân trường. - HĐ vệ sinh, ăn, ngủ: trẻ nhận ra khăn mặt, yếm gối, bát thìa có ký hiệu biển tên của trẻ. - HĐ lao động tự phục vụ: Trẻ tự lấy cất đồ dùng sách, vở và đồ dùng học tập của mình. + Trẻ nhận đúng dép, cốc uống nước, ngăn tủ cá nhân của mình theo ký hiệu biển tên của mình. - HĐ chơi, hoạt động ở các góc và hoạt động chơi, hoạt động theo ý thích: Tập tô, đồ các chữ cái in rỗng và chữ cái chấm mờ trong vở “Giúp bé nhận biết và làm quen với chữ cái” (Trẻ 5 - 6 tuổi) quyển 1. Có những mục tiêu tôi có thể lựa chọn xuyên suốt trong tất cả các chủ đề. Nhưng cũng có những mục tiêu tôi cần điều chỉnh và lựa chọn sao cho phù hợp với chủ đề và phù hợp với khả năng thực tế của trẻ trong nhóm lớp. * Giải pháp 2: Đánh giá trẻ theo mục tiêu để điều chỉnh kế hoạch giáo dục và các hoạt động làm quen với chữ cái cho phù hợp. Đánh giá mức độ nhận biết, phân biệt và khả năng nhận biết các chữ cái đã học trong các từ và câu hoàn chỉnh của trẻ, cũng như quan sát và ghi nhận mức độ tập trung chú ý của trẻ khi tham gia các hoạt động làm quen chữ cái mà tôi tổ chức là quá trình tôi thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non. Việc đánh giá sẽ giúp tôi kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày về các nội dung: Trẻ nhận biết, phân biệt đúng chữ cái, Nhận ra các chữ cái đã học trong từ, cụm từ, câu hoàn chỉnh, cách phát âm, khả năng tập trung chú ý trong các hoạt động làm quen chữ cái. Trong quá trình đánh giá tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá trẻ khác nhau: Từ quan sát, trò chuyện giao tiếp với trẻ, phân tích quá trình trẻ tham gia các hoạt động, giao bài tập, trao đổi với các bậc phụ huynh để kịp thời nắm bắt và đánh giá chuẩn xác, sát với thực tế nhất. Trong quá trình đánh giá tôi thu thập thông tin và ghi chép vào sổ tay cá nhân những điều tôi quan sát được của từng trẻ. Cuốn sổ tay cá nhân tôi luôn mang theo bên mình, khi bắt gặp tình huống hoặc hành động nào của trẻ tôi sẽ ghi chép lại vào sổ tay để căn cứ đánh giá trẻ thường xuyên, liên tục. Sổ tay ghi nhớ của giáo viên Trong đánh giá cuối ngày của trẻ hàng ngày, tôi ghi chép các đánh giá trong ngày của mình đối với trẻ và điều chỉnh kế hoạch giáo dục riêng cho từng trẻ vào ngay ngày hôm sau. Ví dụ: Thứ hai, ngày 5 tháng 5 năm 2020 mục tiêu kiến thức trong ngày là trẻ nhận biết được chữ cái p,q trong hoạt động làm quen chữ cái. Sau quá trình dạy hoạt động học tôi quan sát và đưa các bài tập kiểm tra cho trẻ, tôi đánh giá trẻ 30/37 trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm tốt các chữ cái q,p. Còn lại 7 trẻ khả năng tập trung chú ý chưa cao nên nhận biết kém hơn. Tôi lập tức điều chỉnh cho 7 trẻ yếu tham gia tích cực vào các hoạt động góc: Hướng trẻ chơi trong góc thư viện và góc mở của góc học tập. Sau hoạt động góc tôi hướng cho các trẻ đó tham gia vẽ phấn, xếp hột hạt trên sân về các chữ cái q, p để trẻ củng cố ôn luyện. Nếu trẻ vẫn chưa nhận biết được tôi tiếp tục cho trẻ chơi nhiều trò chơi củng cố chữ cái trong các ngày tiếp theo trong tuần và trong cả chủ đề. Cuối chủ đề tôi cũng thực hiện đánh giá trẻ theo phiếu đánh giá và chỉ tiêu đánh giá dựa trên những ghi chép trong sổ tay trong suốt quá trình thực hiện chủ đề, xem mức độ đồng đều về khả năng nhận thức, kiến thức, kĩ năng thái độ của trẻ để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với chủ đề sau. Ví dụ: Cháu Trường và cháu Đức sau khi đóng chủ đề khả năng nhận biết chữ cái q, p vẫn còn yếu tôi quyết định điều chỉnh thay đổi phương pháp hướng dẫn đặc biệt với hai trẻ này.Tìm hiểu xem trẻ thích gì và hứng thú với hoạt động nào tôi hướng trẻ vào hoạt động đó và lồng ghép làm quen với chữ cái q, p cho trẻ trong các trò chơi. Tiếp tục trao đổi với phụ huynh để hướng dẫn trẻ ôn luyện thêm tại nhà. Trong năm học trẻ lớp tôi cũng được Ban giám hiệu nhà trường thực hiện đánh giá trẻ theo các giai đoạn: đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học qua đó tôi nắm được kết quả đạt được của trẻ qua các giai đoạn. Từ đó tôi có kế hoạch điều chỉnh phù hợp với từng trẻ trong lớp để hoạt động dạy trẻ “Làm quen với chữ cái” đạt được các mục tiêu đề ra. * Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục trẻ làm quen với chữ cái. Tôi luôn chú trọng tới việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định mục tiêu rèn dạy trẻ trong suốt năm học. Từ đó tôi căn cứ xâydựng môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với độ tuổi nhưng cũng đa dạng phong phú và bắt mắt để thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Tôi chia mảng lớp và thiết kế các góc hoạt động lồng ghép cho trẻ thực hành các bài tập ôn luyện chữ cái cho trẻ. Đặc biệt là góc: Thư viện, Góc học tập vừa trang trí đẹp mắt, trang trí theo hướng mở, vừa chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ ôn luyện đọc, nhận biết, phát hiện các chữ cái đã học trong góc. Ví dụ: Góc học tập” Tôi tạo các góc mở để cho trẻ “Làm quen với chữ cái”. Tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ làm quen với chữ cái như: Tranh ảnh có chứa từ chứa các chữ cái, tạo cây chữ cái, các loại thẻ chữ cái, chữ rỗng, mũ chữ cái đủ số lượng cho cô và trẻ hoạt động. Góc học tập và góc thư viện của lớp Ngoài ra các góc tôi cũng đánh típ chữ thể hiện tên góc dưới dạng chữ in thường, các tranh ảnh tuyên truyền có kèm theo típ chữ và hình ảnh minh họa để trẻ được tiếp xúc tối đa với các chữ cái trong và ngoài lớp học. Hình ảnh tuyên truyền tới cha mẹ trẻ Tôi cũng tận dụng lối đi dọc hành lang, tạo các ô chữ, hình vẽ trên nền hành lang cho trẻ vừa chơi bật nhảy vừa ôn luyện các chữ cái. Tôi liên tục thay đổi chữ cái theo chủ đề để trẻ làm quen với các chữ cái đó. Lối đi hành lang của lớp Bên ngoài sân trường tôi thiết kế hình vẽ trên sân ngộ nghĩnh kèm hình ảnh chữ cái để trẻ chơi và ôn luyện chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ chơi trò chơi với chữ cái trên sân trường Hàng ngày tôi thường xuyên cho trẻ chăm sóc các chậu cây cảnh và bồn hoa trước lớp để trẻ nhớ tên cây, tên các loại hoa. Từ đó giúp trẻ nhận biết và nhớ được các chữ cái đã học qua biển tên của các loại cây, hoa,... đó. Trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên nhiên của nhóm lớp * Giải pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái mọi lúc, mọi nơi Với đặc thù của trẻ mầm non “Trẻ rất nhanh nhớ nhưng lại mau quên” vì thế việc cho trẻ làm quen với chữ cái không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ làm quen với chữ cái qua hoạt động học, qua các trò chơi mà trẻ còn được làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. *Dạy trẻ làm quen với chữ cái trong tiết học Tiết học làm quen chữ cái có đạt được hiệu quả hay không? Trẻ có nhận biết, phân biệt và phát âm đúng được các chữ cái hay không? Trẻ có hứng thú tham gia vào tiết học hay không? Đây chính là câu hỏi tôi đưa ra và tôi muốn đi tìm câu trả lời. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp dạy học thể hiện sự mềm dẻo, không cứng nhắc và áp đặt trẻ. Nhất là tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái. Để giúp trẻ nhận biết và phân biệt các chữ cái trong tiết học tôi thường sử dụng các biện pháp gây hứng thú và chuyển tiếp các hoạt động một cách nhẹ nhàng để dẫn dắt, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với chữ cái bằng các bài thơ, câu chuyện, bằng các bài hát, âm nhạc cuốn hút hay trò chơi vui nhộn có khi là một tiểu phẩm đóng vai để dẫn dắt trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Hình ảnh gây hứng thú cho tiết học Bên cạnh đó khi đưa chữ cái mới vào giới thiệu với trẻ tôi thường sử dụng tranh ảnh minh họa, power point to, rõ nét, dễ quan sát theo các nội dung gần gũi với trẻ , kèm theo các từ hoặc cụm từ minh họa cho hình ảnh đó. Cố gắng lựa chọn các từ có chữ cái nằm ở đầu từ. Trong trường hợp không có thì chọn các từ có số lượng chữ cái vừa phải. Các chữ cái lựa chọn rèn dạy cho trẻ trong 1 tiết học ít nhất là 2 chữ, tối đa là 3 chữ, ví dụ như: o, ô, ơ; a, ă, â; e, ê; u, ư; i, t, c; b, d, đ; n, l, m; h, k; q, p; g, y; v, r; s, x;..... Ví dụ: Trong tiết học làm quen chữ cái: u, ư. Cho trẻ làm quen với chữ cái u trong từ “ bàn ủi ”. Làm quen chữ cái “u” trong từ “bàn ủi” Để giúp trẻ làm quen với chữ cái mới và phát âm chữ cái mới làm quen tôi tổ chức cho trẻ phát âm nhiều lần trong tiết học dưới nhiều hình thức khác nhau: tổ, nhóm, cá nhân, tập thể. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái u và phát âm chữ cái u trong tiết học làm quen chữ cái: u, ư. Nhận biết và phát âm chữ cái “u” Khắc sâu biểu tượng chữ cái mới được làm quen trong tiết học tôi thiết kế power point để tách rời các nét chữ, phát cho trẻ chữ rỗng, cho trẻ sờ giúp trẻ nhận biết được cấu tạo các nét của chữ cái. Ví dụ: Trẻ nhận biết cấu tạo của chữ cái u. Làm quen các nét của chữ cái “u” Cô kết hợp giới thiệu cho trẻ làm quen với một số kiểu chữ cái: chữ cái in thường, chữ cái viết thường và chữ cái in hoa. Ví dụ: Trẻ làm quen với các kiểu chữ cái “u”. Sau đó cô hỏi trẻ các con nhìn thấy những chữ cái này ở đâu? (Trẻ trả lời). Trẻ làm quen với một số kiểu chữ cái “u” Ví dụ: Tương tự cho trẻ làm quen với chữ cái ư. Trẻ làm quen với chữ cái ư và phát âm chữ cái ư trong tiết học làm quen chữ cái: u, ư. Trẻ làm quen chữ cái “ư” và đọc Ví dụ: Trẻ nhận biết cấu tạo của chữ cái “ư”. Trẻ nhận biết được các nét của chữ cái “ư” Sau khi cho trẻ làm quen với nhóm chữ cái cô cho trẻ so sánh đặc điểm giống và khác nhau của các chữ cái để khắc sâu hơn khả năng nhận biết, phân biệt và ghi nhớ các chữ cái đã học. Ví dụ: Trẻ so sánh nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái: u, ư trong tiết học làm quen chữ cái: u, ư. Hình ảnh trẻ so sánh nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái u, ư Dẫn dắt tiết học bằng giọng nói truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể, luôn hướng ánh nhìn của mình về trẻ, khích lệ động viên trẻ hoạt động nhiều trong tiết học tránh tình trạng trẻ ngồi yên 1 chỗ, không vận động và chỉ nghe một phía từ giáo viên. Điều này giúp tôi thu hút được sự chú ý của trẻ trong tiết học. Tôi thường khuyến khích, động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, sử lý tốt các tình huống xảy ra trong tiết học. Qua đó việc cho trẻ làm quen chữ cái trong tiết học đã đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. * Ngoài việc cho trẻ làm quen với chữ cái trong tiết học tôi còn cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi bằng cách lồng ghép, tích hợp để củng cố, ôn luyện các chữ cái đã học theo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ. * Trong giờ đón, trả trẻ: Trước khi trẻ vào lớp trẻ biết tìm đúng ảnh, ngăn tủ có bông hoa có tên của trẻ để bỏ ba lô của trẻ vào đó. Trẻ bi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_lam_quen_voi.doc